THỰC TRẠNG CHUYỂN BIẾN SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG THT MỞ VIỆT

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 52)

7. Bố cục của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN BIẾN SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG THT MỞ VIỆT

VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ NỀN KINH TẾ

2.2.1. Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại

* Chuyển biến về số lượng ngân hàng và vốn

Giai đoạn trước 1986, nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế kế hoạch tập trung, mọi giao dịch tài chính đều thực hiện thông qua ngân hàng nhà nước (NHNN). Hệ thống NHNN là hệ thống một cấp (ngân hàng trung ương đảm nhận luôn chức năng của các ngân hàng thương mại), thuộc sở hữu nhà nước 100% và do nhà nước trực tiếp quản lý, kiểm soát.

Từ năm 1986, theo chủ truơng đổi mới của Đảng và Nhà nước, ta chuyển dần sang kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần sở hữu trong nền kinh tế. Hình thức sở hữu nhà nước trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chuyển từ độc quyền sang giữ vai trò chủ đạo.

Đến năm 1988, chức năng kinh doanh ngân hàng được tách khỏi ngân hàng nhà nước, giao cho các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành tạo nên các chuyển biến về tự do tài chính, là điều kiện cho các hình thức sở hữu khác trong hệ thống tài chính phát triển. Theo Pháp lệnh các TCTD năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam cải tổ, chuyển từ cơ chế quản lý

kinh doanh XHCN sang cơ chế thị trường có điều tiết cùng chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Nhờ vậy, tính chất độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng dần được xóa bỏ do sự hình thành của các NHTM thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

Chuyển biến về số lượng

Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt sở hữu cũng như số lượng ngân hàng, vì vậy số lượng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể. Năm 1991 chỉ có 4 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong tổng số 9 ngân hàng, chiếm tỷ lệ 44,4% thì đến năm 1995, số lượng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã giảm xuống còn 5,4% trong tổng số lượng các ngân hàng năm 1995.

Năm 1997, Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh các TCTD sau 9 năm thực hiện đã được sửa đổi bổ sung. TCTD bao gồm các loại hình ngân hàng và TCTD phi ngân hàng (Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các TCTD phi ngân hàng khác). Số lượng NHTM giai đoạn 1997-2001 tiếp tục gia tăng. Đến năm 1997, Việt Nam đã có 84 ngân hàng trong đó có 5 NHTM nhà nước, 51 NHTMCP, 4 NHLD, 24 chi nhánh NH nước ngoài. Mặc dù giai đoạn này có sự gia tăng mạnh về số lượng NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần, nhưng nhìn chung quy mô ngân hàng còn nhỏ bé nên sức cạnh tranh không cao. Do vậy một số NHTM CP đã sáp nhập lại nên đến cuối năm 2001, số lượng NHTM cổ phần giảm còn 39 ngân hàng (Bảng 2.4). Số lượng ngân hàng tiếp tục thay đổi theo các năm với sự tham gia ngày càng nhiều hơn các ngân hàng từ khu ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2009, Việt Nam đã có hơn 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đến năm 2011 có 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài điều đó chứng tỏ quá trình chuyển biến sở hữu theo hướng đa dạng hoá trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ như một xu thế tất yếu.

Bảng 2.4: Quá trình phát triển NHTM Việt Nam giai đoạn 1997- 2009

Loại hình ngân hàng 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2004 2005 2006 2009 2011 NHTM nhà nước

NH cổ phần NH Liên doanh

Chi nhánh NH nước ngoài

4 4 1 0 4 41 3 8 4 48 4 18 5 51 4 24 5 48 4 26 5 39 4 26 5 36 - 28 6 35 - 30 7 34 6 31 5 35 6 40 5 39 6 -

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

Các loại hình sở hữu ngân hàng ngày càng đa dạng: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh… Các loại hình dịch vụ, quy mô, chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, năng lực điều hành, cạnh tranh cũng không ngừng phát triển. Có thể nói khu vực ngân hàng đã bao gồm đầy đủ các loại hình sở hữu: nhà nước, tập thể, cổ phần, liên doanh và nước ngoài.

Hệ thống các TCTD phát triển nhanh cả về số lượng, hình thức sở hữu, loại hình dịch vụ, quy mô, chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, năng lực điều hành, năng lực cạnh tranh và trình độ ứng dụng CNTT, thực hiện tốt vai trò là trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu vốn của nền kinh tế. Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ về năng lực tài chính, chất lượng hoạt động cả về quy mô và phạm vi hoạt động.

Đến nay, 5 NHTM NN đã có hơn 3.800 chi nhánh và các trung tâm giao dịch. Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước chiếm khoảng 54% và 58% của thị trường cho vay và huy động tiền gửi. Các NHTM NN sử dụng ưu thế trong chính sách cho vay với mục tiêu công và xã hội hơn là các NHTMCP. Mỗi ngân hàng có một một đối tượng, phân khúc phục vụ trọng tâm truyền thống, theo như tên gọi của mỗi ngân hàng.

Chuyển biến về vốn

Do có sự thay đổi về cơ cấu các loại hình ngân hàng, đồng thời cùng với chủ trương cổ phần hóa các NHTM NN, vốn sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể.

Cụ thể năm 1990, sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng từ xấp xỉ 100% đã giảm xuống còn 62,5% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ hệ thống ngân hàng phi sở hữu nhà nước đã phát triển và sở hữu khoảng 1/3 hệ thống ngân hàng. Đến năm 2008, tỷ trọng tài sản của các NHTM NN chỉ còn chiếm khoảng 48% [18].

Bảng 2.5: Tỷ trọng tài sản/ Tổng tài sản của hệ thống

Đơn vị % Năm 1990 1994 1998 2003 2005 2006 2007 2008 2009 6/2010 NHTMNN 100 89 82 74.6 71.5 62.3 53.5 51.5 49.4 48.2 NHTM CP 0 Na Na Na Na 22.8 31.5 32.5 33.2 34.7 NHLD 0 Na Na Na Na 1.1 1.2 1.3 1.4 1.4 NHNN 0 Na Na Na Na 9.8 9.6 10.3 11.4 11.9

Nguồn: Số liệu 1990-2006: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [18]; Số liệu 2007: World Bank (2008): Vietnam Development Report [45]; Số liệu

Q1/2009: www.div.gov.vn [60]

Theo số liệu thống kê, các nước càng phát triển thì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong hệ thống ngân hàng càng giảm, khoảng 25% ở các nước phát triển và khoảng 45% ở các nước đang phát triển [35]. Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước cần được giảm dần từ khoảng 70% trong năm 2007 đến 51% trong giai đoạn 2008-2010 và xuống 30% từ 2011, tuy nhiên trong mọi trường hợp cần nắm giữ tỷ lệ chi phối cần thiết phù hợp với năng lực điều tiết thị trường trong từng giai đoạn.

Trong những năm qua, chúng ta đã có những bước tiến dài trong việc tách bạch chức năng hỗ trợ phát triển, cho vay chính sách và hoạt động ngân hàng thương mại, đặc biệt là việc hình thành các Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên với tỷ trọng sở hữu vốn của nhà nước cao, các NHTM NN vẫn không hoàn toàn tự chủ trong hoạt động (chịu ảnh

hưởng của các cấp, các ngành trong quyết định kinh doanh; nhân sự chưa thực sự độc lập, đặc biệt trong các quyết định bổ nhiệm, bố trí, luân chuyển..; chính sách lương, thưởng còn chịu sự chi phối của liên bộ…). Do vậy giảm sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, bằng cách pho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, có cơ chế khuyến khích NHTMCP phát triển, cổ phẩn hóa NHTM NN, tự do hóa tài chính… là điều cần thiết.

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng sở hữu nhà nước tiến hành cổ phần hóa, trở thành NHTMCP và thông báo chính thức hoạt động với tư cách một ngân hàng TMCP vào tháng 5/2008, sau đó đến ngân hàng Công thương Việt Nam. Với bước đi như vậy, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng này cũng như trong toàn ngành ngân hàng giảm đáng kể. Ở các NHTM NN được cổ phần hóa, sở hữu Nhà nước được khuyến nghị có thể giữ vai trò chi phối mà không cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần tuyệt đối lớn (trên 50%).

Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, theo cam kết, hệ thống tài chính được mở cửa rộng hơn, các nhà đầu tư nước ngoài được phép mở ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 08/9/2008, Standard Chartered Bank là ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Việc các ngân hàng thương mại nước ngoài lần lượt được phép mở ngân hàng con tại Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng vì như vậy các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh bán lẻ và phân phối hàng hóa cũng như một số các dịch vụ khác tại Việt Nam chính thức hoạt động. Do đó các ngân hàng này sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho những người sản xuất và kinh doanh ở nước ta mà các ngân hàng của ta lâu nay chưa triển khai trên diện rộng như bảo hiểm rủi ro sản xuất, hàng hóa và các sản phẩm OTC khác...

Năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam được cải thiện dần qua các năm. Tổng vốn điều lệ của NHTM NN đã tăng từ trên 6.000 tỷ đồng vào năm 2001 lên đến trên 21.000 tỷ đồng vào năm 2004. Năm 2011 cả nước có 5 NHTM NN, 39 NHTMCP, 5 100% vốn nước ngoài với tổng vốn điều lệ trên 250.000 tỷ đồng (sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ) thì tổng vốn điều lệ của NHTM NN là gần 60.000 tỷ đồng (nếu tính thêm cả 2 ngân hàng cổ phần là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam mà Nhà nước đang là cổ đông chính) số vốn điều lệ mà Nhà nước sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại là khoảng 90.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính của 25 NHTM CP, vốn điều lệ của 25 NHTM CP cũng tăng trưởng nhanh, từ 22.000 tỷ năm 2006, 44.000 tỷ đồng năm 2007, và tăng lên 72.000 tỷ đồng vào năm 2008 và đến nay nếu tính thêm cả 2 ngân hàng là Vietcombank và Viettinbank thì số vốn điều lệ mà khối NHTM CP có được là khoảng 168.000 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Vốn điều lệ của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011

