1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việ

32 4,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. I/ Lý do chọn đề tài 2 2. II/ Mục đích nghiên cứu 3 3. III/ Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. IV/ Đối tượng nghiên cứu 4 5. V/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4 6. VI/Phương pháp nghiên cứu 4 7. VII/ Đóng góp của đề tài 4 B.PHẦN NỘI DUNG 8. I/ Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4 9. 1. Các khái niệm liên quan 4 10. 2. Vai trò, nhiệm vụ và nội dung GDTM cho HSTH 6 12. a. Vai trò của GDTM cho HSTH 6 13. b. Nhiệm vụ GDTM cho HSTH 6 14. c. Nội dung GDTM cho HSTH 7 15. 3. Bản chất của GDTM 7 16. II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 8 17. 1. Đặc điểm nhân cách của HSTH 8 18. 2. Thực trạng 10 19. 3. Nguyên nhân 18 20. a. Nguyên nhân khách quan 18 21. b. Nguyên nhân chủ quan 18 22. 4. Một số giáo án về phân môn luyện từ cà câu ở Tiểu học 19 23. III/ Đề xuất một số giải pháp 25 26. 1. Đối với xã hội 25 27. 2. Đối với ngành GD 26 28. 3. Đối với nhà trường 27 29. 4. Đối với giáo viên 28 30. 5. Đối với gia đình 28 C.PHẦN KẾT LUẬN D.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 1 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt A.PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” (Thư gửi các học sinh). Lời khẳng định đó đã thể hiện rõ quan điểm của người về sự phát triển của đất nước: muốn đất nước phát triển mạnh thì phải chăm lo phát triển giáo dục nhất là đối với thế hệ trẻ. Bởi vì chỉ có giáo dục mới làm cho con người thay đổi và thế hệ trẻ là đối tượng dễ tác động nhất. Nếu con người được chăm lo giáo dục từ nhỏ thì trong tương lai người đó sẽ được phát triển một cách toàn diện, sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Đó cũng là cái đích mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến. Ngày nay, trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải giáo duc con người trên tất cả các lĩnh vực: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và thái độ lao động. Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH ” và “ Quan tâm đầy đủ đến phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ và thẩm mỹ cho học sinh là yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của nước ta”. Có thể nói, cùng với trí, đức, thể, lao, giáo dục thẩm mỹ (GDTM) là một trong những con đường hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học (GDTH) là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Để nhấn mạnh vai trò của giáo dục tiểu học (GDTH), Luật phổ cập GDTH, điều 2, chương I qui định: “ GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người VN XHCN”. Đồng thời “GDTH phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè và SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 2 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt các em nhỏ; yêu lao động; có kỉ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.” (Điều 3, chương I – Luật phổ cập GDTH ). Đó chính là mục đích giáo dục mà nền giáo dục Việt Nam đã, đang, và sẽ phấn đấu để thực hiện. Trong chúng ta, ai cũng biết rằng cái đẹp là hình mẫu lý tưởng, mẫu mực mà con người luôn luôn hướng tới, lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, làm tiêu chuẩn để tu dưỡng bản thân. Muốn đạt được mục đích này con người đã phải rèn luyện, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để chắt lọc, sắp xếp “ cái đẹp” thành một hệ thống chặt chẽ.Đó là sản phẩm quý giá nhất của con người và được con người gìn giữ, bảo vệ để truyền đạt cho thế hệ mai sau. Trong hệ thống “cái đẹp” đó thì ca dao, tục ngữ là hai loại hình văn học dân gian gần gũi, quen thuộc nhất đối với học sinh tiểu học (HSTH). Do đó, việc đưa ca dao, tục ngữ vào chương trình GDTH là điều cần thiết. Trước sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học, các em chưa có khả năng để phân biệt chân chính với cái đẹp phi văn hoá. Các em cảm nhận theo hứng thú, theo nhu cầu bản thân mà chưa có nhận thức đúng đắn. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học là vấn đề cấp bách. Ở bậc tiểu học, việc GDTM thông qua các môn học như: vẽ, hát nhạc, lao động kĩ thuật, truyện đọc…… đều giúp các em có những hiểu biết về cái đẹp.Từ đó, nhằm hình thành ở các em nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về cái đẹp, về thiên nhiên, về cuộc sống và trong các mối quan hệ với mọi người. Những năm qua, trong sự nghiệp phát triển đất nước thì GDTM đã được chú ý đến nhưng chưa phát huy hết tác dụng của nó đối với học sinh. Nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được quan tâm mà nhất là việc GDTM bằng ca dao, tục ngữ còn hạn chế. Do yêu cầu thực tế đặt ra, người dạy và người học chỉ xem đó là một phần nhỏ trong phân môn Tiếng Việt nên giáo viên chưa có sự đào sâu năng lực thẩm mỹ của học sinh. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.” II. Mục đích nghiên cứu: - Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp cho việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 3 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt - Tìm hiểu thực trạng việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt. - Đề xuất một số giải pháp. IV. Đối tượng nghiên cứu: - GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ. V. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: - Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học. - Giáo dục bằng ca dao, tục ngữ. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc tài liệu và phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề cần nghiên cứu. - Trò chuyện. - Lấy ý kiến chuyên gia. VII. Đóng góp của đề tài: Đề tài góp phần đưa ra một số ý kiến chia sẻ với đồng nghiệp về việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ. Từ đó nhằm thu hút học sinh đến với “cái đẹp”, bồi dưỡng tích cực cho học sinh những hiểu biết nhất định về việc giữ gìn và bảo vệ “cái đẹp”, đưa “cái đẹp” vào trong cuộc sống hằng ngày. B.PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 1. Các khái niệm liên quan: a. Giáo dục là gì? Giáo dục là sự truyền thụ những và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội bao gồm: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, niềm tin, hành vi, thói quen đạo đức, kĩ năng lao động, kinh nghiệm ứng xử, những hiểu biết và thói quen về cuộc sống, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và các kĩ năng thích nghi (theo giáo dục học). Đó là một quá trình hình thành nhân cách toàn vẹn, được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục,nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm và hội của con người. Vì thế, giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện của hiện tượng giaó dục trong xã hội là nhu cầu tất yếu của lịch sử. b.Thẩm mỹ là gì? Theo giáo dục học, thẩm mỹ là cảm quan về cái đẹp, là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ có được là nhờ con người biết nhìn nhận, biết liên tướng rộng rãi, có cảm xúc, có tình cảm mạnh mẽ đối với SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 4 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt sự vật hiện tượng. Theo đó, thẩm mỹ là sản phẩm được tạo thành từ hai yếu tố: - Yếu tố con người nhận thức cái đẹp từ thiên nhiên. - Yếu tố thiên nhiên tác động đến con người làm nảy sinh cái đẹp. Từ khái niệm thẩm mỹ thì “cái đẹp” được xem là đối tượng của thẩm mỹ. Bản thân cái đẹp dễ gây hứng thú và tác động mạnh mẽ vào tâm hồn con người. Một khi tinh thần phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động của con người và xã hội cũng phát triển theo.Chúng ta biết rằng cái đẹp không chỉ là màu sắc, là hình dạng muôn vẻ của sự vật hiện tượng, đó chỉ là cái đẹp về hình thức. Cái đẹp thực sự là cái đẹp bên trong của nó, đó là những hành vi, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá của loài người. Trong cuộc sống, cái đẹp là khởi đầu của mọi sinh hoạt. Sự nhộn nhịp, tất bật của công việc, những công trình, những tác phẩm nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc……… do con người tạo ra đều nhằm tô thêm vẻ đẹp cho đời, làm cho cuộc sống sinh động, hấp dẫn hơn. c. Giáo dục thẩm mỹ là gì? Theo quan điểm giáo dục học thì giáo dục thẩm mỹ trong phổ thông là quá trình giáo dục nhằm bồi dưỡng cho học sinh sự hiểu biết, cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở học nhu cầu và năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống. GDTM trong nhà trường phổ thông là quá trình giáo dục cho HS có trình độ văn hoá thẩm mỹ phổ thông gồm các bộ phận sau: - Nhãn quan thẩm mỹ gồm các tri thức, quan niệm, tư tưởng về những giá trị thẩm mỹ. - Tình cảm thẩm mỹ gồm những rung cảm thẩm mỹ, những phản ứng nhanh chóng và tinh tế về mặt xúc cảm và tình cảm, tính nhạy cảm đối với cái đẹp và cái không đẹp. - Lý tưởng thẩm mỹ gồm quan điểm về cái đẹp một cách hoàn thiện nhất, kiểu mẫu nhất, lôi cuốn con người vươn tới. - Hứng thú và nguyện vọng xây dụng cái đẹp theo qui luật