Ngày soạn: Ngày giảng: 6C: 6D: Tiết 34 SỰ SÔI I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Mô tả được quá trình xảy ra ở trên mặt nước và trong lòng chất lỏng khi tăng nhiệt độ của nước. - Biết thế nào là sự sôi và đặc điểm của sự sôi. 2. Kĩ năng. - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi. - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước. - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng. 3. Thái độ: - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; - Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó cẩn thận, kỉ luật, sáng tạo; - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; II. Câu hỏi quan trọng: - Hãy mô tả lại thí nghiệm về sự sôi? - Nêu nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước. III. Đánh giá: Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng theo yêu cầu của GV từ tiết học trước. Thảo luận nhóm sôi nổi, tỏ ra yêu thích bộ môn. Đánh giá bằng các câu hỏi và bài tập vận dụng. IV. Đồ dùng dạy học 1.Giáo viên: một giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng đun và lưới kim loại, một cốc đun, một đèn cồn, một nhiệt kế đo được sôi (110 o C), một đồng hồ có kim giây. 2.Học sinh: Chuẩn bị bảng 28.1 V. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp - Thời gian: 1 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Kiểm tra sĩ số: - Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS thông qua lớp phó học tập - Lớp trưởng hoặc lớp phó báo cáo - Lớp phó học tập báo cáo Sĩ số: 6C: 6D: 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Lấy điểm thường xuyên - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc cá nhân - Phương tiện, tư liệu: máy tính ,máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Gv: Yêu cầu học sinh điền quá trình xảy ra vào sơ đồ Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Cho ví dụ - Trả lời câu hỏi của giáo viên: Sự bay hơi Sự ngưng tụ - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng - Ví dụ + Khi sấy tóc thì tóc sẽ nhanh khô + Khi có gió quần áo phơi sẽ nhanh khô hơn khi không có gió + Quần áo phơi trải rộng ra thì nhanh khô hơn khi ta để dồn đống 3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới: - Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa,SBT Vật lí 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Đặt vấn đề (3 phút) - Ở các bài học trước ta đã tìm hiểu về một số hiện tượng vật lí đơn giản thường gặp trong thực tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một hiện tượng nữa đó là sự sôi - Để biết ai đúng ai sai ta đi tìm hiểu ở bài học này, - Theo dõi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Học sinh đọc mẫu đối thoại ở đầu bài và đưa ra dự đoán SỰ SÔI 4. Hoạt động 4: Làm thí nghiệm về sự sôi - Mục đích: Mô tả được quá trình xảy ra ở trên mặt nước và trong lòng chất lỏng khi tăng nhiệt độ của nước. Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi. - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc nhóm, thực hành - Phương tiện, tư liệu: máy tính ,máy chiếu + Mỗi nhóm 1 giá đỡ, 1 kiềng lưới kim loại, 1 kẹp vạn năng, 1bình cầu đáy bằng có nút cao su để gắn nhiệt kế, 1 đèn cồn, 1nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Lỏng Hơi Lỏng Hơi - Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 28.1/Sgk đổ vào bình cầu khoảng 100cm 3 , điều chỉnh nhiệt kế không chạm vào đáy cốc - Kiểm tra việc lắp đặt thí nghiệm của học sinh trước khi cho học sinh đun - Khi nước đạt tới 40 0 C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ tương ứng của nước - Quan sát và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm - Lắng nghe - Tiến hành lắp thí nghiệm hình 28.1/Sgk - Đọc mục II để nắm mục đích của thí nghiệm - Quan sát và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ - Mô tả lại hiện tượng và ghi lại kết quả vào bảng 28.1 ở phiếu học tập - Đại diện các nhóm đọc kết quả và mô tả lại hiện tượng quan sát I.Thí nghiệm về sự sôi. 1. Thí nghiệm. 5. Hoạt động 5: Vẽ đường biểu diễn. - Mục đích: Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước. - Thời gian: 20 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc nhóm, cá nhân, thực hành - Phương tiện: máy tính ,máy chiếu, giấy kể ô ly Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn trên giấy - Yêu cầu học sinh ghi nhận xét về đường biểu diễn: + Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì? + Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không. Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì? - Chú ý theo dõi - Lắng nghe - Đưa ra nhận xét về đường biểu diễn - Trả lời và thảo luận về đặc điểm của đường biểu diễn 2. Vẽ đường biểu diễn: 6. Hoạt động 6 : Củng cố - Mục đích: Khắc sâu kiến thức trọng tâm - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa vật lí 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nêu nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước. - Trả lời 7. Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Mục đích: Giao bài tập về nhà, hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung *Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Vẽ lại đường biểu diễn. Học bài và làm các bài tập 28- 29.4, 28- 29.6/sbt *Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau: +Xem trước bài 29 HS:Ghi bài tập về nhà HS: Lắng nghe giáo viên dặn dò. Bài tập về nhà : - Vẽ lại đường biểu diễn. Học bài và làm các bài tập 28- 29.4, 28- 29.6/sbt VI. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, SBT vật lý 6, sách thiết kế bài giảng vật lý 6. VII. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: 6C: 6D: Tiết 35 SỰ SÔI (tiếp theo) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi 2. Kĩ năng. - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi. - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước. - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng. 3. Thái độ: - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; - Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó cẩn thận, kỉ luật, sáng tạo; - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; II. Câu hỏi quan trọng: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi cột nước chia nhịêt độ? Tại sao để đo nhiệt đô của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? III. Đánh giá: Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng theo yêu cầu của GV từ tiết học trước. Thảo luận nhóm sôi nổi, tỏ ra yêu thích bộ môn. Đánh giá bằng các câu hỏi và bài tập vận dụng. IV. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên + Cả lớp 1 bộ thí nghiệm về sự sôi đã làm ở bài trước 2. Học sinh : Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở, đường biểu diễn đã vẽ trên giấy ở bài trước V. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp - Thời gian: 1 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Kiểm tra sĩ số: - Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS thông qua lớp phó học tập - Lớp trưởng hoặc lớp phó báo cáo - Lớp phó học tập báo cáo Sĩ số: 6C: 6D: 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Lấy điểm thường xuyên - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc cá nhân - Phương tiện, tư liệu: máy tính ,máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm về sự sôi - Trả lời câu hỏi của giáo viên: mô tả lại thí nghiệm về sự sôi 3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới: - Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa,SBT Vật lí 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Ở tiết trước ta đã làm thí nghiệm về sự sôi và về được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của sự sôi - Theo dõi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi SỰ SÔI (tiếp theo) 4. Hoạt động 4: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi - Mục đích: Biết thế nào là sự sôi và đặc điểm của sự sôi. - Thời gian: 20 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc cá nhân - Phương tiện, tư liệu: máy tính ,máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm và bảng28.1 ở bài trước trả lời câu hỏi C 1 , C 2 , C 3 , C 4 GV: Sau khi tiến hành thí nghiệm thì em hãy cho biết trong cuộc tranh luận của Bình và An được nêu ra ở phần mở bài thì bạn nào đúng, bạn nào sai? GV: Qua thí nghiệm về sự sôi của nước ta rút ra được những kết luận gì. Các em hãy đọc và thực hiện C6. GV: Hướng dẫn hs thảo luận để đi đến thống nhất chung. GV: Thông báo người ta làm thí nghiệm tương tự với các chất lỏng khác nhau người ta cũng