Màu tượng trưng

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 71 - 75)

Khi một màu sắc nào đó được liên tưởng tới một khu vực nhất định, trong một phạm vi thời gian nhất định mà được một dân tộc, một đoàn thể xã hội nào đó chấp nhận và có thể mở rộng, thì khi đó sẽ tạo thành màu sắc tượng trưng. Màu sắc tượng trưng sẽ thể hiện được tính “cộng hợp” trong sự liên tưởng của màu sắc, tính năng này được con người phát triển thành phổ biến, sau đó hình thành một loại hình thức diễn đạt sự vật mang tính đặc thù. Như thời cận đại của Trung Quốc, màu đỏ thường tượng trưng cho cách mạng, người dân rất nhạy cảm với màu đỏ, thậm chí đến mức độ hoang đường, đến thời kỳ thống trị của Quốc Dân Đảng thì mọi người đều mang giấu những mảnh vải màu cờ đỏ đi, khi đó màu đỏ lại tạo ra cảm giác nghi ngờ; còn đến thời kỳ “cách mạng văn hóa”, nếu nói ghét màu đỏ hoặc cự tuyệt với màu đỏ lại bị coi là không có cách mạng thậm chí là phản cách mạng. Do đó có thể thấy được uy lực của màu sắc tượng trưng. Mặt khác màu sắc tượng trưng lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường khu vực và văn hóa dân tộc, cùng một màu như nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới sẽ biểu thị những thông tin khác nhau. Ví dụ, màu vàng trong quan niệm truyền thống của Trung Quốc là màu của đế vương, do đó nó tượng trưng cho sự cao quý và uy nghiêm; còn ở Âu Mỹ do phổ cập theo đạo Cơ đốc giáo nên màu vàng là màu áo của kẻ phản bội, nên nó tượng trưng cho sự tuyệt vọng; trong đạo Thiên chúa thì màu vàng tượng trưng cho sự chết chóc. Hay ví dụ như màu trắng, trong con mắt của người Trung Quốc thì màu trắng là màu tang tóc, còn đối với người Châu Âu thì màu trắng lại là màu vui vẻ, ý nghĩa của chúng là hoàn toàn trái ngược nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 71 - 75)