Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao sách giáo khoa ngữ văn 11 Ban cơ bản Vũ Thị
Trang 1Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ
văn 11 Ban cơ bản)
Vũ Thị Mận
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Trình bày cơ sở lý luận của của việc rèn luyện tư duy văn học bằng
câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng Nghiên cứu thực tiễn của việc rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng Thiết kế và thể nghiệm dạy học tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao nhằm góp
phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông
Keywords Tác phẩm văn học; Phương pháp giảng dạy; Phổ thông trung học;
Ngữ văn
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Từ việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học hướng đến tư duy học sinh
Trong việc đổi mới phương pháp giáo dục,mục đích rèn luyện tư duy học sinh đều
được đề cập đến Giáo viên Ngữ Văn cần xác định học sinh là chủ thể thẩm mĩ trong quá
trình học tập và phải hướng đến rèn luyện tư duy văn học cho học sinh đặc biệt là khi dạy
học tác phẩm văn chương Từ việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nói chung đến
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nói riêng, vấn đề tư duy học sinh luôn được đề cập như một mục đích trong giáo dục
1.2.Từ mục tiêu thay đổi lại chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn với vấn đề tư duy học sinh
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cho triển khai biên soạn bộ chương trình và sách giáo khoa Trung Học Phổ Thông mới Cũng từ đây quan điểm dạy học hiện đại phát huy
Trang 2vai trò chủ thể học sinh, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo độc lập của học sinh đã quán xuyến, chi phối một cách toàn diện tất cả các khâu, các phương diện của quá trình dạy học Sách giáo khoa Ngữ Văn ra đời đồng thời tên gọi bộ môn Ngữ Văn xuất hiện Sau đó chương trình Ngữ Văn Trung Học Phổ Thông mới được thực hiện trên toàn quốc
từ năm học 2006-2007 xác định một trong những mục tiêu của môn Ngữ Văn là “hình
thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập tư duy,” Như vậy từ việc thay đổi lại sách giáo khoa,
chương trình để rồi xác định mục tiêu môn Ngữ Văn thấy rõ được hơn tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy học sinh
1.3 Từ đặc trưng của tác phẩm văn học và vấn đề rèn luyện tư duy văn học
Với vị trí là môn nghệ thuật thì kiểu tư duy đặc thù của môn Ngữ Văn thiên về tư duy hình tượng chứ không phải kiểu tư duy lôgic Vậy khi đứng trước một tác phẩm giàu hình tượng học sinh có muôn hình vạn trạng cách cảm nhận, suy nghĩ, phát hiện, khám phá nghĩa là có sự tư duy văn học khác nhau Điều quan trọng là giáo viên Ngữ Văn cần phải rèn cho học sinh biết tư duy văn học góp phần khám phá giá trị tác phẩm một cách đúng đắn Mặt khác, lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra cấu trúc đa tầng của tác phẩm văn chương.Trong một tiết học Ngữ Văn, giáo viên không thể khai thác cạn kiệt toàn bộ cái hay, cái đẹp của cấu trúc đa tầng ấy mà phải kích thích thế nào để hình tượng nghệ thuật được phát triển và âm vang mãi trong tâm hồn học sinh
Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, tác phẩm văn học như là một đối tượng tiếp nhận Bất cứ tác phẩm nào cũng gồm một phần có thực, khách quan và một phần khác
do người đọc phát hiện Điều này giúp chúng ta nhận thức được rằng tác phẩm văn học chính là “một đề án tiếp nhận”, “một mã nghệ thuật”, “một sơ đồ”… mà những đề
án đó chỉ được thực hiện nhờ sự phát hiện có sự sáng tạo riêng hay nói đúng hơn là tư duy văn học của người đọc
1.4 Từ vai trò của câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương
Câu hỏi sẽ có tác dụng kết nối các khâu trong quá trình dạy học Hệ thống câu hỏi còn có tác dụng phát huy trí lực, khơi dậy sự tò mò tìm hiểu, hứng thú tiếp nhận của học sinh, học sinh chủ động khám phá kiến thức.Trong trong giờ dạy tác phẩm văn chương, câu hỏi được đưa ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chú ý suy nghĩ trả lời, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, tạo nên bầu không khí văn chương; giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp tự tìm hiểu, tự khám phá và cảm nhận về một tác phẩm văn học.Nó cũng giúp giáo viên xây dựng phương án dạy học tối ưu, thích hợp với hoàn cảnh và đối tượng dạy học
Người ta nhận thấy rằng tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề Nhưng muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy
đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân.Trong quá trình dạy học thì hệ thống câu hỏi được sử dụng chính là hoàn cảnh có vấn đề góp phần quan trọng rèn luyện tư duy học sinh
1.5 Từ góc độ tâm lí học với câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương
Theo Tâm lý học, mỗi biểu hiện của tình cảm đều gắn với động cơ hoạt động của con người Tình cảm không tự nhiên bột phát, mà nó thường bộc lộ trong một điều kiện
cụ thể, có tính xác định Hoàn cảnh có vấn đề sẽ làm nảy sinh cảm xúc Cảm xúc càng hưng phấn mạnh mẽ, trí nhớ càng được huy động tối đa và theo đó hình dung liên tưởng, tưởng tượng được mở rộng và tăng cường khả năng nhạy bén Đồng thời khi hình dung
Trang 3liên tưởng, tưởng tượng được đẩy mạnh, sức hút dẫn đối tượng( người đọc) vào tác phẩm càng lớn thì cảm xúc của chủ thể tiếp nhận càng nhân lên dồi dào.Trong hệ thống câu hỏi được giáo viên Ngữ Văn sử dụng thì loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng đáp ứng tốt nhất điều đó Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ, lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thực tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học Điều quan trọng là loại câu hỏi này vừa đảm bảo bám sát đặc trưng
bộ môn vừa phát huy tối ưu nhất việc rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT Loại câu hỏi này càng phát huy trí lực, khả năng của học sinh trong thời đại ngày nay
1.6 Từ hiệu quả đạt được khám phá sâu sắc hơn giá trị tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao trong quá trình dạy học
Tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, được giảng dạy bằng nhiều phương pháp và tưởng tác phẩm này không còn mảnh đất trống để thế hệ sau nghiên cứu.Song từ thực tiễn giảng dạy tác phẩm này khi giáo viên sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng, học sinh được rèn luyện tốt về tư duy văn học, học sinh khám phá sâu sắc hơn giá trị tác phẩm “Chí Phèo” đồng thời dẫn đến hiệu quả về việc đổi mới phương pháp dạy học
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu tư duy văn học của học sinh không còn là vấn đề quá mới mẻ Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra các biện pháp hướng đến rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trong đó có nhắc đến việc sử dụng câu hỏi liên tưởng,tưởng tượng
+ Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học (GS Phan Trọng Luận)
+ Giáo trình phương pháp dạy- học văn (GS Phan Trọng Luận chủ biên)
+ Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
(TS Nguyễn Trọng Hoàn)
Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
(PGS- TS Nguyễn Viết Chữ)
Câu hỏi và bài tập với việc dạy- học tác phẩm văn chương trong nhà trường (
Nguyễn Quang Cương)
Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học (Nguyễn
Thị Thanh Hương)
Văn học giáo dục thế kỉ XXI ( GS Phan Trọng Luận)
