7. Bố cục của đề tài
2.2.2. Tác động của chuyển biến sở hữu đến sự phát triển của ngành ngân
ngành ngân hàng và nền kinh tế
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng do những thay đổi về chính sách kinh tế, đầu tư, tài chính - ngân hàng. Nhờ những thay đổi lớn về chính sách kinh tế và sự quyết tâm cải cách của chính phủ, kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng mạnh, biểu hiện trong thời gian gần đây, chúng ta được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định.
Trong chính sách cải cách kinh tế không thể không nói đến một mốc hết sức quan trọng, đó là cải tổ ngành ngân hàng: cơ chế ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp, thay đổi một số cơ chế, chính sách trong ngành ngân hàng như cho phép thành lập các NHTM cổ phần, cổ phần hóa các NHTMNN, cho phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam,…với những thay đổi trong thành phần sở hữu trong ngành ngân hàng đã có những tác động đáng kể tới nội lực các ngân hàng, đặc biệt là khối NHTMNN cũng như toàn bộ nền kinh tế.
* Tác động tới hiệu quả kinh doanh - Lợi nhuận
Để đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM, ta có thể sử dụng nhiều các chỉ tiêu liên quan, song thông lệ quốc tế sử dụng 2 chỉ tiêu: ROA (lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu). Và cũng theo tiêu chí đánh giá mà tôi đã đặt ra ở Chương 1, thì đây là hai thước đo quan trọng phản ánh sự thay đổi về sở hữu tác động tới hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng.
Trong những năm qua, hiệu quả kinh doanh của các NHTM NN nhìn chung ngày càng có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng cao, có những ngân hàng tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) đạt trên 20%,… Năm 2008, ROE của toàn hệ thống ngân hàng là 16,42% tương đương với mức trung bình trong khu vực 16,47% [7; tr.5].
ROA và ROE của 2 khu vực ngân hàng
0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm % ROA NHTMNN ROE NHTMNN ROA NHTMCP ROE NHTMCP
Biểu 2.8: ROA và ROE của hai khu vực NHTM NN và NHTM CP
Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Trong khoảng thời gian phân tích 2002-2008, ta thấy có một sự chênh lệch đáng kể về ROA bình quân giữa hai nhóm ngân hàng. Các NHTM CP sử dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn các NHTM NN. Nếu so sánh ngân hàng VCB và BIDV với 10 NHTMCP lớn nhất trong nước, có thể thấy mặc
dù 2 ngân hàng này đã có những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh, song chất lượng tài sản của các NHTM NN nhìn chung thấp hơn các NHTMCP.
Xét riêng với chỉ tiêu ROE, nhóm NHTM NN thấp hơn so với nhóm NHTM CP, song sự chênh lệch này trong các năm gần đây được coi là không đáng kể. Điều này được giải thích phần nào qua việc giá trị thực tế của khối tài sản của các NHTM NN chỉ được thể hiện một tỷ lệ khiêm tốn trên sổ sách các ngân hàng .
Lợi nhuận cao là điều tất cả các ngân hàng luôn mong đợi và hơn cả là lợi nhuận cao cùng sự ổn định trong dài hạn. Song những năm trước đây, trừ vài ngân hàng có cấu trúc tài sản sinh lợi có vẻ hợp lý với tỷ phần doanh thu cũng như lợi nhuận thu được từ các hoạt động dịch vụ, thì thu nhập của hầu hết các tổ chức tín dụng còn lại đều có được từ hoạt động phi tín dụng. Điều này nếu xét về tính dài hạn của lợi nhuận hay hiệu quả kinh doanh thì còn nhiều vấn đề phải bàn thêm.
Sau một năm 2007 đầy thuận lợi, nhiều ngân hàng vừa mới hình thành, nhờ hoạt động đầu tư đã thu được hiệu quả kinh doanh rất tốt trên mức 20%, thì đến năm 2008 thậm chí đã phải áp dụng biện pháp “hạn chế đề cập đến kết quả kinh doanh”. Trong những thông cáo phát ra chỉ thấy các chỉ tiêu như tổng tài sản, số lượng chi nhánh mới… còn thông số cần thiết cho nhà đầu tư để tính toán những hệ số như ROA, ROE… thì ít thấy hiện diện. Trong khoảng 50 ngân hàng Việt Nam hiện tại, số ngân hàng duy trì tăng trưởng cao cả về quy mô và hiệu suất kinh doanh trong thời gian dài còn rất ít trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Năm 2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước “siết” hạn mức tín dụng từ 30% xuống 25-27%/năm, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND giảm còn 1,2%/năm… nhưng lợi nhuận mà các ngân hàng vừa công bố vẫn cho con
số tăng trưởng khá khả quan: Nổi bật nhất là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khi lợi nhuận trước thuế lũy kế 11 tháng đầu năm đã đạt 4.400 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch đề ra cho cả năm (3.400 tỷ đồngg); Với Ngân hàng Á châu (ACB), sau 9 tháng đầu năm là gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế là 1.163 tỷ đồng, bằng 77,5% kế hoạch năm; Với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), 11 tháng đạt 2.060 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm dự kiến 2.200 tỷ đồng; Trong khi đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 11 tháng lợi nhuận trước thuế đã đạt 1.658 tỷ đồng, vượt kế hoạch 4%...
