Quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 44)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam chưa có ngân hàng mà chỉ có 3 ngân hàng nước ngoài hoạt động là: Hương Cảng Ngân hàng (1865), Đông Dương Ngân hàng (1875), chi nhánh Chartered Bank (1904). Toàn bộ ngành ngân hàng do nước ngoài chi phối chứng tỏ Việt Nam thời kỳ đó rất kém phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam còn yếu và không có tiếng nói trong lĩnh vực tài chính. Vài năm sau Thế Chiến I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập: Đông Á Ngân hàng (1921), Ngân hàng Thương mại

Pháp (1922). Trong thời kỳ này giai cấp tư sản Việt Nam ngày một mạnh lên, bắt đầu thâm nhập vào thị trường tài chính tiền tệ. Năm 1927, một số thân sĩ có tinh thần độc lập dân tộc kêu gọi các nhà tư sản góp vốn thành lập Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng thuần túy sở hữu của người Việt Nam, do người Việt Nam quản trị và phục vụ người Việt Nam.

Sau Thế Chiến II, có 3 ngân hàng nước ngoài nữa thâm nhập vào Việt Nam là: Trung Quốc Ngân hàng (1946), Giao Thông Ngân hàng, Quốc gia Thương mại và Kỹ nghệ Ngân hàng (1947). Sau đó, hàng loạt ngân hàng Việt Nam ra đời để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài và phần nào đó chứng tỏ năng lực tài chính của nước nhà.

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau nên hệ thống ngân hàng cũng có sự khác biệt:

Ở Miền Bắc: Ngày 5/6/1951 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và sắc lệnh 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân khố Quốc gia và Nha Tín dụng Sản xuất giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách.

Ở Miền Nam: Ngày 31/12/1954, Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập Ngân Hàng Quốc Gia cho Miền Nam. Từ 1954 đến 1975 hệ thống ngân hàng ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam. Hệ thống ngân hàng dưới thời chính quyền Sài Gòn bao gồm:

- Ngân hàng trung ương được thành lập năm 1954 có tên gọi là Ngân hàng Quốc gia.

- Ngân hàng Nông Nghiệp có 25 chi nhánh ở khắp Miền Nam

- Ngân hàng thuộc sở hữu quốc doanh bao gồm Ngân hàng Phát triển, thành lập năm 1971.

- Các cơ sở tín dụng và tiết kiệm công lập, bao gồm Quỹ Tiết Kiệm Sài Gòn, Tổng Nha Ngân Khố và Ty Ngân Khố toàn quốc, Quỹ Tiểu Thương Tín Dụng, Trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ, Trung Tâm Khu Chi Phiếu, Trung Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng, Quỹ Tài Trợ Khuếch Trương Kỹ Nghệ, và Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia.

- Các ngân hàng thương mại, bao gồm 17 ngân hàng thương mại tư và 2 ngân hàng thương mại công với tổng cộng 144 chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh.

Trước khi bước vào Đổi Mới toàn diện, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức như là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ Trung ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước về các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Cách thức tổ chức hệ thống ngân hàng này thích hợp với đặc thù của cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp lúc bấy giờ nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh doanh thì nó tỏ ra kém hiệu quả và không còn phù hợp. Năm 1986 trước sức ép của công cuộc đổi mới kinh tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được cải tổ sâu rộng nhằm thích ứng với tình hình và yêu cầu mới. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới, chuyển biến dần dần qua từng giai đoạn. Hình 2.1 mô tả tổ chức hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi bước vào đổi mới.

Hình 2.1: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam trƣớc khi cải tổ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chi nhánh NH Nhà nước quận, huyện

Khách hàng

Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 - 1990: cải tổ lần thứ nhất

Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1987 nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thích ứng với cơ chế quản lý mới: Cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm của cơ chế này là bắt đầu trao quyền tự chủ tài chính cho các xí nghiệp, xoá bỏ bao cấp, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Với cơ chế mới này, đòi hỏi ngân hàng cũng phải chuyển sang hoạt động kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, tín dụng và thanh toán như trước kia.

Cơ sở pháp lý cho công cuộc cải tổ này là Nghị Định 53HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Có hai điểm nổi bật trong công cuộc cải tổ ngân hàng này: Thứ nhất là, việc tách bộ phận Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước ra khỏi Ngân hàng Nhà nước để hình thành Hệ thống Kho bạc Nhà nước, làm chức năng quản lý quỹ Ngân sách cho Chính phủ; Thứ hai là, thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên doanh và tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng chuyên doanh. Đây được xem như là một bước cải tổ quan trọng vì bước đầu tách bạch rõ ràng được hai chức năng quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Nghị định 53, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng chuyên doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 - 1990 theo Nghị định 53HĐBT được mô tả theo hình 2.2 dưới đây:

Hình 2.2: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 - 1990

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2006), Cổ phần hóa trong cải cách ngân NHTMNN

Tổ chức hệ thống Ngân hàng như trên có ưu điểm là tách được chức năng kinh doanh khỏí chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước trao cho hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, tổ chức hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn còn chứa đựng nhiều nhược điểm khiến cho hệ thống ngân hàng không thích ứng được khi chuyển sang cơ chế thị trường. Thứ nhất, hệ thống ngân hàng theo Nghị định 53HĐBT vẫn còn mang tính chất độc quyền Nhà nước chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng, trong khi chủ trương của Chính phủ là phát triển nền kinh tế đa thành phần. Thứ hai, hệ thống Ngân hàng này vẫn chưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước. Thứ ba, hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này còn xa lạ so với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường. Điều này phần nào làm cản trở quá trình hội nhập của hệ thống tài chính nước nhà.