Các công trình trên cung cấp về mặt lí thuyết các biện pháp rèn luyện tư duy cho học sinh, việc sử dụng câu hỏi như một phương pháp dạy học văn trong nhà trường và có bàn đến loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng Song các công trình trên hoặc là bàn theo chiều rộng hoặc chỉ điểm xuyết về câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nhằm rèn luyện tư duy văn học cho học sinh Ở đề tài này, chúng tôi muốn đi tìm hiểu hệ thống và sâu hơn
về tư duy văn học; liên tưởng, tưởng tượng; loại câu hỏi liên tưởng tưởng tượng Từ đó chúng tôi giúp giáo viên nhìn nhận rõ hơn về vai trò của loại câu hỏi này trong việc rèn luyện tư duy nói chung và rèn luyện tư duy văn học nói riêng cho học sinh THPT
+ Các loại giáo án, thiết kế bài giảng tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao đề cập
đến phương pháp giảng dạy tác phẩm cũng như cung cấp hệ thống câu hỏi trong khi giảng dạy nhưng chưa chú ý tới việc sử dụng loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng Ở đề tài này, chúng tôi áp dụng việc sử dụng loại câu hỏi liên tưởng tưởng tượng trong việc
dạy học tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao một cách cụ thể
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 43.1 Đối tượng nghiên cứu
- Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương
- Tư duy văn học của học sinh THPT
- Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (SGK Ngữ văn 11 ban Cơ bản)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng; cách thức soạn câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương SGK Ngữ Văn ban Cơ bản và việc sử dụng câu hỏi liên tưởng,tưởng tượng khi lên lớp góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT
- Câu hỏi liên tưởng tưởng tượng và cách thức sử dụng khi dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (SGK Ngữ Văn 11 ban Cơ bản)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất cách thức góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (SGK Ngữ văn
11 ban Cơ bản của GS Phan Trọng Luận)
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng khám phá giá trị tác phẩm góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT
5 Đóng góp mới của luận văn
- Giúp đồng nghiệp xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương
- Giúp đồng nghiệp vận dụng hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng vào dạy học tác phẩm văn chương một cách hiệu quả
6 Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê
- Nghiên cứu tài liệu
- So sánh
- Phân tích
- Quan sát, phỏng vấn, điều tra
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương
Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2 : Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT
bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
Chương 3: Thiết kế và thể nghiệm dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tư duy văn học
1.1.1 Tư duy
1.1.1.1.Khái niệm tư duy
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
Trang 5khách quan mà trước đó ta chưa biết.Về mặt bản chất, kết quả của quá trình tư duy là sự phản ánh thế giới khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
1.1.1.2.Tư duy và ngôn ngữ
Thực tế các nhà nghiên cứu đã khẳng định tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện Giữa ngôn ngữ và tư duy luôn có mối tương quan lẫn nhau Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong những hoạt động đa dạng của tư duy Nhờ ngôn ngữ nên những thao tác muôn màu
vẻ của tư duy mới thực hiện và phát triển được Cùng sinh ra với ngôn ngữ, tư duy cũng phát triển song song với nó.Nếu ngôn ngữ có tác dụng đến tư duy thì ngược lại tư duy cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ vì cả hai lập thành một đơn vị thống nhất Không thể quan niệm có cái này mà không có cái kia.Tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ Các quy luật, quy tắc, các sự kiện, các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các từ Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện.Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được Văn học được coi là " trò diễn bằng ngôn từ" Dạy Ngữ Văn cần thấy được mối liên hệ này để rèn luyện tư duy cho học sinh
1.1.1.3.Các kiểu tư duy
Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới cách phân loại kiểu tư duy dựa vào mục đích và phương tiện nhận thức Đó là kiểu tư duy logíc và tư duy hình tượng
Tư duy lôgíc là kiểu tư duy đặc thù của khoa học Đó là quá trình thâm nhập vào bản chất của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật nội tại của chúng
Tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật Mục đích của tư duy nghệ thuật cũng là tìm đến bản chất của sự vật và hiện tượng để nắm bắt quy luật đời sống khách quan Nhưng ở đây tư duy hình tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật Từ những phát hiện về "cái phổ biến" trong "cái đặc thù" ,"cái cá thể", tư duy hình tượng giữ lại cảm giác và biểu tượng để xây dựng hình tượng - một phương tiện phản ánh hiện thực giàu tính thẩm mĩ Sự phản ánh trong tư duy hình tượng không phải là sự sao chép hiện thực một cách bàng quan mà mang đậm dấu
ấn chủ quan Trong quá trình dạy Ngữ Văn, người giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh cả hai kiểu tư duy này.Tuy nhiên do đặc trưng bộ môn mà giáo viên cần nghiêng về kiểu tư duy hình tượng
1.1.2 Tư duy văn học
1.1.2.1 Khái niệm tư duy văn học
Có thể hiểu tư duy văn học là cách suy nghĩ dựa trên lí trí , dựa trên cảm xúc, thẩm mĩ trước đối tượng văn học; là sự hài hoà giữa suy nghĩ, lí trí và cảm xúc, thẩm mĩ của học sinh trước đối tượng văn học.Tư duy văn học bắt đầu từ việc suy nghĩ trên phạm
vi sử dụng và diễn đạt ngôn từ trong tác phẩm, tính
" phi vật thể " của hình tượng Mặt khác sáng tạo và tiếp nhận là hai phương diện cơ bản của tư duy nghệ thuật Đó cũng là hai phương diện cơ bản của tư duy văn học Điểm này cũng thể hiện ở tư duy văn học của học sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông Riêng trong trục tích hợp đọc - hiểu văn bản văn học thì vấn đề tư duy văn học đặt ra chủ yếu trên phương diện tiếp nhận Trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương, người giáo viên cần tiến hành những hoạt động, phương pháp tối ưu để nâng cao
hiệu quả trong việc tiếp nhận của học sinh Đó cũng chính là cách rèn luyện tư duy văn
học cho học sinh
Trang 61.1.2.2 Đặc trưng của tư duy văn học
* Đặc trưng tư duy văn học gắn với ngôn ngữ hình tượng
Khả năng nghệ thuật của ngôn từ biểu hiện ở tính hình tượng của nó Có thể nói, ngôn từ mang tính hình tượng từ trong bản chất.Tính hình tượng của ngôn từ được biểu hiện rất đa dạng, trên nhiều cấp độ khác nhau Ở cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp, các phương thức chuyển nghĩa và biểu hiện ở bất cứ lời nói và lời viết nào Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng, và thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực đời sống khách quan Lời nói không chỉ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học mà còn là đối tượng miêu tả Gắn liền với hoạt động lời nói là hoạt động tư duy của con người Tư duy và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của vấn đề Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư duy Vì vậy, với chất liệu ngôn từ, văn học có điều kiện thuận lợi nhất trong việc tái hiện quá trình tư duy của con người Nhờ tái hiện được quá trình tư duy, văn học có thể khắc hoạ được các chân dung tư tưởng của con người Mỗi lời nói, ý nghĩa của nhân vật đều chứa đựng thái độ, quan điểm đối với con người và cuộc sống Và đặc biệt, qua các nhân vật hoặc qua những lời phát biểu trực tiếp, nhà văn có thể nêu lên những quan điểm của mình về nhân sinh và về nghệ thuật
