7. Bố cục của đề tài
2.1.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam 1986 đến nay
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn bộ nền kinh tế, bằng việc áp dụng mô hình kinh tế nhiều thành phần theo định hướng thị trường thay thế cho thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đã bị lạc hậu bộc lộ nhiều yếu kém.
Nhằm giảm bớt các bất ổn kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tất cả các đòn bẩy kinh tế: giá cả, lương, chính sách tài chính tiền tệ đều được sử dụng. Bên cạnh đó việc nới lỏng các cản trở hành chính đối với hoạt động của khu vực tư nhân và thương mại nội địa đã làm cho môi trường kinh tế thông thoáng, tạo tiền đề cải cách cho những năm tiếp theo.
Luật đầu tư nước ngoài và Luật đất đai được Quốc hội thông qua vào năm 1987 và có hiệu lực vào năm 1988 cũng đã đem lại khuyến khích đáng kể. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu chảy vào Việt Nam. Dù vẫn duy trì sở hữu Nhà nước về đất đai nhưng quyền sử dụng đất của tư nhân được Nhà nước công nhận. Với những cải cách như vậy, GDP bình quân trong giai đoạn 1986 - 1990 tăng 4,4% /năm. Có thể nói, đây là thời kỳ quan trọng đánh dấu những chuyển đổi cơ bản từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới dù cho các bước đi vẫn còn thận trọng.
Từ năm 1990 trở đi, các bước cải cách được đẩy mạnh. Tại Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 7/1991, Đảng ta khẳng định lại cam kết về quá
trình đổi mới và xác định ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu cho quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1992 - 1995. Để đối phó với việc bị cắt giảm viện trợ từ Hội đồng tương trợ kinh tế chung (CMEA), sự quay lại của lạm phát, sự sụt giảm trong xuất khẩu..., chính phủ đã triển khai các cải cách quan trọng. Trong đó đáng chú ý là cải cách các công cụ thể chế, tái cơ cấu và hợp lý khu vực hành chính công, xây dựng một cơ cấu các tổ chức tài chính mới. Việc điều chỉnh giá cả và tỉ giá hối đoái theo hướng thị trường, tập trung phát triển khu vực doanh nghiệp quốc doanh vào các lĩnh vực trọng điểm, nhiều công cụ quản lý trực tiếp được thay thế bằng các công cụ gián tiếp như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đã giúp kinh tế Việt Nam ngăn chặn được lạm phát vào cuối năm 1995. Nền kinh tế thời kỳ này đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục và toàn diện, GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Đất nước bước ra và khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Hội nghị Trung ương VI (tháng 10/1998) khẳng định yêu cầu duy trì cải cách tập trung vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ưu tiên cho nông nghiệp, các ngành nghề nông thôn và các khu vực khác mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Khả năng quản lý chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ ngày càng tiến bộ, trong năm 1998 - 1999 khi tăng trưởng kinh tế chững lại do khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á, nhưng Chính phủ đã nhanh chóng điều chỉnh chương trình chi tiêu của mình do đó tránh được sự bất ổn nghiêm trọng trong và ngoài nước. Dù gặp muôn vàn khó khăn từ khủng hoảng kinh tế, giai đoạn 1996 – 2000, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 7%/năm.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 1994 - 2000
(Đơn vị: %)
Năm Lạm phát GDP
(giá ổn định 1994)
SL công
nghiệp Xuất khẩu
1995 12,7 9,5 14,5 28,2 1996 4,5 9,3 14,2 41,1 1997 3,6 8,2 13,8 24,6 1998 9,2 5,8 12,5 2,4 1999 0,1 4,8 11,6 23,2 2000 -0,6 6,8 17,5 25,2
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo các báo cáo kinh tế hàng năm của CIEM
Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 1996 - 2000 đã mở rộng ra cho tất cả các khu vực, trong đó xét về ý nghĩa thống kê khu vực công nghiệp đã dẫn dắt GDP với mức tăng trung bình hàng năm 13 - 14%. Bên cạnh đó, dòng tài chính nước ngoài trở nên quan trọng hơn. Đầu tư nước ngoài từ 1048 triệu USD năm 1994 đã tăng gấp đôi lên 2074 triệu USD năm 1997. Tuy nhiên, động cơ rõ ràng và trực tiếp của tăng trưởng là sự mở rộng xuất khẩu. Nguyên nhân đóng góp vào thành công vượt bậc là xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu gạo.