Dù đã có những bước phát triển giúp cho thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam đáp ứng được phần lớn đòi hòi của nền kinh tế song những nhược

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng NN Việt Nam

Ngân hàng Chuyên doanh Chi nhánh NH Nhà nước Việt Nam

NH Công Thương VN

NH PT Nông nghiệp VN

NH Đầu tư Xây dựng VN NH Ngoại thương VN Chi nhánh NH Công thương VN Chi nhánh NH PT nông nghiệp Chi nhánh NH Đầu

điểm và bất cập vừa nêu trên yêu cầu một lần nữa phải cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 1990 với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ lần thứ hai.

Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000: cải tổ lần thứ hai

Xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần đã buộc Việt Nam tiếp tục tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng. Ngày 23/05/1990, Hội Đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai. Với hai pháp lệnh này hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường, bao gồm (hình 2.3):

- Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương

- Các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng đóng vai trò ngân hàng kinh doanh.

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các tổ chức tín dụng Chi nhánh NH Nhà nước VN NH thương mại NH ĐT và PT HTX TD Công ty tài chính NHTM quốc doanh NHTM cổ phần NHTM liên doanh NHTM

Hệ thống ngân hàng theo kiểu này đã xoá bỏ được tính chất độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập ngân hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác, hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này gần giống hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường, trong đó có sự hiện diện và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như truyền bá công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam. Hệ thống ngân hàng tổ chức theo pháp lệnh 1990 còn có ưu điểm nổi bật nữa là bắt đầu chú trọng đến vai trò ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước thể hiện ở chỗ quy định và quản lý dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, tránh những sự cố đổ vỡ như trước đây.

Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Bảng 2.3 tóm tắt số lượng và hình thức sở hữu ngân hàng thương mại từ 1991 đến 1999. Qua bảng này, chúng ta thấy sau khi pháp lệnh các tổ chức tín dụng ra đời, số lượng và loại hình ngân hàng thương mại đã phát triển mạnh. Nếu như năm 1991 chỉ mới có 9 ngân hàng thương mại, trong đó có đến 4 ngân hàng quốc doanh thì đến năm 1999 số lượng ngân hàng thương mại đã gia tăng lên đến 83 trong đó có đến 48 ngân hàng thương mại cổ phần.

Bảng 2.3: Phát triển ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ 1991 - 2000 1991 1993 1995 1997 1999

Ngân hàng quốc doanh 4 4 4 5 5

Ngân hàng cổ phần 4 41 48 51 48

Ngân hàng liên doanh 1 3 4 4 4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0 8 18 24 26

Tổng cộng 9 56 74 84 83

Giai đoạn 1991- 2000 cho thấy sự phát triển đa dạng các loại hình ngân hàng thương mại Việt Nam kể cả số lượng lẫn hình thức sở hữu. Sự phát triển đa dạng này thúc đẩy nỗ lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, từ đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng phục vụ.

Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 - nay: cải tổ lần thứ ba

Sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng đã được bổ sung sửa đổi và trở thành Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng được Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997 và được công bố ngày 26/2/1997. Theo Luật hiện hành, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:

- Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đóng vai trò ngân hàng trung ương - Các Tổ Chức Tín Dụng đóng vai trò định chế tài chính trung gian Quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này tập trung vào quá trình cổ phần hóa hệ thống NHTMNN, đổi mới hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đi kèm với đó là sự đổi mới của hệ thống pháp luật về ngân hàng.

Nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động lành mạnh, an toàn, có hiệu quả, đồng thời hình thành các ngân hàng thương mại lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước, thực hiện tốt việc hội nhập với khu vực và quốc tế trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách đối với hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng.

“Đề án cải cách” ngân hàng thương mại nhà nước xây dựng vào năm 2001 với mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh với sức cạnh tranh cao, trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo đó, hàng loạt các cải cách của ngân hàng được thực hiện: xử lý nợ tồn đọng, cấp vốn bổ sung, cơ cấu tài chính và hoạt động, công nghệ và hệ thống thông tin quản lý,… đã mang tới một số kết quả đáng kể. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước,

thành công bước đầu của việc cơ cấu lại đã giúp các ngân hàng nâng cao năng lực điều hành và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Tuy nhiên, những giải pháp đã thực hiện chỉ giải quyết các vấn đề về tài chính, về công nghệ và một phần của quản trị, một phần rất quan trọng trong ba trụ cột chống vững hệ thống ngân hàng đó là quản trị nội bộ, cho đến nay chưa có giải pháp nào được đề cập đến. Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước đã đề cập đến vấn đề cổ phần hóa, thiết nghĩ đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề còn lại của ba trụ cột. Đây là yêu cầu tất yếu đối với việc nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các NHTM NN trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)