Loại hình ngân hàng Vốn điều lệ

(ĐV: Tỷ đồng)

Ngân hàng TM Nhà nƣớc

NH chính sách xã hội NH NN và PTNT NH PT nhà ĐBSCL NH phát triển Việt Nam

NH đầu tư và phát triển Việt Nam

59.597 15.000 20.709 4.515 5.000 14.373 Ngân hàng TM Cổ phần 168.081 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 13.870

Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng, đồng thời tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng lựa chọn trong thị trường tương lai mới có điều kiện phát triển ở nước ta cùng với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Đây là biện pháp tăng cường để quản lý rủi ro về giá đặc biệt đối với hàng hóa nông sản mà lâu nay người nông dân vẫn loay hoay chưa có chỗ tháo gỡ. Mặt khác, đây cũng là thách thức để các ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ dừng ở việc đi vay rồi cho vay lại để tìm kiếm lợi nhuận mà phải vươn lên mạnh mẽ để cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho các tổ chức và cá nhân tiêu dùng. Các loại hình ngân hàng sẽ phải tăng cường năng lực cạnh tranh, đều phải hướng tới mục đích chung trong cơ chế thị trường là phục vụ người tiêu dùng.

Tổng tài sản của hệ thống tăng nhanh, đặc biệt các NHTMCP, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể, hiện giữ ở mức dưới 3%. Chất lượng tín dụng của các NHTM CP được đánh giá khá tốt theo chuẩn mực kế toán chung. Hoạt động của các TCTD an toàn và hiệu quả hơn, công tác điều hành, quản trị của các ngân hàng cũng ngày càng tương xứng với quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp ngày càng cao.

Hệ số an toàn tài chính được cải thiện theo thông lệ quốc tế 8% vào giai đoạn 2001-2005, cuối 2008 hệ số an toàn của các NHTM đều giữ ở mức trên 10%. Hệ thống ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là kênh chủ yếu để dẫn vốn thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế [61].

Nhìn biểu đồ ta thấy NHTM sở hữu nhà nước tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng, nhưng chiếm tỷ trọng lớn về nguồn vốn. Khối các ngân hàng TMCP ngày càng phát triển về số lượng cũng như tăng trưởng về nguồn vốn.

Tỷ trọng về số lượng và tổng nguồn vốn so với toàn hệ thống phân theo nhóm ngân hàng

4.94% 45.68% 6.17% 43.21% 43.12% 44.79% 1.25% 10.83% NHTMNN NHTMCPĐT NHLD Chi nhánh NHNN %

Tỷ trọng về số lượng ngân hàng Tỷ trọng nguồn vốn so với toàn hệ thống

Biểu 2.1: Tỷ trọng về số lƣợng, tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2009

Nguồn: www.div.gov.vn [60]

* Chuyển biến về chất lượng quản lý kinh doanh ngân hàng

Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, theo nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế thế giới, và kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy chất lượng quản lý kinh doanh được cải thiện. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước bằng các biện pháp tự do hóa tài chính, cổ phần hóa, …các ngân hàng có điều kiện để tăng vốn điều lệ, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các NHTM NN trước đây thường phải “gánh” những khoản tín dụng có vấn đề, thường tập trung chủ yếu ở các DNNN, những doanh nghiệp mà trong khoảng một thập niên qua, tổng số tiền trợ cấp của nhà nước tương đương với số thuế thu nhập mà các doanh nghiệp này đã nộp (khoảng 70.000 tỷ đồng). Nói cách khác với 200.000 tỷ đồng (tương đương 28% GDP 2004) giao cho các DNNN sử dụng, nhà nước không thu được đồng thuế thu nhập nào chứ chưa nói đến chuyện thu cổ tức trên phương diện cổ đông chính. Ở phương diện người quản lý, điều hành ngân hàng, thật khó để xử lý khi mối quan hệ tam giác giữa NN- DNNN- NHTM NN tồn tại [10].

Khi giảm sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, nhờ có sự hiện diện của NHTM CP, Chi nhánh NHNN …, các NHTM NN buộc phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Mối quan hệ tam giác NN- DNNN- NHTM NN không thể ngày một ngày hai mà biến mất, nhưng sự nâng niu, chiều chuộng của NHTM NN đối với DNNN cũng buộc phải giảm dần vì sự sống còn của chính mình. Đồng thời trong chính các NHTM mà sở hữu nhà nước chiếm đa phần, có sự tham gia của các đối tác khác trong quản lý cũng là một cơ hội cũng như thách thức cho các nhà điều hành trong việc học hỏi kinh nghiệm và thể hiện năng lực. Cán bộ ngành ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập.

Chất lượng kinh doanh cải thiện được thể hiện qua việc tăng năng lực tài chính: tăng huy động vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản… và thể hiện qua kết quả doanh thu.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)