NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 91)

7. Bố cục của đề tài

3.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm tới đây chủ yếu sẽ diễn ra dưới góc độ ngày càng nhiều hơn các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Điều đó buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, cải thiện chất lượng tín dụng, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Mở cửa và hội nhập quốc tế tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng. Trong thời gian tới, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng theo Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (US BTA) và các cam kết tương tự khi đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO nên áp lực canh tranh là rất lớn.

Quá trình chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của ngành ngân hàng: từ hệ thống ngân hàng 1 cấp chuyển sang ngân hệ thống ngân hàng 2 cấp tách bạch chức năng quản lý của ngân hàng trung ương với hệ thống ngân hàng thương mại, từ chỗ sở hữu 100% nhà nước đến nay đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này góp phần vào viêc nâng cao năng lực tài chính của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới. Quá trình chuyển biến sở hữu này không chỉ tác động đến sự thay đổi của bản thân hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tìm ra định hướng cho quá trình chuyển biến sở hữu cũng như quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng trong thời gian tới có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn quan trọng. Để có được định hướng và giải pháp phù hợp và đúng đắn trước hết cần xác định được những bất cập mà hệ thống ngân hàng đang gặp phải cũng như nguyên tắc hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp phải một số bất cập điển hình:

Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa thấp các sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ chưa cao. Hệ thống các sản phẩm dịch vụ cung cấp còn đơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu là các dịch vụ ngân hàng truyền thống (huy động và cho vay). Doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 70% trong tổng nguồn thu số lượng dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam hiện đang cung cấp mới chỉ khoảng 300 dịch vụ (trong khi một ngân hàng lớn trên thế giới có thể cung cấp được khoảng 6000 dịch vụ các loại). Rất nhiều loại dịch vụ là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài với truyền thống hàng chục năm kinh nghiệm lại là những dịch vụ hoàn toàn mới mẻ đối với ngân hàng Việt Nam (dịch vụ tư vấn đầu tư, các nghiệp vụ về hoán đổi, options, future, factoring…). Dù đã cố gắng triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới (dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, cầm cố, tín dụng tiêu dùng…) nhưng có thể thấy dịch vụ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là “độc canh” tín dụng, các dịch vụ phi tín dụng (thanh toán, đầu tư, kinh doanh ngoại hối, tư vấn tài chính) chưa phát triển, một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mới ở trong giai đoạn thử nghiệm hay thí điểm.

Thứ hai, các dịch vụ ngân hàng thiếu sự liên kết đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng và giảm giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam xây dựng theo mô hình ngân hàng đa năng nên mỗi ngân hàng đều chưa xác định được sản phẩm cốt lõi của mình và đều cố gắng đa năng ở cả các chi nhánh, điều đó

chưa phù hợp với năng lực và thị trường. Các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh về giá và mạng lưới phục vụ chứ chưa đẩy mạnh đi sâu cạnh tranh bằng chất lượng dịch, công nghệ, uy tín, thương hiệu.

Thứ ba, chưa gắn kết các hoạt động ngân hàng và hoạt động phi tài

chính ngân hàng để hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các dịch vụ tài chính phi ngân hàng mới được triển khai và chưa thực sự phát triển (kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký, bảo quản tài sản, dịch vụ quản lý tai khoản theo ủy quyền của khách hàng, kinh doanh vàng…). Trong khi đó, việc phát triển các dịch vụ này cần được coi là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhằm đa dạng hóa cơ cấu nguồn thu.

Thứ tư, cơ cấu tổ chức bộ máy chưa theo mô hình ngân hàng hiện đại: Mô hình tổ chức các ngân hàng thương mại Việt Nam đang chuyển đổi từ cấu trúc theo chức năng sang mô hình cấu trúc theo nhóm khách hàng. Một số định chế quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế đang được xây dựng phù hợp với điều kiện cạnh tranh và thay đổi công nghệ. Một số ngân hàng cũng đang nghiên cứu triển khai mô hình tách bạch giữa khối quản lý và hành chính với khối kinh doanh. Tuy nhiên cơ cấu của hầu hết các ngân hàng như hiện nay là chưa hợp lý, mạng lưới chi nhành cồng kềnh, chồng chéo gây lãng phí. Bên cạnh đó, vấn đề chức năng đại diện và giám sát của hội đồng quản trị cũng như Ban giám sát của các ngân hàng thương mại nhà nước chưa được phân định rõ ràng.

Thứ năm, năng lực tài chính nhỏ bé. Đây là thực tế không phải bàn cãi dù cho những năm qua đã có những nỗ lực đáng kể từ phía nhà nước cũng như từ phía các ngân hàng. Tiềm lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam là

quá nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực chứ chưa nói tới các ngân hàng trên thế giới.

Với những bất cập đó, quá trình phát triển và đổi mới hệ thống ngân hàng trong thời gian tới nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, đáp ứng đủ điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Muốn thế, chúng ta phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu và nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đủ mạnh về vốn, hiện đại về công nghê, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng hiện đại, đảm bảo về nguồn nhân lực; hoạt động phát triển tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Chú trọng thực hiện quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, thiết lập hệ thống cảnh báo trong hoạt động.

Thứ hai, xử lý tồn tại đồng thời với tái cơ cấu tài chính, lành mạnh hóa tình hình tài chính để trên cơ sở đó mới có thể phát triển nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều đó giúp hệ thống ngân hàng thương mại có một nền tảng tài chính vững chắc.

Thứ ba, tái cơ cấu mô hình hoạt động, chủ động hội nhập trên nền tảng tài chính ổn định, vững chắc, các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc hoạt động trong lãnh thổ mà phải chủ động vươn xa hơn tới các nước trong khu vực và trên thế giới, tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến để nâng cao năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thứ tư, tận dụng tối đa vị thế và cơ hội, chấp nhận cạnh tranh. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải đối đầu. Thông qua cạnh tranh và tồn tại được nhờ cạnh tranh các ngân hàng càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình.

Thứ năm, hiệu quả hoạt động của khách hàng là hiệu quả hoạt động

của ngân hàng. Đây là nguyên tắc mang tính mục tiêu: khách hàng càng mạnh thì ngân hàng càng phát triển.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)