Cảm giác ấm lạnh của màu sắc

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 62 - 64)

Ấm lạnh của màu sắc là thông qua những thói quen kinh nghiệm của bản thân để tạo ra một loại cảm giác, tuyệt đối không được sử dụng nhiệt độ để định lượng.

“Lạnh” và “Ấm” ở đây là 2 từ chỉ về kinh nghiệm đối với nhiệt độ. Như nhiệt độ của lửa, của mặt trời thì rất cao, ánh sáng da cam do chúng phát ra còn có cả công năng dẫn nhiệt, sau khi chiếu vào da người sẽ tạo ra cảm giác ấm áp. Hay như đại dương, băng, núi xa, tuyết trắng,…, lại có được công năng hút nhiệt, nhiệt độ của những nơi này đều tương đối thấp, nên nó tạo ra cảm giác giá lạnh. Những kinh nghiệm đời sống và sự tích lũy về ấn tượng này làm cho thị

giác được biến thành đường dẫn của xúc giác, chỉ cần nhìn thấy màu đỏ - da cam là tâm lý đã tạo ra một cảm gáic ấm áp, vui vẻ; hay khi nhìn thấy màu lam là cảm giác được sự lạnh giá, mát mẻ. Do vậy, từ góc độ sinh lý học về màu sắc mà nói, màu da cam được coi là màu ấm nhất, màu lam được coi là màu lạnh nhất. Trên vòng tròn màu, chúng được phân thành 2 cực: cực ấm và cực lạnh, gần với cực ấm được gọi là màu ấm, như màu đỏ,

màu đỏ - da cam, màu vàng,…; gần với cực lạnh gọi là màu lạnh, như: màu lam - lục, lam – tím,…; màu lục và màu tím được gọi là màu có mức độ ấm lạnh trung bình (hình 22).

Từ góc độ tâm lý học về màu sắc mà nói, còn có một nhóm màu lạnh - ấm, tức là có khái niệm trắng - lạnh, đen - ấm. Khi màu trắng phản xạ ánh sáng, cùng lúc đó nó cũng

Hình 22 Màu tím trung tính Đỏ - da cam (hệ màu ấm) Lục- lam (hệ màu lạnh) Màu lục trung tính

phản xạ cả nhiệt lượng; màu đen khi hấp thụ ánh sáng, cùng lúc đó nó cũng hấp thụ cả nhiệt lượng. Do đó, quần áo màu đen sẽ làm cho con người cảm thấy ấm áp, thích hợp với mùa đông, hay ở những nơi lạnh; quần áo màu trắng thích hợp với mùa hè, những nơi nóng. Chúng ta lấy ví dụ về mức độ hấp thụ nhiệt lượng: khi đầu đạn nguyên tử phát nổ, những người mặc trang phục có hoa văn sẽ có diện tích bị thương trên da tương đương với độ lớn nhỏ của các hoa văn, bộ phận có màu sẫm sẽ bị thương nặng hơn, bộ phận có màu sáng hơn chỉ bị thương nhẹ. Trang phục có màu trắng hoặc có màu gần với màu trắng sẽ bị thương rất ít, hoặc không bị thương.

Cho dù là màu lạnh hay màu ấm, khi cho thêm màu trắng vào sẽ làm tăng cảm giác lạnh, khi tăng thêm màu đen sẽ làm tăng cảm giác ấm. Trong cùng một sắc màu cũng có sự phân biệt về cảm giác ấm và lạnh. Ấm – lạnh trên thực tế chỉ là một khái niệm tương đối, như màu đỏ sẫm ấm hơn so với màu đỏ hồng; chỉ có quan hệ tương đối giữa màu da cam với màu lam mới là hai đầu cực của cảm giác lạnh và ấm.

Các nhà nghiên cứu màu sắc học của Nhật Bản đã dùng những từ ngữ tương đối để biểu thị được những đặc trưng tương phản về cảm giác ấm lạnh của màu sắc (bảng 5).

Bảng 5. Những từ ngữ tương đối thể hiện năng lực biểu hiện phức tạp của sự so sánh về ấm và lạnh

Màu lạnh Màu ấm

Âm ảnh Ánh sáng mặt trời

Sự thấu sáng Sự không thấu sáng

Yên tĩnh Kích thích Lỏng lẻo Chặt chẽ Cạn Sâu Xa Gần Nhẹ Nặng Nữ tính Nam tính Yếu Mạnh Ướt Khô Lý trí Sôi nổi

Hình đường cong trơn Hình đường thẳng vuông góc

Thu nhỏ Mở rộng

Lưu động Đứng yên

Lạnh tĩnh Náo nhiệt

Cần nói đến ở đây là: về mặt vật lý học thì nhiệt độ của màu là có sự khác nhau với cảm giác ấm lạnh của màu sắc, nhiệt độ của màu càng cao thì cảm giác càng lạnh, ngược lại nhiệt độ của màu càng thấp thì cảm giác càng ấm, ví dụ thanh sắt ở điều kiện

nhiệt độ cao, ở điều kiện nhỏ hơn 4000C là không màu, từ 400-7000C là màu đỏ sẫm, từ 700-10000C lại có màu đỏ tươi, còn lớn hơn 10000C thì lại là màu trắng. Bóng đèn dây tóc cũng như vậy, số wat càng thấp thì màu càng đỏ, còn số Wat càng lớn thì màu càng trắng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cấu thành màu sắc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)