khả năng khử gốc tự do DPPH
Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nên được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phản ánh hoạt tính chống oxy hóa gián tiếp thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH. Kết quả phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết tim được thể hiện trên đồ thị hình 3.3.
Hình 3.3. Khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết tim sen
Từ kết quả trên hình 3.3 cho thấy khi nồng độ dịch chiết tim sen trong hỗn hợp phản ứng càng lớn thì nồng độ DPPH bị khử càng nhiều.
Nghiên cứu của Wuvà cộng sự (2011) về dịch chiết các bộ phận cây sen cho thấy: trong thành phần dịch chiết tim sen có chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học cao. Trong đó, một số chất có khả năng chống oxy hóa mạnh như các polyphenol, flavononid và anthocyanin. Một điểm chung của tất cả các chất này là có nhiều nhóm OH gắn trên vòng thơm, chúng rất dễ dàng cho nguyên tử hydrogen phenol trên vòng thơm để trung hòa các gốc tự do DPPH đang thiếu điện tử. Như vậy, khi nồng độ dịch chiết trong hỗn hợp phản ứng tăng lên thì nồng độ của các chất có hoạt tính chống oxy hóa này cũng tăng lên. Do
đó, khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết cũng tăng dần theo chiều tăng của nồng độ dịch chiết trong hỗn hợp phản ứng.
3.4. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được phân tích dựa vào tổng năng lực khử tổng năng lực khử
Bên cạnh phương pháp xác định khả năng khử gốc tự do DPPH, đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa vào tổng năng lực khử cũng là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng khá phổ biến. Cũng như phương pháp xác định khả năng khử gốc tự do DPPH, phương pháp này chỉ phản ánh hoạt tính chống oxy hóa gián tiếp thông qua khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ trong hỗn hợp phản ứng. Kết quả phân tích tổng năng lực khử của dịch chiết tim sen được thể hiện trên đồ thị hình 3.4.
Hình 3.4. Tổng năng lực khử của dịch chiết tim sen
Từ kết quả trên hình 3.4 cho thấy tổng năng lực khử của dịch chiết tim sen tăng phụ thuộc nồng độ. Nồng độ dịch chiết tim sen trong hỗn hợp phản ứng càng cao thì tổng năng lực khử càng lớn. Điều này có thể giải thích là do trong dịch chiết có các các hợp chất polyphenol (flavonoid) có khả năng nhường electron khi tham gia phản ứng khử với Fe3+ hoặc trong thành phần của dịch
chiết tim sen có các chất hữu cơ (acid amin) có tính khử có khả năng nhường electron cho Fe3+ để khử về Fe2+.
3.5. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được phân tích dựa vào khả năng khử hydrogen peroxide
Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa vào khả năng khử H2O2 cũng là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, H2O2 là chất oxy hóa mạnh, kém bền dễ bị phân hủy nên nồng độ dung dịch H2O2 thường không ổn định. Điều này có thể dẫn đến kết quả phân tích không chính xác nếu không có biện pháp kiểm soát nồng độ H2O2 trong quá trình phân tích. Kết quả phân tích khả năng khử H2O2 của dịch chiết tim sen được trình bày trên đồ thị hình 3.5.
Hình 3.5. Khả năng khử H2O2 của dịch chiết tim sen
Từ kết quả đồ thị hình 3.5 cho thấy khả năng khử H2O2 của dịch chiết tim sen tăng phụ thuộc nồng độ. Nồng độ dịch chiết tim sen trong hỗn hợp phản ứng càng cao thì % H2O2 bị khử càng cao. Có thể giải thích là trong thành phần dịch chiết có chứa các hợp chất polyphenol (flavonoid) có khả năng cho điện tử khi tham gia phản ứng oxy hóa với H2O2. Nên khi nồng độ dịch chiết tăng thì các
hợp chất có khả năng cho điện tử trong dung dịch phản ứng tăng do đó % H2O2 bị khử càng nhiều.
3.6. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H2O2 và trong