cái đẹp. - Năng lực sáng tạo cái đẹp là trình độ, khả năng sáng tạo ra cái thẩm mỹ. d. Ca dao là gì? SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 5 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt Xét trên lĩnh vực văn học thì ca dao là phần lời của dân ca dùng để chỉ những bài thơ được sáng tác theo phong cách nghệ thuật của ca dao truyền thống. Đó là những câu hát trữ tình, êm ả viết về tình yêu quê hương, đất nước, về tình cảm gia đình, về lao động và nếp ứng xử trong cuộc sống. Tất cả đều là những tâm tư, tình cảm của ông cha ta đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những tình cảm ấy luôn gắn với ruộng đồng, với nghề nông truyền thống, nó mộc mạc, chất phát và chân quê.Ca dao là một hình thức truyền miệng trong dân gian nhưng vẫn giữ được cái thần, cái hồn vốn có của nó. e.Tục ngữ là gì? Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần nhằm đúc kết tri thức, những kinh nghiệm, những lời khuyên răn về đạo lý làm người, về cách cư xử với thiên nhiên, về lối ứng xử với mọi người xung quanh, về tình yêu đối với lao động……… Người ta có thể gọi tục ngữ là một hình thức nghệ thuật truyền miệng nhưng lại là một thể loại triết lý dân gian độc đáo. f. Học sinh tiểu học là gì? Tâm lý học định nghiã rằng học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Các em là những thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển. Khi bước vào bậc tiểu học thì các em thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Điều này có vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học. Đối với các em, tất cả còn ở phía trước, các em sống luôn hướng tới tương lai chứ chưa bị níu kéo bởi quá khứ. Do đó người ta gọi học sinh tiểu học là phạm trù tương lai. 2.Vai trò, nhiệm vụ và nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HSTH: a.Vai trò của GDTM trong trường tiểu học: Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện. Nó sẽ hoà quyện, hỗ trợ cho các mặt: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, góp phần tạo ra con người mới, phát triển toàn diện và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhu cầu thẩm mỹ là yếu tố kích thích, thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho cuộc sống vui tươi hơn, tình cảm con người ngày càng phong phú hơn, làm tăng năng suất lao động, có tác dụng xây dựng thuần phong mỹ tục. b.Nhiệm vụ của GDTM cho HSTH: - Truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, những quan niệm đúng đắn về cái đẹp và cái chưa đẹp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng năng lực tri giác, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong sinh hoạt xã hội và trong nghệ thuật. Nhà giáo dục cần làm cho HS hiểu được bản chất của cái đẹp, biết được sự thống nhất giữa cái đẹp nội dung và cái đẹp hình thức. Ngoài ra, SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 6 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt giáo viên phải tổ chức cho HS tham gia tranh luận về cái đẹp, phân tích, so sánh và đưa ra kết luận đúng đắn, có sự đánh giá những hiện tượng xung quanh. - Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ: Đi từ sự nhận thức, cảm thụ cái đẹp của bản thân mà chúng ta hình thành năng lực cảm thụ cái đẹp, giúp học sinh có những rung cảm thẩm mỹ nhất định. Từ đó, phát triển những rung cảm thành tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Có tình cảm thì con người mới có động lực để tìm tòi chân lý, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. - Bồi dưỡng cho học sinh có nhu cầu và khả năng sáng tạo cái đẹp. Hiểu biết về cái đẹp, rung động và có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ về cái đẹp sẽ nảy sinh mong muốn xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp. Giúp học sinh biết thưởng thức cái đẹp và có nhu cầu đưa cái đẹp vào trong cuộc sống của mình. Đồng thời chúng ta còn phải giúp học sinh biết sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo những đồ vật và những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cũng như đưa cái đẹp vào trong quan hệ hằng ngày của cuộc sống người học sinh. - Phát hiện và bồi dưỡng năng lực sáng tạo thẩm mỹ: phát hiện sớm và chính xác những trẻ em có năng khiếu thông qua các hoạt động thẩm mỹ đa dạng và phong phú là sự mở đầu quan trọng cho quá trình đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực của hoạt động thẩm mỹ.Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và rèn luyện để phát triển năng lực và những phẩm chất cần thiết cho lĩnh vực hoạt động mà trẻ có năng khiếu cần được quan tâm khi trẻ còn là HSTH. Các thầy cô giáo cần giúp đỡ, định hướng và khuyến khích học sinh phát huy năng khiếu thẩm mỹ của mình. c.Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HSTH: - Giáo dục lòng biết ơn, sự kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo. - Giao dục tình cảm yêu thương, gắn bó giữa anh chị em trong gia đình. - Giáo dục tình yêu đối với làng xóm, quê hương, đất nước. - Giaó dục cách ứng xử đối với mọi người xung quanh. - Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. - Giáo dục tình yêu đối với lao động, biết quí trọng sản phẩm lao động và công sức của người lao động. 3. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ: GDTM về bản chất là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, nâng cao năng lực thụ cảm và sáng tạo ở con người, làm cho con người được SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 7 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội. Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, GDTM vừa là một thể thống nhất giữa các hình thức hoạt động khác nhau của con người, chịu sự tác động của toàn bộ quan hệ xã hội lại vừa có mục tiêu, phương tiên và nội dung riêng biệt. Chúng ta không thể sống, lao động, học tập và chiến đấu tốt mà không được trang bị các kiến thức thẩm mỹ phong phú, đúng đắn của loài người. Mác thường nói: “Con người nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp”, thì bản thân con người , một mặt, trong lao động của mình hình thành những thước đo cho cái đẹp; mặt khác, những tri thức về cái đẹp lại luôn luôn cổ vũ cho con người sáng tạo. Vì vậy, nguyên lý GDTM của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn quan tâim đến việc trau dồi tri thức thẩm mỹ cho con người được giáo duc và đặt ra những vấn đề phương pháp luận để mỗi người tự trau dồi tri thức cho mình. Rõ ràng là muốn vươn tới đỉnh cao của cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong sáng tạo, trong đánh giá, trong thưởng thức……….thì bước đi đầu tiên của mỗi người là phải được trau dồi những tri thức thẩm mỹ cần thiết. Để đạt được mục đích khởi đầu của GDTM : “xây dựng những tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp” thì công tác truyền thụ kiến thức thẩm mỹ phải đạt đến sự nhuần nhuyễn và phối hợp hài hoà giữa các tri thức về cái đẹp truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới, kinh nghiệm và lý luận…… Ngoài ra, để có thể giáo dục con người phát triển một cách toàn diện thì cùng với việc bồi dưỡng và ổn định khả năng thưởng thức cái đẹp, GDTM phải tạo khả năng sản xuất ra cái đẹp, không những chỉ phản ánh đúng cái đẹp, GDTM phải tạo khả năng sản xuất ra cái đep, không những chỉ phản ánh cái đẹp của thế giới mà còn cần sáng tạo thêm cho thế giới những cái đẹp mới. II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Đặc điểm nhân cách của HSTH: *Tính cách: HSTH thường có nhiều nét tính cách tốt như: hồn nhiên, ham hiểu biết, có lòng thương người , lòng vị tha hồn nhiên trong quan hệ với mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè. Vì hồn nhiên nên các em rất dễ tin người, niềm tin của các em còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng dẫn dắt. Tuy nhiên HSTH cũng có một số nhược điểm : hay bất thường, bướng bỉnh. Ở lứa tuổi này, tính bắt chước của các em còn đậm nét. Các em thường bắt chước những cử chỉ, hành động , của những người mà các em xem là thần tượng. Tính bắt chước của trẻ lợi hại như con dao hai lưỡi, cũng có thể tích cực cũng có thể “lợi bất cập hại”. Do đó, khi giáo SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 8 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt dục các em cần phải hiểu biết thấu đáo và tận dụng tính bắt chước của trẻ để nâng cao hiêu quả. *Nhận thức: Nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển ở trẻ em từ tuổi thơ ,đến lớp mẫu giáo, thì nhu cầu này phát triển mạnh. Bước sang lứa tuổi tiểu học, nhu cầu nhận thức của các em thể hiện rõ nét nhất, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọí thứ có liên quan. Nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em . Nếu không có nhu cầu thì HSTH cũng không có tính tích cực trí tuệ. Thường thì nhu cầu nhận thức là nhu cầu tự nhiên của trẻ nhưng nếu nội dung và phương pháp không phù hơp với sinh lý trẻ, các em không nhận đươc sự quan tâm từ phía giáo viên trong quá trình học tập hay các phương tiện, điều kiện học tập thiếu thốn thì nhu cầu này có thể bị ức chế, bị dập tắt từ chính việc học của các em. *Tình cảm: Đối với HSTH, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn chặt với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Xúc cảm, tình cảm của HSTH thường nảy sinh từ các tác động của những người xung quanh, từ các sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động. Nhìn chung, HSTH dễ bị kích động bởi hệ thống tín hiệu thứ nhất (sự vật, hiện tượng với các thuộc tính của nó) hơn là hệ thống tín hiệu thứ hai ( tiếng nói, chữ viết). Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em có hai đặc trưng sau:  HSTH rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của mình.  Tình cảm của HSTH còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Trẻ em ở lứa tuổi HSTH là thực thể đang lớn, đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý). HSTH là nhân cách đang hình thành chứ chưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ, định hình đầy đủ, ổn định (dù chỉ là tương đối), chưa trưởng thành đạt độ chín muồi như một nhân cách công dân. HSTH chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, của gia đình và của xã hội. Sự phát triển thể chất ở HSTH diễn ra những biến đổi cơ bản về hệ cơ xương, về hệ thần kinh làm cơ sở cho những biến đổi tâm lý, nhân cách ở lứa tuổi tiểu học. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội.Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 9 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng độ tuổi, cùng lớp và cùng cấp học, HSTH lĩnh hội các chuẩn mực và qui tắc đạo đức của hành vi. Những biến đổi cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lý của HSTH chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên – tuổi học sinh THCS. Vì thế, chúng ta cần có sự quan tâm, định hướng đúng đắn tác động đến trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất. 2.Thực trạng: Đồng chí Lê Duẩn – Tổng bí thư của Đảng từng nói: “Cái đẹp là yêu cầu sống, là cái đẹp góp phần tạo ra ý chí và tình thương một cách bền vững và sâu sắc……”(Báo Nhân dân ngày 29 tháng 12 năm 1978). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cũng đã đặt vấn đề: “Đưa cái đẹp vào trong lao động sản xuất và đời sống hằng ngày.” Nhưng làm thế nào để đưa cái đẹp vào trong lao động sản xuất và đưa cái đẹp vào trong đời sống hằng ngày? Đó chính là công việc nặng nề của toàn bộ sự nghiệp cách mạng hiện nay, trong đó sự nghiệp GDTM giữ vai trò khá quan trọng. Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã thu được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng tri thức và giáo dục tư tưởng. Tuy nhiên, về công tác giáo dục đạo đức và đặc biệt là GDTM chúng ta triển khai chưa mạnh, chưa sâu và hiệu quả còn thấp. Vì thế mà chưa chuẩn bị tốt về phẩm chất và tài năng cho mỗi thế hệ trong lao động sản xuất, trong xây dựng CNXH với tư cách là ngừơi làm chủ. Những hiện tượng tiêu cực, lối sống thiếu văn minh, các hành động vô văn hoá còn xảy ra trong xã hội đòi hỏi chúng ta phải đưa cái đẹp vào trong lao động sản xuất, vào đời sống hằng ngày, hơn bao giờ hết phải tăng cường sự nghiệp GDTM cho thế hệ trẻ nước ta. Khi nói về năng khiếu âm nhạc của mình, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Nhờ vào giờ học âm nhạc, hội hoạ ở nhà trường từ rất sớm mà tôi tự thấy mình có năng khiếu về nghệ thuật”. Quả thật, những giờ hát nhạc,vẽ,…….đã có ảnh hưởng rất lớn dến quá trình học sinh tiếp xúc với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, rèn luyện cảm xúc và óc tưởng tượng. Nhưng hiện nay, thật đáng lo khi thị hiếu thẩm mỹ của phần lớn học sinh như “con thuyền không bến”, trôi dạt từ bé, thậm chí còn lệch chuẩn với cái đẹp.Một thực tế đáng lo ngại rằng: “Phương diện GDTM bị coi nhẹ nhất ở trường tiểu học, thậm chí ở một số nơi, các môn dạy về nghệ thuật bị hi sinh hoàn toàn để nhường chỗ cho các môn khác.Một tiến sĩ đã bày tỏ lo lắng của mình: “Không được học đầy đủ các môn nghệ thuật, các thế hệ học sinh vào đời mang theo những khiếm khuyết về tình cảm tâm SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 10 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng [...]... tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt  Các em học sinh còn thụ động trong việc tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Các em chưa để ý đến những cảnh đẹp xung quanh mình, những hành vi ứng xử tốt đẹp hay những việc làm mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, chưa có sự rèn luyện, khám phá để trau dồi năng lực thẩm mỹ của mình 4.Một số giáo án về phân môn luyện từ và câu ở tiểu học: *Giáo án 1:... 