Màu liên tưởng là khi con người nhìn thấy một màu nào đó thường làm cho ta liên tưởng đến những sự vật liên quan, những sự vật này có thể là một vật cụ thể nào đó, cũng có thể chỉ là một khái niệm trừu tượng. Sự liên tưởng màu sắc có mối quan hệ mật thiết tới những kinh nghiệm sống hàng ngày của con người. Ví dụ, đối với màu đỏ, chúng ta có thể liên tưởng đến những vật cụ thể như: mặt trời, ngọn lửa, lá cờ đỏ, màu đỏ của hoa tươi,…, nhưng cũng có thể tạo ra sự liên tưởng mang tính trừu tượng, như: cách mạng, sự nhiệt tình; hay như màu đen, làm cho ta liên tưởng đến những vật cụ thể như: quần áo đen, xe hơi màu đen, đêm đen,…; cũng có thể làm liên tưởng đến những khái niệm trừu tượng như: sự chết chóc, tuyệt vọng,…
Từ mặt tâm lý học mà nói, liên tưởng là sản phẩm của tri giác, nó không chỉ có tác dụng đến cơ quan thị giác của con người, mà còn ảnh hưởng đến cả các cơ quan cảm giác khác như: thính giác, vị giác, xúc giác,…
2.1. Màu sắc và âm thanh
Ví dụ nói: khi điều tiết màu tạo ra sự huyên náo, hoặc khi phối hợp hai màu với nhau tạo ra sự hài hòa, vậy thì sự huyên náo và hài hòa ở đây thuộc phạm vi của thính giác. Trên thực tế, từ rất sớm đã có người tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa màu
sắc với thính giác, đặc biệt là với âm nhạc, đồng thời cũng đã kiến lập được hệ thống định lượng giữa giá trị dao động của sóng âm và sóng ánh sáng. Thông thường những âm tần thấp sẽ có được cảm giác trầm tĩnh, nó đại diện cho màu sắc có độ màu thấp, còn âm tần cao đại diện cho màu sắc có độ màu cao; âm tiết rõ ràng biểu thị cho sự đơn thuần, âm tiết phức tạp thì tạo ra cảm giác hỗn loạn. Tình cảm của âm thanh có thể sử dụng sắc màu để truyền đạt. Trên thế giới đã có một số trường học cho người tàn tật, các thày giáo đã sử dụng âm nhạc để truyền đạt về khái niệm màu sắc cho những sinh viên mù màu, như một đoạn âm nhạc sôi động biểu thị cho màu đỏ, một đoạn âm nhạc vui vẻ biểu thị cho màu vàng, âm nhạc trang trọng biểu thị cho màu đen, âm nhạc du dương biểu thị cho màu lam nhạt,…
2.2. Màu sắc và xúc giác
Mối quan hệ giữa màu sắc và xúc giác cũng có cùng nguyên lý như trên, như vật thể màu đỏ và màu lam, mặc dù chúng được làm từ cùng một chất liệu, nhưng dùng tay sờ vào sẽ làm cho con người có được những cảm nhận khác nhau về xúc giác, vật thể màu hồng cho cảm giác cứng và ấm áp, vật thể màu xanh lam cho cảm giác mềm mại, lạnh lẽo; cũng như vậy, vật thể có màu sáng sẽ cho cảm giác sạch sẽ hơn vật thể có màu tối.
2.3. Màu sắc và vị giác, khứu giác
Mối quan hệ giữa màu sắc với vị giác cũng làm cho con người phải chú ý, bởi vì một màu sắc thích hợp có thể làm cho con người ăn ngon miệng hơn. Khi chúng ta thưởng thức một món ăn ngon, thường được gọi là “sắc hương vị” rất tuyệt, như vậy màu sắc ở đây đã được đặt lên ở vị trí thứ nhất trong cách nói này. Các nhà tâm lý học cho rằng, những thực phẩm có màu sắc sáng sẽ dễ ăn hơn so với những thực phẩm có màu tối, còn những thực phẩm có màu ấm và màu lạnh thì không có ảnh hưởng lớn đến khẩu vị của con người. Ví như, thường căn cứ vào sắc màu để phân ra thành: màu đỏ thường đại diện cho cảm giác cay; màu da cam đại diện cho cảm giác ngọt thơm; màu vàng đại diện cho cảm giác chua ngọt; màu lục – lam đại diện cho cảm giác của vị chua gắt; màu cà phê đại diện cho vị đắng; màu tím đại diện cho vị khó ngửi; màu trắng đại diện cho vị nhạt; màu xám đại diện cho những thực phẩm không ngon; màu đen được điều tiết với những màu đậm khác sẽ tạo ra cảm giác đậm đặc.
Màu sắc còn có thể tạo ra tác dụng với khứu giác. Thường thấy nhất là từ một màu sắc làm ta liên tưởng đến một loài hoa thơm nào đó, như màu trắng làm cho ta liên tưởng đến mùi thơm của loài hoa bách hợp, hoa dạ hương; màu hồng đào làm cho ta liên tưởng đến mùi thơm của hoa đào. Màu sắc có khả năng tạo ra cảm giác về mùi thơm tốt nhất chính là màu vàng - lục.
Vui vẻ, sầu muộn, bi ai là những từ ngữ về mặt tình cảm thường gặp nhất, màu sắc cũng có những đặc trưng để biểu đạt đối với chúng. Khi điều hòa những màu vui có thể xem xét đến những cảm giác về sự vui vẻ, náo nhiệt, phấn khởi,…; những màu ấm có độ màu cao thường lấy màu đỏ làm màu chủ đạo, nó thường được kết hợp với màu vàng và màu lục. Điều hòa những màu sắc sầu muộn thường xem xét đến những cảm giác buồn bã, xung đột,… Điều hòa những màu sắc bi ai thường xem xét đến cảm giác đau thương, chết chóc,…
2.5. Màu sắc và mùa
Màu vàng - lục là màu sắc cường điệu cho đặc trưng của mùa xuân, bởi vì nó có thể làm cho ta liên tưởng đến sự nảy lộc của chồi non. Màu vàng là màu tiếp cận gần nhất với ánh sáng mặt trời, nó cũng là màu thể hiện cho những vườn hoa xuân. Hoa ngọc lan màu trắng, hoa đào màu hồng, hoa hạnh ngân, hoa mẫu đơn, đều biểu thị về tính khách quan, trình tự về màu sắc thiên nhiên của mùa xuân.
Mùa hè ánh nắng mặt trời chiếu rất mạnh, thế giới tự nhiên khi đó cho dù là về hình dáng hay màu sắc thì đều thể hiện được sự hào hoa, giữa các màu sắc với nhau phần lớn là sự so sánh giữa các sắc màu có độ sáng cao.
Mùa thu trời rất trong xanh, đó là mua thu hoạch. Màu sắc tượng trưng phần lớn là màu da cam, màu táo, màu lê, màu nho, màu lá vàng,… Mùa thu rất ít thấy màu xanh lục, ngoài màu lục của những cây thường xanh ra, còn những loại cây khác đều chuyển sang màu vàng, da cam hay màu nâu có độ màu thấp.
Khi thế giới tự nhiên chịu ảnh hưởng tác động của mùa đông băng giá, tuyết phủ, khi đó cảm giác rất tiêu cực, màu sắc ít, phần nhiều là màu xám. Nhưng trong mùa đông cũng có những loài hoa như hoa mai, hoa thủy tiên, hoa lan, tùng tuyết, hoa băng,…, cũng làm cho chúng ta cảm giác được nét đẹp của thiên nhiên.
2.6. Màu sắc và thời gian
Thời gian tâm lý của con người cũng có liên quan đến màu sắc. Các nhà nghiên cứu màu sắc của Mỹ đã chỉ rõ: trong môi trường ánh sáng màu có bước sóng dài, có thể làm cho con người cảm giác là trải qua một thời gian như dài hơn; còn trong môi trường ánh sáng màu có bước sóng ngắn, thì sẽ có cảm giác thời gian như ngắn hơn. Do vậy, đối với những quán ăn nhanh, để làm cho tốc độ luân chuyển khách nhanh thì người ta bố trí các đồ gia dụng có màu đỏ hoặc màu da cam là thích hợp, còn đối với những cơ quan làm việc, hay giường bệnh thì tốt nhất là điều tiết những màu lạnh, để làm cho con người quên đi sự dài ngắn của thời gian.
Trong một ngày cũng vậy, sáng, trưa, chiều, tối cũng có thể liên tưởng đến những màu sắc thời gian khác nhau. Buổi trưa dùng những màu vàng, hay vàng – da cam để biểu
thị sự kích thích và nóng lực do ánh nắng mặt trời chiếu xạ. Chiều gần tối dùng những màu sắc có độ sáng trung bình. Tối đêm thường dùng màu lam có độ sáng thấp để biểu thị, dùng những điểm màu vàng – da cam để biểu thị ánh sáng đèn.
Mặc dù trên phương thức lưu trữ tư duy của con người cũng có những chỗ sợ hãi như nhau, nhưng sự liên tưởng của màu sắc vẫn có liên quan tới kinh nghiệm đặc thù của từng người. Ví dụ: một người nào đó khi được nhìn qua hiện trường của một vụ giết người, tận mắt người đó nhìn thấy máu chảy ra mặt đất, thì màu đỏ sẽ tạo ra cho người đó cảm giác sợ hãi trong một khoảng thời gian dài. Còn đối với người khác mà nói, nếu như anh ta ngỏ lời yêu một cô gái mà cô gái đó thường mặc áo đỏ, thì màu hồng trong tim anh ta đại diện cho sự mềm mại, đáng yêu.