*Đặc trưng tư duy văn học gắn với cảm xúc thẩm mĩ:
Cảm xúc thẩm mỹ ( hay cảm xúc nghệ thuật) vừa là chất xúc tác, vừa là động lực thúc đẩy quá trình tư duy văn học Cảm xúc thẩm mỹ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân-Thiện-Mĩ Cảm xúc thẩm mỹ tạo ra hưng phấn và động cơ sáng tạo tích cực trong tiếp nhận văn học Muốn học sinh tiếp nhận tốt tác phẩm văn học thì giáo viên cần phải khơi nguồn cảm xúc thẩm mĩ nơi học sinh về tác phẩm văn học đó Có như vậy học sinh mới hứng thú tập trung vào bài học và phát hiện những vấn đề giáo viên yêu cầu tìm
hiểu
* Đặc trưng tư duy văn học gắn với sự sáng tạo của nhà văn:
Tư duy văn học không thể tách rời sự sáng tạo của nhà văn Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở những nét riêng, nét độc đáo mà chúng ta thường gọi là cá tính sáng tạo của nhà văn Nét riêng, nét độc đáo đó đã trở thành phong cách sáng tác của nhà văn Nó thể hiện ở quan niệm nghệ thuật về con người, phong cách nghệ thuật, tư duy văn học Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm sẽ đem lại hứng thú, cảm xúc say mê tìm hiểu tác phẩm của học sinh Từ đó học sinh sẽ phát hiện ra giá trị sâu sắc của tác phẩm được thể hiện qua những nét sáng tạo đó
1.1.2.3 Biểu hiện của tư duy văn học
* Tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng:
Tri giác ngôn ngữ là bước đầu tiên trong hành trình đi vào chiều sâu văn bản văn học Không có năng lực hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong tính chỉnh thể của văn bản thì cũng không có cơ hội phát huy những năng lực tiếp theo Đây là hoạt động cơ bản, tiên quyết trong hoạt động đọc - hiểu văn bản văn học, cũng là một kỹ năng quan trọng trong hệ thống các kĩ năng của năng lực tư duy văn học Tác phẩm văn học, hình tượng văn học chỉ thực sự bắt đầu "sống" từ hoạt động tri giác ngôn ngữ này Đồng thời, tri giác ngôn ngữ còn là cảm thụ Năng lực tri giác ngôn ngữ gắn liền với năng lực tái hiện hình tượng
Có thể nói, tri giác ngôn ngữ là bước đánh thức cánh cửa các ký hiệu của tác phẩm và tưởng tượng tái hiện là bước giúp người đọc nhìn ra thế giới bên trong của tác phẩm nằm dưới các ký hiệu ngôn ngữ Người giáo viên có vai trò kích hoạt để vận hành khâu này trong tư duy học sinh
* Trí nhớ, liên tưởng, tưởng tượng:
Trang 7Trí nhớ có thể được hiểu là " Sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện(tái hiện) những
gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình Nói như vậy chúng ta muốn nhấn mạnh rằng: những quá trình tâm lý này không tự nhiên mà có, không diễn ra một cách tự động" Nhờ có quá trình vận hành của trí nhớ, con người mới có khả năng phản ánh, lưu
giữ được những hình ảnh hay những sự kiện từng trải qua trong quá khứ
Còn liên tưởng và tưởng tượng là hiện tượng mang tính phổ biến không chỉ phản ánh các quá trình tâm lí, mà nó còn phản ánh sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống con người, phản ánh nét đặc trưng trong tâm lý sáng tạo nghệ thuật
Đọc văn bản văn học là một quá trình "đồng sáng tạo" Điều này cũng đúng với hoạt động đọc - hiểu trong nhà trường Người đọc không thể "đồng sáng tạo" nếu không
có một "tầm đón đợi", một "trường liên tưởng"
Quá trình liên tưởng chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó phải kể đến sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của yếu tố cảm hứng; khả năng huy động của chủ thể tiếp nhận; khả năng nhạy cảm của chủ thể khi xác định thông tin chính,
mã trung tâm của văn bản; khả năng cảm thụ, cắt nghĩa ngôn ngữ; khả năng tưởng tượng,