Nhìn chung, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam hiện nay mặc dù đã có những bước chuyển biến đáng kể song vẫn là tương đối thấp so với bản thân nội lực ngân hàng và đặc biệt là so với toàn nền kinh tế, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của khối các ngân hàng nói chung còn nhiều hạn chế. Mặt khác mức sinh lời của các NHTM Việt Nam còn chưa phản ánh đúng thực chất, vì chưa tính hết nợ xấu. Nếu tính đủ các chi phí này thì không ít các ngân hàng lỗ [27]. Vì vậy, với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế trong và ngoài nước thì đòi hỏi khối ngân hàng này phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp và đa dạng. Để hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả thì tiến trình cổ phần hoá phải được thực hiện đồng bộ và hợp lý.
- Rủi ro tín dụng
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại Việt Nam là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả. Nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản.
Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Phản ánh rủi ro tín dụng của các ngân hàng có nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, chỉ tiêu “Nợ xấu” và “tỷ lệ nợ xấu” được chọn để phân tích.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 theo cách phân loại nợ của quy định hiện hành (quy định 493). Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ số cho biết chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng. Nợ xấu, nợ đọng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính cho các NHTM, là cơ sở để cơ cấu lại NHTM, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.
Trước năm 2000, DNNN nhà nước là đối tượng khách hàng vay chính của ngân hàng. Cho vay DNNN gần như chiếm 100% tổng dư nợ của các NHTM NN [46]. Đồng thời đây cũng là thời gian hình thành cách thức cho vay theo chỉ thị: cho vay theo chỉ thị của chính phủ, và cho vay theo chỉ thị ngầm của các cấp chính quyền, do đó chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao (trên 10%).
Gần đây các khoản cho vay theo chỉ thị đã có nhiều thay đổi trước sức ép của việc giải quyết các khoản nợ khoanh trong các khoản như: cho vay mía đường, xi măng, đánh bắt xa bờ… Nếu Chính phủ cho vay, chính phủ sẽ phải có trách nhiệm chuyển nguồn, hoặc bù lãi suất, và trách nhiệm với nợ không thu hồi được.
Cho vay theo chỉ thị ngầm, Luật các tổ chức tín dụng ra đời 1998, mốc quan trọng có tác động tích cực đối với chất lượng và rủ ro tín dụng, quy định: không cá nhân hoặc tổ chức nào có quyền gây sức ép đối với tổ chức tín dụng khi ra quyết định cấp tín dụng. Trong phát triển kinh tế đa thành phần, chính quyền nhận thức rõ vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế địa
phương vì vậy đã có tác động tích cực theo hướng: nhiều địa phương, cấp chính quyền, đoàn thể phối hợp với NH thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sau năm 2004 đã giảm hơn hẳn so với năm 1996-1997. Song theo đánh giá thì trên thực tế, đó mới chỉ giảm về mặt tương đối, còn mặt tuyệt đối thì gần như không giảm.
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ
6.1 6.9 8.6 8.5 8.7 7.3 6.8 7.8 8.4 7.9 1.4 1.9 2.8 2.1 2.6 2.3 2.2 1.7 2.3 2.4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q1 2008 Q2 2008 Q3 2008 Q4 2008 Q1 2009 Q2 2009 Q3 2009 Q4 2009 Q1 2010 Q2 2010 %
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ Nợ xấu/ Tổng dư nợ
Biểu 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHVN từ 2008-2010
Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Hiện nay, các NHTM NN đã bước đầu thống kê nợ xấu theo quy định 493. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống là 3,64%, tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM Nhà nước là 4,59%, NHTM cổ phần 2,44%, Ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,45% [58].
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 % NHTMNN NHTMCP NHLD&NN Toàn hệ thống
Biểu 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của các loại hình ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Mặc dù thực tế nợ xấu của các NHTMNN vẫn còn cao, song chất lượng tín dụng đã và đang được cải thiện, rủi ro tín dụng ngày càng được quan tâm và có xu hướng giảm dần, hồ sơ cho vay đang dần đi vào chất lượng, quy trình cho vay, nguyên tắc cho vay ngày càng được quan tâm một cách chặt chẽ.
