1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức cho học sinh một lớp sử dụng phương tiện trực quan trong giờ học trên lớp

27 306 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Trang 1

ULC

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI LE TRÀNG ĐỊNH

SSS ` 2 „ KỶ 5

§› | TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LỚP MỘT SỬ DỤNG

SŠ_Ì PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG GIỜ HỌC

TRÊN LỚP

| Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử sư phạm học Mã số: 5.07.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO ĐỤC HỌC

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

Công trình được hồn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ

2 TS Phan Trọng Ngo

Phan bién 1: GS TSKH Thai Duy Tuyên, Viện Khoa học Giáo du Phan bién 2: PGS.TS Pham Minh Hung, Truong Dai hoc Vinh Phản biện 3: TS Trịnh Quốc Thái, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Nha nước họp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

va Thư viên Trường Đai học Sư pham Hà Nói

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào lớp một, người HS lớp một đứng trước mâu thuẫn cơ bản giữa yêu cầu mới của hoạt động học tập với khả năng, vốn kinh nghiệm, cũng

như sự phát triển tâm sinh lý còn hạn chế của chúng Giải quyết mâu thuẫn này cần phải hình thành cho trẻ cả nội dung tri thức và PP tạo ra trí thức đó Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này là hoạt động nhận thức cảm tính của các

em còn chiếm ưu thế Vì vậy, PP DH TQ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng

trong các PP DH ở lớp một và tiểu học

PP DH TQ được ra đời đã góp phần thay cách DH cũ, kinh viện, bằng

việc dé cao sự cảm nhận và chứng thực của các giác quan Đáng tiếc là hiện nay, khi đề cập đến PP DH TQ, các nhà nghiên cứu ít chú ý đến mối quan hệ tích cực trên, mà chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện việc sử dụng phương tiện TỌ của người GV với tư cách là phương tiện minh hoạ cho lời giảng của mình Vì vậy, về phương diện nào đó, PP DH TQ đã làm người

học ở vào thế bị động, tính tích cực, tự lực học tập của HS không được phát huy Muốn khắc phục hạn chế trên, cần thực hiện PP DH TỌ theo hướng

mới, tức là tìm ra những biện pháp nhằm tổ chức HS sử dụng phương tiện

TỌ như là phương tiện xây dựng nên những hiểu biết của chính các em Vì vậy, PP DH TQ cần chuyển từ cách truyền thụ một chiều làm người học thụ động sang cách dạy mới phát huy tính tích cực, chủ động của HS Thực chất của việc này là thực hiện tốt mối quan hệ giữa dạy và học theo yêu cầu của DH hiện đại: nhấn mạnh hoạt động học,-coi học là hoạt động

nhận thức độc lập, sáng tạo của HS dưới sự tổ chức, điều khiển của GV Theo hướng này, cần có sự thay đổi vị trí của GV, từ vị trí người truyền thụ, chứng minh, biểu diễn trì thức sang vị trí người tổ chức, lãnh đạo điều kiển

Trang 4

Hiện nay, nhiều GV tiểu học đã nhận thức được vai trò quan trọng của

HS trong hoạt động học tập Nhưng, khi tiến hành PP DH TQ, đa số GV lại thiên về sử dụng các phương tiện TQ để minh hoạ cho lời giảng của mình Một số khác, tuy đã cố gắng giúp HS sử dụng phương tiện TQ trong học

tập, song còn lúng túng về biện pháp tổ chức cũng như việc hướng dẫn các

em sử dụng phương tiện TQ

Để giải quyết những vấn đề trên cần xây dựng được một quy trình và

những biện pháp giúp GV có thể tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ

trong học tập có tính khả thi Những lý do trên đã dẫn chúng tôi chọn vấn đẻ: "Tổ chức cho IIS lớp một sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên

lớp” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất và kiểm nghiệm được một số biện pháp theo hướng tổ chức

cho HS lớp một sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của các em

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động DH của GV và HS lớp một

3.2 Đối tượng nghiên cứu: PP DH TQ trong giờ học trên lớp

4 Giả thuyết khoa học 3

Hiện nay, PP DH TQ chủ yếu được sử dụng theo hướng GV trình bay va minh hoạ tri thức bằng các phương tiện TQ, còn HS quan sát chúng Có thể nâng cao hiệu quả PP DH TQ nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ một cách khoa học và hợp lý phù hợp với mục đích và chức năng của chúng trong DH

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu, tiến hành phân tích, khái quát các nghiên cứu về PP TQ đã có trong thực tiễn và lý luận; xây dựng các khái niệm

Trang 5

công cụ để nghiên cứu về các biện pháp tổ chức cho HS sử dụng phương

tiện TQ

3.2 Phát hiện và đánh giá thực trạng sử dụng PP TQ ở lớp một trong môn tiếng Việt, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của PP TQ

5.3 Đề xuất và thử nghiệm những biện pháp nâng cao hiệu quả của

việc tổ chức cho HS lớp một sử dụng phương tiện TQ trong hoạt động học

tập ở trên lớp

6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 PP nghiên cứu lý luận

6.2 Các PP nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng Ankét

Phương pháp quan sát Phương pháp chuyên gia Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm Sử dụng thống kê toán học

7 Giới hạn của đề tài

7.1 Giới hạn về lý luận

Trong phạm vi đề tài, luận án chỉ tập trung giải quyết vấn đề phương tiện TQ và PP TQ theo hướng HS sử dụng các phương tiện TQ dưới sự giúp

đỡ, tổ chức, điều khiển của GV

7.2 Giới hạn về thực tiễn

Khảo sát thực trạng cách sử dụng phương tiện TQ trong một môn học cụ thể (tiếng Việt) ở lớp một, trên cơ sở đó đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tổ chức cho HS lớp một sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp

Trang 6

- Nghiên cứu việc tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong quá

trình DH trên lớp với nghiệm thể là HS lớp một ở một số trường tiểu học ở

các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện TQ trong tài liệu giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy qua một môn học cụ thể: môn tiếng Việt

- Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện TQ trên nghiệm thể là các GV dạy lớp một thuộc các quận huyện nội ngoại thành thành phố Hà Nội

8 Đóng góp của luận án §.1 Về lý luận

Luận án đã góp phần hệ thống hóa khái niệm phương tiện TQ, phân loại

phương tiện TỌ, phân tích sự cần thiết phải thay đổi PP DH TQ theo hướng GV tổ chức, tạo điều kiện cho HS sử dụng các phương tiện TQ vào hoạt động nhận thức của mình; Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc

nghiên cứu thực tiễn và xây dựng các biện pháp giúp GV tổ chức cho HS sử

dụng phương tiện TQ

8.2 Về thực tiễn

Luận án đã xác định được thực trạng sử dụng PP DH TQ chủ yếu theo hướng GV trình bày các phương tiện TQ cho HS quan sát, chứng minh được tính hạn chế của các sử dụng này Luận án đã đề xuất được một số những biện pháp giúp GV tổ chức cho HS lớp một sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp, thử nghiệm tính đúng đắn của chúng, góp phần nâng

cao hiệu quả của PP DH TQ

9 Cấu trúc của luận án

Luận án được trình bày trong 200 trang, trong đó phần nội dung gồm 160 trang, g6m ba phan:

Phần I Mở đầu: 7 trang; Phần 2 Nội dung nghiên cứu 149 trang

Phần 3 Kết luận và để xuất 4 trang; Luận án gồm 22 bảng,; 6 biểu

đồ I sơ đồ, 128 tài liệu tham khảo và 20 trang phụ lục kèm theo

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHÚC CHO HỌC

SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TQ

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề TQ trong dạy học

Khái quát các tài liệu về [ĩnh vực nghiên cứu chúng tơi thấy có hai giai

đoạn phát triển về lý luận PP TQ trong DH

Giai đoạn một được bắt đầu từ J.A Cômenxki (1592 - 1670) đến J.J Rútxô (1712 -1778), Pétxtalôzi (1746-1827), K.Đ Usinxki (1824-1870)

v.v và kết thúc vào những năm đầu thế kỷ XX Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là PP TQ được xây dựng trên cơ sở của thuyết "Cảm giác luận”

Mặc dù cịn mang tính duy cảm ngây ngô, nhưng cách hiểu TQ của họ đã mở ra một phương hướng DH mới, bắt đầu từ quan sát thế giới bên ngồi Thơng qua quan sát, HS có được những bằng chứng về sự vật hiện tượng

tạo ra niềm tin đối với tri thức được truyền thụ PP dạy học này chống lại lối DH giáo điều nên về cơ bản nó là một sự tiến bộ trong DH

Giai đoạn thứ hai của PP TQ gắn liền với sự phát triển của triết học khoa học kỹ thuật và xã hội Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện kỹ thuật, nhất là các phương tiện nghc nhìn được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động DH đã làm cho PP TQ dược

phát triển thêm những lĩnh vực nghiên cứu mới: nghiên cứu và áp dụng các

phương tiện kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn vào DH, sau đó là sản xuất các

phương tiện chuyên dùng trong DH, trong đó có phương tiện TQ

Nhìn chung, những nghiên cứu về PP TQ được phát triển cả về chiều

rộng lẫn chiều sâu Các phương tiện TQ hiện đại xuất.hiện ngày càng nhiều trong hoạt động DH PP TQ về cơ bản vẫn được hiểu là GV sử dụng phương tiện TQ để trình bày, minh hoạ trí thức cho bày dạy, còn HS quan sát

chúng Phương tiện TQ được sử dụng chủ yếu để chuyển tải thông tin đến cho người học dưới dạng có sẵn Còn thiếu các phương tiện DH giúp HS

làm quen với PP khoa học, hình thành kỹ năng độc lập chiếm lĩnh tri thức

Trang 8

của HS Việc tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ rất ít được để cập

trong các nghiên cứu về PP DH TQ 1.2 Một số khái niệm cơ bản:

1.2.1 Khái niệm TQ trong dạy học

TQkhông chỉ đơn giản là quan sát sự vật bằng các giác quan, mà là hoạt động thực tiễn, hoạt động với đối tượng của chủ thể nhận thức Đó là q

trình chủ thể tạo cho mình hình ảnh về sự vật và mối quan hệ giữa các hình

ảnh đó Trong DH, muốn nhận thức được đối tượng học tập, HS phải có hình ảnh TQ về chúng Khơng có các hình ảnh và các biểu tượng TQ thì khơng có khái niệm về đối tượng học tập Để tạo ra hình ảnh về đối tượng học tập không đơn giản là kết quả của của việc tri giác mà là kết quả của

hành động của HS lên đối tượng học tập Theo nghĩa đó, TQ trong DH là HS tiến hành hành động lên các đối tượng học tập, làm biến đổi nó, qua đó hình thành các hình ảnh về cấu trúc và sự biến đổi của đối tượng học tập

1.2.2 Phương tiện TQ và phân loại phương tiện TQ

Phương tiện TQ là những phương tiện được sử dụng trong hoạt động DH, có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần tạo nên chất liệu cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được các mục đích DH cụ thể 1

Trong DH, để xác định một vật nào đó có phải là phương tiện TQ hay không và thuộc loại phương tiện TQ nào, ta không chỉ dựa vào các thuộc

tính vật lý của nó, mà phải dựa vào vai trò và chức năng của nó trong mối

quan hệ với mục đích và nội dung DH Dựa vào chức năng của phương tiện TQ trong một hoạt động DH cụ thể ta có phương tiện TQ thay thế và

phương tiện trực quan dẫn

1.2.3 Nguyên tắc trực quan

Nguyên tắc TQ trong DH (còn gọi là nguyên tắc về sự thống nhất cái cụ

thể và cái trừu tượng trong DH) chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống

Trang 9

các nguyên tắc DH Nguyên tắc TQ truyền thống cho rằng sự trừu tượng chính là q trình khái quát những dấu hiệu cảm tính thành các biểu tượng

chung, thành khái niệm Ngày nay, nguyên tắc DH TQ cần được xây dựng

trên quan điểm biện chứng về sự trừu tượng khoa học Theo quan điểm

này, nguyên tắc TQ được là hệ thống các luận điểm hay (nguyên lý) quy định hoạt động của GV trong việc xác định vị trí của hình ảnh TO trong

một hoạt động DH cụ thể; quy định việc lựa chọn phương tiện TO của GV

và HS cho phù hợp với tính chất của hoạt động DH đó; quy định việc tô chức sử dụng phương tiện TO của GV và HS trên cơ sở phù hợp với quy luật

của nhận thức - học tập, nhầm đạt được mục đích DH cụ thể

1.2.4 Phuong pháp sử dụng phương tiện trực quan trong day hoc (còn gọi là Phương pháp trực quan; Phương pháp dạy học trực quan)

PP DH TQ được hiểu là PP GV tổ chức cho HS sử dụng các phương tiện TQ dé tạo ra các hình ảnh của đối tượng nhận thức nhằm đạt được những nhiệm vụ DH đã được đặt ra

PP tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ đòi hỏi người GV phải thực hiện tốt các công việc chủ yếu như sau:

- Xác định được mục đích của PP DH TQ

- Giúp HS chuẩn bị phương tiện TQ phù hợp với mục đích và tính chất

của việc DH và hoạt động nhận thức của HS

- Tổ chức điều khiển HS sử dụng phương tiện TQ

~ Kiểm tra, đánh giá sự sử dụng phương tiện TQ của HS

1.3 Cơ sở lý luận của việc tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ

trong giờ học trên lớp

1.3.1 Hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập

Dưới góc độ tâm lý học, hoạt động nhận thức của HS trong học tập được xét theo hai góc độ: thứ nhất, hoạt động nhận thức của con người được bất

Trang 10

hành động tỉnh thân bên trong; £;# hai, mối quan hệ giữa đối tượng của

nhận thức và đối tượng của chú ý (ý thức) của trẻ em trong quá trình lĩnh

hội tài liệu học tập

1.3.2 Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập

Phát huy tích cực học tập của HS trong quá trình tổ chức cho các em sử

dụng phương tiện TQ là tạo nên động cơ, hứng thú nhận thức, hình thành

các PP học tập và sự nỗ lực nhận thức của các em Đó cịn là quá trình

chuyển quá trình học tập từ chỗ đơn giản là sự bắt chước, tái hiện, ghỉ nhớ máy móc, sao chép những bài bản và chân lý cho sẵn của GV thành những

hoạt động học tập có hệ thống có kế hoạch Để đạt được những yêu cầu trên, khi tổ chức cho HS sử dụng các phương tiện TQ theo chúng tôi cần

thực hiện tốt các yêu cầu sau: j

* Tổ chức tốt hoạt động học tập của HS với phương tiện TQ * Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác

* Hình thành PP tự học, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò

trong việc tổ chức cho HS sử dụng phương tién TO

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức cho HS Li 1 sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp

Bước sang 6 tuổi, trong đời sống tâm lý của trẻ xuất hiện một hoạt động đặc biệt là hoạt động học tập Đặc điểm cơ bản của hoạt động này là nó hướng vào thay đổi chính bản thân chủ thể hoạt động Hoạt động học tập không những hướng vào việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo , mà còn trực

tiếp hướng vào tiếp thu những cách thức hoạt động; tức là phải học cách

học, học các tri thức và kỹ năng tiến hành các hoạt động học Do đó, có thể

khẳng định rằng, PP TQ rất phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học và việc tìm ra các biện pháp tổ chức cho các em sử dụng phương tiện TQ trong giờ học là

Trang 11

CHUGNG 2 'THỰC TRẠNG SỬ DUNG PHUONG TIEN TRỤC QUAN

TRONG DẠY HỌC Ở LỚP MỘT

2.1 Nội dung và nghiệm thể điều tra thực trạng sử dụng PT TQ

Nội dung của phần này là tìm hiểu thực trạng sử dụng PP TQ của GV

trong giờ lên lớp nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của PP này Để giải quyết các nội dung trên, chúng tôi đã thu thập các tư liệu việc tiến hành PP TQ của GV và HS lớp một; các tư liệu về nhận thức, kỹ năng và thái độ của các GV lớp một về PP TQ; (qu: các kết quả điều tra trên 95 GV tiểu học được lựa chọn ngẫu nhiên từ 25 trường tiểu học thuộc các cuận và huyện ngoại thành Hà Nội); Sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn TV lớp một chương trình cải cách, chương trình TV thử nghiệm năm 2000 và chương trình TV năm 2002

về những vấn đề có liên quan đến PP TQ

2.2 Thực trạng sử dụng phương tiện TQ trong DH ở lớp một

Để xác định thái độ của GV với PP TQ, chúng tôi xây dựng bảng hỏi đối với GV về mức độ cần thiết sử dụng phương tiện TQ trong DH của họ

Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.1:

% 100 80 80 40 20

lúc nào cũng cấn Tuỳ theo từng trưởng hợp

Trang 12

Biểu đồ 2.1 cho thấy, đa số GV dạy lớp I có thái độ tích cực với PP TQ

Có 93,7% số GV được khảo sát khẳng định đối với lớp 1, lúc nào cũng cần

phải sử dụng phương tiện TQ; 6,3% số GV cho rằng việc sử dụng là tuỳ

theo những điều kiện cụ thể Điều này phù hợp với lý luận nhận thức, với sự phát triển tâm lý trẻ, cần phải duy trì và phát triển trong thực tiễn DH ở tiểu học và lớp I nói chung, mơn TY nói riêng

Để khảo sát nhận thức của GV về PP TQ, chúng tôi đưa ra ba phương án sử dụng trong DH và đề nghị GV chọn một phướng án phù hợp với nhận

thức của mình về PP TQ Các phương án đó là:

