Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33)

II. Giáo dục phòng, chống thiên tai

3. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủ

rủi ro thiên tai trong giảng dạy môn Hóa học

3.1. Các khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua môn hóa học

Hoạt động giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:

- Giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường.

Môn Hóa học có những kiến thức liên quan nhiều đến nguyên nhân gây BĐKH do con người gây ra. Vì vậy, việc khai thác những tính chất hóa học của các chất trong việc giải thích, dự báo những nguy cơ hủy hoại môi trường do sử dụng không hợp lí các hóa chất - là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những BĐKH – là việc làm cần thiết và có tính khả thi. Thông qua việc vận dụng kiến thức Hóa học vào vấn đề ngăn ngừa BĐKH mà cụ thể là những hành động bảo vệ môi trường xung quanh HS thấy sự gần gũi và hữu ích của các kiến thức được học trên lớp. Điều đó sẽ góp phần làm tăng hứng thú học tập của HS.

Căn cứ vào kiến thức của từng bài, từng phần và yêu cầu cần đạt được của giờ học Hóa học, GV có thể lựa chọn hình thức tích hợp giáo dục về BĐKH cho phù hợp.

- Giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội.

Do đặc điểm, môn học Hóa học có nhiều điều kiện để có thể tích hợp giáo dục về BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai vì có nhiều kiến thức hóa học liên quan đến việc gây nên BĐKH thiên tai. Nhiều nguyên nhân gây nên BĐKH có nguồn gốc Hóa học. Đó là những hóa chất sinh ra do các hiện

tượng núi lửa như SO2 (góp phần tạo ra mưa axit) và các nham thạch gây nên sự o nhiễm nước và đất cùng với nguồn nhiệt khổng lồ. Đó là những hóa chất do con người sử dụng hàng ngày trong đời sống, sản xuất như: xút, axit, các khí thải nhà máy (cacbonic, sunfurơ, các oxit của nitơ, các hợp chất của clo...)... Những hóa chất này gây nên hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon.. và tham gia/góp phần làm phá hủy tầng ozon... đều là những nguyên nhân gây nên BĐKH và từ đó gây nên những thiên tai ngày càng khốc liệt.

Thông qua chương trình giảng dạy môn Hóa học ở THPT có 3 khả năng để tích hợp giáo dục BĐKH:

a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit của lưu huỳnh, không khí, nước, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên...

b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Thí dụ: phân bón hóa học, hợp chất của cacbon, hợp chất của lưu huỳnh, nitơ, clo...

c) Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập... được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT. Đối với môn Hóa học chủ yếu ở dạng này là các bài liên quan đếm các quá trình sản xuất, thí dụ: công nghiệp silicat, sản xuất HNO3, sản xuất nhôm, sản xuất vôi, xi măng... Những điều kiện tiến hành sản xuất (khai thác, tinh chế quặng, sản xuất...) và những hóa chất được sử dụng hoặc sinh ra có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường trực tiếp gây ra BĐKH.

Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt động tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT, tổ chức các hoạt động tuyê truyền, giáo dục về ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT... Tổ chức các hoạt động xã hội như tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, vận động sử dụng tiết kiệm điện (Ngày Trái Đất), tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ vi sinh, sử dụng nhiên liệu sinh học... hạn chế sử dụng hóa chất độc hại với môi trường

3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTTthông qua môn Hóa học ở trường phổ thông

Quá trình khai thác các kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:

Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn Hóa học thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT.

Cần xác định rõ ràng là giờ học môn Hóa học thì trước hết phải đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng Hóa học. Việc giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT chỉ là mục tiêu thứ yếu, dù rất quan trọng, do đó cần tiến hành một cách linh hoạt, không khiên cưỡng. Mục đích cuối cùng phải đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực học tập Hóa học.

Khai thác nội dung Hóa học để giáo dục ứng phó với BĐKH và PCGNRRTT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.

Trong một bài học Hóa học, không phải mọi nội dung đều có thể và cần phải gắn giáo dục về ứng phó với BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Làm như vậy đã vô hình trung biến giờ Hóa học thành giờ giáo dục BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Vì vậy, có thể tùy từng bài cụ thể mà đưa việc giáo dục BĐKH vào từng phần thích hợp; hoặc cũng có thể gắn giáo dục ứng phó với BĐKH vào cuối bài học sau khi hệ thống các vấn đề kiến thức có liên quan. Các vấn đề liên hệ giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải đượ đặt ra trên cơ sở kiến thức đã có của HS. Vì vậy, với một số vấn đề, thí dụ các quá trình sản xuất, GV cần cung cấp thêm các thông tin liên quan đến từng giai đoạn mà sách giáo khoa Hóa học hiện nay chưa đề cập (do yêu cầu của chương trình môn học).

Thí dụ: Trong bài Nhôm, việc giáo dục ứng phó với BĐKH có thể đưa sau phân sản xuất nhôm khi nghiên cứu các giai đoạn của cả quá trình sản xuất. Giai đoạn khai thác quặng boxit liên quan đến việc phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm bùn đỏ; giai đoạn tinh chế quặng liên quan đến việc xả các hóa chất (NaOH, HCl, muối....); giai đoạn điện phân nóng chảy đòi hỏi tiêu tốn điện năng, cacbon làm điện cực dương (anot), sự phát thải khí CO2 (do oxi sinh ra ở cực dương đốt cháy điện cực than), sự phát thải bức xạ nhiệt... Tất cả những vấn đề đó đều có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường, góp phần dẫn đến BĐKH.

Nhưng trong bài Gang – Thép thì việc kết hợp giáo dục BĐKH lại có thể/nên để ở cuối bài. Sau khi hoàn thành mục tiêu kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực liên quan học tập bộ môn Hóa, GV có thể đặt vấn đề về ô nhiễm môi trường của quá trình sản xuất gang, thép liên quan đến việc đốt than, nghiền quặng, các kĩ thuật đốt quặng, các thành phần của khí lò cao.

- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Đây là một trong những yêu cầu giáo dục học sinh. Khi HS chủ động tham gia vào các hoạt động nhận thức thì các kiến thức mới thực sự bền vững. Và thông qua đó, HS có thói quen chủ động, sáng tạo trong công việc sau này. Khi sử dụng kiến thức Hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan, HS đã được phát triển năng lực vận dụng, phát hiện và giải quyết vấn đề. Đây là những năng lực rất cần thiết đối với người lao động hiện đại. Trong quá trình kết hợp giáo dục vấn đề môi trường, GV cần hướng dẫn HS liên hệ với những vấn đề môi trường ở địa phương: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí... Cần tổ chức cho HS thực tế môi trường địa phương dưới các hình thức linh hoạt tùy theo điều kiện. Có thể tổ chức tham quan, thực tế môi trường; có thể giao cho HS các bài tập dưới dạng dự án hay hợp đồng để HS tự tìm hiểu các vấn đề môi trường địa phương.

- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường. Tổ chức nhiều hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Nếu chỉ giáo dục bảo vệ môi trường theo kiểu hô khẩu hiệu trên lớp thì hiệu quả sẽ rất thấp. Vì vậy, cần phối hợp với các lực lượng, tổ chức xã hội trong và ngoài trường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần ngăn chặn sự BĐKH. Chẳng hạn, thông qua hoạt động Câu lạc bộ Hóa học Xanh tổ chức các chủ đề về Hóa học góp phần bảo vệ môi trường; những Ngày Chủ nhật Xanh vì môi trường cho HS tham gia thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh;...

- Đảm bảo việc tích hợp kiến thức về PCGNRRTT trong môn học với việc khai thác kinh nghiệm của nhân dân địa phương trong việc PCGNRRTT. Tích cực sưu tầm và lựa chọn các kinh nghiệm PCGNRRTT để xây dựng nội dung giáo dục PCGNRRTT cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33)

w