0,49% Từ đó ta thấy rằng công tác giáo dục tư tưởng cho các em còn hạn chế Đồng thời, công tác giáo dục thẩm mỹ cũng chưa được phát huy Các em không thấy được niềm vui khi đến trường, không nhận thức được ý nghĩa của việc học với những điều bổ ích tốt đẹp mà việc học đem lại Nhìn chung việc giáo dục thẩm mỹ cho HSTH bằng CD – TN thông qua môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học hiện nay đã có nhiều kết quả...Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt hồn và nhân cách, về tri thức và thị hiếu thẩm mỹ - nghệ thuật, đó là chưa nói đến năng khiếu thẩm mỹ không có điều kiện nuôi dưỡng.” Thực tế đó cho thấy: trong lĩnh vực âm nhạc và hội hoạ mà học sinh còn không được tiếp xúc thường xuyên thi đối với ca dao, tục ngữ - một phần nhỏ trong môn tiếng Việt các em lại càng không... dung giảng dạy mà giáo viên đã sọan trong giáo án thì chỉ đề ra yêu cầu là các em học sinh phải làm quen và ghi nhớ được các câu tục ngữ đã nêu trong bài Để thực hiện yêu cầu đó thì giáo viên sẽ cho các em tham gia SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi Dũng - 11 - GVHD: Th.s Võ Đình Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt trò chơi điền từ còn thiếu vào các câu ca dao – tục ngữ để hòan chỉnh... GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt và quan trọng nhất về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mỹ của cha mẹ từ mối quan hệ giao tiếp - ứng xử tôt đẹp trong gia đình là điều kiện quan trong nhất để GDTM cho trẻ Hiện nay, các bậc cha mẹ không phải ai cũng ya thức được vai trò của gia đình đối với việc GDTM cho trẻ ở bậc Tiểu học Theo tôi, các bậc cha mẹ nên tham khảo các biện pháp GDTM cho. .. NXB – Thông tin lý luận – Hà Nội năm 1987 [7] Sách Tiếng Việt Lớp 1 – Tập 1 và 2 – NXB GD [8] Sách Tiếng Việt Lớp 2– Tập 1 và 2 – NXB GD [9] Sách Tiếng Việt Lớp 3– Tập 1 và 2 – NXB GD [10] Sách Tiếng Việt Lớp 4 – Tập 1 và 2 – NXB GD [11] Sách Tiếng Việt Lớp 5– Tập 1 và 2 – NXB GD SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi Dũng - 31 - GVHD: Th.s Võ Đình Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt... trình học của HSTH, ca dao – tục ngữ xuất hiện rất hạn chế Việc này khiến cho HSTH không có sự tiếp xúc thường xuyên, không được có cơ hội tìm hiểu kĩ về ca dao tục ngữ Do đó, đối với ca dao, tục ngữ - một nét đẹp riêng của văn học dân tộc, các em chưa thật sự được cọ xát; tình yêu đối với ca dao – tục ngữ còn chưa được hình thành  Các thầy cô giáo chưa phát huy hết vai trò của ca dao – tục ngữ trong... đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc cao THCS” Do đó, trường tiểu học cũng là nơi đầu tiên tác động đến trẻ bằng phương pháp giáo dục và các hoạt động khác nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy thẩm mỹ cho học sinh theo mục tiêu giáo dục Chính vì thế mà nhà trường cần có những biện pháp nâng cao... qua môn học Tiếng Việt - Liên hệ giáo dục HS - Yêu cầu HS về học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3 và 4, - Chuẩn bị bài cho tiết học sau *Giáo án 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn Phân môn Bài Số tiết : Tiếng Việt lớp 5 : Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Truyền thống : 1 tiết I Mục tiêu: - Giúp học sinh mở rộng và hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm nhớ nguồn II Đồ dùng dạy học: ... Gà Quanh quanh về đến Hàng Da Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.” SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi Dũng - 13 - GVHD: Th.s Võ Đình Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt Vì bài ca dao này xuất hiện trong bài: “Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam nên yêu cầu cần đạt được là học sinh phải viết đúng tên các địa danh ở thủ đô Hà Nội Do đó giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh . lực thẩm mỹ của học sinh. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.” II. Mục đích nghiên cứu: - Thông. Võ Đình Dũng Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt - Tìm hiểu thực trạng việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt. - Đề xuất một số giải. nghiên cứu: - Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp cho việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt. III. Nhiệm

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w