1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở người lao động đến đời sống gia đình khu vực nông thôn

24 744 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 141,41 KB

Nội dung

Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU VIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY.Phần 1: Đề cương nghiên cứu 1.. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

Trang 1

Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU VIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY.

Phần 1: Đề cương nghiên cứu

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển chung của toàn nhân loạicũng kéo theo một loạt sự ảnh hưởng: suy thoái kinh tế toàn cầu, ô nhiễmmôi trường, đói nghèo, và thất nghiệp đang lan tràn trên khắp các lục địa Ngày 26/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Juan Somaviacảnh báo số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu ngườitrong năm 2009 Số người thất nghiệp năm 2009 trên toàn cầu đã tăng kỷ lục

34 triệu người so với năm 2007 Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm haybạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thếgiới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thấtnghiệp ngày càng tăng Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàncầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất

là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình

Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay nước ta

có hơn 25 triệu lao động nông nghiệp chiếm 55,7 % tổng số lao động cảnước và mỗi năm có thêm khoảng 600.000 người đến tuổi lao động, mỗinăm tính ra phải có 1 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển đổi sang phinông nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh

và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống

kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, chonhững người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ Tuynhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế,

chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là “ tỷ lệ lao động thiếu việc làm”.

Trang 2

Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn vàthành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay Ở Việt Nam, tỷ lệ laođộng thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó

tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị Tỷ lệ thất nghiệpcủa Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007 Trong khi

đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm

2007 “Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ

này ở khu vực thành thị là 2,3%” ( Đỗ Văn Tính, Thất nghiệp tại Việt Nam Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009 ) và “cứ 100 người đang làm việc thì có 5 người thiếu việc làm” ( Báo cáo điều tra lao động việc làm việt nam 1/9/2009).

Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người laođộng khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắmvật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng Sau cùng là vô cùngtrầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh

Đề tài nghiên cứu : “THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾUVIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHUNÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY” nhằm phân tích, đánh giá thựctrạng của hiện tượng thiếu việc làm đang diễn ra phổ biến ở khu vực nôngthôn nước ta Từ đó xem xét những ảnh hưởng, tác động của thiếu việc làmđến đời sống của mỗi người dân cũng như các gia đình nông thôn hiện nay

2 Tổng quan tài liệu.

- Báo cáo kết quả điều tra số liệu cơ bản về lao động nữ nông thôn

(Trung tâm nghiên cứu phụ nữ, trường cán bộ phụ nữ trung ương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 9/ 2008) Đây là cuộc điều tra trên phạm vi 14 tỉnh

được chon mẫu đại điện cho 7 vùng trong cả nước, đơi tượng là lao động nữnông thôn ( từ 18- 55 tuổi)

Trang 3

Cuộc khảo sát tập trung vào các vấn đề của lao động nữ nông thôn như: vịthế, vai trò của của LĐN nông thôn trong gia đình, vấn đề đào tạo nghề vànhu cầu đào tạo nghề, vấn đề chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần,…

- Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 ( Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009) Báo cáo qua

những phân tích lực lượng lao động đã chỉ ra với những thay đổi của nềnkinh tế nước ta đầu thế kỉ XXI với từng bước nâng cao trình độ lưc lượnglao động dần làm thay đổi cơ cấu và tỷ lệ lao động Tuy vậy trong khi tỷ lệ

lao động thất nghiệp “ chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn – 2,6 % (tương đương gần 1,3 triệu lao động )”, nhưng đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm

nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.Và

báo cáo “chỉ trình bày về thu nhập cho nhóm làm công ăn lương”, còn đối

với những người lao động tự do, người làm nông nghiệp báo cáo chưa đềcập đến

- Nghiên cứu Bạo lực trên cơ sở giới năm 1999 đã xác định nhiều

nguyên nhân của hành vi bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ, trong đó nổi

bật nhất là hai yếu tố khó khăn về kinh tế và lạm dụng rượu Những hộ gia

đình có vợ chồng phải vất vả bươn chải kiếm sống nên họ thường hay bịcăng thẳng về thần kinh Vì thế, tỷ lệ có hành vi bạo lực trong gia đình ở các

hộ gia đình nghèo là cao hơn (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp; 1999:14-16)

- Đề tài nghiên cứu Thất nghiệp tại Việt Nam của tác giả Đỗ Văn Tính

(Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009) Nghiên cứu đã phân tích

tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2008 – 2009 và chỉ ra tình hình thất

nghiệp tại nước ta, lý giải những nguyên nhân, ảnh hưởng của thất nghiệp: “ hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn”, nếu chỉ tiêu tăng

Trang 4

trưởng kinh tế năm 2009 không đạt được mức 6,5% thì tỉ lệ thất nghiệp tăngcao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã hội và làm “mất antoàn xã hội”.

- Trong đề tài sử dụng các số liệu trong Niên giám thống kê 2009 (Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009), các bài báo mạng, báo in

liên quan đến vấn đề thiếu việc làm của người lao đọng ở khu vực nôngthôn, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng và tác động đến đời sống của các giađình, những người dân khu vực nông thôn

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng thiếu việc làm của lao động ở khu vực nông thônhiện nay

- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của ngườilao động thiếu việc làm đến đời sống gia đình nông thôn như: mức sống, thunhập, chi tiêu, đói nghèo, bạo lực gia đình,

- Kết quả nghiên cứu được sử dụng với mục đích làm tài liệu tham khảocho các cá nhân, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách có thêmnhữn

g nhận biết về vấn đề lao động việc làm ở nước ta nói chung và cụ thể làthiếu việc làm ở người lao động nông thôn

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Thực trạng và ảnh hưởng của người lao động thiếu việc làm đến đời sốnggia đình

Trang 5

5 Câu hỏi nghiên cứu.

- Thực trạng thiếu việc làm của người lao động ở khu vực nông thônnước ta hiện nay như thế nào? mức độ và tỷ lệ ra sao?

- Thiếu việc làm ở người lao động nông thôn có liên quan đến nhữngvấn đề gì và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình ?

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

6.1 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu và sốliệu của các cuộc điều tra về lao động, việc làm, gia đình ở Việt Nam

mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc gia tăng điliền với bất bình đẳng, đói nghèo và tệ nạn xã hội

6.2.2 Quan điểm của Các Mác, Anghen về lao động, việc làm và gia đình.

Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp, thiếu việc làm làthực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản Và chủ yếuxảy ra ở nhóm người lao động yếu thế : công nhân, nông dân, phụ nữ,

Trang 6

Gia đình được coi tế bào của xã hội, các cá nhân trong gia đình tham gia vàomọi quá trình sản xuất và luôn chịu sự tác động trở lại của tiến trình pháttriển kinh tế - xã hội, lao động, việc làm.Theo quan niệm của các ông về sựbiến đổi và phát triển của gia đình trong mối quan hệ biện chứng với sự pháttriển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể trong tiến trình phát triểncủa lịch sử nhân loại Thất nghiệp, thiếu việc làm tăng khoảng cách giàu –nghèo, bần cùng hóa và mâu thuẫn trong xã hội.

6.2.3 Tiếp cận lý thuyết cơ cấu – chức năng.

Lý thuyết cơ cấu – chức năng của Talcot Parsons có nhấn mạnh, giađình là một thiết chế cơ bản của hệ thống xã hội Sự đóng góp của các cánhân cho sự tồn tại của gia đình đồng nghĩa với đóng góp cho sự phát triển

xã hội Chức năng cảu gia đình gắn liền với nhu cầu, hoạt đọng sống của cácthành viên, các cá nhân và xã hội Để đảm bảo cho sự phát triển của gia đìnhcác cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất – xã hội, thực hiện quá trình xãhội hóa và chức năng tái sản xuất lao động, tạo ra nguồn lực cho sự pháttriển chung

7 Một số khái niệm liên quan.

Nông thôn: là danh từ để chỉ những vùng đất mà đơn vị hành chính

được tính bằng xã Các đơn vị hành chính khác bao gồm các phường thuộcquận nội thành, các phường nội thị và thị trấn đều không được tính là khuvực nông thôn ( Theo : Tổng cục thống kê, một số khái niệm được sử dụngtrong điều tra dân số giữa kỳ, 1/4/2004)

Người lao động: là khái niệm dùng để chỉ những công dân từ 18 – 55

tuổi đối với nữ, 18 – 60 đối với nam và có khả năng tham gia lao động, trênthực tế họ có thể trực tiếp tham gia lao động hoặc không tham gia lao động

Lao động nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ những người lao động

cư trú và sinh sống thường xuyên ở khu vực nông thôn

Trang 7

Gia đình: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn

nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh cácnghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân vàGia đình ( Khoản 10, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình)

Hộ gia đình: Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người có quan hệ

huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng, cùng chunh quỹ thu nhập và chitiêu, sống chung với nhau cùng một mái nhà với thời gian từ 6 tháng trở lêntrong 12 tháng qua ( Theo: Số liệu thống kê giới của Việt Nam những nămđầu thế kỷ 21, Tổng cục thống kê, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ,UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan)

Di cư lao động tự do: Sự di chuyển một cách tự phát về địa lý từ tỉnh

này đến tỉnh khác, thường là từ các cùng nông thôn ra thành phố sinh sốngcủa những người lao động giản đơn, nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, tăngthu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình Sự di chuyển này có thể kéo dàinhiều năm, quanh năm, cũng có thể theo thời vụ ( vài tháng, vài tuần)

Thất nghiệp: trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có

việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp:việc làm) Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việclàm trên tổng số lực lượng lao động xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x ( Số người không có việc làm/

Tổng số lao động xã hội).

Trang 8

Phần 2: Nội dung kết quả nghiên cứu

I Thực trạng thiếu việc làm ở người lao động khu vực nông thôn

việc làm của người lao động ở các nước, trong đó có Việt Nam: “Sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể

cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000

lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn”( Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động năm 2008) Nhưng một thực tế phổ

biến và trầm trọng hơn ở nước ta đó là thiếu việc làm của người lao động ở

các vùng nông thôn.

Trong bài viết “ Hội nhập Kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ở Việt

Nam” của PGS TS Lê Quốc Lý – Lê Văn Cương thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - việc làm – thất nghiệp (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24 (440) tháng 12/2008), cho thấy sự dịch chuyển về cơ cấu lao động

và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị đang là vấn đề thu hút sự

Trang 9

quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa phương và các nhànghiên cứu hoạch định chính sách Khi Việt Nam gia nhập WTO, thực trạngnày còn diễn ra mạnh hơn và kéo theo nhiều tác động với mức độ lớn hơn.Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cáchthu nhập của người lao động Điều này góp phần làm tăng khoảng cách vềquyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động Trong những năm quaViệt Nam luôn chú trọng và ưu tiên phần vốn ngân sách nhà nước chochương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Kết quả đầu tư ngân sách nhà

nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm như sau: “Năm

2006 ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình là 265 tỷ đồng; năm

2007 là 300 tỷ đồng; năm 2008 là 327 tỷ đồng; năm 2009 là 413 tỷ đồng.Vốn ngân sách nhà nước cho chương trình việc làm tăng đều qua các năm, trong đó bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm hàng năm tăng khá: năm 2006 bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm là 235.000 triệu đồng; năm 2007: 250.000 triệu đồng; năm 2008: 250.000 triệu đồng; năm 2009: 313.000 triệu đồng” Tuy nhiên những phân tích trong bài viết cũng cho

thấy nguồn nhân lực Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được cả thị trường nộiđịa và nước ngoài, đặc biệt tỷ lao động nông thôn chưa qua đào tạo lao độngrất lớn Mặc dù năm 2006- 2007 tạo việc làm cho hơn 3,2 triệu lao động,ước tính năm 2008 tạo việc làm cho 1,615 triệu lao động (đạt 95% kế hoạch)xong tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn ở mức cao và giảm chậm:

“Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm dần ( năm 2006: 5,86%; năm 2007: 5,79%, năm 2008: ước đạt 5,75%)”.

Đề tài nghiên cứu Thất nghiệp tại Việt Nam của tác giả Đỗ Văn

Tính, Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009 có chỉ ra rằng: “Tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là

Trang 10

2,3% 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,2%/năm Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước” Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với

0,1-tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và

khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà: “Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất việc làm trong quý I-2009 Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn.” Họ và làng quê

họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiềunhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế: Người lao độngđược phỏng vấn cho biết, nếu trong năm 2007 họ có thể có việc làm 20ngày/tháng thì đến cuối 2008, họ chỉ có việc làm khoảng 10 ngày/tháng,trong đó số ngày làm các công việc xây dựng giảm khoảng 70%, các côngviệc khác như khuân vác, chuyển đồ, thu dọn vệ sinh… giảm khoảng 30%.Tiền tiết kiệm hàng tháng trung bình giảm mạnh và hầu như không có

Trong Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 (

Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009).

Ở Biểu 02 Lực lượng lao động tại 1/9/2009 chia theo giới tính, nhóm tuổi, thành thị/ nông thôn, 6 vùng kinh tế - xã hội và hai thành phố

Trang 11

lớn (trang 114) cho thấy tổng dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên là 64.421.000

người, trong đó lao động ở nông thôn là 44.690.600 người ( chiếm 69,37 %)

Và trong số đó, số người tham gia vào hoạt động lao động là 49.301.900người, khu vực nông thôn có 38.364.800 người, số người thất nghiệp ở khuvực nông thôn 1.678.600 người ( chiếm 4,37 %) Ở thành thị có 608.000người thất nghiệp trong số 13.937.100 người tham gia hoạt động lao động (chiếm 4,45 %) Như vậy , số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp

hơn so với thành thị Tuy nhiên ở Biểu 2.15 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên, 1/9/2009 như sau:

báo cáo chỉ ra: “ Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế có trình độ đại học trở lên cảu khu vực thành thị năm 2009 cao gấp 7 lần so với khu vực nông thôn”( phần 1: các phát hiện chính, trang 11) Điều này lí giải cho thực trạng thiếu

việc làm của lao động nông thôn, thiếu kĩ năng, trình độ và đào tạo chuyênmôn, nghiệp do vậy rất khó để tìm kiếm, tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp

ổn định

Trang 12

Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của cơ

quan này cũng cho thấy: “ tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi hiện là 4,31%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là

5,24% Tỷ lệ lao động nữ thiếu việc làm cao hơn lao động nam”.(Bài: Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị gấp đôi nông thôn, 7/10/2010, nguồn VNECONOMY).

1.2 Thực trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn hiện

nay.

Hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) cókhoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niênnông thôn chiếm khoảng 51,5% Đây là lực lượng quan trọng trong pháttriển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.Thanh niên nông thôn dámnghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,vươn lên thoát nghèo Tuy nhiên, thực tế hiện nay là thanh niên nông thônđang có hạn chế lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp lại ít có

cơ hội được đào tạo nghề nghiệp: “Thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5% trong tổng số thanh niên cả nước và có đến 94,7% không có chuyên môn nghiệp vụ” ( Minh Hòa, bài : Tạo nhiều “kênh” việc làm cho

thanh niên nông thôn, vovnew, 30/10/2010).

Theo điều tra của Ban Thanh niên nông thôn, Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí minh, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong thanh niênnông thôn thấp hơn 4 lần so với thành thị; trình độ cao đẳng, đại học trở lêncủa thanh niên nông thôn thấp hơn 6 lần so với thanh niên thành thị Quakhảo sát thanh niên tại một số tỉnh thành cho thấy vấn đề việc làm đang làmột vấn đề nòng thu hút sự quan tâm của thanh niên:

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w