1) GV trình bày các phương tiện TQ có liên quan đến nội dung DH, còn

HS quan sat chung;

2) GV tổ chức HS sử dụng các phương tiện TQ vào hoạt động học tập của bản thân, qua đó hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho HS;

3) HS tự sử dụng các phương tiện TQ vào hoạt động học tập trên lớp mà

không có sự hướng dẫn của GV Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.3 PP sử dụng phương tiện TO trong DH lóp 1

Nhân thức về cách sử dụng phương tiện TỌ Số lượng %

Cách I Ì 79 83.2

Cách 2 13 13:7,

Cách 3 3 3.2

Tổng 95 100.0

Số lần sử dụng phương tiện TQ của GV được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4 Mức độ sử dụng phương tiện TO theo đặc tính nghiên cứu

Số | Đặc tính đối tượng Mức độ

TT ít khi Đơi khi Thường xuyên

1 Chung 0.0 11.6 88.4

Các số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, có đến 88,4% số GV được hỏi đã trả lời sử dụng thường xuyên phương tiện TỌ, 11,6% số GV đôi khi sử dụng

10

Trang 13

Khơng có GV nào ít khi sử dụng phương tiện TQ trong DH Nếu gộp cả

hai mức thường xuyên và đôi khi vào mục có sử dụng phương tiện TQ ta thấy 100% GV có sử dụng phương tiện TQ trong DH Vì vậy, có thể khẳng định rằng: PP DH TQ được tất cả GV sử dụng với tần số cao trong DH môn TY ở lớp I

Việc sử dụng phương pháp TQ lại không được tiến hành đồng đều trong:

các loại bài dạy khác nhau Bảng 2.7 cho biết, phương tiện TQ được sử dụng nhiều hơn trong các bài dạy tri thức và kỹ năng mới và ít hơn đối với các loại bài củng cố ơn tập, ít sử dụng nhất đối với các loại bài kiểm tra đánh giá Các phương tiện TQ được sử dụng trong bài dạy trị thức mới

thường là các TQ dẫn nên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của DH TQ Bảng 2.7 Mục đích sử dụng phương tiện TO Mục đích

Day tri On tap Kiém tra

thức mới đánh giá

Giớitính Nam 50.0 50.0 50.0

Nữ 98.9 55.9 20.4

Trình độ Trung cấp 98.1 52.8 28.3

đào tạo Cao đẳng/Đại học 100.0 61.0 12.7

Khuvực Nội thành/quận 97.5 55.0 125

Ngoại thành 98.2 56.4 27.3 a

Tim hiểu cách sử dụng phương tiện TQ của GV lớp 1, chúng tôi xây

dựng tình huống dạy vần “ốt” với 3 loại phương tiện TQ để GV lựa chọn: Tình huống 1: Dùng bức tranh về củ cà rốt (có chứa vần “ốt' để DH) Tình huống 2: Dùng bức tranh rất đẹp có chứa vin ‘ot’ dé DH

Tình huống 3: Dùng các chữ cái rời để HS sử dụng để tạo vần “ốt” Kết quả biểu hiện ở biểu đồ 3

Trang 14

40 30 20 10

Tình huống 1 Tỉnh huống 2 Tỉnh huống 3

Tình huồng dạy vần “öt"

Biểu đồ 3 — Số lượng các cách được GV lựa chọn khi sử dụng phương tiện TO dé day van ‘6

Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy, cách 1 được GV lựa chọn nhiều hơn cả

(43%), tiếp theo là cách 2 (37%), cách 3 chỉ chiếm có 20% Kết quả trên

đã khẳng định là trong thực tiễn hiện nay, phần lớn các GV (80%) sử dụng phương tiện TQ dẫn để dạy vần mới cho HS (43,2 % cách I và 36,8% cách

2), số GV sử dụng phương tiện TQ thay thể chiếm 20%

Như vậy, Bảng 2.3 và biểu đồ 3 cho ta biết, cách sử dụng phương tiện

TQ ở môn TV lớp 1 hiện nay chủ yếu được tiến hành theo nguyên lý của

DH truyền thống: GV trình bày, HS quan sát Việc trình bày các bức tranh có thể làm cho HS chú ý và hiểu được phần nào nội dung của bức tranh

nhưng nó khơng giúp cho việc nắm vững chữ, âm và vần cần học

Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn nâng cao hiệu quả PP TQ môn TV ở lớp 1, cần đổi mới cách sử dụng phương tiện TQ, đổi mới quan hệ giữa GV và HS trong DH GV là người tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong hoạt động nhận thức của các em Chính trong quá trình sử dụng

phương tiện TQ các em sẽ tạo cho mình những kiến thức kỹ năng và thái độ mới

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến PP DH TQ trong giờ lên lớp

Kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng PPTQ của GV được thể hiện ở bảng 2.8

Trang 15

Đảng 2.8 Mức độ ảnh hưởng của các yeu tố đến PP DỊI TQ

STT Các yếu tố được khảo sát Mức độ ảnh hưởng — - Nhiều | Bình thường Ít

1 Thiết bị phương tiện TQ 62.1 33.7 42

2 Thời gian dé tién hanh PPTQ | 14.9 170.2 14.9 3 Tài liệu hướng dẫn PP TQ 22.1 49.5 28.4 4 Sự quan tâm, khuyến khích | 56.8 36.8 6.3

của cấp trên

5 Khả năng DH của GV 65.3 33.7 08/3 lale.2EY |

6 Hứng thú của HSvớiPPTQ | 89.5 9.5 ial

Bảng 2.8 ta thấy, các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến PP TQ của GV theo

thứ tự là: hứng thú của HS (89,5%); khả năng giảng dạy của GV (65,3%):

thiết bị, phương tiện TQ (62,1%); sự quan tầm khuyến khích của cấp trên (56,8%); tài liệu hướng dẫn giảng dạy (22,1%); thời gian để sử dụng PP TQ (14,9%) Những yếu tố có ảnh hưởng ít đến PP TQ là tài liệu hướng dẫn giảng dạy (28,4%) và thời gian tiến hành hoạt động này (14,9%)

2.3.2 Mức độ ảnh hưởng của tranh mình hoạ trong sách giáo khoa và

tài liệu hướng dẫn giảng dạy đối với việc sử dụng phương tiện T0

Bang 2.11 cho thấy: tỉ lệ khá cao tranh mỉnh hoạ để dạy một âm, vần

mới trong phần học vần Nếu trong chương trình đại trà tỷ lệ tranh minh

hoa/ chữ, âm, vần, dấu thanh là 1,85 thì trong chương trình thí điểm năm 2000 tỷ là 2,32 (Tài liệu TV năm 2002 số lượng tranh mỉnh hoạ còn chiếm

tỷ lệ nhiều hơn (436 tranh minh hoạ trong 83 bài của sách TV tập 1) Nghiên cứu chức năng và PP sử dụng tranh mính hoạ trong sách giáo khoa

TY lớp một chúng tôi thấy Tranh minh hoạ không phải đối tượng học tập và cũng không phải vật thay thế cho những chữ cái và âm cần học, mà đơn

Trang 16

Bảng 2.11 TỔ lệ tranh mình hoạ so với âm, vẫn trong sách giáo khoa TV lóp mội

Chương trình Loại vần Số lượng tranh Chữ, âm, Tranh/chữ,

minh hoa vần, thanh âm, vần

TV Bình thường 287 155 1,85 (trước 2002) Khó 0 18 0 TV thử nghiệm | Bình thường 368 158 2:37 2000 Khó 0 22 Lio TV nam 2002 - 436 2003 tập 1

Liên kết các tư liệu ta có các thơng tin về thực trạng sử dụng phương

tiện TQ trong giờ trên lớp của GV như sau:

Bảng 2.12 Tổng hợp thực trạng sử dụng phương tiện TQ trong DHI

St Các tham số khảo sát Mức độ, tính chất

1 Mục đích sử dụng PTTQ của GV Dạy tri thức mới (93% số GV ) 2 Loại PTTQ được sử dụng nhiều nhất Tranh minh hoạ và bộ chữ cái

3 Sử dụng PTTQ trong việc dạy vần ôt Dùng tranh củ cà rốt _

4 Số tranh minh hoạ trong sách GK 436 tranh Tỉ lệ tranh /tiếng: 2.8 5 Chức năng của tranh trong dạy bài mới | PTTQ dẫn

6 Thao tác của GV và HS GV giới thiệu, làm mẫu - HS quan sát, thực hiện theo mẫu

Trong việc dạy bài mới của phân môn học vần, GV lớp I chủ yếu sử dụng các tranh minh hoạ để dẫn HS đến với đối tượng học Quá trình này được diễn ra phổ biến theo sơ đồ: GV giới thiệu, giải thích - HS quan sát,

thực hiện theo mẫu Có thể thay đổi PP sử dụng phương tiện TQ như trên bằng cách đưa HS trực tiếp đến các âm, vần thông qua tổ chức cho các em

sử dụng TQ thay thế là các chữ cái hiệu quả DH sẽ cao hơn

Trang 17

CHƯƠNG 3 MOT SỐ BIEN PHÁP 'PFỔ CHỨC CHO HS LỚP MỘT

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TQ TRONG GIỜ HỌC TRÊN LỚP

3 1 Quy trình chung của việc tổ chức cho HS sit dung phương tiện

TQ trong giờ học trên lớp

Ở dạng khái quát, quy trình tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong giờ lên lớp của GV thành ba giai đoạn là chuẩn bị phương tiện TQ, tổ

chức sử dụng phương tiện TQ và tổng kết việc sử dụng phương tiện TQ Quy trình này lại được cụ thể hoá thành các biện pháp tổ chức cho HS lớp

một sử dụng phương tiện TQ vào môn TV phần học vần như sau:

3.2 Các biện pháp tổ chức cho HS lớp 1 sử dụng phương tiện TQ

trong giờ học trên lớp môn TY, phan hoc van

3.2.1 Xác định phương tiện TQ ở môn TV lớp I, phần học vần

Trong DH môn TV ở lớp một, dựa vào mục đích và chức năng củ:

phương tiện TQ, ta có hai loại phương tiện TQ là:

Phương tiện TQ thay thế chủ yếu là chữ cái và các kiểu chữ cái thay thế

âm cần học

Phương tiện TQ dẫn chủ yếu là tranh minh hoạ có nội dung sự vật đồng

nghĩa với chữ, trên cơ sở đó làm xuất hiện chữ và âm, vần

3.2.2 Một số biện pháp tổ chức cho HS lớp một sử dụng phương tiện TO

thay thế

* Định hướng sử dụng phương tiện TQ

+ GV giới thiệu mục tiêu bài DH (âm, vần hoặc tiếng mới)

+ GV giới thiệu phương tiện TQ tương ứng để HS sử dụng (thường là bò chữ cái ứng với âm, vần cần học) HS đưa các phương tiện TQ ra phía trước

để kiểm tra chúng GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS * Tổ chức sử dụng phương tiện TQ

Đây là khâu quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn

bộ tiết đạy bài mới của GV Nội dung chủ yếu của khâu này là GV đưa ra

Trang 18

các tình huống học tập, cịn HS giải quyết các tình huống đó bằng thao tác trên các phương tiện TQ Chúng tôi đã xây dựng một số tình hng học tập

như đọc âm vần mới; hình thành những vần tiếng mới trên cơ sở những chữ cái đã học; phân tích âm tiết phức hợp

* Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng phương tiện TQ của HS Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh vừa tồn tại độc lập, vừa hoà vào trong toàn bộ quá trình HS sử dụng phương tiện TQ Hành động kiểm tra, đánh giá bao gồm:

