Việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm CHí phèo của nam cao

31 490 0
Việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm CHí phèo của nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm CHí Phèo của Nam Cao 1.Tác giả chuyên đề: Lê Thu Hà Tổ trưởng: Tổ Văn – Sử - Địa – GDCD Trường THPT Vĩnh Yên. 2.Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 12, dự kiến số tiết bồi dưỡng 10 3.Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề -Kiến thức cơ bản: +Tác giả Nam Cao. +Tác phẩm Chí Phèo. +Bài giảng về tác phẩm Chí Phèo -Kiến thức nâng cao: Các đề thi, các bài viết, các nhận định về các nhân vật(Bá Kiến, Chí Phèo, thị Nở…); về tác phẩm(chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…) và một số các tác phẩm khác liên quan(Đời thừa, Vợ nhặt…) 4.Hệ thống các dạng bài tập của chuyên đề: -Hệ thống câu hỏi 2 điểm. -Hệ thống câu hỏi 5 điểm. 5.Hệ thống phương pháp để giải các bài tập trong chuyên đề: -Tái hiện kiến thức. -Phân tích, cảm nhận chi tiết, nhân vật… -Bình luận, đánh giá… 6. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng dạy- học môn Văn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và ôn thi đại học môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT (năm 2006) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Khách quan mà nói, điều đó một phần là do vẫn có giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời đối với học sinh trong quá trình dạy - học nên để các em có những lỗ hổng kiến thức cơ bản. Một phần không nhỏ là do chính bản thân các em không thích học (kể cả không chịu học) các môn xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng; kể cả việc có em không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả nên dẫn đến kết quả học tập của các em ngày càng thấp so với yêu cầu và của mặt bằng xã hội nói chung. Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung qua các kỳ thi hàng năm. Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là trong những năm học tới có thể các em học sinh phải thi đại học bắt buộc hai môn thi: Toán và văn thì vấn đề dạy ôn đại học môn văn càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Bất kể nguyên nhân do đâu, việc giúp đỡ các em học sinh lớp 12 học và ôn tập thi đại học môn Ngữ Văn đạt hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt là người giáo viên Ngữ Văn quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay. Từ những lí do trên, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.Qua đây muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình, hướng dẫn học sinh ôn thi đại học đạt kết quả tốt hơn. PHẦN HAI: NỘI DUNG. I-Khi giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn tập tác phẩm Chí Phèo, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Với cá nhân tôi, khi viết chuyên đề này tôi dựa trên cơ sở thực tiễn sau: 1. Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT (Từ bài giảng đến việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) 2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong giảng dạy, ra đề, hướng dẫn học sinh ôn tập. 3.Tham khảo một số đề đã ra về tác phẩm Chí Phèo trong những kỳ thi đại học. 4.Căn cứ vào thực tế việc học ôn của học sinh đó là: a. Trong bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay cho thấy vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. b. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh. c. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt. d. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. II-Từ thực tế trên tôi tự rút ra giải pháp giúp học sinh học và ôn thi đại học đạt hiệu quả như sau: 1.Chuẩn bị bài giảng và giảng tác phẩm Chí Phèo. -Muốn để học sinh yêu thích môn văn, thích học văn thì giáo viên văn cũng phải thật sự yêu thích, say mê môn học này. Sẽ là chuyện hoang tưởng nếu thầy cô đến với văn học bằng một trái tim hững hờ, một sự “giảng cho hết bài” mà lại mong có học trò yêu thích học văn. Tất nhiên yêu thích nó , say mê nó nhưng để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học trò còn phải có thêm một số yếu tố khác nữa như khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phương pháp dạy học và tổ chức học sinh học tập…nhưng yêu thích, say mê thậm chí si mê văn học, say mê dạy văn cũng như cái đẹp trong văn chương là yếu tố đầu tiên để thầy và môn văn chinh phục được lòng người đọc nói chung, học sinh nói riêng -Do đặc điểm riêng của đối tượng học sinh nên khi soạn bài thầy nên soạn bài, chọn phương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng. Khi giảng bài cố gắng đơn giản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách chọn các từ ngữ giản dị, thậm chí nôm na để các em có thể hiểu được những kiến thức cơ bản nhất. 2.Biên soạn hệ thống câu hỏi, đáp án hướng dẫn học sinh ôn thi đại học đạt hiệu quả: Sau bài dạy những giờ ôn tập môn học này thường là những giờ giáo viên phải đổ nhiều công sức mà kết quả thu được còn rất hạn chế. Dạy Văn cũng đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên. Người thầy dạy Văn giỏi vừa là một nhà sư phạm lại đồng thời phải có phẩm chất của người nghệ sĩ. Trong giờ ôn tập, tương tác giữa thầy và trò giúp người dạy tránh được vai trò độc diễn khô khan, học trò bớt được cảm giác thụ động, giờ học thoát khỏi không khí nặng nề. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập nếu làm tốt sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực. Phương pháp ôn tập: Trong quá trình ôn tập, cần giúp học sinh ôn cả hai mảng kiến thức lẫn kỹ năng làm bài. Kiến thức đóng vai trò nền tảng, bởi "không có bột, không thể gột nên hồ”nhưng kỹ năng yếu thì cũng không áp dụng được. Việc hướng dẫn học sinh ôn kiến thức: Có nhiều cách để hệ thống hóa kiến thức đã học. Chúng tôi bám sát vào cấu trúc đề thi đại học, cách hỏi, ra đề của Bộ giáo dục trong những năm gần đây để hướng dẫn học sinh ôn thi đại học theo các cách sau: Thứ nhất: Biên soạn và hướng dẫn học sinh ôn tập các câu hỏi 2 điểm liên quan đến tác phẩm( tái hiện kiến thức, chi tiết và ý nghĩa chi tiết…) Với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao có thể có các câu hỏi như sau: Câu 1: Tác phẩm Chí Phèo cuả Nam Cao đã có những tên gọi như thế nào ? Anh/chị hãy cho ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy. ( CĐSP hà Tĩnh 2000) Dàn ý: 1. Các tên gọi của tác phẩm Chí Phèo : - Nhan đề đầu tiên 1940: “ Cái lò gạch cũ ” - Khi in thành sách 1941,NXB Đời mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” - Mãi đến năm 1946, tác giả mới đổi thành “Chí Phèo” khi in trong tập “ Luống cày ” 2. Nêu nhận xét : - Cái lò gạch cũ : + Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm . + Ý nghĩa : Nhấn mạnh tích chất quy luật của hiện tượng “ Chí Phèo ” ,tố cáo và lên án xã hội đương thời . Tạo nên những ám ảnh trong lòng người đọc về vòng đời quẩn quanh , bế tắc của người nông dân + Hạn chế : Cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân - Đôi lứa xứng đôi : + Cách gọi này dựa vào mối tình giữa Chí Phèo - Thị Nở,nhắm gợi trí tò mò của một số độc giả đương thời + Hạn chế:Chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí Phèo – Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, bộc lộ một khía cạnh tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.Tên gọi này đã biến mối tình của hai nhân vật thành trò cười và gây ra một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm. - Chí Phèo + Cách gọi này thống nhất với tác phẩm khác của Nam Cao - lấy tên nhân vật chính để đặt tên truyện : Lão Hạc,Dì Hảo , Lang Rận,… +Ý nghĩa : Với nhan đề này , tác giả muốn tạo sự chú ý của người đọc vào diễn biến cuộc đời và số phận của nhân vật trung tâm . Từ đó , tác giả giúp cho người đọc thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm Câu 2: Phân tích ý nghĩa hình ảnh “ cái lò gạch cũ ” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Dàn ý: a) Trình bày được hình ảnh “ cái lò gạch cũ” nơi Chí Phèo ra đời bị bỏ rơi,trần truồng và xám ngắt ,…và hình ảnh cái lò gạch Thị Nở nghĩ đến sau khi Chí Phèo chết . Thể hiện