lực thẩm mỹ cho HSTH một cách tốt nhất. Theo luật GD năm 2005, mục tiêu GDTH là “nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc cao THCS”. Do đó, trường tiểu học cũng là nơi đầu tiên tác động đến trẻ bằng phương pháp giáo dục và các hoạt động khác nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy thẩm mỹ cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Chính vì thế mà nhà trường cần có những biện pháp nâng cao chất lượng GDTM cho HSTH.
Các trường tiểu học có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CD-TN giữa các khối lớp trong trường để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi và trau dồi năng lực TM thông qua kho tàng quí báu đó. Đồng thời nhà trường cũng nên duy trì việc tổ chức cho học sinh tham gia lao động đường phố nhằm đem lại môi trường xanh – sạch – đẹp cho khu vực và cũng rèn luyện cho các em có thói quen giữ gìn vệ sinh công cộng, nuôi dưỡng tình yêu đối với lao động trong các em. Mặt khác nhà trường cần phối hợp với các tổ chức đòan thể cho các em viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm mẹ VN anh hùng hay những người có công CM nhằm khơi dậy lòng biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập dân tộc. Từ đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong các em
Song song với hoạt động đền ơn đáp nghĩa thì nhà trường cũng nên vậ động các em tham gia quyên góp để ủng hộ các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, trong học tập Từ hoạt động đó, các em sẽ được giáo dục tinh thần tương thân, tương ái biết giúp đỡ những hòan cảnh khó khăn xug quanh.
Một hoạt động nữa cũng góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh đó là hoạt động văn nghệ. Qua từng câu hat, từng điệu múa các em sẽ thấy cuộc sống này hiện lên trong đó. Những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ luôn được hoan nghênh, hưởng ứng.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 27 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Từ hoạt động này các em sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về cái hay, cái đẹp tồn tại xung quanh mình.
4.Đối với giáo viên:
“Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”
Đúng vậy, vai trò của người thầy trong quá trình giáo dục luôn luôn đựoc xã hội đề cao, kính trọng. Bởi vì thầy cô là những người hàng ngày tiếp xúc với học sinh, hiểu được tâm lý của trẻ em nên việc tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh rất dễ dàng. Đặc biệt, đối với lứa tuôi tiểu học các em luôn thần tượng thầy cô của mình, luôn bắt chước những việc thầy cô giáo làm. Do đó, thầy cô giáo cần phải chú ý đến cách ăn mặc, cư xử của mình trong từng lời ăn, tiếng nói, trong phong cách đi đứng……..để làm gương cho học sinh noi theo. Đó là những hành động đơn giản nhất để đưa các em đến gần với cái đẹp, bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho các em. Bên cạnh đó, trong giờ Tiếng Việt thì giáo viên nên lồng vào trong bài giảng của minh những câu CD- TN liên quan đến bài học để các em hiểu thêm về vấn đề. Các thầy cô nên yêu cầu các em săm cho mình một quyển sổ tay để sưu tầm CD – TN hoặc những câu văn, những đọan văn để hình thành trong các em thói quen tích cực trong học tập và cũng giúp các em làm phong phú sự hiểu biết văn chương của mình. Điều này sẽ tập cho các em có thói quen ghi cháp và cũng rất hữu ích cho các em khi bước lên bậc học tiếp theo. Với việc sưu tầm CD – TN, sự hiểu biết về nền văn hóa dân tộc trong các em cũng nâng lên.
Đồng thời vào tiết sinh hoạt cuối tuần các thầy cô giáo cũng nên tổ chức cho các em tham gia các trò chơi liên quan đến CD-TN để củng cố lại kiến thức cho các em. Việc đó buộc các em phải tự tìm hiểu CD-TN để tham gia trò chơi được tốt hơn, phát huy tối đa năng lực tự học, tự tìm hiểu của các em. Ngoài ra giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ giảng dạy, học tập đồng nghiệp để mở rộng sự hiểu biết chuyên môn của mình. Có như thế quá trình giáo dục mới đạt kết quả tốt đẹp.