+ GV tiến hành kiểm tra HS và HS và bản thân HS tự kiểm tra, kiểm tra

lẫn nhau về việc sử dụng các phương tiện TQ

+ GV đánh giá HS và HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về việc sử

dụng phương tiện TQ của mình

+ GV điều chỉnh HS và HS tự điều chỉnh việc sử dụng phương tiện TQ

của mình

* Khẳng định kết quả của việc sử dụng phương tiện TQ và cơ đặc chúng, hình thành các tri thức, kỹ năng thái độ Với biện pháp này, GV cần:

+ Tóm tắt việc sử dụng phương tiện TQ bằng cách nêu các điểm chính trong việc sử dụng chúng để HSdễ nhớ, dễ sử dụng

+ Cho HS biết những kết quả mà các em đã đạt được,

+ Đưa ra các hoạt động nối tiếp bài học (tại lớp hoặc về nhà)

3.2.3 Một số biện pháp tổ chức cho HIS lớp một sử dụng phương tiện TQ

dân trong môn TV, phần học vần:

* Các biện pháp sử dụng tranh minh hoạ để củng cố và phát triển kỹ năng đọc, phân tích và kết hợp âm, vần, âm tiết và từ

* Sử dụng tranh minh hoạ để hiểu nghĩa và phát triển từ

* Sử dụng tranh minh hoạ để phát triển khả năng độc lập, chủ động

ngôn ngữ

Trang 19

) Việc sử dụng TQ dẫn dé củng cố, ôn tập tri thức cũng được tiến hành

theo một số biện pháp giống như quy trình sử dụng TQ thay thế nhưng khác nhau về nội dung công việc

* Định hướng sử dụng phương tiện TQ

- GV giới thiệu mục tiêu bài DH (ôn tập, củng cố kiến thức)

- GV giới thiệu phương tiện TQ tương ứng để HS sử dụng (thường là

tranh minh hoạ cho âm, vần cần ôn tập, củng cố)

- Làm mẫu việc sử dụng phương tiện TỌ dẫn để HS biết được nhiệm vụ

của mình

* Tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ

- HS sử dụng phương tiện TQ theo mẫu GV quan sát việc làm của HS

đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ diễn ra theo đúng dự kiến

- Dựa vào bức tranh (TQ dẫn) HS hoạt động trên những bức tranh làm cho nội dung tri thức cần củng cố, ôn tập được bộc lộ ra GV theo dõi và

điều chỉnh, sửa chữa cho những HS thực hiện sai nhiệm vụ

- Đối với biện pháp này, có thể làm theo một số dạng bài tập cơ bản nối tranh với chữ, tìm chữ cho phù hợp với tranh, điền từ phải phù hợp với hình tương ứng, hoặc viết lời cho phù hợp với nghĩa của tranh (Điều khác biệt

giữa PP của chúng tôi với PP hiện tại là không dùng tranh để dạy kiến thức mới Dùng tranh để HS bộc lộ những kiến thức, những hiểu biết của mình thơng qua đó, GV kiểm sốt q trình học tập của HS

* Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng phương tiện TQ dẫn

Cũng như loại phương tiện TQ thay thế, giai đoạn kiểm tra, đánh giá diéu chỉnh vừa tồn tại độc lập, vừa hoà vào trong toàn bộ quá trình HS sử

dụng phương tiện TQ Hành động này bao gồm:

- GV tiến hành kiểm tra HS và bản thân HS kiểm tra lẫn nhau việc sử

dụng các phương tiện TQ dẫn

Trang 20

-GV đánh giá HS và HS đánh giá lẫn nhau về việc sử dụng phương tiện TQ của mình

- GV điều chỉnh HS và HS tự điều chỉnh việc sử dụng phương tiện TQ

của mình

* Khẳng định kết quả của việc sử dụng phương tiện TQ dẫn và cô đặc chúng thành những nội dung cần phải nắm vững Trong biện pháp này, GV cần:

- Khẳng định các kiến thức cần ôn tập, củng cố bằng cách nêu các điểm chính trong việc sử dụng chúng để HS dễ nhớ, dễ sử dụng

- Cho HS biết những kết quả mà các em đã đạt được, động viên sự cố gắng học tập của HS

- Đưa ra các hoạt động học tập nối tiếp cho HS

3.3 Thực nghiệm các biện pháp tổ chức cho HS lớp 1 sử dụng

phương tiện TQ trong giờ học trên lớp môn TY, phần học vần

3.3.1 Giới thiệu khái quát về thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của

đề tài, khẳng định tính khả thi của quy trình và biện pháp tổ chức cho HS lớp một sử dụng phương tiện TỢ

Biến thực nghiệm là quy trình và biện pháp tổ chức cho HS lớp một sử

dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp môn TV, phần học vần Biến

phụ thuộc là hiệu quả của môn học vần được thể hiện qua kết quả và thái độ đối với học tập bộ môn này của HS

Thực nghiệm được tiến hành hai lần ( vào năm học 1999 - 2000 và 2001

- 2002)tại Trường Tiểu học Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội theo đúng yêu cầu của một thực nghiệm khoa học Kết quả được trình bày như sau: 3.3.2.Kếf quả thực nghiệm

* Lần I Qua 9 bài kiểm tra được đánh giá bằng điểm số, xử lý kết quả bằng phần mền thống kê SPSS, phiên bản 10.0, chúng tơi có được bảng 3.3

Trang 21

Bảng: 3.3 Mô tả thớng kê về tổng sở điểm

Nhóm Số Trung Độ Điểm Điểm

lượng bình lệch chuẩn| thấp nhất cao nhất

[[hực nghiệm 40 192.98 20.84 128 | 234

Đối chứng 39 182.59 24.06 112 217

Bảng 3.3 cho thấy: HS cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra Những HS đạt điểm thấp nhất cũng đạt gần

50% số điểm ở nhóm đối chứng và hơn 50% ở nhóm thực nghiệm So sánh giá trị trung bình của hai nhóm ta thấy: điểm của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 10,39 điểm Như vậy, về cơ bản PP thực nghiệm đã

mang lại sự tiến bộ là 10,39 điểm so với nhóm đối chứng Biểu đô 3.1 So sánh kết quả đọc của nhóm thực

nghiệm và đối chứng (lần 1) 50 40 30 [Thực nghiệm 20 Đối chứng 10 Mức | Mức2 Mức3 Mức 4 Mức 5

Biểu đồ 3.1 cho biết ưu điểm vượt trội của nhóm thực nghiệm là đạt

điểm ở mức độ cao Chẳng hạn, nếu tính số lượng HS-đạt mức 3 trở xuống (mức trung bình) thì số HS nhóm đối chứng nhiều hơn nhóm thực nghiệm

là 10,7% (28,2% - 17,5%) Với mức 4 (mức khá) trở xuống , nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm là 16,9% Như vây, PP thực nghiệm thể hiện hiệu quả rõ rệt về điểm số so với nhóm đối chứng Số lượng HS đạt

Trang 22

Bảng: 3.5 Trung bình điểm đọc của nhóm thực nghiệm và đối chứng

Tham số đánh | Điểm trung | Điểm trung bình |_ Điểm trung bình

giá bình đọc đúng đọc trơn đọc hiểu

Tổng | Trung | Tổng | Trung | Tổng | Trung

SỐ bình SỐ bình SỐ bình

Thực nghiệm | 70 59.100 | 30 22.800 | 40 32.40

Đối chứng 70 56.333 | 30 21.077 | 40 30.92

Bảng 3.5 cho thấy, điểm số trung bình cả ba loại đọc đúng, đọc trơn và

đọc hiểu của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng Kết quả

phép kiểm định mức ý nghĩa về sự khác nhau về trung bình điểm đọc giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng lần 1 cho thấy rõ điều này

Để xác định ảnh hưởng tiêu cực của tranh vẽ không đúng với nội dung đối với khả năng đọc của HS, chúng tơi có tiến hành trắc nghiệm số 9 (phụ

lục) Kết quả trắc nghiệm được thể hiện ở bảngr 3.6:

Bảng 3.6 ảnh hưởng của tranh vẽ đến kết quả đọc của HS

Nhóm Cách đọc | Số lượng khách thể | Trung bình điểm

[Thực nghiệm | Khơng tranh 40 16.63

Có tranh 40 12.30 |Đối chứng Không tranh 39 15.56 Có tranh 39 10.97

Kết quả cho thấy, ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều bị ảnh

hưởng của tranh vẽ tới khả năng đọc đúng của các em Kết quả là, với 20 từ

khơng có tranh minh hoạ, nhóm thực nghiệm đọc đúng được trung bình là

16,63 từ; nhóm đối chứng đọc đúng được 15,56 từ Trong khi đó, cũng các

từ ấy, khi tranh minh hoạ được sử dụng không phù hợp với nội dung của từ, đọc đúng ở nhóm thực nghiệm là 12,30 từ; nhóm đối chứng là10,97 từ Phép kiểm định so sánh trung bình của mẫu ghép cặp cho thấy sự khác

nhau này có ý nghĩa thống kê rất cao Điều này cho phép kết luận rằng,

Trang 23

tranh vẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đọc của HS, điều này cũng có

nghĩa là làm hạn chế tính chủ động đọc của các em

* Lần 2 Thực nghiệm lần 2 cũng cho ta kết quả tương đương lần I và

đều cho kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng

OTN lần 1 WIN fin 2

Mức L Mite 2 Mic Mite + Mit §

Em Li Mife 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Biểu đồ 3.3 So sánh phân bố kết quả nhóm đối chứng lần I và lân 2

Sự so sánh kết quả của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau hai lần thực

nghiệm ở biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 cho thấy: sự tiến bộ rò ràng của lớp

thực nghiệm so với lớp đối chứng Điều này một mặt khẳng định tính khả

thi của quy trình các biện pháp tổ chức HS sử dụng phương tiện TQ mặt khác cũng rút ra được các kết luận cần thiết để vận dụng quy trình này ở mức phổ biến hơn

Trang 24

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1 TQ là hoạt động cảm tính của con người, là quá trình chủ thể tạo ra cho mình những hình ảnh cảm tính về đối tượng nhận thức bằng hoạt động của bản thân với đối tượng TQ Hoạt động này không những tạo ra cho chủ

thể hình ảnh cảm tính về đối tượng mà còn tạo điều kiện cho chủ thể biến đổi chúng để tạo nên cho mình các hiểu biết ngày càng sâu sắc và đây đủ

hơn về thế giới khách quan

2 Phương tiện TQ là yếu tố quan trọng để tạo ra các hình ảnh TQ và

hình thành các khái niệm khoa học cho HS Phương tiện TQ sẽ phát huy được trong DH nếu ta biết sử dụng theo đúng vị trí và chức năng của chúng

trong hoạt động học tập của các em Dựa vào chức năng của phương tiện

TQ trong DH ta có hai loại phương tiện TQ là phương tiện TQ dẫn và phương tiện TQ thay thế Phương tiện TQ dẫn không phải là đối tượng nhận

thức nhưng nó lại dẫn người học đến với đối tượng nhận thức, làm cho đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách khách quan Phương tiện TỌ thay

thế là những phương tiện nhằm thay thế cho đối tượng nhận thức của HS mà sử dụng chúng người học sẽ èó những hiểu biết đây đủ và sâu sắc hơn về đối tượng nhận thức

3 PP DH TQ được hiểu là GV trình bày phương tiện TQ cho HS quan sắt cũng đạt được sự tiến bộ nhất định Tuy nhiên, về phương diện nào đó,

người học vẫn ở vào thế thụ động, tính tích cực, độc lập nhận thức chưa được phát huy Vì thế, cần sử dụng PP TQ theo hướng mới là tạo điều kiện

tối đa cho các em sử dụng phương tiện TQ để tạo nên những hiểu biết của

mình Muốn thực hiện hướng này cần phải nghiên cứu và thực hiện PP DH

TỌ theo cách GV tổ chức cho HS sử dụng các phương tiện TQ

4 Trong thực tiên, PP DH TQ được đa số GV tiến hành phổ biến ở lớp một Tuy nhiên, nhận thức của các GV về vấn để này cịn có sự khác nhau

