1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DẠY HỌC HÒA NHẬP HS KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

35 2,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Lưu ý với giáo viên khi dạy học hòa nhập HS KTTT cấp trung học: môi trường lớp học, đồ dùng dạy học, điều chỉnh, quản lí hành vi… 4.. NHẬN DẠNG HS KTTT • Một số HS có hình thể không cân

Trang 1

DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH

KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ (HS KTTT)

CẤP TRUNG HỌC

Trang 2

3 Lưu ý với giáo viên khi dạy học hòa nhập

HS KTTT cấp trung học: môi trường lớp

học, đồ dùng dạy học, điều chỉnh, quản lí hành vi…

4 Các lĩnh vực và hoạt động hỗ trợ HS KTTT

về hành vi thích ứng

Trang 3

– Giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các

kĩ năng xã hội/liên hệ với người khác, sử

dụng tiện ích công cộng, tự định hướng, các

kĩ năng học đường chức năng, nghề nghiệp, giải trí, sức khỏe và an toàn

Xuất hiện trước tuổi 18

Trang 4

Phân loại các mức độ KTTT: Nhẹ, TB, Nặng, Nghiêm trọng

Trang 5

– Mục tiêu là ngôn ngữ chức năng

– Đến tuổi vào lớp 1 các kĩ năng tự chăm sóc tương đương với khoảng 2-3 tuổi

– Lên 14 tuổi: các kĩ năng tự chăm sóc cơ bản, hội thoại đơn giản và tương tác xã hội phối hợp

– Tuổi trí tuệ tương đương khoảng trẻ 6-8 tuổi

– Cơ hội nghề nghiệp hạn chế ở mức các công việc không đòi hỏi kĩ nang và cần được giám sát, hỗ trợ trực tiếp

Trang 6

Nguyên nhân gây khuyết tật trí tuệ

• Bẩm sinh, thiếu tháng: do di truyền, đột biến (bệnh Tớc-nơ, Clai-phen-tơ, đao), mẹ mắc bệnh (cúm,

sởi, …) khi mang thai, thai nhi suy dinh dưỡng,

thiếu iôt, sinh trước 37 tuần, …

• Do các bệnh về não: viêm não, viêm màng não, …

• Do tai nạn, chiến tranh: thai nhi bị nhiễm độc, bố hoặc mẹ bị nhiễm phóng xạ, chất độc màu da cam, các chất gây nghiện, …

Trang 7

KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Trang 9

NHẬN DẠNG HS KTTT

• Một số HS có hình thể không cân đối, ánh mắt, nét

mặt khờ dại

• Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài

• Khả năng phối hợp tay - mắt kém

• Tiếp thu chậm, mau quên

• Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ rất hạn chế

• HS hạn chế hoặc gặp khó khăn khi giải quyết 1 vấn đề

cụ thể

• Biểu hiện xúc cảm, tình cảm thất thường

• Nhiều HS có hành vi bất thường như: đánh bạn, gào thét, xé vở

• Tuy nhiên, mỗi HS KTTT đều có những mặt mạnh riêng như: thích vẽ, thích hát, thích hoạt động thể thao

Trang 10

Khuyết tật trí tuệ

• Các khiếm khuyết đi kèm

– 20-25% khiếm thị

– 10% khiếm thính

– Động kinh thường xảy ra ở khoảng 33%

– Bại não thường xảy ra ở 30-60% số người bị KTTT nặng

Trang 11

NHỮNG KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU

CỦA HS KTTT

• Những khả năng của HS bao gồm: Khả năng

phát triển thể chất và vận động; khả năng ngôn ngữ và giao tiếp; khả năng về nhận thức (nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính; khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy, chú ý, khả năng đọc, viết, tính toán, khả năng quan sát, nhận biết), khả năng biểu hiện tình cảm, khả năng tự phục vụ, khả năng hoà nhập cộng đồng