Tóm lại, chỉ có thông qua hoạt động liên tưởng thì thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới " đi được vào thế giới tâm linh của người đọc" Đây là một năng lực mà tư duy văn học của học sinh phải được chú ý bồi dưỡng, định hướng
* Phân tích hình tượng theo đặc trưng thể loại:
Đặc trưng thể loại là vấn đề mang ý nghĩa định hướng quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn học Tư duy văn học không thể thiếu đi năng lực này
Hình tượng nghệ thuật không tồn tại ở đâu khác ngoài tác phẩm, mà tác phẩm thì bao giờ cũng tồn tại trong một hình thức thể loại nhất định Thế giới nghệ thuật của tác phẩm, hình tượng phải được tái hiện chân thực trong hình thức thể loại của nó Không xác định được tác phẩm ấy, văn bản ấy thuộc thể loại nào, đặc điểm thể loại ấy trong tiến trình lịch sử cụ thể có đặc trưng gì thì không thể xác định được hướng khai thác, phân tích, khái quát các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của nó một cách chính xác được
Và không những là việc định hướng về thao tác (như xác định phương diện khai thác: nhân vật, tính cách, cốt truyện, lời thoại, màu sắc cảm xúc, nhân vật trữ tình, xung đột cho đúng với đặc trưng thể loại của tác phẩm) mà còn là vấn đề bản chất thẩm mĩ, đặc trưng thẩm mĩ của hình tượng
* Cụ thể hoá, khái quát hoá nghệ thuật:
Cảm thụ chi tiết nghệ thuật có khi là một từ ngữ, một hình ảnh, một chi tiết, một
sự kiện, một trạng huống tâm trạng, một câu văn, một hành động, một nhân vật nhưng
đi đôi với nó bao giờ cũng phải là việc cắt nghĩa, lí giải nó một cách khái quát trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm, trong hệ thống thống nhất của chủ đề, cảm hứng, tư tưởng của người sáng tác Hai mặt cụ thể và khái quát, chi tiết và hệ thống bao giờ cũng tồn tại trong mối tương quan chặt chẽ hai chiều
* Bình giá nghệ thuật:
Bình giá nghệ thuật bộc lộ cá tính, bản lĩnh tiếp nhận, khả năng đánh giá của người đọc Đây là biểu hiện mang tính tổng hợp cao của tư duy văn học Nó đòi hỏi có sự kết hợp giữa những thao tác thuộc những khả năng khác như tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực cụ thể hoá, khái quát hoá, năng lực phân tích hình tượng theo đặc trưng thể loại
1.2 Rèn luyện tư duy văn học bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
Trang 81.2.1 Liên tưởng, tưởng tượng
1.2.1.1 Liên tưởng
* Khái niệm liên tưởng và các kiểu liên tưởng:
- Khái niệm liên tưởng: Hiện tượng liên tưởng có mối quan hệ với hiện tương trí nhớ
Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yếu tố tâm lí, nhờ đó sự xuất hiện của một yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác liên quan với nó Liên tưởng là
sự tái hiện hiện thực nhờ liên hệ giữa hiện thực đang có với hiện thực đã từng có, đã qua,
có nghĩa là từ việc này, hình ảnh này đang diễn ra trong quá trình tâm lí thì nghĩ đến việc khác, hình ảnh khác có thể cùng loại, cũng có thể khác loại, nhưng cùng nằm trong một trường liên tưởng
- Các kiểu liên tưởng
Tâm lý học phân biệt ba loại liên tưởng Liên tưởng gần nhau Đây là loại liên tưởng diễn ra theo cơ chế tác động hệ quả, thể hiện mối liên hệ lôgíc thứ tự hô ứng do ký ức gợi ra
Liên tưởng giống nhau( liên tưởng tương đồng) là loại liên tưởng dựa vào các mối liên hệ thần kinh do hai đối tượng giống nhau gây nên
Liên tưởng tương phản :Đây là loại liên tưởng có hình thức gần với liên tưởng giống nhau nhưng ở đây sự tri giác một vật thể nào đó lại gây nên trong trí nhớ hồi ức về một vật thể khác có những dấu hiệu ( đặc điểm, tính chất) hoàn toàn ngược lại
* Liên tưởng trong dạy học tác phẩm văn chương:
Khi dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý tới một số hình thức liên tưởng quen thuộc, có tính phổ biến và dễ nhận diện
