Đem 2 hoặc lớn hơn 2 màu sắc bố trí gộp lại với nhau, thông qua một khoảng cách không gian nhất định, khi đó trong thị giác của con người sẽ hình thành một hỗn hợp màu
sắc, đó được gọi là hỗn hợp không gian, nó còn được gọi là màu sắc sắp xếp. Điểm khác biệt của loại hỗn hợp này so với hai loại hỗn hợp ở trên là (cả hỗn hợp tăng màu và hỗn hợp giảm màu đều được hỗn hợp ở bên ngoài thị giác, sau đó mắt mới nhìn thấy) bản thân màu sắc của nó là không có sự hỗn hợp chính thức, mà nó chỉ dựa vào một khoảng không gian nhất định để tạo thành quá trình hỗn hợp màu.
Hỗn hợp không gian là được hoàn thành bên trong thị giác của con người, nên nó còn được gọi là điều hòa thị giác. Loại hỗn hợp mà dựa vào khoảng cách không gian và thị giác sẽ làm cho lượng ánh sáng kích thích đến con người tăng lên. Do đó, so với hỗn hợp giảm màu, thì độ sáng của nó cao hơn, độ màu cũng phong phú hơn, tạo ra được cảm giác về không gian. Ví dụ, khi màu đỏ hỗn hợp trực tiếp với màu lam sẽ cho ra màu tím có độ sáng thấp nhất, còn nếu sử dụng dạng hỗn hợp không gian thì sẽ thu được màu xám trung bình.
Hiệu quả của hỗn hợp không gian được quyết định bởi 3 mặt: một là bản chất của miếng màu, tức là hình dáng cơ bản trong việc bố trí, như điểm màu nhỏ (hình tròn hoặc hình vuông), đường màu, ô lưới, hay hình dáng không có quy tắc,… Cách sắp xếp càng có thứ tự, hình dáng càng nhỏ, thì hiệu quả hỗn hợp càng đơn thuần, càng yên tĩnh, nếu không sẽ tạo thành hiện tượng rối loạn khi hỗn hợp, không tạo thành cảm giác về hình tượng. Hai là, cường độ giữa các màu bố trí cạnh nhau, tính so sánh càng lớn thì khoảng cách nhìn thấy càng xa. Ba là, khoảng cách gần hay xa của người quan sát, cùng là một vật thể, nhìn gần sẽ thấy rõ sự phân lớp, nhìn xa sẽ có cảm giác sáng tối như là trung tính. Trong in ấn, các điểm nhỏ trên lưới in chỉ có thông qua kính phóng đại thì chúng ta mới có thể nhìn rõ (hình vẽ màu 10 phần phụ lục). Khi in màu người ta đã sử dụng cả hỗn hợp giảm màu và hỗn hợp màu trung tính (nguyên lý hỗn hợp không gian, hình vẽ màu 11 phần phụ lục). Màu sắc trên Tivi cũng là lợi dụng nguyên lý hỗn hợp màu không gian mà thành (hình vẽ màu 7 phần phụ lục).
Bài tập:
1. Luyện tập hỗn hợp sắc màu bổ sung (hình vẽ màu 53 phần phụ lục) Mục đích:
Sau quá trình hỗn hợp sắc màu bổ sung mong muốn đạt được màu xám trung tính, thông qua quá trình luyện tập này sẽ tìm được những mối quan hệ chính xác của các màu bổ sung. Hỗn hợp sắc màu bổ sung cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để điều hòa màu sắc dựa vào các màu bổ sung.
a. Tốt nhất là lựa chọn những sắc màu có cường độ so sánh cao để luyện tập như: đỏ và lục, vàng và tím, hay da cam và lam.
b. Cần điều tiết tốt bậc màu bên trong hộp màu. Phương pháp:
Chọn một đôi màu bổ sung, hỗn hợp giữa hai màu này sẽ tạo thành hệ màu bổ sung biến đổi giảm dần, sau đó đưa chúng vào trong hình vẽ trừu tượng tạo thành bản vẽ. 2. Màu chồng lặp (hình vẽ màu 54 phần phụ lục)
Mục đích:
Dựa vào quy luật của phương pháp hỗn hợp giảm màu để tính được hiệu quả của màu chồng lặp, lấy ít để tính ra nhiều, từ đó tạo ra sự biến đổi phong phú về màu sắc. Yêu cầu:
a. Tiến hành vẽ trên nền giấy trắng, các hình vẽ không cần phải chiếm hết diện tích giấy vẽ.
b. Giữa các hình với nhau phải có sự chồng lặp, diện tích chồng lặp không được quá nhỏ. c. Cần chú ý nghiên cứu đến hiệu quả thấu sáng, cần phân biệt rõ khu màu nào ở phía trên, khu màu nào ở phía dưới.
d. Dùng màu nước để luyện tập phương pháp màu chồng lặp. Phương pháp:
Lựa chọn từ 3 đến 4 sắc màu có độ sáng trung bình hoặc cao (các màu nhạt sẽ dễ dàng diễn đạt được hiệu quả của sự thấu sáng). Tiến hành chồng lặp sắc màu thứ 3 hay sắc màu thứ 4 cần được căn cứ theo nguyên lý dịch chuyển để xác định, mà không phải là đem tất cả mấy sắc màu đó cùng chồng lặp lên với nhau (bởi vì bột màu nước có tính không thấu sáng, nên nó chỉ tạo ra được cảm giác của sự chồng lặp).
3. Hỗn hợp không gian (hình vẽ màu 55-61 phần phụ lục) Mục đích:
Phân tích theo tích chất vật lý cũng như nhận biết một số nguyên tố cơ bản của cấu thành màu sắc, nắm vững quy luật hỗn hợp màu sắc, đồng thời vận dụng những quy luật này trong việc tạo ra những hiệu quả màu sắc phù hợp với yêu cầu.
Yêu cầu:
a. Các miếng màu và đường màu không được quá lớn, quá thô (miếng màu có kích thước khoảng 5mm, đường màu là 2mm), màu hỗn hợp ít một chút sẽ cho hiệu quả tốt hơn. b. Lựa chọn một tác phẩm có màu sắc phong phú (một tác phẩm về đồ họa, hay tác phẩm về phim ảnh đều được, tránh những bề mặt có màu nguyên), hình dạng của tác phẩm không nên quá phức tạp.
c. Bài tập này khi khoảng cách quan sát gần xa khác nhau hì hiệu quả của nó cũng không thể giống nhau, khi nhìn gần sẽ thấy mờ, còn khi nhìn xa sẽ thấy rõ nét hơn.
Phương pháp:
a. Lựa chọn một phương pháp hỗn hợp màu, dùng phương pháp bố trí các miếng màu nhỏ, hay một đường màu, điểm màu đều được. Sau khi xác định, tiến hành vẽ các ô hoặc các đường ở trên trang giấy bài tập.
b. Dùng những đường màu mờ phân chia những phần lớn thành các phần nhỏ hơn, sau khi phân tích tiến hành điền các màu vào các ô hoặc các đường đó.
c. Tiến hành vẽ lên từng khu một. Sau khi vẽ xong, cần dán lên ở một khoảng cách xa một chút để quan sát, từ đó xác định được màu sắc có chính xác hay không.
Kích thước: 20cm × 20cm
Câu hỏi:
1. Hỗn hợp màu không gian nghiêng về hỗn hợp tăng màu hay hỗn hợp giảm màu? tại sao? ý nghĩa của việc luyện tập bài tập là gì?
Chương 5. So sánh màu
So sánh màu là chỉ khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 màu được đặt cùng nhau, do chúng tác dụng tương hỗ lẫn nhau mà tạo thành những hiện tượng khác nhau. Trong thị giác của con người, có thể nói bất kể một màu sắc nào đều tồn tại ở trạng thái so sánh, hoặc tồn tại ở những điều kiện tương đối. Bởi vì, bất kể một vật thể nào hay một màu sắc nào thì cũng không thể tồn tại đơn độc được, mà chúng đều được thể hiện ra từ một chỉnh thể nhất định; còn tri giác của chúng ta thì cũng không thể đơn độc để nhận biết được một loại màu sắc, mà nó là cảm nhận được các bộ phận từ một chỉnh thể nhất định. Nói một cách khác, sự nhận biết một màu sắc nào đó có quan hệ tới môi trường tồn tại của nó.
Ví dụ, với những sinh viên học về màu sắc, khi mới bắt đầu học tập thì thường xuất hiện những vấn đề, như: pha màu sắc là tương đối chuẩn, thế nhưng khi vẽ lên bề mặt giấy vẽ thì lại cảm thấy không chuẩn, có những học sinh thậm chí mỗi một lần đưa bút vẽ khi đến trước đối tượng cần vẽ thì lại so sánh một lần, nhưng kết quả thì vẫn là cảm thấy màu sắc không giống nhau. Nguyên nhân ở đâu? Đầu tiên cần hiểu rõ có 3 yếu tố không giống nhau, đó là: đối tượng, bảng pha màu và bề mặt vẽ. Cùng một màu sắc, nhưng ở mỗi một vị trí khác nhau có thể đạt được những hiệu quả không giống nhau về cảm giác. Do vậy, khi quan sát màu sắc, cần nhớ rõ mối quan hệ so sánh giữa các đối tượng khách quan, chỉ cần có được cảm giác tổng thể trên bề mặt là “được”, thì màu sắc của nó là “chuẩn” rồi. Từ đó cho thấy, sự tồn tại của so sánh đối với thị giác là tuyệt đối, nhưng đối với hiệu quả so sánh thì chỉ là tương đối.
Tiết 1. Một số hiện tượng tri giác của màu sắc