Diện tích màu và sự cân bằng

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 44 - 45)

Trong quá trình phối màu, lượng màu là bao nhiêu thì mới thể hiện được sự cân bằng hơn và đẹp hơn? Ta lấy ví dụ về diện tích của một màu thuần khiết: Tính cân bằng của một màu thuần khiết được quyết định bởi 2 nhân tố là độ sáng và diện tích.

goethe đã căn cứ vào độ chói sáng của ánh sáng màu để định ra tỷ số của độ sáng màu thuần khiết như sau:

Vàng : da cam: đỏ : tím : lam : lục = 6 : 8 : 6 : 3 : 4 : 6

Để duy trì được sự cân bằng của lượng màu, thì diện tích của màu sắc phải là tỷ lệ nghịch với độ sáng của màu sắc. Ví dụ, màu vàng có độ sáng cao hơn màu tím là 3 lần, để đạt được màu sắc hài hòa thì màu vàng chỉ cần diện tích bằng 1/3 so với diện tích của màu tím là được. Mối quan hệ cụ thể giữa chúng được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Quan hệ cân bằng của lượng màu

Hạng mục Vàng Da cam Đỏ Tím Lam Lục

Độ sáng 9 8 6 3 4 6

Diện tích 3 4 6 9 8 6

Từ bảng trên có thể thấy, tỷ số tương đối về sự hài hòa của các màu sắc bổ sung nhau như sau (hình vẽ màu 21 phần phụ lục):

Vàng : tím = 3 : 9 = 1 : 3 = 1/4 : 3/4 Da cam : lam = 4 : 8 = 1 : 2 = 1/3 : 2/3 Đỏ : lục = 6 : 6 = 1 : 1 = 1/2 : 1/2

Ta lại thấy tỷ số của sự hài hòa giữa các màu nguyên và các màu trung gian như sau:

Vàng : da cam = 3 : 4 Vàng : đỏ = 3 : 6 Vàng : lam = 3 : 8 Vàng : lục = 3 : 6 Đỏ : da cam = 6 : 4 Đỏ : lam = 6 : 8 Đỏ : tím = 6 : 9 Lam : lục = 8 : 6 Lam : tím = 8 : 9 Lam : lục = 8 : 6 Da cam : lục : tím = 4 : 6 : 9

Những tỷ lệ cân bằng như trình bày ở trên, nếu chỉ so với những màu thuần khiết mà nói, nếu như thay đổi độ màu của bất kỳ một màu nào trong đó thì tỷ lệ diện tích cân bằng của chúng cũng sẽ thay đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)