Trang 25

Đa số các GV cho rằng, PP DH TQ là GV trình bày các phương tiện TQ

cho HS quan sat Họ thiên về sử dụng phương tiện TQ để giải thích minh

hoạ các nội dung kiến thức cho HS Các em ít được sử dụng các phương,

tiện TQ vào hoạt động nhận thức của mình Các phương tiện TỌ được sử

dụng trong DH thường không phù hợp với chức năng đạt được mục tiêu DH

nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả của PP DH TQ

5 Có thể xây dựng quy trình và các biện pháp tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong DH Quan điểm tư tưởng chỉ đạo mơ hình này là HS

phải hành động trên phương tiện TQ Chính trong q trình hành động đó,

đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách rõ nét, người học nhận thức được chúng và các mục tiêu học tập sẽ được thực hiện Mơ hình tổng qt của

quy trình này là lựa chọn phương tiện TQ cho phù hợp với mục tiêu, nội

dung và các điều kiện DH của nhà trường Trên cơ sở đó tổ chức, điều

khiển HS sử dụng phương tiện TQ Muốn tổ chức sử dụng có hiệu quả, cần

lưu ý đến chức năng của phương tiện TQ Trong các điều kiện DH khác

nhau, phương tiện TQ có vị trí và chức năng khác nhau

6 Kết quả vận dụng mơ hình tổng quát về PP DH TQ vào môn TV lớp

một, phần học vần đã chứng tỏ, nếu GV biết sử dụng các biện pháp tổ chức

cho HS sử dụng phương tiện TQ một cách khoa học để học đọc các âm,

ghép vần, sé mang lai hiệu quả cao hơn so với cách dạy truyền thống

không chỉ ở phương diện kết quả đọc (đọc đúng, đọc trơn và đọc hiểu) mà

còn phát huy tính tích cực học tập của các em

Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các biện pháp tổ chức cho HS sử dụng

phương tiện TQ vào hoạt động DH trên lớp do chúng tơi nêu lên có nhiều

ưu điểm so với hiện hành Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp này vào thực tiễn DH hiện nay Để đảm bảo tính hiệu quả, theo chúng tôi cần thực hiện

một số yêu cầu sau:

Trang 26

I Nang cao nhận thức, thái độ của GV tiểu học về PP TQ Những

nghiên cứu trong để tài đã chỉ ra, nhận thức, quan điểm của GV tiểu học

hiện nay về PP TQ chủ yếu vẫn dựa trên quan điểm GV trình bày các

phương tiện TQ cho HS quan sát Vì vậy, cần làm cho họ hiểu rằng PP TQ là GV tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong hoạt động nhận thức của các em

2 Lim cho GV lớp một biết cách lựa chọn và sử dụng phương tiện TQ

sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và điều kiện DH của nhà trường

Khi lựa chọn phương tiện TQ, phải đặc biệt lưu ý đến mục tiêu và chức năng của phương tiện TQ Nếu khơng góp phần thực hiện mục tiêu DH thì khơng sử dụng phương tiện TQ Đối với các mục tiêu dạy tri thức mới, cần lựa chọn và sử dụng phương tiện TQ thay thế Với các mục tiêu là củng cố ôn tập có thể sử dụng phương tiện TQ dẫn lẫn phương tiện TQ thay thế

3 Để PP TQ có hiệu quả cần phải có nhiều phương tiện TQ khác nhau,

phục vụ cho các mục tiêu DH khác nhau Vì vậy, đòi hỏi nhà trường, mỗi GV và HS không chỉ khai thác tốt các phương tiện hiện có mà cịn biết tạo ra các phương tiện TQ cho phù hợp với hoạt động học tập của HS '

4 Cho phép phổ biến những kết quả nghiên cứu của luận án như tài liệu tham khảo để giúp GV đổi mới PP DH trước những đòi hỏi của thực tiễn GD trong điều kiện hiện nay Việc đổi mới lúc đầu được thực hiện trên môn TV ở lớp một sau đó có thể ứng dụng rộng ra ở các môn học khác

5 Do điều kiện của mình, luận án mới nghiên cứu và thực nghiệm trên phạm vi hẹp Do vậy, cần mở rộng phạm vi thực nghiệm cả về địa bàn và đối tượng thực nghiệm để hồn thiện quy trình tổ chức cho HS sử dụng phương tiện TQ trong giờ học trên lớp

Trang 27

CÁC CƠNG TRÌNH CONG BO CO LIEN QUAN DEN ĐỀ TAI

L

t2

Lê Tràng Định (1999), Bàn về phương tiện Trực quan trong lý luận dạy học, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Một số vấn để của Giáo dục học hiện đại, Khoa Tâm lý - Giáo dục học 1999,

Lé Trang Dinh (1999), Vain dé truc quan trong Tám ly hoc va

Lý luận dạy học, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Một số vấn dé của Giáo dục học hiện đại, Khoa Tâm lý - Giáo dục học 1999,

Lê Tràng Định (2000), Cơ sở rriết hoc Mae - Lénin về nhận

thức và dạy học trực quan, Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội

Lê Tràng Định (2000), Quan hệ giữa trừu tượng và cụ thể

Irong nguyên tắc trực quan., Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa

Tâm lý - Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội:

Lê Tràng Định (2000), Vấn đề trực quan trong triết học Mác - lénin, Tạp chí Giáo dục lý luận số 9 (tháng 10/2000)

Lê Tràng Định, Phân loại và sử dụng phương tiện trực quan trong day hoc, Tap chi Gido dur sế 54 tháng 3/2003

Ngày đăng: 31/01/2015, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w