• Những nhu cầu của HS bao gồm: Nhu cầu phát triển thể chất (sinh học và an toàn), về tình

cảm (yêu thương và tôn trọng), về học tập, về

sở thích của HS

Trang 12

Khó khăn về khả năng tập trung chú ý

của HS KTTT

• Khó hướng sự chú ý vào nhiệm vụ

• Khó duy trì sự chú ý, khả năng tập trung bị ngắt quãng, gián đoạn

• Khó chú tâm vào ngôn ngữ nói

• Khó chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm

vụ khác

Trang 13

Khó khăn về khả năng ghi nhớ của HS KTTT

• Khó nhớ nội dung nếu chỉ được giới thiệu qua một kênh thông tin (thị giác hoặc

thính giác)

• Cần nhiều hoạt động và thời gian hơn HS khác để HS KTTT lưu giữ nội dung vào trí nhớ dài hạn

• Khả năng ghi nhớ ngắn hạn: có hạn và dễ quá tải

Trang 14

Khó khăn về khả năng tổ chức và quản lí thời gian của HS KTTT

• Thường muộn và thiếu tổ chức

• Hay lơ đễnh, hỏi về điều đã được trả lời

• Ghi chép chậm, khó làm theo hướng dẫn

• Cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm

vụ được giao.

• Lúng túng trong định hướng không gian, dễ bị lạc, khó làm theo chỉ dẫn.

Trang 15

Khó khăn khi HS KTTT đọc

• Đảo lộn trật tự từ, nhầm lẫn các từ giống nhau

Trang 16

Khó khăn khi HS KTTT viết

• Khó định hình kí tự, khoảng cách, dấu câu

và chữ viết hoa

• Lỗi chính tả, đảo lộn trật tự kí tự và từ

• Khó khăn trong việc xâu chuỗi

• Khó khăn với cấu trúc câu, ngữ pháp kém

• Khó khăn khi chép bài từ bảng, máy chiếu

và sách giáo khoa

Trang 17

Khó khăn khi HS nghe và nói

• Khó rút ra ý nghĩa từ lời nói

• Khó đọc các thông điệp phụ thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ngữ điệu, câu mỉa mai, châm biếm, nói giảm nói tránh hoặc nói quá

• Khó diễn đạt ý dù đã hiểu

• Khó mô tả sự kiện hoặc câu chuyện theo trình tự hợp lí

• Có vấn đề về ngữ pháp và hư từ

Trang 18

Khó khăn khi HS KTTT học toán

• Khó ghi nhớ các sự việc cơ bản

• Nhầm lẫn hoặc đảo lộn các con số, dãy hàm, dãy số, các kí tự toán tử

• Khó chép và đặt thẳng hàng cột

• Khó đọc và hiểu các từ

• Có vấn đề về khả năng suy luận và các khái niệm trừu tượng

Trang 19

Khó khăn khi HS KTTT học môn chung

• Thiếu kiến thức cơ bản trong mọi lĩnh vực

• Thiếu kiến thức cơ bản để hiểu vấn đề liên quan đến văn hóa

Trang 21

Bốc đồng: miêu tả HS phản ứng nhanh chóng trước các kích thích của MTXQ mà không suy nghĩ Phản ứng này thường không đúng và do đó HS thường học tập và giao tiếp kém

Hiếu động thái quá: miêu tả HS không thể ngồi và thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian ngắn Những hành vi này có thể bao gồm sự bồn chồn, luôn muốn hoạt động, sốt ruột

Lo lắng thái quá: HS thường tỏ ra sợ hãi, dễ cảm thấy

bị đe doạ, luôn trốn tránh thực tại và những tình huống mới HS cũng thường hành động một cách bồng bột

CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT

Trang 22

HV không hợp tác: HS thường có thái độ tiêu cực, bướng bỉnh, dễ nổi cáu khi bị cấm làm điều gì đó, không tuân theo nội qui của lớp học, thường chống đối GV

Thu mình: Là một loại HV hướng nội điển hình ở

HS KTTT Một số trẻ ban đầu do tự ti vì kém bạn

bè có thể ít giao tiếp với người khác, dẫn tới xu hướng cô lập, tránh tiếp xúc.

