Nhà nghiên cứu màu sắc học eaton đã tiến hành so sánh, phân tích đối với 3 loại hình dạng cơ bản là hình vuông, hình tam giác và hình tròn, cùng với 3 màu nguyên là: đỏ, vàng và lam, kết quả cho thấy: liên quan của màu đỏ với đường thẳng của hình vuông, liên quan của màu vàng với đường nghiêng của hình tam giác, liên quan của màu lam với đường cong của hình tròn, sẽ có được tính biểu hiện tốt hơn, mối quan hệ cụ thể của chúng như sau:
Đặc trưng của hình vuông là có 4 góc nội tiếp đều là góc vuông, còn 4 cạnh bên là bằng nhau và vuông góc với nhau, chúng được sử dụng để tượng trưng cho cảm nhận về vật thể, cảm nhận về trọng lượng, cảm nhận về tính ổn định. Trong chữ hán, các chữ “Vi”, “Quốc”, “Điền” đều được dùng hình vuông để biểu hiện về một khu vực, hay một giới hạn về thổ địa, các đường thẳng đứng và đường nằm ngang liên kết với nhau thể hiện một loại cảm giác chặt chẽ. Tính cứng cáp, ổn định, nặng nhọc của màu đỏ cũng giống như tính trang trọng và giới hạn của hình vuông và hình lập phương.
Bản chất của hình tam giác nhọn là sự giao nhau của 3 cạnh để tạo thành 3 góc nhọn nội tiếp bên trong, từ đó tạo thành hiệu quả tích cực, hoạt bát. Hình tam giác nó đại diện cho hầu hết những hình dạng có cạnh nằm nghiêng, như: hình lăng trụ, hình bậc thang, hình răng cưa,…
Hình tròn là quỹ đạo chuyển động xung quanh một tâm nhất định, ở một khoảng cách nhất định, nó có cảm giác ngược với cảm giác của hình vuông, làm cho con người cảm nhận được tính lưu động phong phú, nhanh nhẹn, ôn hòa. Một số kiến trúc của Trung Quốc cổ đại đã được kiến tạo theo dạng hình tròn, chẳng hạn như: Thiên Đàn, nó tượng trưng cho sự tín ngưỡng; còn trong cung điện của Hoàng đế thì thường sử dụng loại hình 4 cạnh, như: Cố cung, nó tượng trưng cho quyền uy. Hình tròn đại diện cho tất cả những hình dạng có đặc điểm của đường
cong, như: hình bầu dục, hình sóng, đường xoắn ốc,…
Nói một cách khái quát, hình vuông tượng trưng cho sự vật bị giới hạn, hình tam giác tượng trưng cho tư tưởng, hình tròn đại diện cho tinh thần không ngừng vận động. Nếu như cần tìm được những hình tượng ứng với những sắc màu thì có thể từ màu da cam tìm được dạng hình tứ
Đỏ Da cam Vàng Lục Tím Lam
giác có cạnh bên không bằng nhau, màu xanh lục sẽ tìm được hình tam giác có cạnh bên là dạng cong, màu tím tìm được hình bầu dục,… (hình 19).
Trong một bức tranh, đặc tính biểu hiện của hình dạng và màu sắc nên được phát sinh đồng thời với nhau. Cũng có thể nói, năng lực biểu hiện của hình dạng và màu sắc nên có sự bổ trợ cho nhau. Từ mối quan hệ tương tự của hình dạng có thể có được: khi sự biểu hiện của màu sắc và hình dạng tương đối đồng nhất với nhau, thì hiệu quả của chúng chính là phương pháp cộng hợp. Đương nhiên, tính đồng nhất này chỉ là tương đối. Nếu như một bức tranh do màu sắc quyết định đến khả năng biểu hiện, thì nên dùng các biện pháp phát triển hình dạng của chúng dựa trên màu sắc; còn một bức tranh cường điệu về hình dạng và kết cấu, thì nên phát triển màu sắc dựa trên hình dạng của nó.
Tiết 3. Màu sắc và vị trí