- Liên tưởng gần giống thể hiện mối quan hệ tất yếu, tiềm tàng giữa tín hiệu vật chất hiện tại và kinh nghiệm, dựa trên những nét gần nhau về bộ phận Hình thức liên tưởng này trong dạy học tác phẩm văn chương khi giáo viên cho học sinh phát hiện các hoán dụ nghệ thuật
- Liên tưởng giống nhau thể hiện mối quan hệ bản chất, tương đồng giữa vật liên tưởng và vật được liên tưởng Hình thức liên tưởng này trong dạy học tác phẩm văn chương khi giáo viên cho học sinh phát hiện các ẩn dụ nghệ thuật
- Liên tưởng đối lập thể hiện mối quan hệ hiện thực và mặt khác biệt của nó trong cùng một hệ thống tồn tại như ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối, sống và chết, thật và giả
- Liên tưởng hồi ức là liên tưởng xuất hiện do sức gợi của các yếu tố sự vật trong hiện thực về phía kỉ niệm
- Liên tưởng theo quan hệ không gian là liên tưởng được mở ra đa chiều do sức gợi của các yếu tố hiện thực có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
Nhìn chung, liên tưởng tạo cho ra khả năng nối kết những hình ảnh vốn rời rạc xa nhau trở thành một thành phẩm của chất liệu mới, lớp nghĩa mới, tạo ra những tính chất linh hoạt và năng động, đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật Nhiệm vụ của giáo viên là hướng đẫn học sinh phát hiện ra các hình thức liên tưởng đó và phân tích ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật dưới những hình thức liên tưởng được nhà văn sử dụng
1.2.1.2 Tưởng tượng
* Khái niệm tưởng tượng và các kiểu tưởng tượng
- Khái niệm tưởng tượng: Tưởng tượng là con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được tri giác hoặc chưa có trong hiện thực
Trang 9- Các kiểu tưởng tượng
Các nhà tâm lý học chia tưởng tượng làm hai loại:
Tưởng tượng tiêu cực: Những hình ảnh do tưởng tượng mà có được sẽ có thể xuất hiện như là một vật thay thế cho hoạt động, dẫn con người vào địa hạt của những biểu tượng hoang đường.Trong đó tưởng tượng tiêu cực xảy ra một cách có chủ định được gọi
là mơ mộng.Tưởng tượng tiêu cực nảy sinh không chủ định là ảo giác, hoang tưởng
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cấu bức xúc, kích thích tính tích cực và tính thực tế của con người, nó biểu hiện ở hai cấp độ:
Cấp độ thứ nhất, tưởng tượng tái tạo là quá trình tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở miêu tả hoặc gợi ý của người khác Cấp độ thứ hai, tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc lập
* Tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương
Trong dạy học tác phẩm văn chương giáo viên cần nắm được cơ chế tưởng tượng Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn cơ chế tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương diễn ra như sau:
Tưởng tượng sáng tạo: Học sinh có thể mở rộng vùng chú ý trong trí nhớ, mở rộng hình dung và bổ sung những nét mới để đưa vào dòng suy tưởng; chọn lọc, sáng tạo biểu tượng mới
Tưởng tượng có phê phán: Hình dung trong tâm tưởng nhưng mới ở cấp độ cảm tính Những dữ kiện hỗn độn của trí nhớ huy động vừa được đưa vào dòng của liên tưởng
và qua sự bổ sung ban đầu làm cho thế giới nghệ thuật được hiện lên qua biểu tượng; đến tưởng tượng có phê phán- tức đã chuyển sang cấp độ lí tính, nó mới tự giác thực hiện các chức năng thuộc tính qua các khâu trung gian:
Tưởng tượng tổng hợp: Bức tranh tưởng tượng được bổ sung phong phú các dữ kiện, đường nét theo một ý tưởng và mục đích có trước
Tưởng tượng phân tích: Từ bức tranh trọn vẹn, đầy đủ, qua kĩ năng phân tích- các
dữ kiện và nét nghĩa được phân loại, phân hoá vào bề sâu và bề rộng, làm cho vấn đề tưởng tượng trở nên rõ nét, tập trung nổi bật theo chủ định
Tưởng tượng so sánh khái quát: Vấn đề tưởng tượng đã được lựa chọn và nó tồn tại độc lập trong mớ hỗn độn của bức tranh hình dung- qua so sánh khái quát sẽ trọn vẹn, lung linh, sống động hơn và trở nên ấn tượng sâu sắc
