Dịch chiết tim sen được chuẩn bị theo quy trình của Phan Thị Kim Ngân (2012) [4].
Hình 2.1. Quy trình chuẩn bị dịch chiết từ tim sen
Cách tiến hành:
Cân 15g tim sen khô đã được xay nhỏ bằng máy xay tiêu (kích thước khoảng 2÷3mm) cho vào bình tam giác chịu nhiệt 250ml, rồi bổ sung 150ml dung dịch aceton 90%, dùng giấy bạc bịt kín miệng bình tam giác rồi lắc đều. Sau đó, đem ủ ở bể ổn nhiệt ở 60oC. Sau 15 giờ ủ, tiến hành lọc dung dịch bằng giấy lọc thu được dịch chiết tim sen. Dịch chiết bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2÷4oC để sử dụng cho các thí nghiệm.
Xay nhỏ Tim sen khô
Chiết
Lọc Bã
- Dung môi: aceton 90%
- Tỷ lệ NL/DM: 1/10 - Nhiệt độ: 60oC - Thời gian chiết: 15
giờ
Bảo quản lạnh dịch chiết tim sen
Dịch chiết làm thí nghiệm
2.2.2.Đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen
Trong hệ lipid/myoglobin/H2O2, phản ứng oxy hóa lipid bị kích hoạt bởi gốc tự do ferrylmyoglobin (ferrylMb) tạo thành từ phản ứng giữa metmyoglobin (MetMb) và H2O2. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:
MbFe(III) + H2O2 → •MbFe(IV)=O + H2O • MbFe(IV)=O + RH → MbFe(IV)=O + R• + H+ R• + O2 → ROO• ROO• + RH → ROOH + R• R• + R• → R-R R• + ROO• → ROOR
ROO• + ROO• → ROOR + O2
Lipid hydroperoxide tạo thành bị phân hủy tạo thành malondialde (MDA) phản ứng với acid thiobarbituric (TBA) tạo thành màu đỏ son hấp thụ cực đại ở bước sóng 535nm. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:
→
Lipid hydroperoxide MDA
+ →
MDA TBA Phức (màu đỏ son)
Khi cho chất chống oxy hóa vào hệ phản ứng sẽ ức chế oxy hóa lipid nên cường độ màu đỏ son giảm đi. Dựa vào sự thay đổi cường độ màu đỏ son để phân tích hoạt tính của chất chống oxy hóa.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và cộng sự (2013) đã đề xuất phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa áp dụng mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 như ở sơ đồ hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ minh họa phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2
Myoglobin sử dụng để phân tích hoạt tính chống oxy hóa trong hệ phản ứng Fenton lipid/myoglobin/H2O2 khá đắt tiền và khó bảo quản. Vì vậy, nghiên cứu này cũng đã thử nghiệm sử dụng FeCl2 để thay thế myoglobin trong hệ phản ứng Fenton. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:
Gốc tự do OH sinh ra kích hoạt oxy hóa lipid, lipid hydroperoxide tạo thành bị phân hủy thành malondialde (MDA) phản ứng với acid thiobarbituric (TBA) tạo thành màu đỏ son hấp thụ cực đại ở bước sóng 535nm.
Để đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton cho việc phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen, trong nghiên cứu này đã tiến
hành phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen bằng mô hình phản ứng Fenton và so sánh với 3 phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa thường được áp dụng là: khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả năng khử H2O2. Thí nghiệm được bố trí như ở sơ đồ hình 2.3.
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen
Phân tích mối tương quan giữa kết quả đánh giá bằng mô hình phản ứng Fenton với các phương pháp khác
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
Nồng độ dịch chiết tim sen (%)
Khả năng chống oxy hóa lipid trong mô
hình Fenton Tổng năng lực khử Khả năng khử gốc tự do DPPH Khả năng khử H2O2 Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
Kết luận khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
Khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton cho việc phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được đánh giá dựa vào mối tương quan giữa khả năng chống oxy hóa lipid được xác định từ mô hình phản ứng Fenton với khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả năng khử H2O2 của dịch chiết tim sen ở các nồng độ như nhau.