rút ra được kết luận tương tự. GV: Giới thiệu bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện tiêu chuẩn.Từ bảng nhiệt độ sôi của một số chất em rút ra nhận xét gì về nhiệt độ sôi của các chất? HS: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên. HS: Lắng nghe phần trình bày của các bạn và góp ý kiến về cách tổ chức thí nghiêm trong nhóm. HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình. C5: Bình đúng. HS: làm việc cá nhân và trình bày theo yêu cầu của giáo viên. C6: a. (1) 100 0 C; (2) nhiệt độ sôi. b. (3) không thay đổi. c. (4) bọt khí; (5) mặt thoáng HS: Quan sát bảng nhiệt độ sôi và trả lời theo sự hiểu biết của mình. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau thì khác nhau. II. Nhiệt độ sôi. 1. Trả lời câu hỏi C1: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh C2: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh C3: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh C4 : không tăng Bảng 29.1 SGK 2. Rút ra kết luận C5 : Bình đúng C6 : a/ Nước sôi ở nhiệt độ 100 o C nhiệt độ nầy gọi là nhiệt độ sôi của nước . b/ Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c/ Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi và các bọt khí vừa bay lên trên mặt thoáng. 5. Hoạt động 5: Vận dụng - Mục đích: Vận dụng kiến thức trong bài để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng trong thực tế - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc cá nhân - Phương tiện, tư liệu: máy tính ,máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm một mốc chia nhiệt độ? (C7) GV: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? C9: Quan sát hình 29.1 đọc và thực hiện C9. GV: Em hiểu sự sôi là gì? Sự sôi có điểm nào giống và khác với sự bay hơi. GV: Trình bày các đặc điểm của sự sôi. GV: Thông báo dựa vào đặc điểm này người ta có thể đun sôi nước ở nhiệt độ cao hơn 100 0 C ví dụ như nồi áp suất dùng trong gia đình, dùng trong viện để sát trùng dụng cụ mổ … Cũng có thể giảm áp suất trên mặt thoáng thì nhiệt độ sôi cũng giảm ứng dụng hiện tượng này này ta nấu đường…. HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình. C7: Vì nhiệt độ này là không đổi trong suốt quá trình nước sôi. C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước . III. Vận dụng. C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nứơc, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đọan BC ứng với quá trình sôi của nước 6. Hoạt động 6 : Củng cố - Mục đích: Khắc sâu kiến thức trọng tâm - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa vật lí 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Qua bài học em năm được những nội dung kiến thức gì? - Nêu kết luận chung về sự sôi. - Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào? - Yêu cầu HS đọc nội dung phần “ Có thể em chưa biết” - Trả lời nội dung ghi nhớ SGK - HS đọc nội dung phần “ Có thể em chưa biết” - Ghi nhớ : SGK - “ Có thể em chưa biết” - sgk 7. Hoạt động 7 : Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Mục đích: Giao bài tập về nhà, hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung *Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Học bài và làm các bài tập 28- 29.1, 28- 29.2, 28- 29.6, 28- 29.7, 28- 29.8/SBT *Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau: +Xem lại toàn bộ nội dung vật lí 6 HS:Ghi bài tập về nhà HS: Lắng nghe giáo viên dặn dò. - Học bài và làm các bài tập 28- 29.1, 28- 29.2, 28- 29.6, 28- 29.7, 28- 29.8/SBT VI. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, SBT vật lý 6, sách thiết kế bài giảng vật lý 6. VII. Rút kinh nghiệm: . tập 28- 29.4, 28- 29 .6/ sbt VI. Tài li u tham khảo: SGK, SGV, SBT vật lý 6, sách thiết kế bài giảng vật lý 6. VII. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: 6C: 6D: Tiết 35 SỰ SÔI (tiếp. diễn 2. Vẽ đường biểu diễn: 6. Hoạt động 6 : Củng cố - Mục đích: Khắc sâu kiến thức trọng tâm - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp - Phương tiện, tư li u: Sách giáo khoa vật. báo cáo Sĩ số: 6C: 6D: 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Lấy điểm thường xuyên - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Vấn đáp, học sinh làm việc cá nhân - Phương tiện, tư li u: máy tính