được bi kịch đau khổ của người nông dân nghèo bị đàn áp trước cách mạng b) Ý nghĩa tư tưởng hình ảnh “ cái lò gạch cũ ” - Chí chết ,vẫn còn đó chiếc lò gạch cũ ,vẫn còn sẽ có nhiều sản phẩm như Chí trong cái vòng lẩn quẩn không lối thoát . Vì thế để không còn những số phận bi kịch như vậy thì phải xóa bỏ những cái lò gạch cũ , cũng có nghĩa là xóa bỏ cái xã hội cũ đó . Đó là lời cảnh báo của nhà văn , cũng chính là ý nghĩa toát ra từ tác phẩm - Hình ảnh “ cái lò gạch cũ” cũng thể hiện cái nhìn bế tắc của Nam Cao ,cũng là bế tắc về tư tưởng lịch sử trong thời điểm đó(Tắt đèn-NTT) c) Ý nghĩa nghệ thuật : Trong tác phẩm ,Chi tiết này chủ yếu xuất hiện 2 lần tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng ,kết cấu vòng tròn . Kết cấu này nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc Câu 3: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Tiếng chửi của Chí Phèo. Hãy phân tích chi tiết đặc sắc ấy. Dàn ý: 1. Giới thiệu tác giả ,tác phẩm và chi tiết nghệ thuật - Tác giả ,tác phẩm - Giới thiệu chi tiết nghệ thuật 2. Phân tích chi tiết * Với chi tiết “ tiếng chửi của Chí Phèo”cần phân tích để làm nổi bật tính chất bi kịch của nhân vật được thể hiện qua các khía cạnh như sau : - Tiếng chửi mở đầu thiên truyện một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng - Đó là tiếng chửi của một kẻ say nhưng cũng có cái gì đó tỉnh táo ( vì nó có gì đó “văn vẻ’ , lớp lang : “ trời”- “đời ”-“ cả làng Vũ Đại ”- “ cha đứa nào không chửi nhau với hắn ” – “ đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn ” ) - Đối tượng của tiếng chửi: cái xã hội dửng dưng lạnh lùng , tàn nhẫn đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo - Ý nghĩa tiếng chửi : + Đó là phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời : Bộc lộ tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người à Tiếng chửi là phương thức duy nhất làm cho Chí có đủ dũng khí để giao tiếp với xã hội loài người + Đó là dấu hiệu tuyệt vọng về một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa , không còn được làm người + Tiếng chửi đầu tác phẩm như mở ra 2 bi kịch day dẳng của Chí Phèo : Bi kịch tha hóa và bi kịch bị từ chối quyền làm người -Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo : Sự hòa trộn giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật đã làm cho chi tiết tiếng chửi tăng thêm sức bộc lộ trong trạng thái bi phẫn,bế tắc,kiếp sống cô đơn cùng cực của Chí Phèo.Trong giọng điệu này như nghe thấy tiếng chì chiết ,đay nghiến tình đời , tình người của tác giả . 3. Nhận xét về tác dụng nghệ thuật của chi tiết ấy Chi tiết nghệ thuật đặc sắc là chi tiết có vai trò nhất định trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm hay nhằm nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng . Cụ thể ở đây là vai trò thể hiện các tư tưởng nhân văn , giá trị hiện thực của tác phẩm Chí Phèo. Câu 4: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có chi tiết nghệ thuật đặc sắc: bát cháo hành của Thị Nở. Hãy phân tích chi tiết đặc sắc ấy. Dàn ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chi tiết nghệ thuật - Tác giả ,tác phẩm - Giới thiệu chi tiết nghệ thuật 2. Phân tích chi tiết * Với chi tiết “ bát cháo hành của Thị Nở cần làm nổi bật giá trị nhân đạo mà Nam Cao gửi gắm : thiên lương,khao khát hướng thiện trong con người không thể bị dập tắt ,bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, nó vẫn luôn tiềm ẩn, sẽ bùng lên mãnh liệt khi có cơ hội .Chỉ ra được các khía cạnh sau : - Nam Cao không miêu tả nhiều về bát cháo hành của Thị Nở (chỉ vài ba câu chữ miêu tả cụ thể như: “cháo hành còn nóng nguyên”, “ bát cháo hành còn bốc khói”, “ trời ơi cháo mới thơm làm sao ! ”…) -Tác giả tập trung miêu tả phân tích ý nghĩ ,cảm giác ,cảm tưởng của người cho là Thị Nở và nhất là người ăn cháo là Chí Phèo *Suy nghĩ của người cho cháo(Thị Nở) + “ Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương ,còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình … ” + “ Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành ,ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà … ” +Thằng này rất ngạc nhiên, mắt hình như ươn ướt vì lần đầu tiên Chí Phèo được người đàn bà cho ăn. + Hắn nhận ra “ những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon…Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời:có ai nấu cho mà ăn đâu?Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”….. ” Hắn nhớ đến bà ba “ Hắn chỉ thấy nhục,chứ yêu thương gì.Không,hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả…Hắn có thể tìm bạn được,sao chỉ lại gây kẻ thù ” +Phát hiện “trông thị thế mà có duyên” + Đó là hương vị mộc mạc mà ngọt ngào pha lẫn cay đắng của hạnh phúc và tình người cảm động mà Chí Phèo chưa bao giờ được hưởng. Nó là cầu nối đưa Chí trở về với cõi người. Bọn thống trị giam cầm Chí hơn 20 năm trời,nhưng chỉ một bát cháo hành đã hóa giải hết các “ phép thuật ” độc ác,thâm hiểm. 3. Nhận xét về tác dụng nghệ thuật của chi tiết ấy Chi tiết nghệ thuật đặc sắc là chi tiết có vai trò nhất định trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm hay nhằm nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng . Cụ thể ở đây là vai trò thể hiện các tư tưởng nhân văn , giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo. Câu 5:Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau khi Chí Phèo giết bá Kiến và tự sát, mọi người có thái độ như thế nào trước cái chết của Chí Phèo ? Qua đó, nhà văn thể hiện tư tưởng gì ? Dàn ý: 1.Thái độ của mọi người trước cái chết của Chí Phèo: - Người dân làng Vũ Đại : Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có kẻ mừng thầm, có kẻ mừng ra mặt, có người nói xa xôi, có người nói toạc : "Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc",... - Mừng nhất là bọn kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Đội Tảo thì nói toang toang ngay ngoài chợ : "Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn". - Những người biết điều thì hay ngờ vực; họ chép miệng nói : "Tre già măng mọc",... -Bà cô thị Nở đay nghiến cháu, còn thị Nở cười, nói lảng, nghĩ thầm "sao có lúc nó hiền như đất" và thị nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua... 2.Ý nghĩa: - Nhà văn vạch trần, tố cáo bản chất của giai cấp thống trị. Một mặt chúng thờ ơ, lạnh lùng trước cái chết của người nông dân hiền lành, lương thiện bị đẩy vào bước đường cùng trong guồng quay của sự tha hóa và phải tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm. Mặt khác, chúng tìm cách trừng trị lẫn nhau, cưỡi lên đầu lên cổ nhau, làm cho nhau lụi bại và cho nhau "ăn bùn". - Thể hiện nỗi đau của Nam Cao trước sự vô tình của người dân làng Vũ Đại khi chứng kiến cái chết của đồng loại và thái độ bi quan của nhà văn về sự tồn tại, tiếp diễn cái xấu, cái ác và sự tha hóa. Mặt khác, nhà văn còn thể hiện niềm tin vào bản chất của người nông dân lương thiện qua thái độ của thị Nở. Tất cả mọi người đều mừng ra mặt trước cái chết của Chí Phèo chỉ riêng thị Nở biết hắn "hiền như đất". Chí Phèo đã trở lại với bản tính lương thiện của một con người và dám chết để bảo vệ nhân phẩm ấy. Thứ hai: Biên soạn câu hoi và hướng dẫn học sinh ôn tập các câu hỏi 5 điểm liên quan đến tác phẩm *Hỏi về nhân vật, một khía cạnh giá trị của tác phẩm: Câu 1: Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Dàn ý: I. Vài nét về tác giả tác phẩm và giới thiệu nhân vật Chí Phèo - Nam Cao - Nam Cao (1917-1951) là nhà văn hiện thực có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc vừa mới mẻ.Ông am hiểu khá tường tận về cuộc sống của những người nông dân nghèo sau luỹ tre làng. Vì vậy, viết về tầng lớp này, ông đã có hàng loạt tác phẩm rất có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó là Chí Phèo (1941) xứng đáng là kiệt tác của dòng văn học hiện thực phê phán. - Với ngòi bút hiện thực sâu sắc, qua Chí Phèo, Nam Cao tập trung vạch trần mối mâu thuẫn giai cấp đối kháng ngàn đời chưa thể điều hoà. Đó là mâu thuẫn giữa người nông dân lao động nghèo khổ bị áp bức với bọn cường hào thống trị. Điển hình cho thế lực cường hào thống trị tàn bạo ấy là Bá Kiến. II. Phân tích nhân vật 1. Lai lịch - Bá Kiến xuất thân trong một gia đình bốn đời làm lí trưởng. -Bản thân ông ta làm lí trưởng, rồi chánh tổng. - Bằng mưu mô và thủ đoạn khôn khéo, hắn lần lượt leo lên đỉnh cao của danh vọng: tiên chỉ làng Vũ Đại, Bá hộ, Chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, “hắn khét tiếng đến cả trong hàng huyện”. Ở làng Vũ Đại, nơi có cái thế đất “quần ngư tranh thực”, nghĩa là cả bầy cá tranh mồi, Bá Kiến trở thành con cá lớn. 2. Những nét tính cách của Bá Kiến Khác với Nghị Lại trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những tên địa chủ trọc phú, hủ lậu, Bá Kiến là loại cường hào, cáo già rất lọc lõi. Đây là nhân vật mang rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo đầy tài năng của Nam Cao.Khắc hoạ nhân vật này, Nam Cao không nhấn mạnh khía cạnh bóc lột người nông dân mà khắc sâu một nét bản chất đặc biệt của lão. Đó là một tên cường hào có nghệ thuật thống trị, đàn áp người nông dân rất thâm hiểm. Vì thế, Bá Kiến có những nét tính cách tiêu biểu sau đây: a.Bá Kiến là tên cường hào ác bá, đặc biệt là gian hùng, nham hiểm - Đây là nét tính cách mang ý nghĩa bản chất nhất của Bá Kiến. Nam Cao đã mô tả nét bản chất ấy qua những chi tiết hết sức sinh động. + Đó là cái giọng quát rất sang, “bao giờ cũng quát để thử dây thần kinh của người ta”. +Bá Kiến có cái cười Tào Tháo và “giọng nói ngọt nhạt mà thâm hiểm chết người”. - Đặc biệt, Nam Cao để cho nhân vật Bá Kiến độc thoại nội tâm, nhằm phơi bày những suy nghĩ tỉnh táo, nham hiểm: Rút ra được những phương châm, thủ đoạn thống trị người nông dân rất khôn ngoan và hiệu quả mà Bá Kiến đã đúc rút từ bốn đời làm tổng lý: + “trị không được thì cụ dùng” + “dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò” + “mềm nắn rắn buông” + “bám thằng có tóc chứ không ai bám kẻ trọc đầu”, với triết lý “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. - Bá Kiến là tên cường hào “khôn róc đời” : + Con người “thét ra lửa” ấy đã biết ngọt ngào, dịu giọng, xử nhũn với những kẻ cố cùng, liều thân như Chí Phèo để biến hắn thành công cụ đắc lực trong bàn tay thống trị độc ác của lão. + Biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những kẻ bạt mạng, không sợ chết và không sợ bị tù, rất được việc trong chuyện đối phó với bất cứ anh nào không nghe mình à Tập hợp được một phe cánh, bè đảng xung quanh lão đầy thế lực. Sức mạnh của Bá Kiến lấn át tất cả, làm cho bọn cường hào đối địch trong làng phải nể sợ, kiêng dè. b. Bá Kiến là tên cường hào thống trị, lọc lừa, gian dối, luôn luôn biết ném đá giấu tay Đọc tác phẩm Chí Phèo, độc giả thấm thía những suy nghĩ về mưu kế ứng xử khôn khéo mà hiểm độc của lão: - “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. - “Hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả năm hào vì thương anh túng quá”. Vì thế, nhận cho ra bộ mặt thật của tên cáo già Bá Kiến không phải điều dễ dàng. c. Về phương diện bóc lột người nông dân : Bá Kiến là kẻ già đời trong nghề đục khoét. - Một mặt lão tìm cách bóp nặn đám dân hiền lành và yên phận vào những vụ thuế - Lão thu dụng những tên “bạt mạng” sinh chuyện với những kẻ có máu mặt trong làng để mà ăn, mà kiếm. d. Bá Kiến là tên cường hào có nhân cách xấu xa, dâm đãng, đồi bại Dù đã ngoài 60 tuổi, một lúc có đến bốn vợ, hay ghen bóng ghen gió với những trai trẻ và rất sợ vợ nhưng chính lão cáo già háo sắc và thích chơi “trống bỏi” ấy lại bí mật đi lại với vợ Binh chức đã có bốn con, rồi còn lên tỉnh ngồi chung xe, chơi bời trác táng. e. Bá Kiến là kẻ đẩy bao người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa, cùng quẫn Chính tên cáo già lọc lõi, gian hùng ấy đã đưa biết bao người dân lương thiện như Binh chức, Năm thọ vào tù, vào con đường tha hoá, bị đày đoạ, và khi cần thì sẵn sàng thí mạng những con người khốn khổ đó. Việc Bá Kiến xúi Chí Phèo đi đòi tiền Đội Tảo chẳng khác nào cài sẵn một cái bẫy để mượn tay Đội Tảo giết chết Chí Phèo. III. Kết luận - Bá Kiến là tên cường hào điển hình sắc sảo, vừa có những nét cá tính sinh động vừa có những nét chung phổ biến, tiêu biểu cho bọn cường hào, địa chủ gian ác. - Nhân vật Bá Kiến cũng là một hình tượng mang rõ nét tài năng của Nam Cao. Trong dòng văn học hiện thực phê phán lúc bấy giờ, ít có ngòi bút nào khắc hoạ được một hình tượng sinh động và có chiều sâu như thế ! Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo ( truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. ( ĐH Khối D – 2004 ) Dàn ý: 1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật a. Tác giả : -Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư sản và người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứt đến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại. - Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biến nội tâm nhân vật vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị. Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó. b.Tác phẩm : -“Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo. - Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. + Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”. + Bi kịch thứ hai là bị từ chối quyền làm người. Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai. 2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo. a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu. - Tỉnh rượu : “Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. + Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. +Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. +Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay):“Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. + Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế:Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. ( Chú ý đến chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc – Cần thấy đó là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về ) Chí Phèo hi vọng. -“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp sống thú vật? - Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. c. Tiếp đó là niềm thất vọng và đau đớn : Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí . Thị Nở từ chối . Chí chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nổ lực cuối cùng để níu Thị Nở lại với mình . Thị Nở đẩy Chí ngã , tỏ sự cắt đứt dứt khoát . Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô và Thị Nở . d) Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng : - Hắn lôi rượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành - hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. - Quằn quại trong tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống. Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo - hiện tượng hàng vạn người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt. Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình ảnh này đã nói với ta điều gì đó. 3. Kết luận Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ. Câu 3: Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo Dàn ý: MB: - Gthiệu vài nét về tgiả Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông - Gthiệu tác phẩm Chí Phèo và đặc sắc nghệ thuật cảu tác phẩm TB: Đặc sắc nghệ thuật: - NT điển hình hoá của Nam Cao thể hiên qua cách miêu tả, phân tích tâm kí của n/v Chí Phèo, Chí Phèo đại diện cho những ng` nông dân bị bần cùng hoá tới mức đọ tột cùng vừa bị đẩy và con đường lưu manh hoá, tha hoá tớy mức đánh mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Tuy nhiên Nam Cao cũng tẩo hình ảnh nhân vật Chí Phèo đọc đáo, tiêu biểu và có thể nói là duy nhất trong nần văn học Việt Nam, điều đó đc thể hiện trong nthuật khắc họa khuôn mặt của Chí - Nam Cao miêu tả nhân vật trong quá trình vận đọng và phát triển của tính cách, của sự phát triển về tâm lí, khiến nhân vật trở nên có sức sống, sinh đônngj và do đó nhân vật trở thành điển hình của văn học. => Thành công trong việc xdựng n/v điển hình mang tính cáh điển hình. - Qua Chí Phèo, Nam Cao rất thành công trong việc tổ chức tác phẩm: + NC tạo nên một cốt truyện có tính kịch tính cao: Cốt truyện đc dẫn dắt bằngcác nút thắt kịch tính để dẫn tớy một kết thúc hợp lí mà về hình thức tưởng chừng đó là 1 kết thúc ngẫu nhiên + Cốt truyện của NC đc đặt trong khung time hiện tại trong đó có sự đảo chiều, có quay ngược time kể, PHần mở đầu và kết thúc thụoc time hiện tại, tức là gắn vs những gì đang diễn ra trc' mắt ng` kể chuyện, twong ứng vs những gì ng` kể chuyện đnag quan sát đc. Phần giữa có sự dảo chiều time, nhân vật người kể chuyện đang về quá khứ để chỉ ra gốc gác của Chí Phèo rồi quay lại kể theo trình tự qkhứ- hiện tại để nối liền mạch kể. Sự thay đổi thời gian kể gắn liền với thay đôi điểm nhìn trần thuật, tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện, cụ thể là câu chuyện về cđời chí Phèo ko chỉ đc tái hiện đơn giản qua cách kể, lời kể của n/v ng` kể chuyện mà còn qua điểm nhìn của chính Chí Phèo, Thị Nở, bá Kiến,.... các điểm nhìn này tạo sự đa dạng trong nghệ thuật trần thuật, tạo ra sự phối âm, hoà điệu trong tác phẩm - Nam Cao rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, bao gồm ngôn ngữ kể và tả của nhân vật ng` kể chuyện, ngôn ngữ mang tính cá thể và đc cá thể hoá của các nhân vật trong truyện + kết hợp đối thoại và đọc thoại, lời kể gián tiếp + lời kể nửa trực tiếp + Độc thoại mang dấu ấn độc thoịa nội tâm như đoạn Chí Phèo tỉnh rwouj ngồi ôn lại qkhứ, cảnh Bá Kiến ngồi đợi bà Ba + Kiểu đối thoại một chiều mà bên phát tín hiệu thì cứ phát, bên nhận tính hiệu thì ko có phản ứng rep như cảnh Chí Phèo - Thị Nở gặp nhau sau trận ốm - Khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao trung thành với nguyên tắc phản ánh hiện thực song nhà văn ko phóng đại cực đoan phần bản năng, thú tính trong con người, không hạ thấp, không xóa bỏ nét đẹp mang tính người của các nhân vật, đây chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật vị nhân sinh của Nam Cao. KB: Khẳng định ngòi bút tài hoa của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo Câu 4: Tư tưởng nhân đạo cuả Nam Cao thể hiện trong khát vọng làm người cuả nhân vật Chí Phèo. Trong truyện , mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ? Diễn biến mỗi lần ? Dàn ý: I. Khái niệm nhân phẩm : - Nhân phẩm là phẩm giá cuả con người , tức là những giá trị cuả một người được xã hội công nhân. Nhân phẩm được đánh giá theo chuẩn mực đạo đức, đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ . - Chuẩn mực cuả nhân phẩm là phẩm chất và giá trị cuả người lao động lương thiện.Những kẻ phạm pháp không còn nhân phẩm , người ta có thể bắt giam , đánh đập ,rồi tử hình . Những cô gái mại dâm không còn nhân phẩm phải đưa vào trường phục hồi nhân phẩm giáo dục những phẩm chất và giá trị làm người lương thiện . * Tình trạng nhân phẩm cuả Chí Phèo: - Chí ở tù ra , đã mất một phần nhân phẩm , rồi bị tha hoá mất hẳng nhân hình , nhân tính , bị mọi người coi là “ con quỷ dữ làng Vũ Đại “ à Chí không còn được xã hội coi Chí là một con người . - Thực ra Chí cũng không ý thức về nhân phẩm vì Chí say đến nỗi không còn biết mình có mặt trên đời. Chí sống với mọi người nhưng lại vi phạm vào những giá trị làm người : giá trị đạo đức ,luật pháp ( say rượu ăn vạ, đốt nhà mẹ bán rượu , cưỡng hiếp Thị Nở .. ) II. Tư tưởng nhân đạo cuả Nam cao Thể hiện ở khát vọng làm người lương thiện cuả Chí , mà cốt lõi là ý thức về nhân phẩm.Trong tp , Chí 3 lần ý thức về nhân phẩm : 1. Lần thứ nhất: - Sau khi tỉnh rượu , được Thị Nở cho ăn cháo hành , Chí xúc động vì lần đầu tiên được săn sóc bởi một người đàn bà . Chí nhớ lại việc mình bị bà ba vợ bá Kiến bắt lên bóp chân“ cái con quỷ cái hay bóp hắn bóp chân mà lại bóp lên trên , trên nưã nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó..Bị một con đàn bà gọi lên bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích “ vì “ con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng “ , “ thấy hắn dung dằng , bà mắng xơi xới vào mặt , hắn chỉ thấy nhục “ * Nhục là trạng thái nhân phẩm bị xúc phạm , vì phải “ làm những việc không chính đáng”. Công việc cuả Chí là làm canh điền như những người nông dân khác .Chí cũng từng ước mơ “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng .Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm ” - Trạng thái nhục cuả Chí và cử chỉ dùng dằng không làm theo lời bà Ba , giúp người đọc hiểu nhân phẩm cuả Chí lúc ấy là nhân phẩm một người nông dân lương thiện . Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình .Cũng vì điều này. Chí bị BK ghen , cho đi ở tù 2.Lần thứ hai: - Sau khi tỉnh rượu , nhìn Thị Nở mang cháo hành đến cho mình , Chí ngạc nhiên . “ hết ngạc nhiên thì hắn thấy mình hình như ươn ướt “ , bởi vì đây là lần thứ nhất Chí được một người đàn bà cho . “Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt “ .” hắn thấy vưà vui vưà buồn . và một cái gì nưã , giống như là ăn năn ..Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nưã “ - Chí ý thức rõ về nhân phẩm cuả mình , bây giờ Chí là kẻ ác , kẻ làm ác , Chí không còn nhân phẩm . Chí ăn năn : đó là trạng thái phục hồi nhân phẩm . “ Chí thèm lương thiện , hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ..Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ ( cái xã hội mà Chí đã làm xáo trộn, bị mọi người xa lánh ) Chí nghĩ rằng Thị Nở sẽ mở đường cho Chí , hắn nhìn Thị Nở cười mà thấy tự nhiên nhẹ người . - Năm ngày sống với Thị Nở , Chí đã thực sự thực hiện được ướ`c mơ cuả mình : có một gia đình , có nhà có vườn.Chí sống lương thiện như mọi người lương thiện khác. Điều này lộ ra bản chất cuả Chí là người lương thiện , khát vọng cháy bỏng cuả Chí là trở về cuộc đời lương thiện 3.Lần thứ 3 : - Thị Nở đi gặp bà cô . bà bảo thị “ Đàn ông chết hết cả rồi sao , mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha . Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi nhục nhã ơi là nhục nhã “, “ đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn , ai lại đi lấy thằng Chí Phèo “ .Nghe thế thị lộn ruột , Thị chạy sang nhà Chí Phèo , chửu hắn một trận “ trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu . Hắn bỗng ngẩn người .Sau khi Thị Nở gạt hắn ngã xuống đất rồi bỏ đi . Hắn uống rượu .”càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra , chao ôi buồn. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức , rồi lại uống , lại uống “ * Tuy Nam Cao không miêu tả trực tiếp Chí đang nghĩ gì , Chí hiểu gì , vì sao Chí khóc , nhưng người đọc hiểu được rằng Chí ý thức rõ về thân phận một hằng không cha không mẹ , chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ, con đường nhờ Thị Nở mở đường cho Chí trở về đời sống lương thiện đã đóng lại. Chí thương thân và tuyệt vọng ..Chí ý thức rõ “ không thể là người lương thiện ‘ tức là ý thức mình bị tước đoạt quyền sống làm người lương thiên . - Trong trạng thái bi phẫn , Chí xách dao đi .Ngay cả khi đã chết miện Chí vẫn còn không nguôi khát vọng làm người lương thiện II. Việc miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm Trong quá trình miêu tả sự vận động tâm lý cuả Chí , Nam Cao tập trung miêu tả nguyên nhân làm cho Chí bị tha hoá và sáng tạo tình huống Chí gặp Thị Nở , được Thị Nở chăm sóc , tình yêu thương cuả Thị Nở giúp Chí thức tỉnh . Trong quá trình thức tỉnh , điều quan trọng là Chí phục hồi ý thức về nhân phẩm Chính nhờ việc Nam Cao miêu tả Chí ý thức về nhân phẩm mà người đọc nhận ra bản chất cuả Chí là lương thiện. Tình cảnh cuả Chí là đáng thương. Cái bi kịch cuả Chí lộ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cuả tác phẩm . Tiếng nói nhân đạo cuả Nam Cao trong tác phẩm là sâu sắc , vươn tới tầm tư tưởng. Câu 5: Sau khi ở tù về , Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần ? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mỗi lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng cuả lần đến sau cùng. Qua đó nếu suy nghĩ về giá trị cuả tác phẩm Dàn ý: I . Những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến 1.Lần I : - Ở tù ra hôm trước , hôm sau Chí ngồi ở ngoài chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến xế chiều - Hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục cụ Bá ra chửi . “ hắn định đến đây nằm vạ “ , “ Chí nói bới BK : “ Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi “ .Bá Kiến mời Chí vào nhà uống nước , xử nhũn với hắn , giết gà mua rượu cho hắn uống , đãi thêm đồng bạc để về uống rượu . - Ở nhà BK ra về , Chí vô cùng hả hê , hắn loạng choạng vưà đi vưà cười . * Ý nghiã : Chí còn tỉnh táo , chỉ mượn rượu để gây sự , Chí nhìn rõ kẻ thù và quyết tâm trả thù . Nhưng Bá Kiến rút kinh nghiệm với Năm Thọ , Binh Chức và đời làm tổng lý cuả hắn để xử nhũn với Chí . Chí không biết , vui vẻ ra về . Bá Kiến hoá giải ý định trả thù cuả Chí. 2.Lần 2 : - Hắn uống rượu được 3 ngày , đến ngày thứ tư thì gây sự với con mẹ hàng rượu rồi đến nhà BK gây sự : hắn nói với BK :”..Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù “” .. bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng , rồi cụ bắt con giải huyện “ . - Bá Kiến khích Chí đến đòi nợ Đội Tảo . Chí đòi được nợ cho BK , được BK cắm cho 5 sào vườn ở bãi sông . Chí Phèo bỗng thành ra có nhà. Hồi ấy hắn mới đâu 27,28.Chí Phèo ra về , cái mặt vênh vệnh . Hắn tự đắc : “ Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta “ * Ý nghiã : Chí trở thành công cụ đắc lực cho bá Kiến , rồi từ đó bao giờ hắn cũng say “ những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác , thành một cơn dài , mênh mông…Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng hắn có ở đời “. Chí trượt dài tên con đường tha hoá , trở thành “ con quỷ dữ làng Vũ Đại ‘Bao nhiêu việc ức hiếp , phá phách , đâm chem. , mưu hại , người ta giao cho hắn làm ! Những việc ấy chính là cuộc đời hắn “ 3.Lần 3 : - Bị Thị Nở chửi rồi gạt cho ngã xuống đất , chí ngẩn người , rồi hiểu ra , chí uống rượu rồi ôm mặt khóc. - Chí xách dao đến nhà BK đòi “ Tao muốn làm người lương thiện “Không được . Ai cho tao lương thiện.? Tao không thể là người lương thiện nưã ..” Chí Phèo xông vào giết BK rồi tự sát. * Ý nghiã : Chí giết được kẻ thù nhưng bế tắc tự sát . Chí chết trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Từ đó bật ra giá trị TP : Số phận người nông dân và tội ác cuả giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Lòng xót thương cuả NC .Nam cao lên tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện bị tha hoá (Chí ). Cũng bộc lộ bế tắc cuả NC II. Giá trị hiện thực cuả Chí Phèo : - Chí Phèo đã phản ánh chân thật và sâu sắc một mâu thuẫn cuả giai đoạn 30 45 : mâu thuẫn giưã nhân dân lao động và gc thống trị bóc lột. Cần phải có một cuộc CM, đánh đổ gc thống trị , thay đổi xã hội cũ , mới có thể cứu được nhân dân lao động. à Phản ánh hiện thực ,với hi vọng góp phần cải tạo hiện thực . - Chí Phèo phản ánh xã hội cũ với hai đối tượng : giai cấp thống trị ( điển hình là Bá Kiến ) và cuộc sống cuả người nông dân ( điển hình là Chí Phèo ) và cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giưã người nông dân và gc thống trị à Nam Cao tố cáo tội ác cuả gc thống trị và lên tiếng kêu cứu cho người nông dân + Tố cáo tội ác giai cấp thống trị Bá Kiến , một tên gian hùng : Bốn đời làm tổng lý , già đời đục khoét với rất nhiều thủ đoạn Thâm hiểm. BK dung sự tàn bạo để thống trị và bóc lột.Đẩy người lương thiện vào con đường tội ác , để rồi biến họ thành công cụ tội ác cho hắn , hắn bao che tội ác cho chúng : Sẵn sàng cho đi tù , dung bọn đầu bò để tác oai tác quái “Khi cần chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình .. nó lưà đốt nhà hay cho mấy nhát dao . quăng chai rượu lậu , gây sự rồi kêu làng . Có chúng sinh sự thì mới có dịp mà ăn. ..kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét .Thầy điạ lý bảo đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực .. mồi thì ngon đấy nhưng năm bè bảy mối. Bá Kiến đặc biệt gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : làm tha hoá người lương thiện , biến người nông dân lương thiện thành công cụ tội ác cuả BK . - Phơi bày tình cảnh bi thảm cuả người nông dân: ( Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo ) Chí Phèo vô cớ bị Bá Kiến cho đi tù. Về làng không thể sống nổi : “ Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù” . Nhà tù TD , cùng với tình cảnh khốn cùng , dưới thủ đoạn hiểm độc cuả BK , Chí bị đẩy vào con đường lưu manh. Chí bị tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện để rồi chết quằn quại trên vũng máu , chết trong bi kịch , chết tuyệt vọng. III. Giá trị nhân đạo cuả Chí Phèo - Chia xẻ , cảm thông sâu sắc nỗi thống khổ cuả người nông dân + Nam Cao chia xẻ nỗi nhục nhã khi Chí bị bà ba kêu lên bóp chân , miêu tả tận cùng nỗi đau đớn trong thẳm sâu tâm hồn khi Chí ngồi ôm mặt khóc rưng rức , thương thân , tuyệt vọng , chia xẻ caí khát vọng cháy bỏng muốn làm người lương thiện .. + Thảm cảnh Binh Chức mất vợ - Điều sâu sắc là Nam Cao phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện cuả Chí và khát vọng muốn làm người lương thiện cuả Chí ngay cả khi Chí đã bị tha hoá mất cả nhân hình và nhân tính - Nam Cao lên tiếng đòi quyền sống cho người lương thiện: + Nam Cao để cho các nhân vật phản kháng tự phát , họ không còn cách nào khác , họ phải liều mạng Nhưng thực ra , họ lại tiếp tục bị giai cấp thống trị tha hoá : Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo . + Nam Caoo cũng chỉ ra rằng muốn cứu những con người lương thiện ấy thì phải thay đổi cái xã hội tàn ác ấy. Bởi vì trong cái xã hội ấy “ bằng ấy cánh du lại với nhau để bóc lột con em “ còn “ bọn dân hiền lành chỉ è cổ ra làm nuôi bọn lý hào ..” Thái độ cuả Nam Cao là tiến bộ khi đứng về những kiếp lầm than mà lên tiếng, tuy vậy Nam Cao vẫn bế tắc trong giải pháp. Vì vậy chưa vươn tới chủ nghiã nhân đạo cách mạng *Biên soạn câu hỏi và hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi 5 điểm thông qua nhận định liên quan đến nhân vật trong tác phẩm hoặc tác phẩm. Câu 1: Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cuả Nam cao, có nhà phê bình cho rằng : Chí Phèo vưà là một gã mất trí , vưà là đầu óc sáng suốt nhất cuả làng Vũ Đại , ý kiến anh chị thế nào ? Từ truyện ngắn này cuả Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến cuả mình . ( HSG Đồng Nai 08/11/2005) Dàn ý: 1.Chí Phèo là kẻ mất trí - Mất trí + Là mất trí nhớ ( người bị bịnh tâm thần không còn nhận thức được thực tại ) + Mất trí còn là trạng thái mất lương tri, không còn phân biệt được phải trái , đúng sai, nên làm hay không nên làm. Một lúc nào đó , lương tri bị che mờ, con người phạm vào tội ác - Chí Phèo mất trí: + Chí say bất tận, không biết mình có mặt trên cõi đời + Chí giết Bá Kiến và tự sát. Chỉ kẻ mất lương tri mới giết người. + Chỉ kẻ mất trí mới tự sát 2 Chí Phèo là một đầu óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại * Muốn nói Chí Phèo là bộ óc sáng suốt nhất làng Vũ Đại, ta phải so sánh Chí với những bộ óc sáng suốt khác.Làng Vũ Đại có nhiều đầu óc sáng suốt : - Lúc Chí chửi: mọi người đều nghĩ nó chưà mình ra, không ai gây sự với Chí. Đó là sự không ngoan. Dây với thằng say chỉ thiệt - Những người đến xem cái chết cuả hai nhân vật, có người cho rằng, chính chúng nó giết nhau. Bá Kiến bị chính tay sai cuả mình giết. Chơi dao đứt tay. Ác giả ác báo.Người khác bình luận : tre già măng mọc.Bà cô Thị Nở chỉ vào mặt con cháu : Phúc đức con nhá , không ôm lấy chân ông Chí .Nếu ôm lấy Chí thì giờ thành goá phụ. Thị Nở nghĩ, sao nó hiền như đất ( biết phân biệt với ý kiến mọi người ) - Bá Kiến khôn róc đời trong việc nhận định đối phó kẻ thù và mưu đồ thống trị, nhưng Bá kiến chết vì chính tội ác cuả mình trung lúc không còn đủ bình tĩnh * Chí Phèo sáng suốt nhất - Cái sáng suốt cuả dân làng là sáng suốt cầu an, bảo thủ, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, cam chịu thân phận nô lệ. Cái sáng suốt cuả Bá Kiến là sáng suốt trong mưu đồ thống trị bóc lột. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả lương tri và lẽ thiện, phản ứng cuả con người bị dồn đến chân tường - Chí ý thức sâu sắc về nhân phẩm , về giá trị làm người, về khát vọng sống lương thiện. Lúc bị bà Ba kêu lên bóp chân, Chí chỉ thấy nhục và biết mình làm một việc không chính đáng. Chí khát khao trở về đời sống lương thiện - Chí nhận ra kẻ thù và tiêu diệt được kẻ thù.kẻ thù. Chí đứng trên lập trường lẽ thiện ( tao muốn làm người lương thiện ) để kết tội Bá Kiến và xử tội bá Kiến.hành động cuả Chí trong xã hội người lương thiện không được bảo vệ là hành động đúng. Bá Kiến không hiểu được sức mạnh cuả chân lý lẽ thiện * Nam cao xây dựng nhân vật Chí Phèo với mục đích gì ? Có phải chỉ để nói về Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không ? - Nhận định Chí vưà mất trí , vưà sáng suốt chỉ là nhận định về những biểu hiện bên ngoài căn cứ vào hành động cuả Chí. Nhật định ấy tạo ra sự mâu thuẫn để gây rồi trí người đọc, để người đọc tập trung vào tìm hiểu Chí - Thực ra Chí là người nông dân lương thiện, bị Bá Kiến làm tha hoá biến thành công cụ tội ác, Nhờ tình yêu cuả thị Nở , chí thức tỉnh và khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng chí lâm vào bi kịch và chết trên ngưỡng cưả cuộc đời. à Qua Chí, Nam cao tố cáo tội ác cuả giai cấp đị chủ phong kiến, nói lên tiếngnói nhân đạo kêu cứu cho người lao động lương thiện.Chí trở thành điển hình cho số phận người nông dân bị giai cấp thống trị làm tha hoá. Chí trở thành nhân vật tư tưởng thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc cuả tác phẩm. Nhận định Chí vưà mất trí vưà sáng suốt không giúp nhân ra giá trị thực cuả hình tượng Chí, nhưng có thể gợi ra những suy nghĩ để tìm hiểu nhân vật này KL : Chí Phèo là một hình tượng tư tưởng đặc sắc cuả Nam Cao Câu 2: “ Tình yêu Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hy vọng ‘. Phân tích mối tình Thị Nở - Chí Phèo để làm sáng tỏ nhận định trên. Dàn ý: I.Tình trạng cuả Chí trước khi gặp Thị Nở : - Không thức tỉnh: Chí say bất tận “ chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo , để nhớ rằng có hắn ở đời “ Chí gây ra bao nhiêu tội ác trong lúc say ; “ hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp , đập nát bao nhiêu cảnh an vui , đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc , làm chảy máu và nước mắt cuả bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say “ ( 33) . Chí không hề có ý thức cuả một con người - Bị tha hoá :Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại , bị mọi người xa lánh . - Tuyệt vọng: Cuộc đời Chí cứ tuột dốc trên con đường tội ác và tha hoá không sao dừng lại được. Đó là sự tuyệt vọng . Chỉ khi thức tỉnh Chí mới nhận ra ( mất quà khứ , hiện tại là kẻ ác , tương lai cô độc , bệnh tật ) II. Tình yêu cuả Thị Nở : - Gặp gỡ Thị Nở - Chí Phèo: Chí uống rượu say ở nhà Tự Lãng . Trên đường về , Chí gặp TN đang ngủ dưới gốc cây chuối . Thị đi lấy nước ở ngoài sông . Trăng thanh gió mát làm thị ngủ quên. Tai nạn xảy ra với thị. Nưả đêm Chí nôn thốc nôn tháo , TN đưa Chí vào lều , nấu cháo cho Chí ăn. Chí tỉnh rượu , vui đuà với Thị . Chí rủ thị sang ở chung. TN sang nhà Chí ở , làm thành một cặp xứng đôi vưà lưá , được 5 ngày , TN nghe lời bà cô từ chối tình yêu cuả Chí . Chí ôm mặt khóc. - Tình yêu cuả Thị Nở: Gặp gỡ TN,CP khởi đầu là một hành vi bản năng cưỡng bức, nó trở thành tình nghiã .” cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương , còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình . Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị thấy như là yêu hắn : đó là một cái lòng yêu cuả người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu cuả người chịu ơn . Một người như thị Nở càng không thể quên được. Cho nên thị nghĩ : bỏ hắn lúc này thì cũng bạc . Dù sao cũng đã ăn nằm với nhau “ Tình nghiã ấy hướng dẫn toàn bộ hành động thị và biểu hiện bằng việc nấu cháo hành cho Chí ăn Ngồi chăm sóc Chí lúc Chí ăn , đáp lại những nguyện vọng yêu cầu cuả Chí .Tô cháo hành kết tinh tất cả tình nghiã ấy . Vì thế khi bị Thị Nở từ chối tình yêu , Chí thấy thoang thoảng mùi cháo hành , tức là tình nghiã , hạnh phúc và tất cả ước mơ cuả Chí đã mất . - Tình yêu cuả Thị Nở làm Chí thức tỉnh: + Tỉnh rượu nhờ ăn cháo hành ( mà cháo hành là tình nghiã cuả Thị Nở ) Chí vã mồ hôi từng giọt , “ hắn thấy long thành trẻ con , Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ “ con người khao khát tình thương yêu. + Thức tỉnh cảnh ngộ Nghe tiếng cuộc sống xung quanh , Chí nhận ra mình mất quá khứ , “ hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn cày thuê , vợ dệt vải , chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng “ ( 43) Thực tại và tương lai đen tối: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.. tuổi già cuả hắn .đói rét và ốm đau và cô độc , cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau ..và có lúc hắn ngẫm mình mà lo .. hắn mơ hồ rằng sẽ có một lúc người ta không thể liều được nưã “ + Thức tỉnh nhân phẩm Thị Nở cho Chí ăn cháo, Chí khóc và ăn năn, vì Chí đã sống ác.” Xưa nay hắn chỉ sống bằng cườp giật và doạ nạt “. Chí phục hồi nhân phẩm dần dần Thị Nở cho Chí ăn Cháo, Chí nhớ đến việc bà ba bắt hắn bóp đùi chỉ thấy nhục vì Chí phải làm một việc không chính đáng “. Đó là bản chất lương thiện cuả Chí.Từ đó chí them lương thiện, Chí khao khát được sống lương thiện. + Hi vọng Từ khát vọng lương thiện , Chí nghĩ Thị Nở có thể giúp Chí : “ Thị Nở sẽ mở đường cho hắn , thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng , thân thiện cuả những người lương thiện “ Nghĩ vậy Chí băn khoăn nhìn thị. Thị Nở cười, Chí thấy nhẹ người. ( có lẽ Chí tưởng Thị Nở hiểu và nhận lời giúp hắn )Chí hành động : mở lời với thị : “ Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ “ tức là được sống bình an , được yêu thương và chăm sóc. Chí bước một bước nưã :” Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui “ . Rồi Chí cười khanh khách, lòng hắn rất vui, rồi lại cười ngất khi làm thị thẹn thùng..Chí tỏ tình - Thị Nở mở đường : Thị sang sống chung với Chí. Thị sống với Chí được thì mọi người cũng sẽ sống với Chí được.Đó là bước thứ nhất trên con đường trở về. Thị sẽ là người bảo lãnh cho Chí với mọi người. Chí đã sống được năm ngày lương thiện, tỉnh táo và thực hiện được ước mơ cuả mình : có một gia đình ..Nếu mọi việc cứ vậy mà tiến triển con đường trở về cuả Chí sẽ tốt đẹp.Việc hôn nhân còn nhiều điều ràng buộc, Thị không thể tự quyền mình quyết định, vì còn bà cô. Đúng như thực tế, bà cô TN đã bác hẳn việc TN lấy Chí. Thị không được lấy ,” một thằng không cha ,. Một thằng chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ.” điều ấy là nhục nhã giòng họ …Lúc đầu Chí ngẩn người rồi kinh ngạc và hiể ra. Chí ôm mặt khóc. - Giá trị tình yêu Thị Nở với tác phẩm : Đọc Chí Phèo , người đọc nhận ra sự biến đổi này ở nhân vật. + Biến cái xấu thành cái đẹp. Trongmắt Chí , TN xâú ma chê quỷ hờn thành ra là người“ có duyên “, “ tình yêu làm cho người ta có duyên “ + Biến cái ác thành cái thiện. Chí làm ác, “bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém,mưu hại, người ta giao cho hắn làm.. Hắn phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc...” giờ khao khát lương thiện , “hắn thấy lòng thành trẻ con”.”Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người” + Biến hai con vật thành người .Chí là con vật lạ , là con quỷ dữ làng Vũ Đại, còn TN bị xa lánh như xa lánh một con vật ghê tởm.Họ đã sống bên nhau như mọi người lương thiện, như một gia đình hạnh phúc mà Chí hằng ước mơ. Chí không còn uống rượu, không còn gây sự, không còn phạm tội ác. + Tình yêu TN làm lộ ra giá trị nhân đạo sâu sáccuả tác phẩm , giúp Chí thức tỉnh khát vọng sống lương thiện .TP vang lên tiếng nói khẳng định Chí là người lương thiện , là đưá hiền như đất, lộ ra bi kịch bị từ chối quyền làm người và tiếng nói kêu cứu cho Chí Phèo. Câu 3: Nói về đoạn đời của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở, nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn cho rằng: Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi chết như một con người. (Chu Văn Sơn- Bình giảng tác phẩm văn học 11, Nxb Giáo dục, 1999). Từ cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Dàn ý: 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; các tác phẩm của ông mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc. - Chí Phèo (1941) là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao. Qua tác phẩm, nhà văn không chỉ thể hiện sâu sắc bi kịch tha hóa của người nông dân mà còn thể hiện xúc động quá trình thức tỉnh về nhân phẩm và quyền sống của họ. 2.Giải thích ý kiến - Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi là nhận xét về mối tình giữa Chí Phèo với thị Nở diễn ra trong một thời gian ngắn so với quãng đời dằng dặc bóng tối, tội ác mà Chí Phèo đã sống. - Nhưng nó thật sự là một quãng đời khác là đánh giá về ý nghĩa của mối tình Chí Phèo với thị Nở. Mặc dù, mối tình ấy diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng chính tình yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ đã giúp Chí Phèo thức tỉnh, được sống với những cảm xúc nhân tính và chết như một con người có ý thức về nhân phẩm, giá trị, quyền sống, quyền làm người. 3. Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo làm sáng tỏ ý kiến - Trước khi gặp thị Nở: Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng đã bị tha hóa trở thành quỷ dữ, sống triền miên trong bóng tối, tội ác. - Ý nghĩa mối tình giữa Chí Phèo với thị Nở: + Chí Phèo được sống như một con người: Chí Phèo nhận ra những âm thanh quen thuộc của cuộc sống thường nhật; nhớ lại quá khứ, suy nghĩ về hiện tại và lo lắng cho tương lai. Được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo khao khát hạnh phúc gia đình, khao khát được hoàn lương. + Chí Phèo được chết như một con người: Bị thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo hiểu ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí nhận ra kẻ thù thực sự của đời mình, dõng dạc đòi quyền sống, kết liễu kẻ thù và tự sát vì bản tính lương thiện trong con người đã trở lại và Chí không thể tiếp tục sống cuộc đời thú vật như trước đây. 4.Đánh giá - Diễn tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao đã đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật với những diễn biến tinh tế, phong phú. Ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, chi tiết giàu kịch tính. - Xây dựng chi tiết mối tình Chí Phèo, thị Nở, Nam Cao thể hiện lòng yêu thương trân trọng con người và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. *Biên soạn câu hỏi và hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh(5 điểm) liên quan đến nhân vật trong tác phẩm hoặc giá trị tác phẩm Câu 1: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua… (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới… (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32) Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên. ( ĐH khối D – 2012 ) Dàn ý: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo - Ý nghĩa nội dung : + “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân. + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ. - Ý nghĩa nghệ thuật : + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn. + Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận 3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt - Ý nghĩa nội dung : + Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ. + Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng. - Ý nghĩa nghệ thuật : + Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện. + Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán. 4. Về sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện a. Điểm tương đồng - Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám - Góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn - Đều là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi b. Điểm khác biệt: - Kết thúc: + Truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại + Truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại. - Bút pháp: + Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán + Kim Lân viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. III. Kết luận + Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta. + Tố cáo xã hội sâu sắc + Tấm lòng của nhà văn + Tài năng trong sáng tạo qua những hình ảnh giàu ý nghĩa góp phần nổi bật tư tưởng chủ đề nhân đạo của tác phẩm. Câu 2: Chí Phèo và Vợ Nhặt đều viết về tình cảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8 /1945. Anh chị hãy : a. Phân tích những khám phá riêng cuả mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ cuả người nông dân trong từng tác phẩm b.Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc cuả hai thiên truyện . Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy . Nêu ý nghiã cuả mỗi cách kết thúc c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác phẩm ( ĐHSP Hanoi . khối C, N – 20012002 ) Dàn ý: I. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo ,Kim Lân với truyện Vợ Nhặt II Những khám phá riêng cuả mỗi tác giả : 1. Nam Cao trong Chí Phèo : - Cảnh ngộ: ( Cảnh ngộ là hoàn cảnh đang gặp phải – Trong tác phẩm , từ lúc Chí xuất hiện đến khi chết là tình trạng huỷ hoại cả nhân hình nhân tính ) Chí bị BK đẩy vào tình trạng tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính, trở thành công cụ tội ác cho BK . Nhờ Thị Nở , Chí thức tỉnh và hy vọng , nhưng tuyệt vọng trong bi kịch bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . - Số phận cuả Chí: Chí là một đưá trẻ mồ côi , lớn lên làm canh điền , là người nông dân lương thiện , bị Bá Kiến cho đi tù , ra tù không sống nổi , thành công cụ tội ác cho Bá Kiến , chết trong bi kịch .Đó là một số phận khốn khổ , bi thảm , bị thống trị bóc lột , bị huỷ hoại nhân tính , bị tha hóa , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện . Số phận Chí phản ánh một bộ phận nông dân trước cách mạng tháng Tám bị đẩy vào con đường lưu manh hoá , bị tha hoá , bế tác. 2. Kim Lân trong Vợ Nhặt : - Cảnh ngộ : người nông dân trong thảm trạng chết đói 1945 , lại phải cưu mang thêm miệng ăn . Một nỗi âu lo bao trùm .Cái đói huỷ hoại mọi giá trị nhân phẩm . - Số phận : Nghèo khó suốt đời , ngụ cư , hậu quả cuả thống trị bóc lột : “ đằng nó bắt giồng đay , đằng nó bắt đóng thuế “ .Tràng không lấy nổi vợ. Người vợ nhặt không gia cư , thất nghiệp , đói tơi tả , theo không Tràng về làm vợ . nhưng số phận cuả họ mở ra , Tràng hướng về Việt Minh III. Sự khác nhau trong cách kết thúc : - Cách kết thúc: + Nam cao.kết thúc Chí Phèo là cảnh người ta bàn tán về cái chết cuả Chí Phèo và Bá Kiến, Thị Nở nhìn xuống bụng.Thị thấy thấp thoáng cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại + Kim Lân kết thúc bằng chi tiết : trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật . Hình ảnh này train ngược với cảnh lo âu và chết đói trong truyện - Giải thích : Do hoàn cảnh sáng tác và phương pháp sáng tác : + Chí Phèo được viết (1940, in 1941) trước 1945, tình cảnh xã hội Việt Nam đang bị thực dân phong kiến thống trị , cuộc sống nhân dân lao động tăm tối . Phương pháp sáng tác cuả Chí Phèo là phương pháp hiện thực phê phán , nhà văn miêu tả bề trái hiện thực nhằm mục đích phê phán xã hội + Vợ Nhặt được viết sau 1945, khi nhân dân lao động đã được giải phóng. Phương pháp sáng tác là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa , nhà văn miêu tả hiện thực cách mạng kết hợp với lãng mạn cách mạng , chỉ ra hướng đi lên cuả xã hội. - Ý nghiã mỗi cách kết thúc + Chí Phèo kết thúc tạo nên kết cấu vòng tròn , thể hiện sự bế tắc cuả số phận người nông dân , đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tồn tại trong xã hội cũ . + Kết thúc Vợ Nhặt mở ra hướng giải thoát số phận các nhân vật . Chỉ ra con đường sống cuả nhân dân lao động là đi theo cách mạng. IV. Tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác giả : Cả hai tác phẩm đều yêu thương , cảm thông người lao động , đều khẳng định những phẩm chất khát vọng cuả họ , đều lên tiếng tố cáo sự chà đạp lên nhân phẩm..Nhưng mỗi tác phẩm có đặc sắc riêng. Nam Cao : - Chí Phèo là tiếng kêu cứu cho người lao động lương thiện đang bị chà đạp nhân tính ,bị tước quyền sống làm người lương thiện . à NC chỉ rõ chính xh cũ , chính giai cấp thống trị bóc lột là kẻ gây ra tội ác đối với người lao động , đấu tranh tự phát như Chí không thay đổi được gì .Tre gia măng mọc.Cần phải thay đổi xh cũ. - Kim Lân : Lòng nhân ái, có tình người là có tất cả : “ Tôi muốn độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nưã thì tình người vẫn vượt lên tất cả. Có tình người là có cuộc sống , có tình người là có hy vọng tương lai..