Năm 2001 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt
điều, thứ nhất về hạt tiêu. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác trong giai đoạn này cũng đạt được và vượt kế hoạch. Đặc biệt là thành tựu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này vô cùng khởi sắc cả về số lượng và chất lượng, mở ra triển vọng thu hút nguồn vốn này trong những năm tiếp theo. Thương mại quốc tế cũng là một điểm sáng. Bất chấp sự cạnh tranh về thị trường, giá cả và tác động tiêu cực của các vụ kiện bán phá giá nhưng đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã đạt trên 1 tỷ USD.
Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong GDP tỷ trọng của khu vực nông lâm thủy sản giảm dần và tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng. Còn xét theo khu vực sở hữu thì kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, khoảng 38-39% giai đoạn 2001 - 2005. Tuy nhiên, khu vực tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hai khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2004 và 2005 tương ứng là 11,5% và 13,2%; còn các con số tương ứng của khu vực kinh tế tư nhân là 12,3% và 14,0% [10, tr.6]. Có được thành tựu như vậy, bên cạnh nhân tố khách quan phải kể đến nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong giai đoạn này: (i) cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và đầu tư, cải thiện đáng kể khung pháp luật kinh tế, giữ vững ổn định chính trị; (ii) thúc đẩy cải cách cơ cấu: phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; (iii) đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức, xúc tiến thương mại quốc tế và quảng bá du lịch.
Bảng 2.2: Tăng trƣởng GDP và đóng góp vào tăng trƣởng GDP theo ngành giai đoạn 2001 - 2005
(Đơn vị: %) 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Tốc độ tăng GDP Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ 6,89 2,98 10,39 6,10 7,08 4,17 9,48 6,54 7,34 3,62 10,48 6,45 7,79 4,36 10,22 7,26 8,43 4,04 10,65 8,48 7,51 3,84 10,24 6,97 Đóng góp và tăng trƣởng theo tỷ lệ % GDP Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ 100 10,07 53,39 36,54 100 13,20 48,95 37,85 100 10,76 53,37 35,86 100 11,80 50,48 37,72 100 9,78 49,71 40,52 100 11,12 51,18 37,70
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo các báo cáo kinh tế hàng năm của CIEM
Tiếp đà tăng trưởng của giai đoạn trước, các năm 2006-2007 kinh tế Việt Nam vẫn phát triển mạnh, tăng trưởng kinh tế hai năm liên tiếp đạt trên 8%. Đầu tư và tiêu dùng tăng cao cùng với kỳ vọng phát triển hơn nữa cho những thành tựu kinh tế trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, từ đầu năm 2008, khủng hoảng tín dụng dụng bất động sản bắt đầu từ Hoa Kỳ đã lan rộng sang tất cả các nước, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa. Chỉ số chứng khoán Việt Nam VN index từ mức đỉnh 1171 điểm của ngày 12/3/2007 rơi xuống 395 điểm vào ngày 4/6/2008. Trên qui mô toàn bộ nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2007. Thêm vào đó, khó khăn thanh khoản buộc hệ thống
ngân hàng thương mại đẩy lãi suất lên cao, có thời điểm lên trên 20% làm dòng chảy tín dụng bị bóp nghẹt. Cho đến tháng 12/2008, chỉ số VN Index xuống dưới 300 điểm, tỷ lệ lạm phát là 22,97%. Với bối cảnh như vậy, từ tháng 9/2008, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt điều hành thực hiện 8 nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng. Kết thúc năm 2008, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá: tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 6,23%, khu vực nông - lâm nhiệp - thủy sản tăng 5,6%, công nghiệp xây dựng tăng 6,33% và khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước, Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi ngay từ những tháng đầu năm 2009. Kết thúc năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Năm 2009, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,32%, sản xuất công nghiệp tăng 7,6%. Sang năm 2010, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới chưa vượt qua được khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn đảm bảo mức tăng trưởng khá đạt mức 6,78% trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,52%.