So sánh liên tục

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 36 - 38)

So sánh liên tục chính là hiện tượng mà chúng ta nhìn được từ đầu đến cuối. So sánh liên tục lại được phân ra thành 2 loại là so sánh liên tục dương và so sánh liên tục âm. So sánh liên tục dương là chỉ sau khi đã mất đi sự kích thích mãnh liệt, màu sắc trong một khoảng thời gian rất ngắn vẫn lưu lại ở trong mắt chúng ta. Ví dụ: khi nhìn thấy một màu đỏ, khi lấy mất màu đỏ đó đi thì trạng thái hưng phấn vẫn còn lưu lại trong mắt ta, làm cho khi đó nhìn thấy bất kỳ một màu sắc nào khác thì dù nhiều hay ít vẫn phản xạ lại một chút ánh sáng màu đỏ. So sánh liên tục âm được hình thành phía sau của so sánh liên tục dương, khi sự kích thích làm cho thị giác cảm thấy mệt mỏi, trong mắt sẽ xuất hiện một ánh sáng tương phản với ánh sáng cố hữu, như: giữa trời nắng chúng ta nhìn mặt trời, nhìn một lúc sau đó nhìn xuống đất sẽ xuất hiện vô số những điểm đen; ngoài ra, khi nhìn một vòng tròn màu xanh lục trên nền giấy đen, nhìn một lúc sau đó quay mắt sang nhìn vào một trang giấy trắng, thì trên trang giấy trắng sẽ xuất hiện một hình tròn màu đỏ. Chúng ta có thể dùng những màu sắc khác nhau để tiến hành loại thí nghiệm này, tạo ra hiện tượng so sánh liên tục chính là sự xuất hiện các màu bổ trợ tương đối của nó.

Khi quan sát một màu nào đó trong một khoảng thời gian dài, trong mắt sẽ bị kích thích quá độ hoặc khó chịu, tạo thành cảm giác không cân bằng, khi đó bản năng tự điều tiết, tự cân bằng của con người sẽ xuất hiện. Ta sẽ đi tìm sự cân bằng này từ 3 góc độ khác nhau:

2.1. Đi tìm màu bổ trợ tương đối: Theo quy luật thông thường, thị giác trong điều kiện độ sáng cao sẽ tìm ra được màu có độ sáng thấp, trong điều kiện độ sáng thấp sẽ tìm ra được màu có độ sáng cao; trong màu lạnh sẽ tìm ra được màu ấm, trong màu ấm tìm được màu lạnh. So sánh màu bổ trợ chính là linh hồn của quá trình so sánh màu, nó là sự quy nạp của so sánh màu, quan sát màu bổ trợ cũng chính là một quá trình quan sát cơ bản nhất. 2.2. Đi tìm toàn bộ sắc màu: Khi nhìn thấy toàn bộ vòng màu mắt sẽ có được sự cân bằng. Các màu nguyên, như: đỏ, vàng và lam có thể thay thế được tổng hòa các màu sắc, mắt chỉ đạt được sự tổng hòa này thì mới có được sự thoả mãn.

2.3. Đi tìm màu xám trung tính: Các nhà vật lý đã chỉ rõ, màu xám trung tính trong thị giác thì tác dụng đồng hóa và dị hóa của chúng là như nhau, mắt và não bộ chỉ có trong trạng thái màu xám trung tính thì mới có sự biến đổi ổn định. Loại màu xám này có thể được dùng hai màu đen và trắng để điều tiết tạo thành, cũng có thể sử dụng các sắc màu hỗn hợp sau đó dùng màu trắng điều tiết để tạo thành. Mắt người trong điều kiện màu xám trung tính thì cũng rất dễ bị nhận biết là một yếu tố có màu, thị giác không dễ xuất hiện sự nhầm lẫn.

Chỉ khi thị giác đạt đến trạng thái cân bằng, thì mắt mới có khả năng giảm bớt sự mệt mỏi. Rất nhiều các phòng phẫu thuật trên thế giới đã sử dụng màu xanh lục làm môi trường thao tác, quần áo của các bác sĩ cũng là màu xanh lục, từ quy luật của so sánh liên tục có thể thấy được điều này có tính khoa học rất cao. Trong các lĩnh vực thiết kế hiện đại, như: điện ảnh, tivi, quảng cáo, các dụng cụ thể thao (như quả bóng bàn có màu da cam), trang trí nội thất,…, đều được so sánh liên tục để cường điệu các ấn tượng truyền đạt tới thị giác và cũng là để giảm bớt sự căng thẳng cho mắt.

Từ các ví dụ trên có thể thấy, cho dù là so sánh đồng thời hay so sánh liên tục thì đều có thể tạo ra một loại cảm giác nhầm về màu sắc. Cảm giác nhầm do so sánh liên tục tạo thành có thể dễ dàng bị mất đi, còn cảm giác nhầm do so sánh đồng thời tạo thành thì không thể mất đi được, nó không có cách nào có thể thay đổi được. Do vậy, cảm giác nhầm là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người, nó là kết quả của thông tin bên ngoài tạo thành trong quá trình hoạt động bình thường của thị giác. Nếu một người mà không cảm nhận được hiện tượng nhầm trong cảm giác màu sắc thì chỉ có thể nói rằng hệ thống thị giác người đó có vấn đề.

Tiết 3. So sánh 3 thuộc tính của màu sắc

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 36 - 38)