Đó là chủ đề , là bản chất nhân đạo ..( Kim Lân , Văn Nghệ Trẻ 26/3/2000 ) Câu 3:Nét riêng trong cảm hứng nhân đạo thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao. Dàn ý: 1.Giới thiệu chung: + Thạch Lam là cây bút truyện ngắn xuất sắc trước cách mạng tháng Tám 1945. “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn”. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của tập truyện, “Hai đứa trẻ” thể hiện cảm hứng nhân đạo rõ nét. + Nam Cao là nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông chân thực và thấm đượm triết lý nhân sinh.. “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám có giá trị nhân đạo sâu sắc. 2. Nét riêng trong cảm hứng nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cuả Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao a. Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Thể hiện niềm xót thương của nhà văn với những kiếp người nghèo khổ, sông mòn mỏi, lay lắt nơi phố huyện nghèo (Mấy đứa trẻ, mẹ con chị Tí, Bác Xẩm … và chị em Liên) - Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo ở phố huyện (Cần cù, chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu thương …) - Trân trọng ước mơ nhỏ bé, bình dị của người dân nghèo về một cuộc sống tươi sáng, có ý nghĩa hơn. b. Chí phèo (Nam Cao) - Lên án xã hội tàn bạo làm tha hoá con người, chặn mọi đường sống của người dân vô tội. - Thể hiện niềm thông cảm trước số phận bi kịch của con người bị xã hội tước quyền sống, quyền hạnh phúc, đấy vào con đường lưu manh tội lỗi. - Khẳng định bản chất lương thiện, khát vọng hoàn lương của họ. c. Mỗi tác giả thể hiện cảm hứng nhân đạo bằng nghệ thuật độc đáo - “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) không có cốt truyện, nhân vật không nhiều, biến cố ít …, diễn tả nội tâm sâu sắc, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng … - “Chí Phèo” (Nam Cao): Bút pháp hiện thực sắc sảo, miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, giọng văn lạnh lùng như dồn nén cảm xúc. 3. Đánh giá chung: Thạch Lam và Nam Cao thể hiện cùng đề tài, cùng có cảm hứng nhân đạo nhưng bằng phong cách riêng đã tạo ra hai tác phẩm độc đáo- “Hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” - làm giàu có nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Để giúp học sinh ôn thi đại học đối với tác phẩm Chí Phèo con có thể có nhiều cách ôn tập khác, có thể biên soạn được nhiều câu hỏi, cách hỏi…Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này tôi đã chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh ôn thi đại học mà tôi đúc rút được. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn các quí vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo đã chú lắng nghe những chia sẻ của tôi trong bài viết này. Cuối cùng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công! Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Yên ngày 5/3/2014 Người viết chuyên đề Lê Thu Hà Giáo viên trường THPT Vĩnh Yên [...]... trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: Sinh ra là người mà không được làm người” Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thi n trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ Câu 3: Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo Dàn ý: MB: - Gthiệu vài nét về tgiả Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông - Gthiệu tác phẩm Chí Phèo và đặc sắc nghệ thuật... Nam Cao là tiến bộ khi đứng về những kiếp lầm than mà lên tiếng, tuy vậy Nam Cao vẫn bế tắc trong giải pháp Vì vậy chưa vươn tới chủ nghiã nhân đạo cách mạng *Biên soạn câu hỏi và hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi 5 điểm thông qua nhận định liên quan đến nhân vật trong tác phẩm hoặc tác phẩm Câu 1: Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cuả Nam cao, có nhà phê bình cho rằng : Chí. .. phẩm : - Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài năng của Nam Cao Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo - Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau + Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thi n bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ” + Bi... cảnh Chí Phèo - Thị Nở gặp nhau sau trận ốm - Khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao trung thành với nguyên tắc phản ánh hiện thực song nhà văn ko phóng đại cực đoan phần bản năng, thú tính trong con người, không hạ thấp, không xóa bỏ nét đẹp mang tính người của các nhân vật, đây chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật vị nhân sinh của Nam Cao KB: Khẳng định ngòi bút tài hoa của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo. .. văn học Việt Nam, điều đó đc thể hiện trong nthuật khắc họa khuôn mặt của Chí - Nam Cao miêu tả nhân vật trong quá trình vận đọng và phát triển của tính cách, của sự phát triển về tâm lí, khiến nhân vật trở nên có sức sống, sinh đônngj và do đó nhân vật trở thành điển hình của văn học => Thành công trong việc xdựng n/v điển hình mang tính cáh điển hình - Qua Chí Phèo, Nam Cao rất thành công trong việc. .. lúc người ta không thể liều được nưã “ + Thức tỉnh nhân phẩm Thị Nở cho Chí ăn cháo, Chí khóc và ăn năn, vì Chí đã sống ác.” Xưa nay hắn chỉ sống bằng cườp giật và doạ nạt “ Chí phục hồi nhân phẩm dần dần Thị Nở cho Chí ăn Cháo, Chí nhớ đến việc bà ba bắt hắn bóp đùi chỉ thấy nhục vì Chí phải làm một việc không chính đáng “ Đó là bản chất lương thi n cuả Chí. Từ đó chí them lương thi n, Chí khao khát... thầy về nghệ thuật truyện ngắn; các tác phẩm của ông mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc - Chí Phèo (1941) là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao Qua tác phẩm, nhà văn không chỉ thể hiện sâu sắc bi kịch tha hóa của người nông dân mà còn thể hiện xúc động quá trình thức tỉnh về nhân phẩm và quyền sống của họ 2.Giải thích ý kiến - Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi là nhận xét về mối tình giữa Chí Phèo với... Việt Nam, 2011, tr.32) Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên ( ĐH khối D – 2012 ) Dàn ý: 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. .. đạo cuả mỗi tác giả : Cả hai tác phẩm đều yêu thương , cảm thông người lao động , đều khẳng định những phẩm chất khát vọng cuả họ , đều lên tiếng tố cáo sự chà đạp lên nhân phẩm Nhưng mỗi tác phẩm có đặc sắc riêng Nam Cao : - Chí Phèo là tiếng kêu cứu cho người lao động lương thi n đang bị chà đạp nhân tính ,bị tước quyền sống làm người lương thi n à NC chỉ rõ chính xh cũ , chính giai cấp thống trị... tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Tác phẩm của ông chân thực và thấm đượm triết lý nhân sinh Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám có giá trị nhân đạo sâu sắc 2 Nét riêng trong cảm hứng nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cuả Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao a Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Thể hiện niềm xót thương của nhà văn với những ... thân việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm Chí Phèo Nam Cao. Qua muốn chia sẻ với bạn đồng nghiệp để làm tốt nhiệm vụ dạy học mình, hướng dẫn học sinh ôn thi đại. .. môn ngữ văn trường THPT (Từ giảng đến việc biên soạn hệ thống đề hướng dẫn cho học sinh ôn thi đại học tác phẩm Chí Phèo Nam Cao) Học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp giảng dạy, đề, hướng dẫn học sinh. .. sinh ôn tập 3.Tham khảo số đề tác phẩm Chí Phèo kỳ thi đại học 4.Căn vào thực tế việc học ôn học sinh là: a Trong môn Ngữ văn trường phổ thông trung học nhiều năm cho thấy có tượng học sinh học

Ngày đăng: 23/10/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan