Nguyên lý đồng nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 67 - 68)

Thị giác của con người khi có sự kích thích của màu sắc nó sẽ truyền đạt những thông tin thị giác đến não bộ, khi đó thông tin thị giác này được lưu trữ ở một dạng ký hiệu. Nếu như loại ký hiệu này không kiến lập được mối quan hệ với những ký hiệu khác tồn tại trong não bộ, thì thông tin thị giác này sẽ không có ý nghĩa. Chỉ khi kiến lập được một mối quan hệ nào đó, tức là khi những thông tin thị giác này có được mối quan hệ với cảm giác kinh nghiệm tồn tại trong não bộ thì nó mới có ý nghĩa. Ví dụ: chúng ta đem rất nhiều những chữ Hán sắp xếp với nhau không theo một quy luật nào cả, khi đó chúng ta cảm nhận được là loại thông tin không có ý nghĩa, nhưng nếu như chúng ta sắp xếp chúng theo một trình tự ngữ pháp nhất định, thì những ký hiệu chữ Hán này sẽ phát sinh sự “cộng hưởng” đối với những kinh nghiệm tồn tại bên trong não bộ của chúng ta, từ đó làm cho ta hiểu được. Trong các sáng tác văn học, các sáng tác về âm nhạc, hay màu sắc cũng đều như vậy. Những bài thơ khó hiểu, những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng chính là do chúng đưa ra những thông tin về thị giác, thích giác, đều không kiến lập được những mối liên quan với những kinh nghiệm tồn tại trong não bộ của số đông khán giả, vì thế ý nghĩa hoàn chỉnh của nó rất khó được lý giải. Hiện tượng này trong tâm lý học được gọi là

Đối với khái niệm màu sắc cụ thể mà nói, căn cứ theo nguyên lý đồng nhất trong tâm lý học, một loại màu sắc có thể hình thành quan hệ “đồng nhất khác chất” đối với vật thể, từ ngữ trừu tượng, hay một loại tình cảm nhất định,…, từ đó làm cho màu sắc có được ý nghĩa, hình thành công năng biểu hiện thế giới hiện thực của màu sắc.

Như trên đã trình bày, nguồn gốc tạo ra cảm giác màu sắc là từ sự kích thích vật lý của ánh sáng đến mắt, nó có khả năng tạo ra một hiệu ứng tâm lý phức tạp bởi là vì cảm nhận màu sắc của thị giác hình thành được mối quan hệ đồng nhất với những ký ức kinh nghiệm mà bình thường đã có ở trong não bộ con người, từ đó làm cho màu sắc biến thành một khái niệm trừu tượng luôn luôn tồn tại trong não bộ.

Cho dù màu sắc tạo thành một loại khái niệm trừu tượng, nhưng khi con người diễn đạt màu sắc vẫn thường có thói quen dùng những ngôn ngữ tương đối “đại khái”, mà không phải là sử dụng những con số chính xác của màu sắc để miêu tả nó. Đó là vì những ký ức của màu sắc vẫn luôn có mối quan hệ rất mật thiết với những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Kinh nghiệm về màu sắc có quan hệ tới quá trình sinh trưởng của một con người, con người đối với kinh nghiệm về màu sắc thì đương nhiên tồn tại một mặt là về tính đặc thù của nó (cá tính), đồng thời cũng tồn tại một mặt về tính xã hội của nó. Dưới đây chúng ta sẽ trình bày về một số mặt, như: màu liên tưởng, màu tượng trưng, màu đam mê.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)