1.2.1.3 Mối quan hệ giữa liên tưởng, tưởng tượng, tư duy
Liên tưởng trở thành một điều kiện vận hành của tưởng tượng, nhờ có liên tưởng, những hình ảnh mà tưởng tượng tạo ra được hoàn thiện và phong phú và ngược lại nếu khả năng liên tưởng kém- những hình ảnh làm tưởng tượng tạo ra sẽ hạn chế và phiến
diện.Về mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng, theo tâm lý học " Khi con người đứng
trước một hoàn cảnh có vấn đề- nguồn khởi đầu của hoạt động- thì sẽ có hai hệ thống phản ánh đi trước của ý thức đối với kết quả của hoạt động đó: hệ thống được tổ chức chặt chẽ của các hình ảnh và hệ thống được tổ chức chặt chẽ của các khái niệm Khả năng lựa chọn và kết hợp các hình ảnh là cơ sở của tưởng tượng, khả năng kết hợp các khái niệm theo một cách mới là cơ sở của tư duy" Trong trường hợp như vậy, có điều
đáng chú ý là" hoạt động này thường diễn ra cùng một lúc ở cả hai tầng bởi vì hai hệ
thống hình ảnh và khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau"
Trang 101.2.2 Các loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương
1.2.2.1.Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm văn chương
- Câu hỏi liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa không gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình
- Câu hỏi liên tưởng giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống nghệ thuật, giữa các điểm sáng thẩm mỹ cùng chiều, cùng bình diện với điểm sáng thẩm mỹ ngược chiều, khác bình diện
- Câu hỏi liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả
- Câu hỏi tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa học sinh và tác giả, giữa học sinh
và nhân vật
- Câu hỏi tưởng tượng về khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm
- Câu hỏi tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm
- Câu hỏi tưởng tượng về tâm trạng nhân vật
- Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm
- Câu hỏi tưởng tượng nhan đề khác và về khả năng kết thúc của tác phẩm
1.2.2.2 Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng ngoài tác phẩm
- Câu hỏi liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội
- Câu hỏi liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác
Ngoài ra chúng ta có thể chia câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng thành hai loại là:
- Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện:
- Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái tạo:
1.2.3.Những điều cần lưu ý khi giáo viên xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương
- Tìm hiểu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học, tìm hiểu phương pháp dạy học tác phẩm đó, tìm hiểu đối tượng học sinh trước khi thiết kế giáo án
- Khi thiết kế giáo án đến phần xây dựng câu hỏi, giáo viên cần suy nghĩ xem đối với từng đơn vị kiến thức trong bài dạy thì sử dụng loại câu hỏi nào, liệt kê những loại câu hỏi đó xem có loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng không? Sau đó giáo viên đối chiếu với các dạng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng chúng tôi đã trình bày ở trên xem có thể sử dụng loại câu hỏi nào cho thích hợp
- Các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng cần được xây dựng ở các mức độ dễ khó khác nhau
- Các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng cần phải có mối quan hệ liên đới với các câu hỏi trong sách giáo khoa đã được học sinh chuẩn bị ở nhà
- Cần phối kết hợp với các phương pháp dạy học khác
- Việc xây dựng các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng không thể tách biệt sự quan tâm thích đáng đến các phương diện tiếp nhận khác trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương