1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Cổ phần Công nghệ TTECH Việt Nam

45 941 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 157,05 KB

Nội dung

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và trên đà hội nhập với thế giới. Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã mở cánh cửa nối liền với thế giới của chúng ta và đặc biệt là đối với các Công ty cổ phần. Bên cạnh những thuận lợi chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách về môi trường cạnh tranh, văn hóa thế giới....Việt Nam là nước đang phát triển mà theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế thì là đang trong thời kỳ các công trường xây dựng, với sự mọc lên ồ ạt của các tòa nhà lớn, của các trung tâm mua sắm, của những tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt đời của người dân. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người dân.Cùng với xu hướng đó thì việc kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định công trình xây dựng. Sản xuất và cung cấp các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình cũng phát triển mạnh mẽ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và trên đà hội nhập với thế giới.Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã mở cánh cửa nối liền với thế giới của chúng

ta và đặc biệt là đối với các Công ty cổ phần Bên cạnh những thuận lợi chúng tacòn phải đối mặt với rất nhiều thử thách về môi trường cạnh tranh, văn hóa thếgiới

Việt Nam là nước đang phát triển mà theo nhận xét của các chuyên gia kinh tếthì là đang trong thời kỳ các công trường xây dựng, với sự mọc lên ồ ạt của các tòanhà lớn, của các trung tâm mua sắm, của những tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt đờicủa người dân Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đểđáp ứng nhu cầu của người dân

Cùng với xu hướng đó thì việc kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thínghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định công trình xây dựng Sản xuất và cung cấp cácthiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình cũng phát triển mạnh mẽ

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của khoa, của trường giao, đáp ứng yêucầu của sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã liên hệ và tiếnhành thực tập nghiên cứu tình hình hoạt động tại công tycổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam Qua một thời gian thực tập tại Công ty, em đã phần nào hiểu rõ

về cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bài báocáo tổng hợp này nhằm đề cập tới các vấn đề chung của Công ty về lịch sử, quátrình hình thành, cơ cấu tổ chức và tình hình kinh doanh của Công ty

Bản báo cáo bao gồm những nội dung chính sau đây:

Phần 1 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty

Phần 2 Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty

Phần 3 Ưu điểm và hạn chế

Để hoàn thành bản báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tìnhcủa các ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công ty cùng với sự chỉ bảo tận tình củaThầy TS Đặng Ngọc Sự Bản thân em cũng đã cố gắng hoàn thành tốt nhất bảnbáo cáo này Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm có hạn nên em không tránhkhỏi những sai sót Em rất mong sự chỉ bảo quý báu của Thầy để có thể hoàn thiệnbản báo cáo của mình

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

Trang 4

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ T-TECH VIỆT NAM1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

T-TECH Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phát triển côngnghệ tại Việt Nam Được thành lập ngày 06/11/2002, với nhiều năm kinh nghiệm T-TECH đã và đang đưa ra thị trường được rất nhiều sản phẩm có tính công nghệ cao,chất lượng tốt, đảm bảo uy tín trên thị trường, góp phần vào việc giảm thiểu nhậpsiêu, thâm hụt ngoại tệ theo chủ trương chung của Nhà Nước Hiện nay, ngoài hệthống phân phối sản phẩm trên toàn quốc, T-TECH đang mở rộng thị trường hoạtđộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma,Malaysia, Indonesia, Philippin Một số thông tin cơ bản:

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam

Tên tiếng Anh: VIETNAM T-TECH TECHNOLOGY COMPORATIONĐiện thoại: 04.35533622 Fax: 04.35533038

Email: t-tech@t-tech.vn

Website: www.t-tech.vn

Người đại diện: TS Nguyễn Đình Trọng

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản Trị - Tổng Giám Đốc

Trang 5

Khởi điểm, từ ngày chỉ sản xuất cung cấp thiết bị trên phạm vi hẹp, đến naycông ty đã mở thêm chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và phạm vihoạt động của công ty đã mở rộng trên toàn quốc Cuối năm 2005, công ty đã đượcphép thành lập phòng thí nghiệm và kiểm định xây dựng, mã số LAS-XD 400.Trong tương lai công ty dự kiến tiến hành mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động vàtiến tới thiết lập quan hệ với các bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu

Các chi nhánh :

Trang 6

1 Trụ sở tại Hà Nội

Địa chỉ: Sàn 24, Toà nhà VINACONEX 9, đường Phạm Hùng, TP.HN

2 Nhà máy chế tạo thiết bị T-TECH

Địa chỉ: Lô CN4-6,Khu Công Nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai, TP.Hà Nội

3 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lô B21, đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12

Tel: 08.62593016; 0983203898; 0933965888; fax: 08.62593017

E-mail: saigon@t-tech.vn

4 Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng

Địa cgir: Lô 27-A9,KĐT Vạn Tường, đường Nguyễn Chánh, Liên Chiểu

5 Phòng thí nghiệm trung tâm

Địa chỉ: Lô CN4-6, KCN Thạch Thất Quốc Oai – Hà Nội

Điện thoại: 04.35536336; Fax: 0511.373.6567

E-mail: thinghiem@t-tech.vn

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trên thế giới thìViệt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể trong việc ứng dụng khoa học côngnghệ trong các lĩnh vực viễn thông, truyền hình, xây dựng, sản xuất… Để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao về các thiết bị khoa học công nghệ, năm 2002 với đội ngũ kĩ

sư có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề đã chung tay thành lập ra công ty TNHHĐầu tư và phát triển Công Nghệ Thăng Long, đến năm 2004 chuyển đổi thành công

ty Cổ Phần Đầu Tư Phát triểnCông Nghệ Thăng Long (T-TECH) và năm 2011 đổitên thành Công Ty Cổ Phần Công Nghệ T-TECH Việt Nam, chuyên sản xuất vàcung cấp các thiết bị ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thiết bị đo lường,

Trang 7

xây dựng, viễn thông, phát thanh – truyền hình, thiết bị giáo dục, dạy nghề.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng của Công ty là:

Sản xuất và kinh doanh thiết bị đo lường, xây dựng, viễn thông Sản xuất kinhdoanh thiết bị giáo dục, dạy nghề

Nhiệm vụ:

Căn cứ vào các chính sách phát triển của Công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh và

đề ra các biện pháp thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Tuyên truyền,quảng bá, mở rộng, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện việc ký kếtcác hợp đồng, dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tiến hành đầu tư,nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm mục đích mở rộng kinh doanh

1.1.3 Sự thay đổi và phát triển của Công ty về lĩnh vực kinh danh cho đến nay

Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh,hiện nay thương hiệu T-TECH đượcbiết đến là 1 trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghệ Một sốbước phát triển quan trọng của Công ty:

Từ 2002 – nay: Sản xuất cấc loại vật liệu xây dựng và thi công xây lắp cáccông trình xây dựng, công trình giao thông

Bên cạnh đó, công ty không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh như:

• Tư vấn và lựa chọn thiết bị khoa học kĩ thuật, đo lường kiểm nghiệm, các vật tưthiết bị thi công công trình, thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng…

• Nhập khẩu và chuyển giao các thiết bị giáo dục, dậy nghề của các hãng nổi tiếngnhư : Labvolt, Elwe…

• Cung cấp các thiết bị đo lường, kiểm nghiệm, thí nghiệm của các hãng nổi tiếngtrên thế giới như : ELE, Matest,TechnoTest, Luda, HP…

• Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt và chuyển giao công nghệ thiết bị khoa học kĩ thuật

• Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng

• Nhận thực hiện các phép thử và các yêu cầu về kiểm định xây dựng theo quy địnhcủa Bộ xây dựng

Từ 2005 –nay: Sản xuất các mô hình, thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề Sản xuất các thiết bị phát thanh truyền hình, hệ thống truyền thanh khôngdây và có dây chuyên dụng

Năm 2007 công ty tiến hành sản xuất các thiết bị dùng cho ngành văn hoá,điện ảnh, âm thanh, ánh sáng, phòng thu

Năm 2008 mở rộng sản xuất thiết bị điện, điện tử, thiết bị viễn thông ,

cung cấp các thiết bị phát thanh truyền hình, âm thanh, ánh sáng, phòng thu

Trang 8

của các hãng nổi tiếng trên thế giới như : AZDEN,M-AUDIO, ALESIS,YAMAHA, AUDIX

Mở rộng cung cấp các thiết bị viễn thông của các hãng nổi tiếng trên thế giớinhư : HUAHUAN, AMP, Huawey, Ericsson, Motorola, ZTE

Tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ kĩ thuật, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết

bị trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, viễn thông

Năm 2010, tại khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, Hà Nội, nhà máy sảnxuất của công ty khánh thành, đi vào hoạt động và trở thành bệ phóng đưa T-TECH lênmột tầm cao mới trong lĩnh vực sản xuất Hiện tại nhà máy có đội ngũ kĩ sư và côngnhân có trình độ và tay nghề cao đã mang lại những sản phẩm có chất lượng

Từ đó đến nay, Công ty không ngừng đầu tư phát triển trang thiết bị, conngười, chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cho khách hàng khi đến với cácdịch vụ của Công ty

Như vậy, tính đến nay, Công ty T-TECH đã sở hữu 3 trụ sở ở các thành phốlớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh cùng với 1 nhà máy sản xuất và 1 phòngthí nghiệm trung tâm Trong vòng hơn 10 năm, Công ty phát triển khá nhanh về quy

mô với số công nhân viên từ chưa đến 25 người, nay lên tới 115 người Tuy nhiênCông ty vẫn được đánh giá là Công ty có quy mô vừa Số vốn tính đến tháng 12năm 2013 là 125 tỷ đồng Công ty vẫn đang hoạt động khá ổn định và hiệu quả vớichất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao Với những bước đi vững chắc nhưvậy, Công ty sẽ ngày càng phát triển hơn nữa