5. Đối với gia đình:
GDTM trong những nội dung quan trọng cua GD tòan diện đối với thế hệ trẻ và là việc phải tiến hành một cách nghiêm túc từ thời tiểu học.Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm, rất dễ xúc động với con ngừoi và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này. Khi nói đến GDTM cho HSTH người ta thường xem đó là nhiệm vụ của nhà trường tiểu học với những môn học như: âm nhạc, mĩ thuật …..mà hầu như ít người chú ý đến một trong những nhà GD chủ yếu nhất và tuyệt vời nhất – đó chính là gia đình. Sự cảm nhận đầu tiên
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 28 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
và quan trọng nhất về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mỹ của cha mẹ từ mối quan hệ giao tiếp - ứng xử tôt đẹp trong gia đình là điều kiện quan trong nhất để GDTM cho trẻ. Hiện nay, các bậc cha mẹ không phải ai cũng ya thức được vai trò của gia đình đối với việc GDTM cho trẻ ở bậc Tiểu học. Theo tôi, các bậc cha mẹ nên tham khảo các biện pháp GDTM cho con mình thông qua màng internet, sách, báo...
Có nhiều cách để GDTM cho con chẳng hạn như GD thông qua việc sử dụng môi trường tự nhiên. Nguồn ấn tượng không bao giờ cạn về cái đẹp chính là thiên nhiên. Thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của tâm hồn con người. Cha mẹ nên tận dungh sức mạnh của thiên nhiên để GD tâm hồn trong sáng cho trẻ. Hãy cùng con mình đi dạo vào những ngày nghỉ, tìm cho trẻ khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trời rực rỡ, những khóm cây khóac lên mình mảnh lá xanh non đung đưa mềm mại trong gió hay những giọt sương long lanh buổi sớm mai, những bông hoa muôn màu, muôn vẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ quan sát, xem xat sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tâm hồn chúng sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc. Trẻ càng yêu quý thiên nhien và muốn mình trở nên tôt hơn, đẹp hơn. Đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn.
GDTM cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với các lọai hình nghệ thuật như: múa, hội họa hay các chương trình ca nhạc thiếu nhi…..Các bậc phụ huynh có thể đưa con mình đến nhà hát hay rạp chiếu phim để xem các chương trình phù hợp với lứa tuổi. Từ đó hình thành tình yêu đối với nghệ thuật trong trẻ. Đôi khi lại có thể phát hiện năng khiếu nghệ thuật ở trẻ.
Bố mẹ nên hình thành cuộc sống hằng ngày luôn luôn tươi trẻ. Ngay từ giờ phút thức đạy vào buối sáng trẻ đã rơi vào thế giới đa dạng và phong phú của đồ vật. Những đồ vật xung quanh trẻ như rèm cửa, bức tranh treo trên tường, quần áo, sự sắp xếp các đồ vật trong nhà ….Tất cả đều tác động đến cảm nhận thẩm mỹ của trẻ. Do vậy, xung quanh trẻ mọi đồ vật phải được bày đặt gọn gàng, hợp lý, hài hòa để trẻ sống giữa thế giới đồ vật mà không cảm thấy sự vô dụng của chúng. Sống trong nhà mình đứa trẻ phải cảm thấy dễ chịu, vui sướng, từ sự quan tâm dịu dàng, thân tình, được nghe những lời hay ý đẹp, cảm nhận được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cùng con cái chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, cùng sinh hoạt chung……Tất cả những điều đó đều tạo nên cái đẹp, là nguồn phong phú của đời sống tinh thần đẻ trẻ lớn lên với tâm hồn trong sáng và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những việc làm trên đây còn tùy thuộc vào hòan cảnh cụ thể từng gia đình. Có nơi, có lúc một số HSTH phải chịu những ảnh
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 29 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
hưởng bất lợi xuất phat từ đời sống gia đình, trái ngược với con đường hình thành năng lực thẩm mỹ một cách tích cực từ phía nhà trường. Vì tâm hồn của trẻ ngây thơ và trong sáng, HSTH rất giau cảm xúc, rất đễ cảm nhận cái đẹp trong môi trường xung quanh. Vì vậy gia đình trẻ, cha mẹ trẻ nên có những biện pháp và biết tận dụng hữu hiệu các điều kiện có thể để đảm bảo việc GDTM co trẻ ngày càng tốt hơn.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có nhưng con người XHCN”. GDTM là một bộ phận tất yếu hợp thành hệ thống giáo dục XHCN nhằm đào tạo những con người mới XHCN, con người phát triển tòan diện, phù hợp với qui luật phát triển khách quan của CM nước ta. Thực tiễn xây dựng CNXH nhiều năm qua ở nứoc ta đã chứng minh rằng: các nhiệm vụ GDTM phức tạp và vấp bách đòi hỏi phải được đặt trên cơ sở liên ngành và tổng hợp. thế nhưng việc GDTM vẫn chưa được quan tâm thích đáng và cũng chưa thấy rõ hệ thống các kiến thức giao dục từ tuổi thiêu nhi đến tuổi trưởng thành. Do đó mà trong thanh thiếu niên của chúng ta có sự phát triển không đồng đều về mặt năng khiếu thẩm mỹ, về tài năng sáng tạo và về lối sống văn hóa.
Đối với CD-TN việc GDTM cho HSTH hiện nay vẫn chưa khai thác triệt để những nội dung chứa đựng trong đó. Bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện thiếu văn hóa, thiếu thẩm mỹ trong học sinh. Từ xưa, ông bà ta đã xem CD – TN như là những món ăn tinh thần và trong đó món ngon nhất chính là những bài học, những kinh nghiệm sống , những cảnh đẹp về quê hương đất nước…..Mà con ngườ thường thì chỉ chọn những món ngon để dùng ấy vậy mà ngày nay, HSTH lại ít quan tâm đến CD – TN mà thay vào đó là những trò chơi điện tử vô bổ, những phim ảnh đồi trụy. đi ngược với truyền thống văn hóa của dân tộc. Điều này đã đặt ra nhiều trăn trở, bâng khuâng cho những người làm công tác giáo dục: Làm thế nào để định hướng cho học sinh quảytở về với những nét đẹp mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Mặc dù các phương tiện GDTM chưa được chú ý đầy đủ do chưa có những qui hoạch hòan chỉnh mà nhiều hình thức và biện pháp GD chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Nhưng với lòng quyết tâm và niềm lạc quan CM, chúng ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiến đến đạt được nhũng kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp GDTM.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 30 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
GDTM là một sự nghiệp lớn đòi hỏi một hệ thống GD hòan chỉnh trên cơ sở các mục tiêu GD có hệ thống. Đó là một công việc tổng hợp đòi hỏi sự quan tâm chung của toàn bộ xã hội, đặc biệt là các cơ quan đoàn thể, các hội liên hiệp văn học nghệ thuật, các tác giả sáng tạo…..
Trong thời kì quá độ lên CNXH, sự nghiệp GDTM sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành con người mới, con người yêu Tổ quốc nồng nàn, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, có tinh thần sâu sắ đối với cái đẹp, gạt bỏ cái xấu, hình thành những tình cảm cao quý vun đắp tình yêu và hạnh phúc, xây dựng cuộc sống thực sự tốt đẹp.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ca dao Việt Nam – Châu Nhiên Khanh biên sọan – NXB Đà Nẵng năm 2002.
[2]. Tục ngữ Việt Nam – Châu Nhiên Khanh biên sọan – NXB Đà Nẵng năm 2002.
[3]. Giáo trình GDH – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD.
[4]. Giáo trình Văn học – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD.
[5]. Giáo tình Tâm lý học – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD.
[6]. GDTM – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Đỗ Huy – NXB – Thông tin lý luận – Hà Nội năm 1987.
[7]. Sách Tiếng Việt Lớp 1 – Tập 1 và 2 – NXB GD. [8]. Sách Tiếng Việt Lớp 2– Tập 1 và 2 – NXB GD. [9]. Sách Tiếng Việt Lớp 3– Tập 1 và 2 – NXB GD. [10]. Sách Tiếng Việt Lớp 4 – Tập 1 và 2 – NXB GD. [11]. Sách Tiếng Việt Lớp 5– Tập 1 và 2 – NXB GD. SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 31 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 32 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng