Đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36)

Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cần được tiến hành một cách tự nhiên và giáo viên cần hướng dẫn để HS chủ động tham gia.

Trên cơ sở những kiến thức HS đã biết về BĐKH và những nguyên nhân của nó khi HS học các môn Địa lý, Sinh học, thông qua những vấn đề kiến thức liên quan trong chương trình Hóa học THCS và THPT giáo viên chủ động hướng dẫn HS xây dựng các hoạt động/chủ đề.

Với phương châm không biến giờ học Hóa học thành giờ giáo dục về BĐKH, nên GV cần hết sức linh hoạt, khéo léo trong việc kết hợp giáo dục cho học sinh một cách tự nhiên về các nguyên nhân gây nên BĐKH. Trong quá trình triển khai giờ học theo mục tiêu bài học Hóa học, đến những phần kiến thức thích hợp, có thể hỏi thêm về những tác hại của các chất, các phản ứng là nguyên nhân của các hiện tượng bất lợi về thời tiết như gây thủng tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiếm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất.

Thí dụ, khi dạy bài Gang – Thép, khi xét đến các phản ứng hóa học xảy ra trong lò cao luyện quặng thành gang, có thể yêu cầu HS liên hệ đến các hiện tượng «hiệu ứng nhà kính» với nguyên nhân là khí CO2. Ngoài ra, việc tiến hành luyện gang ở nhiệt độ cao, dẫn đến sự phát xạ bức xạ nhiệt, sinh ra nhiều khói bụi (do nghiền quặng, than) góp phần làm tăng nhiệt độ khí quyển; khí nóng độc hại lan ra gây hại cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người.

Tùy điều kiện cụ thể, việc tổ chức tích hợp giáo dục về BĐKH, PCGNRRTT thông qua môn Hóa học có thể tổ chức dưới các hình thức khác nhau. Có thể giao cho HS các nhiệm vụ theo từng nhóm dưới dạng dự án hay hợp đồng. Thông qua đó, HS vừa lĩnh hội được tri thức khoa học vừa được phát triển các năng lực cá nhân như năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề... Với những nơi có điều kiện, HS còn được phát triển năng lực về Công nghệ thông tin và truyền thông.

Phương pháp tiếp cận

Nội dung giáo dục phổ thông đã được xây dựng đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học. Vì vậy, việc tích hợp các nội dung giáo dục BĐKH, PCGNRRTT, cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội dung các môn học trong trường phổ thông cần phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học.

Tùy từng bài, từng phần kiến thức liên quan, việc tích hợp các kiến thức giáo dục về BĐKH và PCGNRRTT vào môn Hóa học có thể được phân chia theo các mức độ:

+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương

phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của PCGNTT. Ví dụ: Chương Hóa

học với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (SGK lớp 12). Trong những bài này, mọi vấn đề của bài đều gắn với một vấn đề môi trường cụ thể, nên việc giáo dục về bảo vệ môi trường là rất thuận lợi và là yêu cầu bắt buộc.

+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục

về BĐKH. Ví dụ như các bài Axit nitric và muối nitrat, Công nghiệp silicat

(SGK lớp 11) hoặc trong một phần bài như Phân bón Hóa học (SGK HH 11),

các bài Nhôm, Gang - Thép (SGK lớp 12),... Với những bài này, chỉ từng phần kiến thức của bài có thể tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Thí dụ, khi dạy bài về Nhôm, chỉ phần sản xuất mới có các vấn đề liên quan đến môi trường: khai thác quặng boxit làm phá vỡ cảnh quan môi trường dẫn đến hiện tượng xói mòn sạt lở do mưa lũ, gây ô nhiễm bùn đỏ; phần tinh chế quặng xả nước thải độc hại;...

+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lô gic với các kiến thức, các vấn đề về PCGNRRTT. Ví dụ bài Oxi - Ozon (SGK lớp 10), Vật liệu polime

(SGK lớp 12), Sản xuất axit sunfuric....

Thí dụ : Trong bài dạy về Sản xuất axit sunfuric, có giai đoạn sản xuất khí SO2 từ quặng pirit sắt. Giai đoạn đốt quặng pirit sắt sẽ có một lượng khí SO2 phát tán ra ngoài không khí gây hiện tượng mưa axit và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của cây cối và các sinh vật khác. Do đó có thể liên hệ để đề xuất biện pháp hạn chế sự thất thoát khí SO2 nhờ sử dụng các kĩ thuật hiện đại. Ngoài ra, sản phẩm phụ của phản ứng là Fe2O3 và xỉ than nếu không được tận dụng để sản xuất sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm chất thải rắn....

Tuy nhiên có thể thấy rằng khó có sự rõ ràng giữa mức độ liên hệ và mức độ bộ phận. Vì các hóa chất khi phát thải ra môi trường đều ít nhiều gây tác động đến cong người và sinh vật khác, do đó cũng gây ảnh hưởng đến môi trường. - Thông qua hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các chủ đề tự chọn.

Phương pháp thực nghiệm:

- Hành động cụ thể trong các hoạt động từng chủ đề được tổ chức trong trường học, địa phương.

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa.

- Giảng giải, giải thích- minh hoạ, sử dụng các tờ rơi. - Phương pháp dạy học thực nghiệm.

- Phương pháp hợp tác và liên kết giữa các nhà trường và cộng đồng địa phương trong hoạt động về giáo dục môi trường PCGNTT.

Hình thức tổ chức các hoạt động PCGNTT

a) Hoạt động ở trên lớp

Cần tiến hành hoạt động góp phần hạn chế BĐKH, PCGNRRTT thông qua chương trình môn Hóa học chính khóa theo các phương hướng sau:

- Phân tích những vấn đề BĐKH, PCGNRRTT ở trong trường học, địa phương cư trú có liên quan đến kiến thức của môn Hóa học.

- Khai thác thực trạng môi trường và công tác PCGNRRTT ở trường học, địa phương cư trú làm tư liệu để xây dựng bài học về BĐKH, PCGNRRTT.

- Xây dựng bài tập có liên quan đến môi trường mà xuất phát từ kiến thức môn Hóa học, nhưng gắn liền với thực tế địa phương.

- Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức, đó cũng là điểm tựa, là cơ sở để phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường.

- Sử dụng các tài liệu tham khảo (bài đọc thêm, bài báo, các đoạn trích trong sách phổ biến khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra…) để làm phong phú hơn bài giảng.

- Thực hiện các tiết học có nội dung gắn liền với PCGNTT ngay tại các địa điểm thích hợp như sân trường, vườn trường, đồng ruộng, nhà máy,…

Ví dụ: Trong bài Lưu huỳnh (chương 6: Nhóm oxi), hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh như khí SO2; bài Các oxit của nitơ (NO, NO2) là tác nhân gây ô nhiễm môi trường (mưa axit).

Ảnh hưởng của khí SO2 đối với môi trường

- Phản ứng tạo sunfu đioxit : S + O2

o

t

→SO2

+ Khí SO2 là nguyên nhân chính dẫn tới mưa axit huỷ hoại sự sống của động, thực vật.

+ Khí SO2 gây choáng, sốc khi hít phải. SO2 là chất có tính oxi hoá - khử khi đi vào cơ thể phá huỷ cấu trúc tế bào gây chết người và động vật nếu hít phải một lượng tương đối lớn.

+ Khí SO2 làm thay đổi tính bền của vật liệu, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của các sản phẩm vải lụa và đồ dùng kim loại.

+ Đối với thực vật, nồng độ khí SO2 cao có thể gây bệnh vàng lá, rụng lá và chết cây.

Rừng cây bị rụng lá do mưa axit, giảm độ che phủ đất, gây xói lở, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi.

- Nguồn phát sinh khí SO2

+ Lò luyện gang, lò gốm, lò gia công vật liệu, lò đốt than, khu công nghiệp hoá chất.

+ Hàng năm có khoảng 150 triệu tấn SO2 thải vào khí quyển do đốt than, sử dụng xăng dầu và các nhiên liệu hoá thạch khác.

Ảnh hưởng môi trường của khí NO

- Phản ứng sinh khí NO: N2 + O2 2NO

+ Khí NO làm phai màu thuốc nhuộm, làm hỏng vải, gãy và han rỉ kim loại. + Khi tác dụng với oxi, NO biến thành NO2 cũng là một chất gây nên mưa axit. Với nồng độ NO2 là 100ppm có thể làm chết người và động vật sau vài

phút, với nồng độ 5ppm có thể gây hô hấp khó khăn. Nồng độ khí NO2 từ 15-

50ppm làm cho tim, phổi rối loạn sau vài phút tiếp xúc. - Nguồn phát sinh khí NO

+ Hình thành sau mỗi trận mưa có dông, sét. + Sản xuất axit nitric của các nhà máy hóa chất.

Ảnh hưởng tiêu cực của khí ozon (O3)

- Phản ứng sinh khí ozon: O2 + O O3

+ Khi nồng độ ozon trong không khí cao hơn nồng độ ozon tự nhiên sẽ gây nguy hiểm cho người và sinh vật.

+ Khi hít phải nồng độ O3 cỡ 0,3ppm gây đau rát mũi, họng. Từ 1- 3ppm, gây mệt mỏi sau 2 giờ tiếp xúc. Từ 8ppm gây ngạt thở. Từ 15-20ppm gây chết người, cây bị đốm lá, mầm cây khô héo.

+ Ozon gây tác hại cho bông, sợi nilon, sợi nhân tạo, làm hỏng màu thuốc nhuộm, làm cứng cao su,...

Trong quá trình dạy học môn Hóa học phải tích hợp và lồng ghép PCGNTT - GDBVMT vào nội dung bài học hóa học thông qua giờ học trên lớp hay trong phòng thí nghiệm là phương pháp hữu hiệu nhất. Tuỳ theo điều kiện có thể sử dụng phương pháp như đàm thoại, xemina,…. sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng, thực hành và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

b) Hoạt động ở ngoài lớp

Bảo vệ môi trường, PCGNRRTT qua hoạt động ngoại khoá với các hỡnh thức nói chuyện về các vấn đề môi trường, tìm hiểu, đánh giá tác động môi trường của một địa phương; tổ chức xem băng hình bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan dã ngoại, bảo vệ môi trường ở một số địa phương. Một số hoạt độngbảo vệ môi trường, PCGNTT ngoài lớp học:

- Câu lạc bộ bảo vệ môi trường, PCGNRRTT : sinh hoạt theo các chủ đề về em yêu cây xanh, môi trường xung quanh chúng ta, ...

- Hoạt động tham quan theo chủ đề: bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sông, suối, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lí rác, nhà máy, bảo tàng...

- Điều tra khảo sát tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương, thảo luận phương án xử lí các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp

- Hoạt động trồng cây, phủ xanh đồi trọc, xanh hóa nhà trường được tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày hội trồng cây, ngày môi trường thế giới 5/6,...

- Hoạt động tổ chức thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường : Thi điều tra, sáng tác (vẽ, viết,...), thi văn nghệ,...

- Hoạt động Đoàn, Đội về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp, bản, làng, tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền GDBVMT ở nhà trường, địa phương,..

+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục BĐKH, PCGNTT song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục BĐKH, PCGNTT. Đây là trường hợp thường được vận dụng.

Một số thông tin bổ sung cho GV và HS

Trong bầu khí quyển bao quanh trái đất ngoài O2, N2, còn có CO2, hơi nước. Giống như một nhà kính khổng lồ, bầu khí quyển cho những bức xạ (chủ yếu là những tia hồng ngoại) xuyên qua. Những tia này sưởi ấm Trái Đất. Một phần

chúng phản xạ nhưng không thoát ra ngoài vũ trụ được là do khí CO2 có khả

năng hấp thụ chúng. Ban đêm, các tia này sưởi ấm Trái Đất làm cho nhiệt độ Trái Đất lúc nào cũng khoảng 10oC, nếu không sẽ là -18oC, nước sẽ đóng băng, không có sự sống trên Trái Đất.

Khả năng giữ nhiệt, sưởi ấm Trái Đất của một số khí gọi là hiệu ứng nhà kính. Trong hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò quan trọng, nồng độ của nó là 275 ppm thì tia hồng ngoại có khả năng phóng vào vũ trụ. Hiện nay, hoạt động của con người trên Trái Đất làm tăng nồng độ CO2 lên 355ppm làm cho tia hồng ngoại không phóng vào vũ trụ nữa mà quay trở lại địa cầu khiến cho khí hậu Trái Đất ấm lên, gây ảnh hưởng tiêu cực như làm băng tan, mực nước biển sẽ dâng cao, gây ngập lụt ở nhiều vùng, ảnh hưởng đến môi sinh, phát sinh nhiều bệnh tật.

Câu hỏi 1. Điều chế oxi

Để có được O2 dùng cho các TN, ta phải điều chế một lượng nhỏ trong

phòng thí nghiệm. Trong các chất sau đây: KMnO4, H2SO4, KClO3 , HgO chất

nào được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm? Tiêu chí để chọn chất

− GV hướng dẫn HS quan sát thành phần các chất và rút ra cách chọn chất. − GV làm TN: 2KClO3 0 2, MnO t → 2KCl + 3O2↑ − GV giới thiệu SX CN bằng hình ảnh. (ngắn gọn) 8. Ứng dụng: Treo tranh

* Khí oxi duy trì sự sống và sự cháy.

V

í dụ 2: Tổ chức DHTH nội dung giáo dục BĐKH theo phương pháp dạy học theo dự án trong bài rác thải tạo khí CH4, SO2, H2S ... gây BĐKH:

Với một số vấn đề HS đã có vốn kiến thức ở THCS hoặc các lớp dưới, có thể tổ chức cho HS thực hiện các dự án, hợp đồng học tập. Ở những nơi có điều kiện có mạng internet, GV có thể cho HS thực hiện hợp đồng học tập.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w