So sánh với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khối Asian, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam không phải là quá cao. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa áp dụng hoàn toàn theo thông lệ quốc tế trong việc đánh giá nợ xấu, mặt khác theo một tài liệu nghiên cứu cho biết, số liệu các ngân hàng Việt Nam công bố thấp hơn nhiều so với số liệu kiểm toán quốc tế dự tính (theo các tổ chức kiểm toán quốc tế thì dự tính nợ xấu của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2004 không dưới 40% [22] nên việc so sánh giữa tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay với các ngân hàng trên thế giới là khó thực hiện.
Tỷ lệ nợ xấu Việt Nam với một số nước trong khu vực 3.13 3.48 2.89 3.24 3.5 5.7 8.3 7 4.6 3.9 10.9 8.3 4.1 3.9 3.3 1.7 1.1 0.8 0.7 0.6 0 2 4 6 8 10 12 2004 2005 2006 2007 2008 %
Việt Nam Inđônêsia Thái Lan Hàn Quốc
Biểu 2.11: Nợ xấu của NHVN và một số nƣớc trong khu vực
Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, của các NHTM, đặc biệt là của các NHTMNN thì việc nhận biết và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các loại rủi ro, cách phát hiện, xử lý rủi ro cũng như đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc nguyên tắc an toàn tín dụng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
* Tác động tới năng lực cạnh tranh
Trong quá trình hội nhập, hệ thống tài chính ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro do những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như những thay đổi trong cơ cấu. Cổ phần hóa các NHTM NN và việc tham gia của các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực ngân hàng có những tác động đáng kể đối với năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân NHTM nói chung và của từng ngân hàng nói riêng.
- Năng lực tài chính
Trong các yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của một NHTM thì vốn được coi như chiếc “đệm” để ngân hàng đối phó có hiệu quả với những cú sốc từ bên ngoài và đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động.
Trước những thách thức của quá trình hội nhập và để tăng cường sức mạnh của chính bản thân, thời gian qua các NHTM Việt Nam đã thực hiện lộ trình tăng vốn một cách nhanh chóng bằng nhiều biện pháp. Đến nay, tổng số vốn điều lệ của toàn hệ thống là trên 250.000 tỷ đồng trong đó khối NHTM NN chiếm 24,67%; NHTM CP chiếm 69,58% và NH 100% vốn nước ngoài chiểm 5,75% (Xem Bảng 2.6).
Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam tăng mạnh so với trước đây song vẫn còn thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xem là ngân hàng có mức vốn lớn nhất trong các NHTM NN, nhưng quy mô vốn cũng chỉ đạt khoảng 650 triệu USD, thấp xa khi so sánh với các ngân hàng một số nước trong khu vực.
Bảng 2.11: Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
Ngân hàng 2004 2005 2006
BangKok (Thái Lan) 2.588 2.950,5 3.674,2 Maybank (Malaysia) 3.653 3.963 4.214 Lippo Bank (Indonesia) 285 - 667,5 Woori (Hàn Quốc) 6.734 7.332 9.579 Kookmin (Hàn Quốc) 8.637 9.526 -
Nguồn: Nguyễn Trọng Tài (2008): Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” [24]
Xét về mặt tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tài sản so với các nước trong khu vực là tương đối cao, nếu xét về mặt
tỷ trọng thì cũng phải thấy rằng tỷ lệ tài sản ngân hàng/GDP mặc dù vẫn còn nhỏ song tỷ lệ này lại tăng tương đối nhanh, cụ thể từ năm 2000, tài sản/GDP khu vực ngân hàng mới chỉ là khoảng 50%, nhưng tới năm 2007 đã lên tới 131%, điều này cho thấy xu hướng và triển vọng của toàn hệ thống Việt Nam.
Bảng 2.12: Tốc độ tăng trƣởng tài sản của HTNH VN so với các nƣớc khu vực Đông Á Đơn vi: % 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Việt nam Na Na 27.9 32.8 28.9 142.4 41.6 23.3 15.6 25.6 31.1 33.7 28.8 48.2 Malaysia 12.8 21.0 18.0 23.4 9.9 3.9 7.8 4.7 5.2 9.2 12.3 4.5 10.2 7.5 Thai lan 18.0 19.9 11.7 9.5 9.3 (3.7) (5.0) 15.7 10.0 6.2 5.9 6.4 5.7 8.1 Indonesia 16.7 22.8 26.1 26.5 57.4 17.1 28.3 9.3 5.5 4.8 11.2 14.8 13.0 17.9 Philippines 20.7 25.7 30.9 20.2 5.6 11.7 9.2 2.9 10.9 9.0 9.1 4.3 17.3 10.0 Singapore 9.7 10.6 10.5 11.0 21.2 5.8 0.6 9.7 (8.3) 11.6 9.4 4.1 14.2 14.6 Trungquốc 26.8 23.9 26.7 23.2 19.6 12.2 11.6 16.5 26.7 19.4 14.7 15.8 20.2 22.5