Thời tiết dùng để diễn tả trạng thái của khí quyển tại một địa điểm trong một thời gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Ví dụ: Thời tiết hôm nay là mưa phùn, gió nhẹ. Thời tiết bao gồm các yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển… và những hiện tượng thời tiết như mưa, dông, lốc,… Thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: Trời có thể mưa hàng tiếng liền và sau đó lại hửng nắng...1.2. Khí hậu Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, khí hậu còn bao gồm cả những thông tin về các sự kiện thời tiết khắc nghiệt (như bão, mưa lớn, những đợt nắng nóng vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông) xảy ra tại một vùng địa lí cụ thể. Đây chính là những thông tin giúp chúng ta phân biệt khí hậu của những vùng có những điều kiện thời tiết trung bình tương tự nhau.1.3. Biến đổi khí hậuThuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự nhiên vàhoặc do các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phần của khí quyển. Cụm từ “Hiện tượng nóng lên toàn cầu” đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với BĐKH, nhưng chúng không phải là một. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là xu hướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của Trái Đất, còn BĐKH là khái niệm rộng hơn chỉ những thay đổi lâu dài của khí hậu trong đó bao gồm cả về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và rất nhiều các tác động tới tự nhiên và con người. Khi các nhà khoa học nói về vấn đề BĐKH, họ quan tâm tới hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người.
Trang 1GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG
THIÊN TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hà Nội, năm 2014
Trang 2Lời nói đầu
Thực hiện việc triển khai Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015”, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” tích hợp vào dạy học trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Công nghệ cấp trung học phổ thông, nhằm nâng cao nhận thức và trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản về biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cũng như định hướng một số hoạt động dạy học cho giáo viên.
Tài liệu “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai
ở trường trung học phổ thông” được cấu trúc gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai
- Phần thứ hai: Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào dạy học trong môn học.
Tài liệu đã được thẩm định và lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn Chúng tôi trân trọng giới thiệu và mong được sự góp ý kiến của các đồng nghiệp để tài liệu thêm phần hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả
Trang 4MỤC LỤC
A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI 5
I Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu 5
1 Các khái niệm về biến đổi khí hậu 5
2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 10
3 Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 12
II Giáo dục phòng, chống thiên tai 19
1 Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra 19
2 Hành động phòng, chống thiên tai 26
III Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong giảng dạy môn Hóa học 33
IV.Đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học 36
V Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong môn Hóa học ở trường THPT 45
VI Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học 50
B Một số bài soạn minh họa và gợi ý về kiểm tra, đánh giá 52
1 Một số bài soạn minh họa về dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học THPT 52
2 Gợi ý về kiểm tra đánh giá 84
PHỤ LỤC 1 103
PHỤ LỤC 2 108
PHỤ LỤC 3 119
Tài liệu tham khảo 129
Trang 5Phần thứ nhất A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
I Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu
1 Các khái niệm về biến đổi khí hậu
1.1 Thời tiết
Thời tiết dùng để diễn tả trạng thái của khí quyển tại một địa điểm trongmột thời gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần Vídụ: Thời tiết hôm nay là mưa phùn, gió nhẹ Thời tiết bao gồm các yếu tố nhưnhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển… và những hiệntượng thời tiết như mưa, dông, lốc,… Thời tiết luôn luôn thay đổi Ví dụ: Trời cóthể mưa hàng tiếng liền và sau đó lại hửng nắng
1.2 Khí hậu
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định
và trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâuhơn Khí hậu mang tính ổn định tương đối Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đớigió mùa Ngoài ra, khí hậu còn bao gồm cả những thông tin về các sự kiện thờitiết khắc nghiệt (như bão, mưa lớn, những đợt nắng nóng vào mùa hè và rét đậmvào mùa đông) xảy ra tại một vùng địa lí cụ thể Đây chính là những thông tingiúp chúng ta phân biệt khí hậu của những vùng có những điều kiện thời tiếttrung bình tương tự nhau
1.3 Biến đổi khí hậu
Thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng để chỉ những thay đổi của khíhậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời giandài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự nhiên và/hoặc docác hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phầncủa khí quyển
Cụm từ “Hiện tượng nóng lên toàn cầu” đôi khi được sử dụng đồng nghĩavới BĐKH, nhưng chúng không phải là một Hiện tượng nóng lên toàn cầu là xuhướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của Trái Đất, còn BĐKH là khái niệmrộng hơn chỉ những thay đổi lâu dài của khí hậu trong đó bao gồm cả về nhiệt độ,lượng mưa, mực nước biển dâng và rất nhiều các tác động tới tự nhiên và conngười Khi các nhà khoa học nói về vấn đề BĐKH, họ quan tâm tới hiện tượngnóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người
Trang 6Như vậy, BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp haygián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyểntoàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian
có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội nghịThượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992) Nói mộtcách khác, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặcdao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặchàng trăm năm và lâu hơn
1 .4 Một số biểu hiện của BĐKH
THẾ GIỚI (IPCC, 2007 và IPCC, 2012) (BTNMT, 2011)VIỆT NAM Nhiệt
độ
trung
bình
tăng lên
Nhiệt độ trung bình trên thế giới
đã gia tăng kể từ khi bắt đầu thời
kì Cách mạng Công nghiệp với
tốc độ nhanh chưa từng thấy
trong lịch sử Trái Đất Theo
IPCC, trong 100 năm qua (1906
- 2005), nhiệt độ trung bình toàn
cầu đã tăng 0,74oC Trong 50
năm cuối, nhiệt độ trung bình
Mực
nước
biển
dâng
Mực nước biển trung bình toàn
cầu đã tăng với tỉ lệ trung bình
1,8 mm/năm trong thời kì 1961
-2003 và tăng nhanh hơn với tỉ lệ
3,1 mm/năm trong thời kì 1993
-2003 Nguyên nhân là do quá
trình giãn nở nhiệt của nước và
do băng lục địa tan (ở hai cực và
các đỉnh núi cao)
Số liệu quan trắc tại các trạmhải văn dọc bờ biển Việt Namcho thấy tốc độ dâng lên củamực nước biển trung bình tạiViệt Nam là khoảng 3 mm/nămtrong giai đoạn 1993 - 2008,tương đương với tốc độ tăngtrung bình trên thế giới
Kịch bản biến đổi khí hậu 2009
dự đoán đến giữa thế kỉ 21 mực
Trang 7nước biển có thể dâng thêm 28
- 33 cm và đến cuối thế kỉ 21dâng thêm từ 65 - 100 cm sovới thời kì 1980 - 1999
- Số lượng những ngày và đêm
lạnh đã có sự suy giảm, số lượng
những ngày và đêm ấm đã gia
tăng trên hầu hết các lục địa
- Có một số bằng chứng cho thấy
các dấu hiệu về sự gia tăng của
các ngày nắng nóng kỉ lục tại
châu Á, châu Phi và Nam Mỹ
- Trên quy mô toàn cầu, có nhiều
khu vực đã ghi nhận được sự gia
tăng sốlượng các ngày mưa lớn
- Do những hạn chế trong việc
đo đạc và ghi chép về xoáy thuận
nhiệt đới (bão và áp thấp nhiệt
đới), hiện nay chưa có được
những thống kê chính xác về xu
hướng xuất hiện của chúng trong
hơn nửa thế kỉ qua Tuy nhiên,
đã có những biểu hiện dịch
chuyển về phía hai cực trong
đường đi của các xoáy thuận cận
nhiệt đới
- Đối với các hiện tượng cực
đoan như vòi rồng, mưa đá và tố
lốc do sự không đồng nhất trong
đo đạc và dữ liệu hạn chế nên
hiện nay vẫn chưa xác định được
- Bão: Trong những năm gầnđây, các cơn bão có cường độmạnh với mức độ tàn phánghiêm trọng đã xuất hiệnnhiều hơn trên Biển Đông Cáccơn bão đổ bộ vào đất liền có
xu hướng chuyển dịch về phíaNam, mùa bão kéo dài hơn, kếtthúc muộn hơn, và khó lườngtrước
- Lượng mưa: Nhiệt độ tăngcũng làm cho mưa trở nên thấtthường, phân bố lượng mưatheo mùa và theo vùng có sựthay đổi Vào mùa mưa, cácvùng phía Bắc mưa ít hơn, cácvùng phía Nam mưa nhiều hơn
Số lượng các đợt mưa lớn giatăng trên hầu hết các khu vực
- Các đợt không khí lạnh đã suygiảm rõ rệt Tuy nhiên, số cácđợt lạnh bất thường lại có xuhướng diễn ra thường xuyênhơn
Trang 8những biểu hiện thay đổi
- Các đợt triều cường lớn có xu
hướng gia tăng do sự gia tăng
mực nước biển trong nửa cuối
thế kỉ 20
1.5 Kịch bản biến đổi khí hậu
Xu thế biến đổi khí hậu hiện nay cũng như trong thế kỉ 21 phụ thuộc chủyếu vào mức độ phát thải các khí nhà kính, hay sâu xa hơn đó chính là mức độphát triển kinh tế - xã hội trong tương lai Việc phát thải khí nhà kính trongtương lai phụ thuộc rất nhiều vào những hệ thống vận động phức tạp và chịu sựchi phối của những yếu tố như: Mức độ gia tăng dân số thế giới và mức độ tiêudùng, mức độ phát triển kinh tế xã - hội, mức độ thay đổi và phát triển của côngnghệ
Sự tiến triển trong tương lai của những yếu tố này mang tính bất định rấtlớn, hay nói một cách khác, không ai biết chắc chắn trong tương lai những yếu tốnày sẽ thay đổi như thế nào Chính vì vậy, một trong những phương pháp đượcđưa ra và sử dụng phổ biến hiện nay đó là sử dụng các kịch bản khác nhau vềtương lai
Kịch bản không phải là những dự đoán hay dự báo, mà là những giả định
về tương lai hay một tập hợp giả định về những tương lai khác nhau Bằng việcđưa ra những kịch bản khác nhau về tương lai, chúng ta có thể có những nhậnđịnh về những thay đổi tương lai của các hệ thống/yếu tố phức tạp kể trên, vàthông qua đó đưa ra những bức tranh phát thải khí nhà kính khác nhau và đánhgiá những xu thế biến đổi khí hậu có thể xảy ra (IPCC, 2000)
Theo những nghiên cứu và cập nhật về Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nướcbiển dâng cho Việt Nam (BTNMT, 2011) những diễn biễn cụ thể về tình hìnhBĐKH tại Việt Nam được phỏng đoán như sau:
- Về nhiệt độ:
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình nămtăng từ 1,6 đến 2,2oC trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6oC ởđại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bìnhtăng 2 - 3oC trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đếnQuảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác Nhiệt
Trang 9độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 - 3,0oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ2,0 - 3,2oC Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng 10 - 20 ngày trên phầnlớn diện tích cả nước
Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm
có mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7oC trên hầu hết diện tích nước ta
- Về lượng mưa:
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỉ 21, lượng mưa trong mộtnăm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng íthơn, chỉ vào khoảng dưới 2%
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỉ 21, lượng mưa trongmột năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ Mức tăng phổ biến từ 2 - 7%, riêng TâyNguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3% Xu thế chung là lượng mưa mùakhô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm sovới thời kỳ 1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, TâyNguyên, Nam Bộ Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngàymưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỉ lục hiện nay
Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỉ 21 tăng trênhầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2 - 10%, riêng khu vựcTây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1 - 4%
- Về nước biển dâng:
Theo kịch bản phát thải thấp: Vào cuối thế kỉ 21, mực nước biển dâng caonhất khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 54 - 72 cm); thấp nhất
ở khu vực Móng Cái (trong khoảng từ 42 - 57 cm) Trung bình toàn Việt Nam,mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 - 64 cm
Theo kịch bản phát thải trung bình: Vào cuối thế kỉ 21, nước biển dângcao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 62 - 82 cm);thấp nhất ở khu vực Móng Cái (trong khoảng từ 49 - 64 cm) Trung bình toànViệt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73 cm
Theo kịch bản phát thải cao: Vào cuối thế kỉ 21, nước biển dâng cao nhất
ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 85 - 105 cm); thấp nhất ởkhu vực Móng Cái (trong khoảng từ 66 - 85 cm) Trung bình toàn Việt Nam,mực nước biển dâng trong khoảng từ 78 - 95 cm
- Về một số yếu tố khí hậu khác:
Trang 10Khí áp tăng trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông Độ ẩmtương đối giảm trên hầu khắp cả nước, nhất là phía Đông Bắc Bộ và Nam Bộ
2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính(CO2, CH4 ) trong khí quyển Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậutrong vòng 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác và sửdụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sửdụng nhiên liệu hóa thạch cũng như các tài nguyên đất, tài nguyên rừng Nhữnghoạt động này đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển
2.1 Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Khí quyển của Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính vìcách mà chúng làm ấm Trái Đất tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho cácngôi nhà làm bằng kính để trồng cây Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơinước (H2O), khí cacbon đioxit (CO2), khí metan (CH4), khí đinitơ oxit (N2O), cáchợp chất halocacbon (CFC, HFC, HCFC) và khí ozon (O3) trong tầng đối lưu
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằnggiữa nhiệt (năng lượng bức xạ nhiệt) từ Mặt Trời truyền đến bề mặt Trái Đất vànhiệt của bề mặt Trái Đất truyền vào không gian Năng lượng bức xạ nhiệt từMặt Trời truyền đến Trái Đất sẽ biến đổi như sau:
+ Bức xạ nhiệt của Mặt Trời là bức xạ có bước sóng ngắn nên dễ dàngxuyên qua khí quyển để đi tới mặt đất Một phần năng lượng bức xạ nhiệt phản
xạ trên mặt đất trở lại không gian
+ Phần còn lại của năng lượng bức xạ làm nóng bề mặt Trái Đất và bề mặtTrái Đất phát bức xạ nhiệt vào khí quyển
+ Bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái Đất là bước sóng dài nên bị giữ lại (hấp thụ)bởi khí nhà kính
+ Một phần năng lượng bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái Đất bị các khí nhàkính giữ lại làm Trái Đất ấm hơn
Quá trình này được gọi là “hiệu ứng nhà kính”
Như vậy, khí nhà kính có tác dụng giống như một chiếc chăn có độ dàyvừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sựsống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở Nếu không có những khí này, nhiệt từMặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh lẽo
Trang 11“Hiệu ứng nhà kính tự nhiên” đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống củaTrái Đất Nếu không có hiệu ứng nhà kính, Trái Đất sẽ quá lạnh, con người vàcác sinh vật không thể tồn tại được Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính chỉtrở thành một vấn đề lớn khi mà khí quyển của chúng ta có quá nhiều các khínày Đây chính là thực trạng hiện nay của khí quyển Các ngành công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải và thậm chí cả những bãi chôn lấp rác thải trêntoàn thế giới hàng ngày đang phát thải vào khí quyển một lượng lớn các khí nhàkính như cacbon đioxit (CO2), metan (CH4), đinitơ oxit (N2O)
Hiệu ứng nhà kính được gây ra do việc phát thải các khí nhà kính thôngqua các hoạt động của con người kể trên được gọi là “Hiệu ứng nhà kính tăngcường” Trước Cách mạng Công nghiệp, khí hậu Trái Đất đã trải qua thời kì ổnđịnh kéo dài hàng nghìn năm Hoạt động của con người không tạo ra nhiều khínhà kính thải vào khí quyển Năm 1850, Cách mạng Công nghiệp lan rộng trênthế giới với nhiều phát minh vượt bậc làm thay đổi cuộc sống của con người nhưkhai thác mỏ, công nghiệp, giao thông vận tải…Từ đó, con người bắt đầu thayđổi môi trường Chúng ta đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá vàkhí tự nhiên để vận hành máy móc, đáp ứng nhu cầu vận tải, phát điện và cácnhu cầu về năng lượng khác Việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã thải khí nhà kínhvào khí quyển Không những thế, bùng nổ dân số trong hai thập kỉ qua cũng gópphần làm tăng nồng độ khí nhà kính Điều này giống như chúng ta chuyển từ mộtchiếc chăn mỏng sang một chiếc chăn dày Kết quả là, trong vòng 150 năm qua,khí hậu Trái Đất bắt đầu thay đổi nhanh hơn theo chiều hướng ấm dần lên
2.2 Khí CO 2 và cuộc Cách mạng Công nghiệp
Mặc dù khí quyển Trái Đất hiện nay tồn tại nhiều loại khí nhà kính khácnhau, nhưng trong đó CO2 đóng vai trò quan trọng gây ra hiệu ứng nhà kính Đặcbiệt khí CO2 có thể tồn tại trong khí quyển tới 200 năm
- Trước khi có cuộc Cách mạng Công nghiệp, nồng độ khí CO2 trong khíquyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm)
- Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, nồng độ đó đã tăng liên tục lên đến
380 ppm Hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra quá mức cần thiết khiến nhiệt độ
bề mặt địa cầu tăng nhanh, kéo theo nhiều tác động tiêu cực cho đời sống trênTrái Đất
- Ngưỡng BĐKH nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm khoảng 2oC, nồng
độ khí nhà kính tăng trên 450 ppm CO2 tương đương, khi đó tình trạng môitrường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được
Trang 12Theo các báo cáo của Ban Liên Chính phủ về BĐKH, hàm lượng các khínhà kính cơ bản đều tăng lên rõ rệt trong những thập kỉ gần đây Trong đó, cáchoạt động của con người đóng góp vào lượng phát thải khí nhà kính năm 2004như sau:
- Việc tiêu thụ năng lượng trong các ngành sản xuất năng lượng, côngnghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp phần lớn lượng phát thải khínhà kính: Sản xuất năng lượng: 25,9%; Giao thông vận tải: 13,1%; Công nghiệp:19,4%; Sử dụng năng lượng trong các tòa nhà (thương mại và dân cư): 7,9%
- Hoạt động lâm nghiệp: Phá rừng, phân hủy sinh khối bề mặt (sau phárừng), cháy rừng… đóng góp khoảng 17,4%
- Hoạt động nông nghiệp: Làm đất, phân bón, các chất thải nông nghiệp…khoảng 13,5%
- Các hoạt động khác (quản lí rác thải và nước thải…): 2,8%
Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhữngBĐKH hiện nay trên Trái Đất
3 Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
3.1 Tác động của BĐKH
a) Tác động của BĐKH trên thế giới
BĐKH tác động lên mọi thành phần của Trái Đất bao gồm cả môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe của con người Tuy nhiên có thể nhậnthấy hai mức độ ảnh hưởng của BĐKH được nêu dưới đây (UNESCO, 2010).Những tác động sơ cấp do ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường tựnhiên như: Các sông băng tan chảy nhanh hơn dự đoán Mực nước biển toàn cầuđang tăng lên, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng châu thổ thấp và các quốc đảonhỏ Số lượng các siêu bão cấp 4 và 5 tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua
Bên cạnh đó do cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào môitrường tự nhiên như nước, thực phẩm, giao thông, năng lượng, công ăn việclàm…, những tác động sơ cấp kể trên trở nên trầm trọng hơn và tạo ra những tácđộng thứ cấp ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên mà chúng ta cần như:Nguồn nước: Hạn hán, và tác động liên quan đến chất lượng nước và nguồn cungcấp nước; Thực phẩm: Năng suất và chất lượng chăn nuôi và trồng trọt bị tácđộng bởi thiên tai, dịch bệnh, chất lượng đất…; Hệ sinh thái: Tác động tới cáckhu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn đa dạng loài, rừng tự nhiên và rừng trồng; Sứckhỏe: Các bệnh truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến nhiệt độ
Trang 13b) BĐKH tác động tới Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong cácnước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đóđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị những ảnh hưởng nặng
nề Theo tính toán trong kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Namnăm 2009, nếu nước biển dâng 3 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trựctiếp và tổn thất khoảng 25% GDP
Tác động đến mực nước biển: Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km Trên80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng trên
hệ thống sông Hồng - Thái Bình có độ cao dưới 2,5 m so với mặt biển Đây lànhững khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất khi nước biển dâng, đặc biệt là vùngđồng bằng sông Cửu Long Nước biển dâng không chỉ làm ngập nước khiếnngười dân phải sơ tán mà còn làm đất nhiễm mặn và thoái hóa dẫn đến khôngcanh tác được
Tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Võ Quý,2009): Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước Tuy nhiênBĐKH đang làm thay đổi diện mạo của các hệ sinh thái
+ Ranh giới của các vùng sinh thái bị thay đổi: Các kiểu rừng nguyên sinh,thứ sinh ở Việt Nam có thể dịch chuyển, mở rộng hoặc thu hẹp Nhiều loài côntrùng, chim và cá đã di cư sang những vùng sinh sống khác
+ Các loài sinh vật thay đổi dần cách thức sinh tồn của mình: Nhiều loàicây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn.Nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn Nhiều loài động vật đã vào mùasinh sản sớm hơn Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở khu vực khí hậu lạnh Sâubệnh phát triển phá hoại cây trồng Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan: Các hiểm họa thiên tai vàhiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên, khắc nghiệt và bất thườnghơn như mưa lớn, lũ lụt, khí nóng, bão, hạn hán, hỏa hoạn, nhiễm mặn, bệnhdịch Ảnh hưởng của chúng khó có thể kiểm soát được
Tác động đến tài nguyên nước: Mặc dù là quốc gia có nguồn tài nguyênnước phong phú, Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng khan hiếmnước, do phần lớn lượng nước mặt chảy qua Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vàocác nước láng giềng Theo dự báo hơn 8,4 triệu người ở Việt Nam có thể bị ảnhhưởng (ADB, 2009) do tổng lượng dòng chảy của sông Hồng và sông Cửu Long
sẽ bị suy giảm BĐKH cùng với nước biển dâng làm thay đổi sự phân bố tài
Trang 14nguyên nước Những thay đổi về chế độ mưa có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vàomùa mưa và hạn hán vào mùa khô Hạn hán dẫn đến tình trạng thiếu nước chocác hoạt động nông nghiệp và cũng dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng
Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực: Tăng nguy cơthu hẹp diện tích đất nông nghiệp Hàng chục ngàn hecta diện tích đất canh tác ởvùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông CửuLong đã và đang bị xâm nhập mặn do nước biển dâng cũng như do hạn hán vàomùa khô, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thựcquốc gia Nhiệt độ tăng, thời gian hạn hán kéo dài, dịch bệnh lây lan, cỏ dại vàsâu bệnh phát triển khiến cho năng suất cây trồng suy giảm Gia súc và gia cầm
có nhiều nguy cơ mắc dịch bệnh trên diện rộng Đồng cỏ chăn nuôi bị ảnh hưởngbởi thay đổi mùa sinh trưởng Sự gia tăng các thiên tai khiến cho nhiều địaphương bị mất trắng mùa màng và gia súc Tất cả những khó khăn này làm tăngrủi ro trong nông nghiệp, đẩy giá lương thực lên cao, tình trạng đói nghèo càngtrở nên nghiêm trọng
Tác động đến sức khỏe: Nhiệt độ ấm hơn khiến cho các loài côn trùng gâybệnh và kí sinh trùng như muỗi xuất hiện ở những vùng mới đem theo các bệnhtruyền nhiễm như sốt rét và sốt xuất huyết Thiếu nước, nắng nóng cũng gia tăngnguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong liên quan đến nguồn nước và nắng nóng.Khi nhiệt độ tăng lên, các bệnh tim, phổi và các bệnh lây nhiễm tăng theo Cáchậu quả tiêu cực về sức khỏe xảy ra nhiều nhất ở các khu vực có điều kiện sốngthấp, trong đó người nghèo, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt ở vùngven biển, chịu rủi ro cao Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 150.000 ca tử vonghàng năm là do ảnh hưởng của BĐKH, một nửa trong số đó là ở châu Á - TháiBình Dương (WHO, 2005)
Tác động đối với năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải và xâydựng: Những hoạt động công nghiệp dễ bị tổn thương nhất sẽ xảy ra ở dải venbiển và những vùng đồng bằng châu thổ thường bị lũ lụt, nơi mà nền kinh tế của
nó phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên khí hậu nhạy cảm và những nơi dễ xảy racác hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là những vùng đang đô thị hóa nhanh.Nhiệt độ tăng cùng với số ngày nắng nóng tăng lên làm tăng nhu cầu tiêu thụnăng lượng để làm mát và thông gió trong các hoạt động công nghiệp, giao thông
và dân dụng, nhất là ở các thành phố, khu công nghiệp Những thay đổi trongphân bố mưa, bốc hơi ảnh hưởng đến tài nguyên nước sẽ tác động đến các hoạtđộng của các hồ chứa và nguồn năng lượng thủy điện.Nước biển dâng, thiên tai,nhất là bão, mưa lớn, ngập lụt ảnh hưởng đến các dàn khoan và hệ thống vận
Trang 15chuyển dầu khí trên biển, các công trình xây dựng năng lượng, cảng biển, giaothông, dân dụng ở ven biển.
3.2 Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Chiến lược ứng phó với BĐKH
BĐKH là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia và lên toànthể chúng ta Nó đã trở thành một “tình huống khẩn cấp” và thế giới chỉ còn chưađầy một thập kỉ để thay đổi tình hình Nếu lựa chọn hành động ngay hôm nay,chúng ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỉ 21 cho các thế
hệ tương lai Tất cả các nước đều phải thực hiện cả hai chiến lược ứng phó vớiBĐKH:
- Giảm nhẹ BĐKH là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảmphát thải khí nhà kính
- Thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những hoạt động, những điều chỉnhtrong hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịucủa con người trước tác động của BĐKH và khai thác những mặt thuận lợi củanó
- Biện pháp công trình: củng cố đê chắn sóng và đê biển; xây dựng nhàkiên cố cho người dân ở các vùng bị ảnh hưởng của bão lũ; cải tiến hệ thống
Trang 16canh tác và tưới tiêu; sử dụng vật liệu mới trong xây dựng (nhẹ, cách âm, cáchnhiệt, bền, chịu được nước)…
- Biện pháp về thể chế và chính sách: ban hành và thực hiện quy chế cấmkhai thác gỗ; cải tiến quy hoạch sử dụng đất để giảm lũ quét, úng ngập; nâng cấp
cơ sở hạ tầng (di chuyển nhà ở đến nơi an toàn; tổ chức các trạm y tế trênthuyền); phát triển hệ thống tín dụng ưu đãi, bảo hiểm nông nghiệp
- Biện pháp truyền thông, giáo dục: truyền thông về BĐKH đến ngườidân; dạy bơi cho phụ nữ và trẻ em; rèn luyện khả năng sẵn sàng thay đổi thóiquen và phong tục (thói quen ăn uống, rèn luyện sức khỏe, thay đổi lịch thờivụ…)
b) Các nỗ lực của quốc tế và Việt Nam ứng phó với BĐKH
Liên Hiệp Quốc đã có nhiều cố gắng trong cuộc chiến chống BĐKH toàncầu Những kết quả quan trọng là Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc vềBĐKH và Nghị định thư Kyoto
- Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC) - có hiệulực từ ngày 19 tháng 3 năm 1994 Mục tiêu của Công ước nhằm đạt được sự ổnđịnh khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguyhiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Để đạt được mục tiêu này, Côngước đưa ra những biện pháp dựa trên những nguyên tắc về: tính công bằng; tráchnhiệm chung nhưng có phân biệt; khả năng tương thích cùng các điều kiện kinh
tế và xã hội của các nước phát triển và đang phát triển; nhu cầu về các biện phápphòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở Cho đến nay đã có 189nước trên thế giới tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế này
- Nghị định thư Kyoto (KP) - có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2005.Mục tiêu chính của Nghị định thư là hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiệnphát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khínhà kính định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của UNFCCC.Thành quả chính của Nghị định thư Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảm phátthải của các nước công nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt để các bên thamgia Nghị định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung Đó là:
Cơ chế cùng thực hiện; Cơ chế Phát triển sạch; Buôn bán phát thải quốc tế
Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Việt Nam đã sớm tham gia các hoạtđộng ứng phó của khu vực và quốc tế về BĐKH: Tham gia kí Công ước Khungcủa Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC) ngày 11/6/1992 và phê chuẩnUNFCCC ngày 16/11/1994; Tham gia kí Nghị định thư Kyoto (KP) ngày
Trang 1703/12/1998 và phê chuẩn Nghị định ngày 25/9/2002; Phê duyệt Chương trìnhmục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008; Thông qua Luật sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6 năm 2010; Phê duyệt Chiến lược quốcgia về biến đổi khí hậu năm 2011
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH:
- Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác độngcủa BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn vàxây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả vớiBĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bềnvững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các - bonthấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ
hệ thống khí hậu trái đất
- Mục tiêu cụ thể của Chương trình bao gồm: Đánh giá được mức độ biếnđổi của khí hậu Việt Nam do BĐKH toàn cầu và mức độ tác động của BĐKHđối với các lĩnh vực, ngành và địa phương Xác định được các giải pháp ứng phóvới BĐKH Tăng cường được các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lậpcác cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH Củng cố
và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH Nâng caođược nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhânlực Tăng cường được hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ củaquốc tế trong ứng phó với BĐKH Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương.Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phươngứng phó với BĐKH Triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí điểm
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được thực hiện trênphạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: giai đoạn Khởi động (2009 - 2010), giaiđoạn Triển khai (2011 - 2015) và giai đoạn Phát triển (sau 2015)
Chiến lược quốc gia về BĐKH 2011:
- Mục tiêu chung: Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồngthời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phátthải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mụctiêu phát triển bền vững Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu củacon người và các hệ thống tự nhiên, phát triển “nền kinh tế Cacbon” thấp nhằmbảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bềnvững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộngđồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất
Trang 18- Mục tiêu cụ thể: Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, anninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏecộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biếnđổi khí hậu Nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủđạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả nănghấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xãhội Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậucủa các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượngnguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quảnguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thếcủa Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xãhội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thốngkhí hậu Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khíhậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệuquả với BĐKH.
c) Hành động của chúng ta
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còncủa con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trởnên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trongtương lai Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trườngthông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân
Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sốngtheo hướng tiết kiệm năng lượng Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết
bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc góp phần tiết kiệm nănglượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu các chi phí phải trả
Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sựBĐKH để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với nhữngngười “ra quyết định” Ví dụ: Bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuấtthì nhất quyết phải nói không với công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu vàphát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào tronghiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta Hiện nay, trênthế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượngsạch như năng lượng Mặt Trời, sức gió, sóng biển để tạo ra những sản phẩmthân thiện với môi trường Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong
Trang 19du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái đây đều là nhữnghướng đi tích cực
Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua traođổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm về những vấn đề môi trường(như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự
ly thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạnchế và tiến tới không dùng túi ni lông, sử dụng nước sạch tiết kiệm ) Việctuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng
có tác dụng to lớn và nhanh chóng Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ,giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa vấn đề bảo vệ môitrưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn
II Giáo dục phòng, chống thiên tai
1 Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra
1.1 Đặc điểm chung thiên tai ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của các hiểm họa tự nhiên, chủyếu là do hiện tượng khí tượng, thủy văn Là quốc gia nằm trong khu vực chịuảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, nước ta đồng thời nằmtrong trung tâm bão của khu vực tây Thái Bình Dương, một trong 5 ổ bão lớntrên thế giới Sự tổ hợp của bão với gió mùa gây mưa lớn, và với địa hình phứctạp, các đồng bằng thấp, hẹp và dốc nối liền với núi cao, hàng năm, mưa do giómùa, mưa bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác đã gây nên thiệt hại
về người, của cải, mùa màng, và cơ sở hạ tầng cho Việt Nam
Thống kê trung bình trong vòng 20 năm qua, mỗi năm thiên tai đã làmkhoảng 750 người chết và dẫn tới hàng năm thiệt hại về kinh tế tương đương1,5% GDP Tuy nhiên, số liệu thiệt hại thường xuyên được báo cáo không đầy
đủ, dẫn tới tổng số thiệt hại thực tế lớn hơn nhiều Phần lớn dân số của Việt Namhiện đang sinh sống tại các vùng đất thấp trên các lưu vực sông và vùng venbiển, hơn 70% dân số được ước tính là đang hứng chịu các rủi ro do nhiều loạihiểm họa thiên tai (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới)
Các loại thiên tai theo vùng:
Vùng núi phía Bắc Lũ quét, sạt lở đất
Trang 20Vùng đồng bằng sông Hồng Lũ lụt, bão, sạt lở đất, hạn hán
Các tỉnh miền Trung Bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, xâm
nhập mặnVùng Tây Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, lốc
Vùng đồng bằng sông Cửu
Long Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, xâm nhậpmặn
Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam:
Tần suất cao Tần suất trung bình Tần suất thấp
(Nguồn: Các báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương)
1.2 Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta
Theo Luật Phòng chống thiên tai, Việt Nam hiện có 19 loại hình thiên tai,gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất domưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâmnhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần
và các loại thiên tai khác
Trong khuôn khổ tài liệu này, sẽ trình bày chủ yếu về các đặc điểm, điềukiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra của một số loại hình thiên tai chính:
a) Áp thấp nhiệt đới và bão
- Đặc điểm:
Trang 21Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, thường gây
ra gió lớn, mưa rất to và nước dâng Khi sức gió đạt tới cấp 6 và 7 (từ 39 - 62km/h) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới; đạt tới cấp 8 trở lên (từ 63 km/h) thìđược gọi là bão Như vậy, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và bãocũng có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Áp thấp nhiệt đới và bão có thể ảnhhưởng tới một vùng rộng từ 200 - 500km Vùng trung tâm của bão được gọi là
“mắt bão”
- Điều kiện hình thành:
Bão được hình thành từ vùng nước biển ấm (trên 26oC) (vùng nhiệt đới),làm không khí nóng, ẩm bốc lên cao, hình thành tại đó một tâm áp thấp Khôngkhí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp
Không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành một bức tường mây dày đặc,tạo ra những cơn mưa rất lớn và gió xoáy rất mạnh Khi đi vào đất liền hoặcvùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khínóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suyyếu dần và tan đi
Bão vào nước ta thường được hình thành từ Biển Đông và Thái BìnhDương
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Gió lớn: Thổi bay mái nhà, sập nhà; Làm cây cối bị đổ, gãy, gây cản trởgiao thông; Làm đứt đường dây điện, có thể gây ra cháy hoặc tai nạn điện
Mưa lớn và lũ lụt: Có thể gây sạt lở đất, khiến cho giao thông bị giánđoạn; Ngập lụt nhà cửa, làm hư hỏng đồ đạc
Gió lớn: Thổi bay mái nhà, sập nhà; Làm cây cối bị đổ, gãy, gây cản trởgiao thông; Làm đứt đường dây điện, có thể gây ra cháy hoặc tai nạn điện
Mưa lớn và lũ lụt: Có thể gây sạt lở đất, khiến cho giao thông bị giánđoạn; Ngập lụt nhà cửa, làm hư hỏng đồ đạc; Làm chết gia súc, gia cầm; Làmngười chết hoặc bị thương; Các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn
Sóng lớn và triều cường: Có thể làm đắm tàu, thuyền ngoài khơi; Gâyngập lụt vùng ven biển; Nước biển dâng làm nhiễm mặn đồng ruộng; Làm ngập
và hư hỏng giếng nước và các nguồn nước ngọt khác Làm chết gia súc, gia cầm;Làm người chết hoặc bị thương; Các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn
b) Lũ lụt
- Đặc điểm:
Trang 22Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượtquá mức bình thường
Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đếnsản xuất, đời sống và môi trường Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông,suối, hồ và đê đập vào các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng Cónhiều loại lũ: lũ sông, lũ quét và lũ ven biển
Lũ sông: Mực nước sông dâng cao tràn bờ, gây ngập lụt những vùng xungquanh Có thể xuất hiện từ từ và theo mùa (ví dụ như lũ vùng đồng bằng sôngCửu Long)
Lũ quét: Thường xảy ra trên các sông nhỏ hoặc suối ở miền núi, những nơi
có độ dốc cao; Xuất hiện rất nhanh do mưa lớn đột ngột hoặc vỡ đập; Dòng chảyrất mạnh có thể cuốn trôi mọi thứ nơi dòng nước đi qua
Lũ ven biển: Thường xảy ra khi có bão và bão gần bờ biển; Sóng biểndâng cao kết hợp với triều cường
- Điều kiện hình thành:
Mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ lụt; Các công trình xây dựng như đường
xá, hệ thống thủy lợi có thể cản trở dòng chảy tự nhiên; Phá rừng làm giảm khảnăng giữ nước; Nhà máy thủy điện xả nước không hợp lí; Đê, đập, hồ kè bị vỡ;Bão lớn làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Về con người và tài sản: Có thể làm người bị chết đuối, bị thương; Nhàcửa bị ngập lụt, đồ đạc bị hư hỏng; Gia súc, gia cầm bị chết; Dịch bệnh phátsinh
Về cơ sở hạ tầng: Các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn; Giao thông
bị cản trở; Hệ thống cung cấp nước sạch bị phá hỏng Nguồn nước bị nhiễm bẩn.Ở vùng ven biển, nước bị nhiễm mặn
Về các ngành kinh tế: Đàn gia súc, gia cầm bị chết gây thiệt hại cho ngànhchăn nuôi; Mùa màng có thể bị mất trắng Lụt kéo dài có thể làm chậm trễ các vụmùa mới
Tuy nhiên, có số nơi như tại đồng bằng sông Cửu Long, lũ cũng đem lạilợi ích về nguồn thủy sản, bổ sung phù sa, bồi đắp và làm cho đất đai thêm màu
mỡ, dòng chảy lũ có tác dụng làm vệ sinh đồng ruộng và môi trường nước…
c) Sạt lở đất/đá
Trang 23- Thiệt hại có thể xảy ra:
Người có thể bị chết hoặc bị thương do bị chôn vùi dưới lớp đất đá hoặcdưới những căn nhà bị sập Nhà cửa, đồ đạc có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng.Giao thông bị cản trở Đất trồng trọt bị đất đá vùi lấp có thể không sử dụng được.Gia súc, gia cầm có thể bị chết hoặc bị thương
d) Hạn hán
- Đặc điểm:
Xảy ra khi một vùng thiếu nước trong một thời gian dài ảnh hưởng nghiêmtrọng tới nguồn nước bề mặt và nước ngầm Hạn hán có thể xảy ra khi mưa ítvào mùa mưa hoặc khi mùa mưa đến chậm Hạn hán cũng có thể xảy ra ngay cảkhi không thiếu mưa Khi rừng bị phá hủy, đất không còn khả năng giữ nước,nước sẽ bị trôi đi
- Điều kiện hình thành:
Do thiếu mưa trong một thời gian dài; Do con người chặt phá rừng, đốtnương làm rẫy, đất không còn khả năng giữ nước nên nước bị trôi đi nhanhchóng; Do con người khai thác không hợp lí nguồn nước, ví dụ: dùng nước lãngphí, nắn dòng chảy; Do BĐKH, nhiệt độ tăng, nước bề mặt (ao, hồ, sông, suối)bốc hơi nhanh
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất Gia tăng dịch bệnh ở người (đặcbiệt đối với trẻ em và người già); Giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi; Làm chogia súc, gia cầm (trâu bò, lợn gà) bị chết hoặc bị dịch bệnh; Các khu vực venbiển, khi các dòng sông cạn kiệt, nước biển có thể lấn sâu vào đất liền làm đất bịnhiễm mặn
Trang 24e) Lốc
- Đặc điểm:
Là một cột không khí xoáy hình phễu, di chuyển rất nhanh trên đất liền vàtrên biển; Có thể nhìn thấy cột không khí này do những vật thể mà nó bốc lên từmặt đất (ví dụ: bụi, cát, rơm, rác, nhà, xe…); Lốc thường xảy ra đột ngột, diễn ratrong một thời gian ngắn
- Điều kiện hình thành:
Có thể là do sự khác nhau về tốc độ và chiều chuyển động của hai dòngkhí chuyển động gần nhau; Có thể xảy ra nhiều hơn khi thời tiết nóng
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Lốc có sức tàn phá lớn trên một phạm vi hẹp; Lốc có thể cuốn theo nhữngthứ như nhà cửa, đồ vật, người
- Điều kiện hình thành:
Dông hình thành do sự đối lưu rất mạnh trong khí quyển
Sét hình thành khi có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất thì sẽ có hiệntượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Dông tố nguy hiểm vì trong dông tố, sét có thể làm người bị thương, thậmchí tử vong Sét có thể đánh và phá hủy nhà cửa, cây cối và hệ thống điện củamột vùng Sét có thể là nguyên nhân gây ra các đám cháy Mưa to trong cơndông có thể gây ra lũ quét ở miền núi
g) Mưa đá
- Đặc điểm:
Trang 25Mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhaurơi xuống đất Thông thường hạt mưa đá nhỏ bằng hạt đậu, hạt ngô, nhưng đôikhi có thể to bằng quả trứng gà hoặc to hơn.
- Điều kiện hình thành:
Khi đám mây dông phát triển theo chiều cao, những giọt nước trong đámmây bị đẩy lên cao gặp không khí rất lạnh và bị đóng băng, đủ nặng rơi xuốngthành những hạt mưa đá
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Có thể phá hoại mùa màng, cây cối, nhà cửa, tài sản Những viên nước đálớn có thể làm cho người và gia súc bị thương nếu không kịp trú ẩn
h) Động đất
- Đặc điểm:
Là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất Tại một số nơi,động đất thường xuyên xảy ra ở mức độ nhẹ và vừa Tại một số nơi khác độngđất có khả năng gây ra những chấn động lớn, cách quãng sau một khoảng thờigian dài Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ratrước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Động đất xảy ra hàng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý
và không gây ra thiệt hại Động đất lớn có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần,
đê vỡ, và hỏa hoạn, từ đó có thể gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản
và con người
i) Sóng thần
- Đặc điểm:
Sóng thần là hiện tượng một loạt các đợt sóng có chiều dài (tới hàng trăm
km hoặc hơn) và bề rộng khá lớn tiến từ đại dương vào bờ biển; Khi ở trên đạidương, đầu ngọn sóng chỉ cao khoảng 30cm, khi tiến đến gần bờ biển, đầu ngọnsóng vươn cao, đạt đỉnh và dựng đứng như một bức tường cao tới hàng chục
Trang 26mét; Đáy biển gần bờ thường lộ ra trước khi sóng thần tiến vào bờ; Khi tới gần
bờ biển, do có một khối lượng nước lớn đẩy từ phía sau, tốc độ của sóng thần cóthể ngang bằng với tốc độ của máy bay
- Điều kiện hình thành:
Sóng thần được tạo ra do chuyển động mạnh, bất ngờ của vỏ trái đất, độngđất, phun trào của núi lửa hoặc sạt lở đất quy mô lớn
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Sóng thần có thể đi rất sâu vào trong đất liền, gây ra ngập nhanh chóng,nhanh hơn rất nhiều so với thủy triều và nước dâng do bão Sức mạnh khổng lồcủa sóng thần có thể phá huỷ toàn bộ cảnh quan khu vực và các công trình xâydựng nơi sóng thần đi qua, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, conngười và môi trường
2 Hành động phòng, chống thiên tai
2.1 Chiến lược phòng, chống thiên tai
Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiếnlược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệthại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường
và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đấtnước, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Một số mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực dự báo bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, báo tin độngđất, cảnh báo sóng thần và các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn nguy hiểm Trọngtâm là nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ
- Bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp vớitiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng; gắn kết quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làmcông tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về
Trang 27công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùngthường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão vàgiảm nhẹ thiên tai.
- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùngthường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt Trước mắt từ nay đến năm 2010, phấn đấu cơ bản hoàn thànhviệc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vàcác vùng nguy hiểm đến nơi an toàn
- Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứunạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tưxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồnnhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung Đề án quy hoạch tổng thể lĩnhvực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm2006
- Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra; nângcao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ; hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển trong cả nước đểbảo vệ dân cư, phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng venbiển
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các
hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, côngtrình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du
- Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trúbão theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá; 100% tầu, thuyền đánhbắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc; ký hiệp ước cứu hộ, cứu nạn trên biểnvới các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực
2.2 Hành động của chúng ta
a) Áp thấp nhiệt đới và bão
- Trước khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Trồng cây quanh nhà và trường học để tạo hàng rào bảo vệ, chắn gió bão
và ngăn không cho đất bị xói mòn; Trước mùa bão phải chặt bỏ cành to, cây khôquanh nhà và trong khu vực sinh sống để giảm nguy cơ cây gẫy, đổ vào nhà khi
Trang 28bão xảy ra; Bảo quản các giấy tờ quan trọng trong túi ni lông dán kín; Dự trữlương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch thuốc men và các vật dụng cần thiếtkhác ở nơi an toàn, cao ráo trong mùa mưa bão; Nghe tin bão trên đài phát thanh,truyền hình và loa truyền thanh công cộng; Mua pin để có thể dùng đài hoặc đènpin khi bị cắt điện; Giúp bố mẹ chằng, chống nhà cửa để có thể chịu được gió to;Cất tất cả những đồ vật có thể bị gió bão thổi bay vào trong nhà; Bảo vệ nguồnnước khỏi bị ô nhiễm (VD: che đậy giếng nước, bể chứa…); Xác định vị trí antoàn có thể trú ẩn được nếu phải sơ tán khỏi nhà; Đưa gia súc, vật nuôi đến nơi
an toàn; Bảo vệ dụng cụ đánh bắt cá và khu vực nuôi tôm, cua, cá
- Trong khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Không ra khơi trong thời gian có áp thấp nhiệt đới hoặc có bão; Tránh xacác ổ điện hoặc dây điện đứt; Hãy ở trong các khu nhà kiên cố, không được đi rangoài; Trông nom các em nhỏ và luôn luôn ở gần bố mẹ; Không trú ẩn dưới gốccây, đứng gần cột điện bởi vì chúng có thể đổ xuống, gây thương tích
- Sau khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Tiếp tục nghe tin bão trên đài, vô tuyến, loa truyền thanh; Nhắc người lớnkiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng; Kiểmtra để phát hiện ra những chỗ hư hỏng của nhà để kịp thời sửa chữa; Kiểm traxem nguồn nước có bị xác súc vật chết, nước bẩn hoặc nước mặn làm nhiễm bẩnkhông; Kiểm tra xem gia đình và hàng xóm có bị ảnh hưởng gì không; Kiểm traxem vật nuôi có được an toàn không
b) Lũ lụt
- Trước khi lũ lụt:
Cần chuẩn bị tre và dây thừng để làm gác lửng trong nhà để ở tạm Chú ýphải làm một đường ra ở sát mái hoặc trên mái nhà để có thể thoát ra ngoài trongtrường hợp nước lên quá cao; Xác định địa điểm và phương tiện để di dời khicần; Bảo vệ nguồn nước của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước…
Dự trữ thuốc để khử trùng nước như viên Cloramin B, Cloramin T, viênAquatabs… Nếu một ai đó trong gia đình bị thương, em phải biết có thể nhờ aigiúp đỡ, VD: nhà của cán bộ y tế hoặc hội viên Hội Chữ Thập Đỏ địa phương
- Trong khi lũ lụt:
Không được uống nước lụt mà hãy hứng lấy nước mưa để uống và nấu ăn
Cố gắng đun sôi nước để uống Nếu không có nguồn nước nào khác hãy sử dụngnước đã được lọc hoặc nước đã được khử trùng bằng thuốc; Không được ăn thức
Trang 29ăn đã bị ôi thiu hoặc bị ngâm trong nước lụt vì không đảm bảo vệ sinh (có nhiều
- Trong thời gian không có sạt lở đất:
Trồng cây mới tại những nơi cây đã chết hoặc bị chặt; Không chặt cây Cóthể tỉa bớt cành hoặc chặt phần cây đã chết nhưng không được róc vỏ thân cây;Tìm hiểu xem khu vực gần nhà mình đã từng xảy ra sạt lở đất chưa; Gia đình các
em không nên xây nhà ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở đất như dưới sườn dốc,vùng ven sông hoặc gần bờ biển; Thường xuyên quan sát đất quanh nhà và nơi ở
để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất, ví dụ: cây cối đang bị nghiêng dần,những vết nứt trên tường nhà hoặc sườn đồi, các vết lún trên mặt đất hoặc trênđường; Nói chuyện với mọi người trong gia đình và phân công những việc cầnphải làm cho từng người nếu sạt lở đất xảy ra
- Những việc cần làm khác nếu trời mưa to và kéo dài:
Nếu các em sống trong khu vực thường xuyên có sạt lở đất, hãy đi sơ tánngay nếu được yêu cầu; Cần hết sức cảnh giác nếu gia đình các em sống ở gầnsông suối; Hãy chú ý lắng nghe dự báo thời tiết và thông tin cảnh báo từ vôtuyến, đài về các đợt mưa lớn; Hãy tỉnh ngủ và sẵn sàng rời khỏi nhà để dichuyển đến nơi an toàn; Hãy lắng nghe bất kì tiếng động không bình thường nào
có thể do đất đá chuyển động gây ra, ví dụ tiếng cây gãy hoặc đá va vào nhau;Hãy chú ý sự thay đổi của nước từ trong thành đục bởi vì những thay đổi nhưvậy là do có sạt lở đất ở phía đầu nguồn Hãy sẵn sàng rời khỏi nhà, không đượcchậm trễ Điều quan trọng trước tiên là các em phải tự bảo vệ mình, không cầncứu đồ đạc; Hãy tránh xa dòng chảy của sạt lở đất Nếu các em không kịp chạythoát, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn mình lại, hai tay ôm lấy đầu vàlăn như một quả bóng
- Sau sạt lở đất:
Hãy tránh xa khu vực sạt lở đất vì nền đất vẫn chưa ổn định và có thể tiếptục sạt lở nữa; Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớnkiểm tra
d) Hạn hán
Trang 30- Trước khi hạn hán:
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên đài phát thanh và truyền hình,truyền thanh địa phương để biết thêm thông tin và cảnh báo hạn hán, đặc biệt làkhi ít có hoặc không có mưa; Không lãng phí nước và bảo vệ nguồn nước mộtcách cẩn thận; Nhắc bố mẹ sửa chữa ống nước và vòi nước bị vỡ, rò rỉ; Dự trữnước trong tất cả các vật dụng có thể chứa được nước; Thiết lập hệ thống thugom và trữ nước mưa; Cất giữ hạt giống nơi an toàn để có thể dùng sau khi hạnhán kết thúc; Để dành cỏ để chăn nuôi gia súc
- Trong khi hạn hán:
Theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết trên đài phát thanh, vô tuyến truyềnhình để có các lời khuyên cần thiết về những việc nên làm trong thời kì hạn hán;Tiết kiệm nước Sử dụng nước đã dùng trong sinh hoạt, ví dụ để tưới cây hoặcdội nhà vệ sinh; Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước an toàn gần nhà nhất
f) Dông và sét
Nếu cơn dông sắp đến, hãy đi vào nhà và ngồi trên ghế hoặc giường gỗ,chân không được chạm đất; Nếu các em không vào nhà được hoặc cảm thấydựng tóc gáy, có nghĩa là sét sắp đánh Hãy thu mình lại và ngồi xổm kiểu conếch trên đầu ngón chân, đặt hai tay lên hai đầu gối và cúi thấp đầu xuống; Hãytránh xa các vật cao như cây đơn độc, các ngọn tháp, hàng rào, cột điện, đườngdây điện và điện thọai bởi chúng là những thứ thu hút sét; Khi dông tố xảy ra,không được đi ra ngoài, đi xe đạp hoặc cầm, chạm vào các đồ vật kim loại vì cóthể bị sét đánh; Nếu các em đang ở trên thuyền hoặc đang bơi, hãy vào bờ ngaylập tức vì nước mưa là chất dẫn điện; Hãy tắt các thiết bị điện, riêng đèn có thể
để được (vì nó không làm cho nhà các em dễ bị sét đánh hơn); Không được sửdụng điện thoại cho đến khi hết dông Các em có biết rằng các em có thể tínhđược cơn dông ở cách em bao xa bằng cách đếm số giây trong khoảng thời gian
Trang 31từ khi nhìn thấy ánh chớp đến khi nghe thấy tiếng sấm không? Một khoảng thờigian 3 giây sẽ tương đương với 1km
g) Mưa đá
Ở trong nhà và không được đi ra ngoài cho đến khi hết mưa đá; Nếukhông vào nhà được, hãy cố gắng che chắn, bảo vệ đầu bằng các loại mũ cứng,bằng bảng hoặc bằng cặp sách
h) Động đất
- Trước trận động đất:
Hãy luyện tập các tình huống ứng phó với động đất; Chuẩn bị túi cứu trợkhẩn cấp chứa nhu yếu phẩm, thuốc men, các dụng cụ vệ sinh, quần áo; Xác địnhnhững nơi an toàn ở trong nhà và trong trường học; Nơi an toàn là dưới gầm mộtchiếc bàn chắc chắn Nếu không có bàn chắc chắn, nằm cạnh giường, ngồi cạnhgóc nhà
- Trong khi có động đất:
Nếu đang ở trong nhà, hãy tìm đến những nơi an toàn, cố gắng chỉ trongphạm vi vài bước chân; Thực hiện các động tác: chui xuống dưới gầm bàn, ghế,tay giữ chặt lấy chân bàn Đảm bảo đầu và cổ của các em được bàn che phủ;Tránh xa các đồ vật bằng kính và đồ điện; Không sử dụng thang máy; Nếu đang
ở bên ngoài, nhanh chóng tránh xa các nhà cao tầng, cây cối, đèn đường, dâyđiện, thực hiện động tác: ngồi sụp xuống, hai tay che đầu và giữ chặt; Nếu bịmắc kẹt dưới đống đổ nát, không di chuyển, che miệng bằng khăn hay quần áo
để tránh bụi, gõ vào đường ống hoặc tường để cứu hộ có thể tìm ra
- Sau khi động đất xảy ra:
Sau các trận động đất thường có các dư chấn Hãy lắng nghe các chỉ dẫncủa người lớn hoặc của những người cứu hộ; Nếu ở trong những tòa nhà đổ nát,hãy cố gắng tìm cách thoát ra ngoài và tìm nơi an toàn; Hãy quan sát các mốinguy hiểm xung quanh, ví dụ kinh vỡ, đồ vật rơi…
i) Sóng thần
Khi sóng thần xảy ra, lập tức chạy ngay đến khu vực cao, an toàn (địa hìnhcao, trên 15m so với mặt nước biển và cách xa bờ biển ít nhất là 1km); Nếukhông thể chạy đến điểm an toàn, trèo lên một cây to gần nhất có thể hoặc trèolên nóc nhà/công trình; Ở lại khu vực an toàn trong vài tiếng sau đó vì có thể vẫntiếp tục có sóng thần đánh vào; Nếu đang ở trên thuyền ngoài khơi thì khôngquay về bờ, tiếp tục ở trên biển cho đến khi sóng giảm đi; Nếu đang ở trên
Trang 32thuyền ngoài cảng biển và không kịp ra khơi thì lập tức rời thuyền và chạy đếnnơi trú ẩn an toàn.
pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế GDBĐKH trong các bàihọc khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ.Giáo dục về BĐKH và PCGNRRTT là một trong những nội dung của giáodục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác độngcủa hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng đồng thời khuyến khích thayđổi hành vi để ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT
2.3 Về phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc vận dụng những kiến thức Hóa học để giải quyết các vấn đềthực tiễn về BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, HS có thể được pháttriển một số năng lực quan trọng
Thông qua việc vận dụng những kiến thức Hóa học đã được học để chỉ ranguồn gây ô nhiễm môi trường dẫn đến sự BĐKH, HS đã phát triển năng lực vậndụng kiến thức Hóa học và thực tiễn
Đứng trước một hiện tượng thực tiễn cụ thể, HS có thể phát hiện được vấn
đề và giải quyết vấn đề Thí dụ: Khi xem hình ảnh về nguyên nhân làm tănglượng khí thải CO2 vào không khí (Hình dưới), HS có thể đề xuất các giải pháp
để khắc phục, giảm thiểu tình trạng này
Nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO 2 vào khí quyển
HS cũng có thể được phát triển năng lực làm việc hợp tác khi thực hiện các
dự án, hợp đồng học tập do giáo viên giao Điều này có thể thực hiện được khigiáo viên hướng dẫn HS xây dựng các chủ đề cụ thể, như: Thực trạng ô nhiễmmôi trường tại địa phương đang sinh sống; hoặc vấn đề môi trường của tỉnh/của
Trang 33quận huyện, của Việt Nam (đối với những nơi có điều kiện để HS tra cứu trêninternet).
Thông qua việc giao các bài tập, nhiệm vụ về nhà với yêu cầu mở, HS cóthể được phát triển năng lực tự học, năng lực làm việc độc lập, phát triển tư duysáng tạo của bản thân
Với những kiến thức Hóa học có được và biết vận dụng vào việc giải quyếtcác vấn đề thực tiễn của môi trường, HS còn có thể tuyên truyền, vận độngnhững người xung quanh cùng chung tay giải quyết vấn đề môi trường để hạnchế sự BĐKH
3 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong giảng dạy môn Hóa học
3.1 Các khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua môn hóa học
Hoạt động giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai có thểtiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:
- Giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông quachương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường
Môn Hóa học có những kiến thức liên quan nhiều đến nguyên nhân gâyBĐKH do con người gây ra Vì vậy, việc khai thác những tính chất hóa học của cácchất trong việc giải thích, dự báo những nguy cơ hủy hoại môi trường do sử dụngkhông hợp lí các hóa chất - là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những BĐKH – là việclàm cần thiết và có tính khả thi Thông qua việc vận dụng kiến thức Hóa học vàovấn đề ngăn ngừa BĐKH mà cụ thể là những hành động bảo vệ môi trường xungquanh HS thấy sự gần gũi và hữu ích của các kiến thức được học trên lớp Điều đó
sẽ góp phần làm tăng hứng thú học tập của HS
Căn cứ vào kiến thức của từng bài, từng phần và yêu cầu cần đạt được của giờhọc Hóa học, GV có thể lựa chọn hình thức tích hợp giáo dục về BĐKH cho phùhợp
- Giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua hoạtđộng ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội
Do đặc điểm, môn học Hóa học có nhiều điều kiện để có thể tích hợp giáodục về BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai vì có nhiều kiến thứchóa học liên quan đến việc gây nên BĐKH thiên tai Nhiều nguyên nhân gâynên BĐKH có nguồn gốc Hóa học Đó là những hóa chất sinh ra do các hiện
Trang 34tượng núi lửa như SO2 (góp phần tạo ra mưa axit) và các nham thạch gây nên
sự o nhiễm nước và đất cùng với nguồn nhiệt khổng lồ Đó là những hóa chất
do con người sử dụng hàng ngày trong đời sống, sản xuất như: xút, axit, cáckhí thải nhà máy (cacbonic, sunfurơ, các oxit của nitơ, các hợp chất củaclo ) Những hóa chất này gây nên hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon
và tham gia/góp phần làm phá hủy tầng ozon đều là những nguyên nhân gâynên BĐKH và từ đó gây nên những thiên tai ngày càng khốc liệt
Thông qua chương trình giảng dạy môn Hóa học ở THPT có 3 khả năng
để tích hợp giáo dục BĐKH:
a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sựtrùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiêntai Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit của lưu huỳnh, không khí, nước, nguồnhiđrocacbon thiên nhiên
b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học
có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng chốnggiảm nhẹ rủi ro thiên tai Thí dụ: phân bón hóa học, hợp chất của cacbon, hợpchất của lưu huỳnh, nitơ, clo
c) Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dụcứng phó với BĐKH và PCGNRRTT Đối với môn Hóa học chủ yếu ở dạng này
là các bài liên quan đếm các quá trình sản xuất, thí dụ: công nghiệp silicat, sảnxuất HNO3, sản xuất nhôm, sản xuất vôi, xi măng Những điều kiện tiến hànhsản xuất (khai thác, tinh chế quặng, sản xuất ) và những hóa chất được sửdụng hoặc sinh ra có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường trực tiếp gây raBĐKH
Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạtđộng tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục ứng phó với BĐKH vàPCGNRRTT, tổ chức các hoạt động tuyê truyền, giáo dục về ứng phó vớiBĐKH và PCGNRRTT Tổ chức các hoạt động xã hội như tham gia cácchiến dịch bảo vệ môi trường, vận động sử dụng tiết kiệm điện (Ngày TráiĐất), tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ vi sinh,
sử dụng nhiên liệu sinh học hạn chế sử dụng hóa chất độc hại với môitrường
3.2 Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT thông qua môn Hóa học ở trường phổ thông
Trang 35Quá trình khai thác các kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH vàPCGNRRTT cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:
Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộmôn Hóa học thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT
Cần xác định rõ ràng là giờ học môn Hóa học thì trước hết phải đạt đượccác mục tiêu về kiến thức, kĩ năng Hóa học Việc giáo dục ứng phó với BĐKH
và PCGNRRTT chỉ là mục tiêu thứ yếu, dù rất quan trọng, do đó cần tiến hànhmột cách linh hoạt, không khiên cưỡng Mục đích cuối cùng phải đạt được vềkiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực học tập Hóa học
Khai thác nội dung Hóa học để giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT
có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định
Trong một bài học Hóa học, không phải mọi nội dung đều có thể và cầnphải gắn giáo dục về ứng phó với BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiêntai Làm như vậy đã vô hình trung biến giờ Hóa học thành giờ giáo dụcBĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai Vì vậy, có thể tùy từng bài cụthể mà đưa việc giáo dục BĐKH vào từng phần thích hợp; hoặc cũng có thểgắn giáo dục ứng phó với BĐKH vào cuối bài học sau khi hệ thống các vấn đềkiến thức có liên quan Các vấn đề liên hệ giáo dục ứng phó với BĐKH, phòngchống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải đượ đặt ra trên cơ sở kiến thức đã có của
HS Vì vậy, với một số vấn đề, thí dụ các quá trình sản xuất, GV cần cung cấpthêm các thông tin liên quan đến từng giai đoạn mà sách giáo khoa Hóa họchiện nay chưa đề cập (do yêu cầu của chương trình môn học)
Thí dụ: Trong bài Nhôm, việc giáo dục ứng phó với BĐKH có thể đưa sauphân sản xuất nhôm khi nghiên cứu các giai đoạn của cả quá trình sản xuất.Giai đoạn khai thác quặng boxit liên quan đến việc phá vỡ cảnh quan, ô nhiễmbùn đỏ; giai đoạn tinh chế quặng liên quan đến việc xả các hóa chất (NaOH,HCl, muối ); giai đoạn điện phân nóng chảy đòi hỏi tiêu tốn điện năng,cacbon làm điện cực dương (anot), sự phát thải khí CO2 (do oxi sinh ra ở cựcdương đốt cháy điện cực than), sự phát thải bức xạ nhiệt Tất cả những vấn
đề đó đều có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường, góp phần dẫn đến BĐKH Nhưng trong bài Gang – Thép thì việc kết hợp giáo dục BĐKH lại cóthể/nên để ở cuối bài Sau khi hoàn thành mục tiêu kiến thức, kĩ năng và pháttriển năng lực liên quan học tập bộ môn Hóa, GV có thể đặt vấn đề về ô nhiễmmôi trường của quá trình sản xuất gang, thép liên quan đến việc đốt than,nghiền quặng, các kĩ thuật đốt quặng, các thành phần của khí lò cao
Trang 36- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh: Phát huy cao độcác hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các
em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp vớimôi trường
Đây là một trong những yêu cầu giáo dục học sinh Khi HS chủ độngtham gia vào các hoạt động nhận thức thì các kiến thức mới thực sự bền vững
Và thông qua đó, HS có thói quen chủ động, sáng tạo trong công việc sau này.Khi sử dụng kiến thức Hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan,
HS đã được phát triển năng lực vận dụng, phát hiện và giải quyết vấn đề Đây
là những năng lực rất cần thiết đối với người lao động hiện đại Trong quátrình kết hợp giáo dục vấn đề môi trường, GV cần hướng dẫn HS liên hệ vớinhững vấn đề môi trường ở địa phương: rác thải sinh hoạt, rác thải côngnghiệp, nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí Cần tổ chứccho HS thực tế môi trường địa phương dưới các hình thức linh hoạt tùy theođiều kiện Có thể tổ chức tham quan, thực tế môi trường; có thể giao cho HScác bài tập dưới dạng dự án hay hợp đồng để HS tự tìm hiểu các vấn đề môitrường địa phương
- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường Tổchức nhiều hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môitrường
Nếu chỉ giáo dục bảo vệ môi trường theo kiểu hô khẩu hiệu trên lớp thì hiệuquả sẽ rất thấp Vì vậy, cần phối hợp với các lực lượng, tổ chức xã hội trong vàngoài trường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, gópphần ngăn chặn sự BĐKH Chẳng hạn, thông qua hoạt động Câu lạc bộ Hóa họcXanh tổ chức các chủ đề về Hóa học góp phần bảo vệ môi trường; những NgàyChủ nhật Xanh vì môi trường cho HS tham gia thu gom rác thải, khơi thông cốngrãnh;
- Đảm bảo việc tích hợp kiến thức về PCGNRRTT trong môn học vớiviệc khai thác kinh nghiệm của nhân dân địa phương trong việc PCGNRRTT Tích cực sưu tầm và lựa chọn các kinh nghiệm PCGNRRTT để xây dựng nộidung giáo dục PCGNRRTT cho học sinh THPT
III Đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học
Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ rủi rothiên tai cần được tiến hành một cách tự nhiên và giáo viên cần hướng dẫn để HSchủ động tham gia
Trang 37Trên cơ sở những kiến thức HS đã biết về BĐKH và những nguyên nhâncủa nó khi HS học các môn Địa lý, Sinh học, thông qua những vấn đề kiến thứcliên quan trong chương trình Hóa học THCS và THPT giáo viên chủ động hướngdẫn HS xây dựng các hoạt động/chủ đề.
Với phương châm không biến giờ học Hóa học thành giờ giáo dục vềBĐKH, nên GV cần hết sức linh hoạt, khéo léo trong việc kết hợp giáo dục chohọc sinh một cách tự nhiên về các nguyên nhân gây nên BĐKH Trong quá trìnhtriển khai giờ học theo mục tiêu bài học Hóa học, đến những phần kiến thứcthích hợp, có thể hỏi thêm về những tác hại của các chất, các phản ứng là nguyênnhân của các hiện tượng bất lợi về thời tiết như gây thủng tầng ozon, gây hiệuứng nhà kính, gây ô nhiếm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất
Thí dụ, khi dạy bài Gang – Thép, khi xét đến các phản ứng hóa học xảy ratrong lò cao luyện quặng thành gang, có thể yêu cầu HS liên hệ đến các hiệntượng «hiệu ứng nhà kính» với nguyên nhân là khí CO2 Ngoài ra, việc tiến hànhluyện gang ở nhiệt độ cao, dẫn đến sự phát xạ bức xạ nhiệt, sinh ra nhiều khóibụi (do nghiền quặng, than) góp phần làm tăng nhiệt độ khí quyển; khí nóng độchại lan ra gây hại cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người
Tùy điều kiện cụ thể, việc tổ chức tích hợp giáo dục về BĐKH,PCGNRRTT thông qua môn Hóa học có thể tổ chức dưới các hình thức khácnhau Có thể giao cho HS các nhiệm vụ theo từng nhóm dưới dạng dự án hayhợp đồng Thông qua đó, HS vừa lĩnh hội được tri thức khoa học vừa được pháttriển các năng lực cá nhân như năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề Với những nơi có điều kiện, HS còn được phát triểnnăng lực về Công nghệ thông tin và truyền thông
Phương pháp tiếp cận
Nội dung giáo dục phổ thông đã được xây dựng đảm bảo tính phổ thông,
cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phùhợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học Vìvậy, việc tích hợp các nội dung giáo dục BĐKH, PCGNRRTT, cũng như các nộidung giáo dục khác vào nội dung các môn học trong trường phổ thông cần phảithực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học
Tùy từng bài, từng phần kiến thức liên quan, việc tích hợp các kiến thứcgiáo dục về BĐKH và PCGNRRTT vào môn Hóa học có thể được phân chiatheo các mức độ:
Trang 38+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của PCGNTT Ví dụ: Chương Hóa
học với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (SGK lớp 12) Trong những bài
này, mọi vấn đề của bài đều gắn với một vấn đề môi trường cụ thể, nên việc giáodục về bảo vệ môi trường là rất thuận lợi và là yêu cầu bắt buộc
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục
về BĐKH Ví dụ như các bài Axit nitric và muối nitrat, Công nghiệp silicat (SGK lớp 11) hoặc trong một phần bài như Phân bón Hóa học (SGK HH 11), các bài Nhôm, Gang - Thép (SGK lớp 12), Với những bài này, chỉ từng phần
kiến thức của bài có thể tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường Thí dụ, khi dạybài về Nhôm, chỉ phần sản xuất mới có các vấn đề liên quan đến môi trường:khai thác quặng boxit làm phá vỡ cảnh quan môi trường dẫn đến hiện tượng xóimòn sạt lở do mưa lũ, gây ô nhiễm bùn đỏ; phần tinh chế quặng xả nước thải độchại;
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lô gic với các kiến thức, các vấn đề về PCGNRRTT Ví dụ bài Oxi - Ozon (SGK lớp 10), Vật liệu polime
(SGK lớp 12), Sản xuất axit sunfuric
Thí dụ : Trong bài dạy về Sản xuất axit sunfuric, có giai đoạn sản xuất khí
SO2 từ quặng pirit sắt Giai đoạn đốt quặng pirit sắt sẽ có một lượng khí SO2 pháttán ra ngoài không khí gây hiện tượng mưa axit và làm ảnh hưởng đến sức khỏecon người và sự phát triển của cây cối và các sinh vật khác Do đó có thể liên hệ
để đề xuất biện pháp hạn chế sự thất thoát khí SO2 nhờ sử dụng các kĩ thuật hiệnđại Ngoài ra, sản phẩm phụ của phản ứng là Fe2O3 và xỉ than nếu không đượctận dụng để sản xuất sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm chất thải rắn
Tuy nhiên có thể thấy rằng khó có sự rõ ràng giữa mức độ liên hệ và mức
độ bộ phận Vì các hóa chất khi phát thải ra môi trường đều ít nhiều gây tác độngđến cong người và sinh vật khác, do đó cũng gây ảnh hưởng đến môi trường
- Thông qua hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các chủ đề tựchọn
Phương pháp thực nghiệm:
- Hành động cụ thể trong các hoạt động từng chủ đề được tổ chức trongtrường học, địa phương
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa
- Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề
Trang 39- Giảng giải, giải thích- minh hoạ, sử dụng các tờ rơi.
- Phương pháp dạy học thực nghiệm
- Phương pháp hợp tác và liên kết giữa các nhà trường và cộng đồng địaphương trong hoạt động về giáo dục môi trường PCGNTT
- Thực hiện các tiết học có nội dung gắn liền với PCGNTT ngay tại các địađiểm thích hợp như sân trường, vườn trường, đồng ruộng, nhà máy,…
Ví dụ: Trong bài Lưu huỳnh (chương 6: Nhóm oxi), hợp chất chứa oxi của lưuhuỳnh như khí SO2; bài Các oxit của nitơ (NO, NO2) là tác nhân gây ô nhiễmmôi trường (mưa axit)
Ảnh hưởng của khí SO 2 đối với môi trường
- Phản ứng tạo sunfu đioxit : S + O2 SO2
+ Khí SO2 là nguyên nhân chính dẫn tới mưa axit huỷ hoại sự sống củađộng, thực vật
+ Khí SO2 gây choáng, sốc khi hít phải SO2 là chất có tính oxi hoá - khửkhi đi vào cơ thể phá huỷ cấu trúc tế bào gây chết người và động vật nếu hít phảimột lượng tương đối lớn
+ Khí SO2 làm thay đổi tính bền của vật liệu, ăn mòn kim loại, giảm độ bềncủa các sản phẩm vải lụa và đồ dùng kim loại
Trang 40+ Đối với thực vật, nồng độ khí SO2 cao có thể gây bệnh vàng lá, rụng lá vàchết cây.
Rừng cây bị rụng lá do mưa axit, giảm độ che phủ đất, gây xói lở,
sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi.
Ảnh hưởng môi trường của khí NO
- Phản ứng sinh khí NO: N2 + O2 2NO
+ Khí NO làm phai màu thuốc nhuộm, làm hỏng vải, gãy và han rỉ kim loại + Khi tác dụng với oxi, NO biến thành NO2 cũng là một chất gây nên mưaaxit Với nồng độ NO2 là 100ppm có thể làm chết người và động vật sau vàiphút, với nồng độ 5ppm có thể gây hô hấp khó khăn Nồng độ khí NO2 từ 15-50ppm làm cho tim, phổi rối loạn sau vài phút tiếp xúc
- Nguồn phát sinh khí NO
+ Hình thành sau mỗi trận mưa có dông, sét
+ Sản xuất axit nitric của các nhà máy hóa chất
Ảnh hưởng tiêu cực của khí ozon (O 3 )