1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án Người trong bao

8 23,1K 245

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Ngày soạn: 27/02/2013 Ngày dạy: 15/03 - 19/03/2013 GVHD: Nguyễn Trường Sơn Tiết: GSTT: Trần Thị Kiều Oanh Phân môn: Văn học NGƯỜI TRONG BAO (2 tiết) A.P. Sê – Khốp I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm : xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. 3. Thái độ - Có thái độ căm ghét và đấu tranh với sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng cao đẹp. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN * Giáo viên: - Giáo án - Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 11 - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2 - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 2 * Học sinh: - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2 - Vở ghi - Vở soạn 1 III. PHƯƠNG PHÁP - Kết hợp phương pháp diễn giảng, phát vấn gợi mở, thảo luận nhóm và nêu vấn đề IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: 3 phút Sê – khốp bước vào phiên chợ văn chương với tư cách là “ đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực”, bước vào lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. Những tác phẩm của ông là “những khám phá và sáng tạo, mở ra cho người xem một vùng trời tâm hồn Nga và có thể là rộng hơn; nhiều người của nhiều dân tộc cũng đã thấy mình trong đó.” Những tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc, đầy chất suy tưởng và xúc cảm nghệ thuật của nhà văn về những hiện tượng rất đời thường của cuộc sống đã khiến cho chúng ta không khỏi giật mình suy nghĩ. Người trong bao là một tác phẩm xuất sắc, nêu lên được những vấn đề thời sự và cấp bách không chỉ với xã hội Nga đương thời mà còn có giá trị với tất cả các dân tộc trên thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt H Đ 1: Hướng dẫn đọc hiểu phần tiểu dẫn TT1: Tìm hiểu về tác giả - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn 1, 2, 3 và cho biết những nét chính về cuộc đời nhà văn Sê – khốp? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: 10 phút a. Cuộc đời - A. P. Sê – khốp (1860 – 1904). Sinh ra trong một gia đinh buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan- rốc, bên bờ biển A-dôp. - 1884, tốt nghiệp, khoa Y, đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va, Sê-khôp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa. - 1887, giành giải thưởng Puskin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. - 1900, được bầu làm Viện sĩ danh dự viện 2 GV: Những đóng góp của ông trong nền văn học Nga và nhân loại? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung TT2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm GV gọi HS đọc tác phẩm GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Người trong bao ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Bối cảnh xã hội Nga lúc bấy giờ có gì đặc biệt? Gv yêu cầu Hs tóm tắt tác phẩm? Hàn lâm khoa học Nga - 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước. b. Sự nghiệp → Sự nghiệp sáng tác đồ sộ ở nhiều thể loại: - Hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa - Nhiều vở kịch có giá trị - Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khôp là sự giản dị, thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm → Nhà văn Nga kiệt xuất, đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. 2. Tác phẩm: 10 phút a. Hoàn cảnh sáng tác - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1898, sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm, biển Đen. - Hoàn cảnh xã hội: xã hội nước Nga đang nghẹt thở dưới bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề cuối XIX. Môi trường ấy đã sản sinh ra những kiểu người kì quái như Bê-li- côp. b. Tóm tắt tác phẩm - SGK 3 - GV: Có thể chia văn bản thành mấy phần? Đó là những phần nào ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản TT1: Tìm hiểu nhân vật Bê – li – cốp khi còn sống GV: Ấn tượng của em về ngoại hình của Bê – li – cốp? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Tìm những chi tiết miêu tả thói quen, lối sống của Bê – li – cốp ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung c. Bố cục → Có hai cách chia: - Chia theo cuộc đời Bê-li-côp: + Bê-li-côp khi còn sống + Bê-li-côp khi đã qua đời - Chia theo diễn biến truyện + Phần chữ nhỏ 1: Cuộc trò chuyện ở gian nhà kho, trong đêm đi săn về muộn giữa hai người bạn: bác sĩ I-van I-va-nưt và thày giáo Bu-rơ-kin. + Phần chính văn: Chân dung và cuộc đời Bê- li-côp + Phần chữ nhỏ 2: Nhận xét của I-van I-va- nưt – người nghe chuyện II. Đọc – hiểu văn bản 1.Hình tượng nhân vật Bê – li – cốp khi còn sống: 15 phút • * Ngoại hình - Gương mặt: tái nhợt, rầu rĩ - Trang phục: Đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm. • * Thói quen - Vật dụng để trong bao : ô, đồng hồ, dao gọt bút chì - Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ cổ đứng lên. - Lỗ tai nhét bông, khi ngồi xe ngựa thì kéo mui xe lên. - Buồng ngủ chật như cái hộp. Khi ngủ, kéo chăn trùm đầu kín mít →Một bức chân dung kì quái, khác thường. 4 GV: Qua cách miêu tả này, em có cảm nhận ban đầu như thế nào về Bê-li-côp? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Em hãy chỉ ra những nét tính cách của Bê – li – cốp? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Quan hệ và ảnh hưởng của Bê-li- côp với mọi người trong trường, trong thành phố được miêu tả như thế nào? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung • * Tính cách - Khát vọng mãnh liệt: Thu mình vào một cái vỏ,tạo ra cho mình một thứ bao để ngăn cách - Ý nghĩ của mình cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nhỏ, to nào. - Tôn sùng quá khứ, trốn tránh thực tại: dạy tiếng Hi Lạp, một thứ tiếng không có tình thời sự → tìm cách sống an toàn. - Ưa thích những cái rõ ràng: chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán… → sống máy móc, giáo điều, rập khuôn như cái máy vô hồn - Cô độc, nhút nhát, sợ hãi mọi điều, lúc nào cũng “sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” • Quan hệ với mọi người - Duy trì mối quan hệ tốt đối với bạn đồng nghiệp bằng cách đến nhà, ngồi im như phổng độ một giờ rồi cáo từ. - Giáo viên, hiệu trưởng thậm chí cả thành phố đều sợ hắn: các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ 7, nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài, người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách… - Tự tin, tự hào về cách sống gương mẫu, trong sạch của mình, nhưng không hề biết rằng mọi người chung quanh ghê sợ, khinh ghét, chế giễu mình. Do vậy, khi bị vẽ tranh châm biếm, thấy chị em Va-ren-ca đi xe đạp, bị cư xử thô bạo, hắn không hiểu, không chấp nhận được. 5 GV: Nhận xét của em về chân dung của Bê – li – cốp? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung Tiết 2 TT2: Hướng dẫn tìm hiểu cái chết của Bê – li – cốp. GV: Nguyên nhân nào dẫn tới cái chết của Bê-li-cốp và ý nghĩa của cái chết đó? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Về cái chết của Bêlicốp ngoài những nguyên nhân trên, nguyên nhân sâu xa hơn nữa là gì? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Thái độ của mọi người trong thành phố đối với Bêlicốp trước và sau khi y chết ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Cuộc sống của mọi người có thay đổi gì không sau cái chết của Bê –li - côp ? Vì sao ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Từ cái chết của Bêlicôp và hiện tượng Bêlicôp, nhà văn muốn cảnh báo → Là một dị nhân trong cuộc sống thường nhật. a. 2. Cái chết của Bê – li – cốp: 10 phút b. - Va chạm với Cô-va-len-cô, Va-ren-ca nhìn thấy hắn bị té, cười phá lên → Tiếng cười đó đã “chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời Bê-li-côp”. - Sâu sa hơn đó là cái chết của Bêlicốp là tất yếu: với tạng người, cách sống của y, tất trước sau cũng phải tự tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt -> Cái chết là vỏ bao tốt nhất mà Bêlicốp mong muốn. - Trước khi chết: sợ hãi, căm ghét - Sau khi hắn chết: cảm thấy như thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng. - Cuộc sống lại diễn ra như cũ (nặng nề,mệt mỏi, vô vị, tù túng) -> Do ảnh hưởng, tác động nặng nề dai dẳng của lối sống, kiểu người Bêlicốp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga đương thời. => Hiện tượng, kiểu người, lối sống Bêlicôp mang tính phổ quát, điển hình. Nó sống lâu dài như một hiện tượng xã hội, một quy luật trong lịch sử phát triển của loài người, không chỉ ở nước Nga mà thôi. 3. Ý nghĩa hình tượng “cái bao”: 7 phút 6 điều gì ? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung TT 3: Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng “cái bao” GV: Hình ảnh cái bao mang ý nghĩa gì? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV: Từ ý nghĩa hình ảnh “cái bao”, em hãy nêu tư tưởng chủ đề của truyện? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung TT4: Tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật GV: Truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc nghệ thuật nào? (Cách kể chuyện, ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng…) HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết - Nghĩa đen: vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa - Nghĩa bóng: cuộc đời và số phận của Bê-li- cốp - Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga.Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do ↔ Chủ đề tư tưởng của truyện. - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với XH. - Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi. 4. Đặc sắc nghệ thuật: 8 phút - Ngôi kể: - Ngôi kể thứ 3, khách quan; truyện lồng trong truyện. - Giọng kể : mỉa mai, châm biếm mà bình thản. - Xây dựng nhân vật điển hình - Đối lập giữa các kiểu người. - Xây dựng biểu tượng - Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện. III. Tổng kết: 10 phút 1. Nghệ thuật - Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng cho một giai tầng xã hội. - Giọng điệu kể chuyện một cách châm rãi, u 7 buồn, giễu cợt một cách sâu cay. 2. Ý nghĩa văn bản - Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với “cái bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “ con người không thể sống mãi thế được” 4.Củng cố: 10 phút - Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm 5.Dặn dò: 1 phút - Nắm vững nội dung bài học - Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền V. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Quảng Nam, ngày tháng 03 năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Nguyễn Trường Sơn Trần Thị Kiều Oanh 8 . Oanh Phân môn: Văn học NGƯỜI TRONG BAO (2 tiết) A.P. Sê – Khốp I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao của một bộ trí. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN * Giáo viên: - Giáo án - Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 11 - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2 - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 2 * Học sinh: - Sách giáo khoa Ngữ văn. kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga.Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do ↔ Chủ đề tư tưởng của truyện. - Lên án, phê phán

Ngày đăng: 02/02/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w