Khả năng chống oxy hóa lipid của dịch chiết tim sen trong mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2được trình bày trên đồ thị hình 3.1.
Hình 3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen
phân tích dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2
Từ kết quả trên hình 3.1 cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen tăng phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ dịch chiết trong hỗn hợp phản ứng càng tăng thì hoạt tính chống oxy hóa càng tăng. Điều này có thể giải thích là do trong thành phần của dịch chiết có các chất có khả năng cho nguyên tử hydrogen (các polyphenol) hoặc nhường điện tử (electron) để trung hòa các gốc tự do khơi mào phản ứng oxy hóa Eicosapentaenoic acid (EPA) và các gốc tự do được sinh ra từ bước đầu tiên của sự oxy hóa lipid làm cho phản ứng oxy hóa lipid bị khống chế (hay bị đứt đoạn không tiếp tục xảy ra nữa). Như vậy, khi nồng độ mẫu càng tăng thì nồng độ các chất có khả năng cho nguyên tử hydrogen hoặc electron có trong dịch chiết càng tăng nên hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết càng tăng.
3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2 hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2
Khả năng chống oxy hóa lipid của dịch chiết tim sen trong mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2được trình bày trên đồ thị hình 3.2.
Hình 3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào mô hình Fenton trong hệ lipid/FeCl2/H2O2
Từ kết quả trên hình 3.2 cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen tăng phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ dịch chiết trong hỗn hợp phản ứng càng tăng thì hoạt tính chống oxy hóa càng tăng. Điều này có thể giải thích như sau: EPA (Eicosapentaenoic acid) là một acid béo chưa bão hòa có chứa 20C và 5 nối đôi nên rất dễ bị oxy hóa. Có thể trong thành phần của dịch chiết có các chất có khả năng cho nguyên tử hydrogen (các polyphenol) hoặc nhường điện tử (electron) để trung hòa các gốc tự do khơi mào phản ứng oxy hóa lipid và các gốc tự do được sinh ra từ bước đầu tiên của sự oxy hóa lipid làm cho phản ứng oxy hóa lipid bị khống chế (hay bị đứt đoạn không tiếp tục xảy ra nữa). Như vậy, khi nồng độ mẫu càng tăng thì nồng độ các chất có khả năng cho nguyên tử hydrogen hoặc electron có trong dịch chiết càng tăng nên hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết càng tăng.