Trang 9

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐĐÔCĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐĐÔCĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐĐÔCĐỐC

Phòng Tài Chính - Kế Toán Trung tâm Tư vấn & HTQT Chi nhánh Đà Nẵng Nhà máy

T-TECH Chi nhánh TP.HCM Phòng R & DCông ty CPTNKDT-TECH

Phòng Dự án

TT thiết bị GD, dạy nghề Trung tâm thiết bị PT-TH Phòng Hành chính nhân sự

TT thiết bị

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

1.2.2 Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ chốt

Trên đây là cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty.Trong Công ty mỗi cá nhân,tậpthể,các phòng ban đều có nhiệm vụ riêng được quy định rõ ràng như sau:

Trang 10

+ Giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các mảng: chiến lược phát triển, tàichính, kinh doanh, tổ chức của Công ty

+ Giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các mảng đầu tư, kế hoạch, mua sắmhàng hóa và dịch vụ toàn Công ty

+ Giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động: phòng kinh doanh, phòng

kế toán, các đơn vị trực thuộc Công ty

+ Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong Ban Giám đốc phụ trách cáclĩnh vực khác để giải quyết vấn đề liên quan đến phạm vi được phân công chỉ đạo

+ Khi Tổng giám đốc đi vắng hoặc được Tổng giám đốc ủy quyền trực tiếpgiải quyết công việc của Tổng giám đốc Công ty Chịu trách nhiệm trước Tổnggiám đốc và trước pháp luật về công việc mình đã giải quyết Khi Tổng giám đốc cómặt báo cáo lại các công việc mình đã giải quyết trong thời gian Tổng giám đốc đivắng

+ Được ký các hợp đồng kinh tế, các văn bản trong phạm vi mình phụ trách

Các bộ phận, phòng ban

Bên cạnh đó, các phòng ban trực thuộc Công ty có trách nhiệm tư vấn, giámsát và tổ chức các chương trình hành động cụ thể để triển khai tại các nhà hàng, chinhánh trực thuộc theo nhiệm vụ chuyên môn mà mình được phân công Cụ thể nhưsau:

Phòng Tổ chức nhân sự: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trongviệc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của Công ty trong công tác quản lý tài sản,nhân sự, lập kế hoạch xây dựng đội ngũ quản lý…

Phòng kinh doanh: Có chức năng giúp Ban giam đốc nắm bắt và hiểu rõnhững thông tin về kinh tế thị trường liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt độngkinh doanh của Công ty để có kế hoạch phát triển phù hợp Ngoài ra đây còn là nơi

tổ chức nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, tổ chức thực hiện cácphương án một cách có hiệu quả

Phòng Tài chính – kế toán: Chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính củaCông ty, đảm bảo việc hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toánhiện hành, hướng dẫn kiểm tra các nhân viên kinh tế tại cửa hàng về nghiệp vụthống kê, cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về tình hình hoạt động tài chính choban lãnh đạo, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự chu chuyển của đồngvốn, tham mưu cho lãnh đạo điều hành mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ban lãnh đạo các nhà máy,chi nhánh trực thuộc,đứng đầu là giám đốc điều

Trang 11

hành có trách nhiệm điều hành, phối hợp với các phòng ban trực thuộc Công ty trựctiếp để triển khai mọi công việc, các chủ trương mà giám đốc Công ty đề ra Nhậnlệnh từ ban lãnh đạo, quản lý các bộ phận tiến hành phân công công việc cụ thể chonhân viên của mình dưới sự giám sát của giám đốc điều hành cũng như ban lãnhđạo Công ty.

Trong quá trình làm việc, tất cả các nhân viên đều có quyền tham gia đónggóp ý kiến, phản ánh thực tế công việc thông qua trưởng bộ phận hoặc trực tiếp lênlãnh đạo Công ty để kịp thời giải quyết những vướng mắc nếu có Hàng tuần các bộphận đều phải họp giao ban nhằm chấn chỉnh những tồn tại cần khắc phục và triểnkhai những công việc của tuần kế tiếp

1.2.3 Một số ưu điểm và hạn chế của bộ máy tổ chức của công ty

Về ưu điểm:

- Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty khá rõ ràng khi phân rõ hai bộphận quản lý trực thuộc Công ty và bộ phận chi nhánh sản xuất Điều này giúp chomọi nhân viên có thể hiểu được nhiệm vụ, vị trí của mình ở đâu, bộ phận nào.Ngoài ra, người ngoài Công ty nhìn vào cũng có thể hiểu được ai ở bộ phận, vị trínào

-Do sơ đồ cơ cấu trực tuyến nên đảm bảo chế độ một thủ trưởng và mỗi cấpdưới chỉ có một cấp trên trực tiếp, như vậy mệnh lệnh sẽ được thi hành nhanh, tránhđược sự chồng chéo, nhầm lẫn

- Nhân viên sẽ hiểu rõ mình làm việc dưới sự chