Thế giới tự nhiên thật xinh đẹp, thế giới vật chất mà con người tạo ra thì càng phong phú và đa dạng. Trời xanh, mây trắng, màu xanh của nước, màu đỏ của mặt trời, màu vàng chanh, các đồ trang sức bằng vàng, các dụng cụ bằng bạc, các thiết bị điện màu đen, những toà nhà màu xám,…
1 Viện mỹ thuật trường đại học thanh hoa trung quốc CẤU THÀNH MÀU SẮC (giáo trình của chuyên ngành thiết kế mỹ thuật- arts and design) Nhà xuất bản mỹ thuật hồ bắc - 2004 2 Chương 1. Màu sắc và cấu thành màu sắc Tiết 1. Màu sắc 1. Khái niệm về màu Thế giới tự nhiên thật xinh đẹp, thế giới vật chất mà con người tạo ra thì càng phong phú và đa dạng. Trời xanh, mây trắng, màu xanh của nước, màu đỏ của mặt trời, màu vàng chanh, các đồ trang sức bằng vàng, các dụng cụ bằng bạc, các thiết bị điện màu đen, những toà nhà màu xám,… Tất cả chúng muốn tạo ra cho chúng ta một cảm giác về vẻ đẹp thì bắt buộc phải có những điều kiện sau: Ánh sáng Chúng ta hãy thử nghĩ xem, bên trong một miếng sơn đen hoặc bên trong một căn phòng tối, thì sẽ gần như mất đi khả năng nhận biết về màu sắc. Để cảm nhận được một màu sắc đầu tiên cần phải có ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng không phải ngang bằng với màu sắc, mà chúng chỉ là khách thể để tạo ra cảm nhận về màu sắc. Thị giác bình thường Một người mù hoặc một người bị mù màu thì không có khả năng cảm nhận về màu sắc. Vật thể khách quan Đối tượng của sự cảm nhận về màu sắc bắt buộc phải tồn tại. Sự khác biệt về màu sắc Cho dù là vật thể lớn hay vật thể nhỏ, chỉ cần liếc nhìn là có thể thu được ấn tượng ở trong mắt, bởi vì chúng có sự khác nhau về màu sắc, bao gồm cả sự khác nhau về mức độ nông cạn của hình dáng vật thể. Do vậy, ta có thể nhận biết được các loại vật thể có hình dáng khác nhau, bởi vì ta nhìn thấy được hình dạng của chúng, mà hình dạng khác nhau thì màu sắc xuất hiện theo đó cũng khác nhau. Rất khó tưởng tượng nếu như xung quanh chúng ta chỉ có một màu sắc, khi đó còn có gì để thị giác của chúng ta hoạt động? Điều đó cũng giống như vẽ một hình vẽ có màu trắng ở trên một trang giấy trắng, vậy làm thế nào để nhìn thấy hình vẽ đó. Do vậy, chỉ có màu sắc thì mới có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hình dáng của vật thể. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa về màu sắc như sau: Màu sắc chính là cảm giác của mắt tạo ra khi có sự kích thích của ánh sáng. Loại ánh sáng này bao gồm cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. 2. Biểu hiện của màu sắc Trên các bức tranh cổ, những bức vẽ trên tường cũng đã thể hiện được những màu sắc đơn thuần và sinh động, màu sắc trên những bức tranh của thời Ai Cập và Hy Lạp cổ đã thể hiện được những phong cách trang sức rất hoàn hảo, những tấm kính màu huyền bí 3 trong các giáo đường, những tổ hợp màu sắc hài hòa ấm cúng ở thời kỳ đế quốc La Mã, đường tam sắc của Trung Quốc, màu sắc nạm khảm trên ghế bảo thạch Arập,…, đã thể hiện được những đặc trưng văn hóa của các dân tộc khác nhau. Trong thế giới màu sắc, từ rất sớm các nhà nghệ thuật gia nhạy cảm đã tiến hành nghiên cứu sự vận dụng và biểu đạt của màu sắc. Trong nghệ thuật của thời kỳ chủ nghĩa cổ điển phương tây, màu sắc chỉ giới hạn ở 3 loại, đó là màu đen, màu trắng và màu xám. Để làm cho các bức vẽ xinh động hơn, người ta cũng đã điều chế thêm một số các màu sắc khác, từ đó có được hiệu quả nghiêm trang theo chủ nghĩa hiện thực. Da vinci đã phản đối mãnh liệt phương pháp so sánh màu, ông đã dùng những lớp màu rất nhỏ để vẽ. Còn Rembrandt thì được coi là nhà họa gia kinh điển của phương pháp vẽ đối chiếu sáng tối, trong các tác phẩm của ông, màu sắc đã biến thành quang năng mang tính vật chất hóa. Các họa gia theo trường phái Ấn tượng cũng đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu đối với thế giới tự nhiên, từ đó đã đạt được một giai đoạn hoàn toàn mới trong biểu hiện màu sắc giữa vật thể và ánh sáng. Đặc biệt là Monet “ông không những đã mở rộng việc vận dụng loại màu sắc đơn thuần, mà còn sử dụng những nét vẽ nhỏ và ngắn ở tất cả các bộ phận, từng điểm một được vẽ ở trên chất liệu vải, từ đó đạt được sự sinh động giữa các đường nét và ánh sáng”. Các họa gia sau này thì phản đối việc sử dụng hình thức “chủ nghĩa khách quan” để miêu tả thế giới tự nhiên, đề sướng ra hình thức nghệ thuật từ cảm nhận chủ quan và cảm nhận của bản thân, đồng thời từ đây sẽ cải tạo được các hiện tượng khách quan, cường điệu trong việc vẽ ra các kết cấu nội tại của khách thể, biểu hiện được tính ổn định và tính cụ thể của chúng, coi trọng về hình thức, các đường nét cấu thành cũng như các khoanh màu (miếng màu), để tạo ra được hiệu quả trang sức và cảm giác về không gian. Các họa gia có tính đại biểu như: Paul Cezanne, Van Gogh, P.Gauguin, họ đã làm cho kết cấu màu sắc phát triển đạt đến giai đoạn có tính logic. Trên bề mặt các tác phẩm của ông, đều thể hiện được sự dung hợp giữa hình dạng, tiết tấu và màu sắc. Theo trường phái Ấn tượng mới, còn được gọi là “trường phái điểm màu”, họ đã đem các miếng màu chuyển thành các điểm màu, họ cho rằng sự điều hòa của màu sắc có thể sẽ làm phá hoại mất lực hấp dẫn của màu sắc. Những điểm màu thuần khiết ở đây chỉ khi ở trong mắt của người quan sát thì mới phát huy được sự điều hòa. Mục đích của sự kết hợp giữa trường phái biểu hiện và trường phái ấn tượng là sử dụng các biện pháp về hình dạng và màu sắc để thể hiện được nội tâm và thể hiện tinh thần. Trên phương diện tạo hình thì mong muốn có được sự so sánh, sự uốn lượn và thay đổi; trên phương diện màu sắc thường dùng những màu sắc có độ màu cao, thậm chí không cho thêm màu điều hòa. 4 Klee, Dail, Joan Miro là những người đại diện cho trường phái chủ nghĩa siêu hiện thực, họ cho rằng, trong bức vẽ nên cường điệu sự kết hợp ngẫu nhiên, cũng như tái hiện chân thực của ý tưởng. Klee đã nói, “nghệ thuật không phải là mô tả những thứ mà có thể nhìn thấy, mà nó phải được kiến tạo từ những thứ không thể nhìn thấy”. Các tác phẩm của ông là đem những nhân tố hội họa như điểm, đường, mặt và không gian, dựa vào tri giác của bản thân cũng như phương pháp logic để tổ thành một thế giới phi hiện thực. Chủ nghĩa miêu tả hình tượng thì có 2 loại hình: một là xuất phát từ các hình tượng tự nhiên, từ sự miêu tả đơn giản của hình tượng cụ thể để thu được những nhân tố mang đặc trưng biểu hiện phong phú, hình thành những hình tượng đơn giản và có sự khái quát; hai là sự trừu tượng trong kết cấu hình học, phản ánh nghệ thuật biểu hiện theo xu thế từ thế giới bên ngoài chuyển vào đến thế giới nội tâm, từ việc miêu tả hình dáng bên ngoài của sự vật đến biểu hiện được tinh thần của con người. Quan niệm của trường phái này còn chịu ảnh hưởng của ngành công nghiệp và kỹ thuật, như tốc độ chuyển động, công suất của máy móc,…, những thứ này đều là những nhân tố mang tính trừu tượng đối với thị giác của con người. Các họa gia theo chủ nghĩa trừu tượng có tính đại diện nhất là nhà họa gia Piet Mondrian, ông cho rằng, hội họa cũng giống như âm nhạc, không nên vẽ những hình tượng cụ thể, mà thông qua những nhân tố hình thức của mình — màu sắc, đường, mặt, hình thể và sơ đồ để truyền đạt được những tình tiết có ảnh hưởng đến tâm linh của con người, kích thích sự tưởng tượng của con người. Những tác phẩm đại diện có “ Màu xanh thiên không”, hay “Những vòng tròn”,…. Trong hội họa của phương tây, ấn tượng về màu sắc tổng thể là đậm nét và phong phú. Hội họa truyền thống của Trung Quốc cũng biểu hiện được các mặt như thể tích, chất cảm, cảm nhận không gian,…, của vật thể. Màu sắc trên các bức tranh vẽ trên tường thì tương đối thô, màu sắc truyền thống thường là màu của đá và màu của cỏ cây, cộng với các công cụ đặc thù như bút, giấy, mực, nghiên,…, đã tạo thành một phong cách mang đặc sắc về màu sắc trong hội họa truyền thống của Trung Quốc. 5 Tiết 2. Cấu thành màu sắc 1. Khái niệm cấu thành Cấu thành mà chúng ta nói ở đây không phải là một loại trường phái trào lưu nghệ thuật, cũng không được đem nó so sánh tương đồng với việc thiết kế, mà nó chỉ một loại phương pháp tư duy của nhân loại. Học về cấu thành, một mặt rèn luyện về năng lực tư duy logic của lý tính và trừu tượng, đem những hiện tượng biểu hiện thị giác phức tạp chuyển thành những yếu tố cơ bản nhất; mặt khác cần theo đuổi được mục đích “thực hiện được giá trị sáng tạo”, tiến hành xử lý những yếu tố đã biết. Cấu thành không có yêu cầu về kinh tế hay yêu cầu về công năng cụ thể, bản thân của cấu thành không phải là “mục đích”, mà nó chỉ là một biện pháp để thực hiện mục đích, mục đích của nó chính là sự sáng tạo. “Cấu thành” là một danh từ, nó cũng là một động từ. Cấu thành khi là một danh từ thì ý nghĩa của nó là một hình thức của sự tập hợp; khi là một động từ thì ý nghĩa của nó là chỉ hành vi tổ hợp, hình thành hay kiến tạo. Cấu thành cần thiết phải có các yếu tố của sự cấu thành; cần phải có phương pháp cấu thành, tức là mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố với nhau. Việc rèn luyện cấu thành cũng như một học giả phải đi học về từ vựng và ngữ pháp, có khi thể hiện sự đơn thuần, nhàm chán, nhưng cũng như một ngôi sao thể thao hay một diễn viên nổi tiếng thì không thể không coi trọng hay không có những công việc rèn luyện cơ bản, chỉ có thông qua hàng nghìn, hàng vạn lần rèn luyện những động tác cơ bản thì mới có thể phát huy được những trình độ siêu việt. Đối với một nhà thiết kế giỏi mà nói, việc rèn luyện về cấu thành chỉ là một quá trình rèn luyện những quy luật cơ bản nhất, trong quá trình thiết kế cụ thể, những vấn đề cơ bản này sẽ dựa theo những chủ đề khác nhau mà phát sinh những biến đổi khác nhau. 2. Khái niệm về cấu thành màu sắc Cấu thành màu sắc là một bộ phận tổ thành quan trọng trong quá trình rèn luyện cơ sở của cấu thành, căn cứ vào nguyên lý cấu thành, đem màu sắc tổ hợp lại với nhau theo những nguyên tắc quan hệ nhất định nào đó, tạo ra (điều phối được) những màu sắc đẹp phù hợp với mục đích, quá trình điều phối này được gọi là quá trình cấu thành màu sắc. Những yếu tố cơ bản của cấu thành màu sắc là: sắc màu, độ sáng và độ màu. Trong rèn luyện cơ bản, thường bắt đầu từ hình thành màu sắc và nguyên lý tri giác, từ các phương diện như: tính chất vật lý của màu sắc, tâm lý màu sắc, sinh lý của cảm nhận màu sắc, nguyên tắc phối màu, điều hòa màu sắc,…, để tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống. Màu sắc có ảnh hưởng lớn nhất đến chúng ta vẫn thuộc về phạm trù tâm lý học, ví 6 dụ như màu đỏ và màu xanh lam sẽ tạo cho tâm lý con người những kích thích khác nhau: màu đỏ làm cho con người cảm thấy hưng phấn, ấm áp; màu xanh lam làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, lạnh lẽo. Đồng thời các yếu tố của đối tượng như tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…, cũng đều bao hàm cả những nhân tố tâm lý rất phức tạp. Bản thân của ánh sáng là không có màu sắc, mà màu sắc chỉ được sinh ra trong mắt và trong não của con người. Do đó, những nguyên lý tri giác của các bộ phận liên quan đến mắt, cũng như hiệu ứng tâm lý của màu sắc đều là những nội dung quan trọng trong cấu thành màu sắc mà cần phải nghiên cứu. Các nhà nghệ thuật và mỹ thuật đều rất coi trọng sự biểu hiện của màu sắc, từ góc độ mỹ thuật tiến hành nghiên cứu những phương pháp phối màu nhất định, từ đó tìm ra được những màu sắc lý tưởng. 7 Tiết 3. Dạy và học về màu sắc 1. Mục đích của việc dạy và học về màu sắc Cấu thành màu sắc là lấy lý thuyết khoa học về màu sắc làm tiền đề cho một môn học cơ sở trong giáo dục mỹ thuật, môn học này được thông qua các phương thức giảng dạy logic để truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản về các tính chất vật lý, sinh lý, tâm lý của màu sắc cũng như các phương diện mỹ thuật học về màu sắc, đồng thời thông qua một hệ thống luyện tập các bài tập có khối lượng lớn, làm cho sinh viên có được cảm giác về màu sắc, từ những sở thích cá nhân thăng hoa tới những cái đẹp về màu sắc có ý nghĩa phổ biến hơn, rộng hơn và khoa học hơn, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho sinh viên, cuối cùng đạt được mục đích trong sự vận dụng và biểu hiện tự do đối với màu sắc. 2. Yêu cầu dạy và học về màu sắc 2.1. Trên phương diện lý thuyết cần tìm hiểu rõ về quy luật cơ bản mang tính khoa học của màu sắc, để tạo thuận lợi cho các phương pháp rèn luyện kỹ năng, đồng thời nắm chắc được các yếu tố của màu sắc. 2.2. Thông qua các bài tập thực tiễn để ứng dụng các kiến thức đã học, các bài tập bắt buộc phải phù hợp với yêu cầu của môn học. Trong phạm vi giới hạn nhất định tìm ra được tính năng có thể biểu hiện ở mức độ lớn nhất. 2.3. Tất cả các bài tập đều được vẽ bằng tay. Máy tính chỉ được sử dụng để luyện tập kỹ năng và vẽ ra các bản thảo. 3. Phương pháp học tập 3.1. Đọc giáo trình một cách nghiêm túc, dùng bút để vẽ ra các điểm quan trọng. 3.2. Mỗi bộ phận đều có các tác phẩm mô phạm tương ứng, dựa theo nội dung của môn học tiến hành quan sát và nghiên cứu. 3.3. Căn cứ vào quy định của đề mục, tiến hành luyện tập theo hình thức phát triển dần theo chiều sâu. Cấu thành màu sắc là một môn học có tính thực tiễn rất lớn, khi sử dụng tài liệu này nhất định trên tay phải cầm theo bút vẽ, để thực hành việc điều hoà màu sắc cụ thể,…. 4. Công cụ dùng cho học tập 4.1. Màu nước (màu trắng được chuẩn bị nhiều hơn, 2 bài tập đầu tiên bắt buộc sử dụng màu nước, còn những bài tập về sau thì có thể được phối hợp với một số loại màu khác). 4.2. Giấy vẽ màu nước, giấy vẽ phác thảo, đều có thể sử dụng được (khi thi thường sử dụng giấy vẽ phác thảo). 4.3 Các loại bút lông dùng để vẽ. 8 4.4. Hộp và đĩa phối màu. 4.5. Các dụng cụ khác: bút chì, tẩy, thước, compa, băng dính hai mặt, hộp bút,…. 5. Bố trí môn học và khối lượng bài tập 5.1. Bố trí môn học Modul thứ nhất khoảng 32 tiết, Modul thứ hai khoảng 20 tiết, Modul thứ 3 khoảng 24 tiết, Modul thứ 4 khoảng 28 tiết, Modul thứ 5 khoảng 16 tiết. Tổng số là 120 tiết. 5.2. Khối lượng bài tập Số lượng bài tập không nhỏ hơn 12-15 trang. Khoảng 20 loại bài tập theo trong sách. Mỗi Modul tốt nhất nên có một bài thi, cũng có thể căn cứ vào những yếu điểm trong quá trình thi để tiến hành luyện tập bồi dưỡng thêm. Cuối cùng phải bố trí phần luyện tập tổng hợp, phần luyện tập này được bố trí ở trước quá trình thi hết môn, nó cũng là phần chuẩn bị cho quá trình thi. Câu hỏi: 1. Khái niệm màu sắc là gì? 2. Môn học cấu thành màu sắc và môn học tô màu có gì khác nhau? 9 Chương 2. Bản chất của màu sắc Tiết 1. Nguồn sáng Yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng ta có thể cảm nhận được màu sắc chính là ánh sáng. Ánh sáng là nguyên nhân tạo ra màu sắc, màu sắc là kết quả của cảm nhận từ ánh sáng. Màu sắc và ánh sáng có mối quan hệ với nhau như mẹ và con, không thể phân tách ra khỏi nhau được. Chúng ta gọi những vật thể có khả năng tự phát sáng là nguồn sáng. Ánh sáng từ nguồn sáng được phân ra thành 2 loại: một loại là ánh sáng tự nhiên, chủ yếu là ánh sáng từ mặt trời; còn một loại là ánh sáng nhân tạo, như ánh sáng của đèn điện, ánh sáng của đèn khí gas, ánh sáng của nến,… Ánh sáng mặt trời là đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhất về màu sắc. 1. Ánh sáng từ nguồn sáng Ánh sáng từ nguồn sáng cũng được gọi là ánh sáng thẳng. Từ mặt trời hoặc từ đèn điện phát ra những tia sáng thẳng chiếu lên vật thể, những tia sáng này đều có khả năng trực tiếp đi vào trong mắt của chúng ta, nhưng những ánh sáng quá chói, như ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng từ đèn chiếu có độ sáng mạnh,…, do mức độ kích quang quá lớn, nếu chiếu liên tục vào mắt trong một thời gian dài sẽ làm cho con người rất khó chịu, cũng có thể là làm tổn hại cho mắt. 2. Ánh sáng phản xạ Góc nhìn của con người thường theo chiều ngang hoặc chiều hướng xuống dưới, do vậy phần nhiều các tia sáng khi đi vào mắt thường là những tia sáng đã gặp phải vật thể và bị phản xạ lại hoặc dạng thấu xạ (ánh sáng xuyên suốt). Ánh sáng phản xạ là hình thức tia sáng đi vào mắt người phổ biến nhất. Thông thường, màu sắc là màu của ánh sáng phản xạ từ vật thể hoặc từ vật liệu màu. 3. Ánh sáng thấu xạ (ánh sáng xuyên suốt) Ánh sáng từ nguồn sáng hoàn toàn xuyên qua vật thể, hoặc một nửa được xuyên qua vật thể, sau đó tia sáng mới đi vào mắt người, đó được gọi là ánh sáng thấu xạ. Những loại thủy tinh màu đều thuộc loại màu sắc của ánh sáng thấu xạ. 10 Tiết 2. Màu sắc và ánh sáng Có ánh sáng thì mới có màu sắc. Ánh sáng đi vào thị giác có 3 phương thức: ánh sáng từ nguồn sáng, ánh sáng phản xạ và ánh sáng thấu xạ. Trong đó, ánh sáng phản xạ là nguồn gốc chủ yếu tạo ra sự kích thích của thị giác. Khi loại ánh sáng này kích thích đến võng mạc của thị giác, thần kinh thị giác sẽ truyền sự kích thích này đến khu thần kinh trung ương trên não bộ, từ đó tạo ra cảm giác về màu sắc, một khi cảm giác này được liên hệ tới vật thể thì chúng ta sẽ nhận biết được màu sắc của vật thể đó. Ví dụ, quả lê có màu vàng, lá cây có màu xanh. Từ đó có thể thấy, để tạo ra màu sắc cần phải trải qua quá trình sau: Nguồn sáng → Vật thể → Mắt (thần kinh thị giác) → Não bộ (thần kinh trung ương) → Tạo ra phản ứng cảm giác về màu (tri giác). 1. Ánh sáng có thể nhìn thấy Trên phương diện vật lý, ánh sáng thuộc loại sóng điện từ có bước sóng nhất định, chúng tồn tại trong vũ trụ cùng với các tia bức xạ từ vũ trụ, tia r, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng rada, sóng vô tuyến điện, sóng điện giao lưu…, ánh sáng thường được dùng bước sóng để biểu thị. Phạm vi bước sóng của tia bức xạ điện từ rất rộng, bước sóng ngắn nhất là tia bức xạ vũ trụ, dài nhất là sóng điện giao lưu. Trong bức xạ điện từ chỉ những tia có bước sóng từ 380nm – 780nm thì mắt người mới có khả năng nhìn thấy, phạm vi này được gọi là ánh sáng có thể nhìn thấy (hình 1). Ánh sáng có bước sóng 780nm, tương ứng là màu đỏ, ánh sáng có bước sóng 380nm là màu tím, còn lại ở khoảng giữa thì: 580nm là màu vàng, 610nm – 590nm là màu da cam, 570nm -500nm là màu lục, 500nm – 450nm là màu xanh lam. Khi bước sóng lớn hơn 780nm là tia hồng ngoại, nó cũng bao gồm cả sóng điện do Radio thu được; ngược lại, bước sóng nhỏ hơn 380nm là tia tử ngoại, nó cũng bao gồm cả tia X dùng trong y học (tia X quang). Tia vũ tr ụ Tia r Tia X Điện lưu Tím 380nm Vàng 580nm Đỏ 780nm Ánh sáng có thể nhìn thấy Hình 1 Tia tử ngo ại Tia hồng ngo ại Sóng Rada Sóng vô tuyến [...]... tượng về màu sắc cho con người Tức là đối với những người không chuyên về màu sắc thì cũng không tạo thành những sai sót lớn Tên của những loại màu sắc lưu hành phần nhiều mang khái niệm của màu sắc nguyên có, như màu xám tro, màu xám mai cua,… Câu hỏi: 1 Màu sắc được hình thành như thế nào? 2 Ý nghĩa của màu cố hữu là gì? 13 Chương 3 Thuộc tính của màu sắc Tiết 1 Phạm trù của màu sắc Màu sắc có thể... các yếu tố có màu và không màu (trắng và đen) Phần gần với yếu tố không màu sẽ có độ màu thấp, cách càng xa yếu tố không màu thì độ màu sẽ Đen Hình 3 càng cao Độ màu Nếu cắt sơ đồ màu sắc lập thể theo hướng trục tung, thì các sắc màu trên mặt cắt sẽ biểu thị 2 sắc màu tương hỗ với nhau, phía cạnh ngoài là màu sắc có độ màu cao, còn bên trong là màu sắc Trắng Màu sáng Màu thuần khiết Màu trung bình... chất màu (vật liệu màu) và hỗn hợp màu chồng lặp 1 Hỗn hợp chất màu Ba màu nguyên trong hỗn hợp giảm màu là: đỏ, vàng và lam, đem 3 màu này hỗn hợp với nhau theo tỷ lệ thích hợp, sẽ thu được rất nhiều màu sắc 27 Màu đỏ cờ hỗn hợp với màu vàng chanh sẽ thu được màu da cam; màu vàng hỗn hợp với màu lam sẽ thu được màu xanh lục; Màu đỏ hỗn hợp với màu lam sẽ tạo ra màu tím Màu da cam, lục và tím là 3 màu. .. giảm dần từ độ màu của màu đỏ đến độ màu của màu xám Tức là ta sẽ thu được những màu sắc có độ màu cao, độ màu trung bình và độ màu thấp (như hình vẽ màu 4 phần phụ lục) Trong màu sắc, độ màu của các màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam và tím là cao nhất Còn loại không màu (đen, trắng, xám) thì do không có sắc màu, nên độ màu của chúng bằng không Ngoài sự ảnh hưởng của bước sóng đến độ màu ra, độ mẫn... có: màu đỏ hoa hồng, màu đỏ ngọc, màu đỏ da cam,…, đó là đặc tính của sắc màu, sự khác nhau giữa chúng là sự khác nhau về sắc màu; còn một màu sắc mà khi ta cho thêm vào đó màu trắng hoặc màu đen để hình thành nên màu đỏ thẫm, màu đỏ nhạt,…, thì thuộc sự khác nhau về độ sáng Các nhà khoa học đã đem các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím,…, sắp xếp thành một vòng tròn màu sắc, nếu thêm vào đó một màu. .. khiết của màu sắc Khi cho các thành phần khác vào một màu nào đó thì sẽ làm cho độ màu của nó giảm xuống Phương pháp phân chia độ màu như sau: lựa chọn ra một sắc màu có độ màu 15 tương đối cao, như màu đỏ thẫm, sau đó lấy một màu xám trung bình (màu xám được tạo thành từ sự hỗn hợp giữa màu trắng và màu đen), sau đó cho màu đỏ thẫm và màu xám hỗn hợp trực tiếp với nhau, hỗn hợp tạo thành sẽ có độ màu giảm... làm cho độ màu của các màu sắc hỗn hợp đều tăng lên, thành phần của hỗn hợp càng nhiều, thì độ sáng của màu hỗn hợp sẽ càng cao Ba màu cơ bản trong hỗn hợp tăng màu là: Red, Blue, Green, nếu đem 3 màu này hỗn hợp với nhau theo những tỷ lệ thích hợp thì sẽ thu được các màu sắc khác nhau Màu red và Green hỗn hợp với nhau tạo thành màu Yellow, màu Green hỗn hợp với màu Blue tạo thành màu Cyan, màu Blue... trung bình Độ sáng có độ màu thấp Phần phía trên của mặt cắt là màu sắc có độ sáng cao, còn phần phía dưới là màu sắc Màu tối có độ sáng thấp (hình 4) Đen Hiện nay sử dụng tương đối nhiều là 3 loại màu Hình 4 sắc lập thể: màu sắc lập thể Munsel của Hoa Kỳ, màu sắc lập thể Ostwald của Đức và màu sắc lập thể do Nhật bản nghiên cứu Dưới đây sẽ trình bày cụ thể từng loại 2 Màu sắc lập thể Munsel Tím P... ngang, màu đỏ tinh khiết nhất sẽ nằm ở phần đỉnh nhọn của hình quả trứng (hình 13) Phương pháp biểu thị màu sắc là: sắc màu - độ sáng - độ màu, ví dụ 4 - 14- 4, 4 là sắc màu da cam, 14 21 đại diện cho độ sáng nghiêng về phía dưới ở đường trung tâm, độ màu 4 biểu thị cho khoảng giữa của trục không màu với độ màu cao nhất Như vậy, màu này sẽ gần với màu nâu 5 Ứng dụng màu sắc lập thể 5.1 Sơ đồ của màu sắc. .. nhận của sắc màu tạo thành trực giác cho con người Yêu cầu: a Dựa vào trình tự sắp xếp của vòng màu để lựa chọn ra những sắc màu, cũng như số lượng các bậc màu b Toàn bộ sắc màu đều được dùng màu sắc có độ màu cao, chú ý điều tiết các màu chính trên bề mặt vẽ, đặc biệt là sự dịch chuyển bên ngoài của một nửa vòng màu, cần dựa theo số lượng bậc màu cần thiết ở một giai đoạn nào đó, để hình thành bề . 2. Khái niệm về cấu thành màu sắc Cấu thành màu sắc là một bộ phận tổ thành quan trọng trong quá trình rèn luyện cơ sở của cấu thành, căn cứ vào nguyên lý cấu thành, đem màu sắc tổ hợp lại với. được) những màu sắc đẹp phù hợp với mục đích, quá trình điều phối này được gọi là quá trình cấu thành màu sắc. Những yếu tố cơ bản của cấu thành màu sắc là: sắc màu, độ sáng và độ màu. Trong. đầu từ hình thành màu sắc và nguyên lý tri giác, từ các phương diện như: tính chất vật lý của màu sắc, tâm lý màu sắc, sinh lý của cảm nhận màu sắc, nguyên tắc phối màu, điều hòa màu sắc, …, để