Trang 23

Rập khuôn: HS thường phản ứng lặp lại, giống nhau nhiều lần

và dường nhưng không có chức năng thích nghi

Tự xâm hại: Thông thường những HS có HV xâm hại là những trẻ có cảm giác dưới ngưỡng Do vậy, trẻ tự cấu, cắn, giật tóc chính mình, va người vào tường… mà không cảm thấy đau

CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT

Thiếu chú ý: HS có thể sao lãng với những tiếng ồn nhẹ nhất (hoặc sự thay đổi trong môi trường) Khi đã bị sao lãng, những đứa trẻ này thường khó trở lại làm việc Kết quả là chúng khó hoàn thành bài tập, kết quả học tập kém.

Trang 24

Hành vi gây gổ: chỉ những HV – dùng lời, hoặc không dùng lời, hoặc thể chất – gây ra thương tổn cho người khác một cách trực tiếp/gián tiếp và mang lại điều gì đó từ bên ngoài cho người gây gổ

Trang 25

 HS đi lại, ra vào tự do trong lớp

 Khi nhu cầu không được đáp ứng HS có thể đấm đá, xô đẩy, vứt đồ đạc hoặc ăn vạ

 Ngồi không yên, thường lắc lư, vận động chân tay liên tục, chọc ghẹo bạn bên cạnh, ngọ nguậy

 Đập phá đồ dùng, đồ chơi…

Trang 26

HS ngồi uể oải, buồn chán, im lặng

Không nói với người xung quanh Không thực hiện nhiệm vụ

Không phản ứng lại, thậm chí cả khi bị trêu chọc

Những căn cứ để xác định hành vi bất thường ở HS KTTT

Trang 27

HS có thể nói lẩm nhẩm một mình;

HS có thể khóc hoặc hờn dỗi…

Những căn cứ để xác định hành vi bất thường ở HS KTTT

Trang 28

Chiến lược ngăn chặn hành vi tại lớp học

Thông báo cho học sinh những điều chúng ta mong muốn:

o Tạo ra không khí học tập tích cực

o Làm cho nội dung học trở nên bổ ích

o Tránh dọa nạt

o Thực hiện công bằng

o Tạo và giúp trẻ tự tin thể hiện mình

o Nhận ra những khía cạnh tích cực của học sinh

o Làm gương tốt

o Chú ý bố trí lớp học

o Hạn chế thời gian chết

Trang 29

Đồ dùng dạy học

• Sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể

• Có nhiều phiếu bài tập, hoạt động, trò chơi

• Cố gắng sáng tạo một hoạt động theo các mức độ khác nhau, phù hợp với đồ dùng

• Sử dụng nhiều hoạt động và biện pháp để lặp lại nội dung dạy học

• Sử dụng/điều chỉnh đồ dùng sẵn có

• Tìm các nguồn trên mạng

• Tự làm

Trang 30

Điều chỉnh lớp học/bài giảng

• Ghi âm lại

• Có bản ghi chép ý chính, đề cương bài giảng phát trước

• Dùng máy chiếu, sơ đồ - hình ảnh hóa

• Dùng máy tính xách tay, máy tính bàn, máy tính bỏ túi

Trang 31

Điều chỉnh phương pháp: học cá nhân

• Vở ghi

• Dụng cụ sắp xếp

• Văn bản đã ghi âm

• Máy ghi âm

Trang 32

Điều chỉnh bài thi/kiểm tra

• Cho thêm thời gian

• Sử dụng máy tính

• Môi trường ít gây nhiễu

• Giảm bớt yêu cầu về chính tả và ngữ pháp

Trang 33

Lưu ý khi dạy học hòa nhập HS KTTT

• Cho HS thêm thời gian, kiên nhẫn

• Kèm cặp ở môi trường yên tĩnh

• Đưa ra thông tin phải chia thành nhiều

bước và dưới nhiều dạng (chữ, sơ đồ, bảng biểu, tranh vẽ, kết hợp nhiều giác quan)

• Viết hoặc ghi âm lời hướng dẫn

• Đưa ra nhiều ví dụ, cho thực hành và kiểm tra nhiều

• Cho phép nghỉ giải lao để tránh quá tải

• Dạy cách đọc, ghi, và học

Trang 34

Nói là quên

Xem là nhớ

Làm là hiểu

Ngạn ngữ cổ Trung hoa

Trang 35

Xin trân trọng cảm ơn !

Ngày đăng: 02/02/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w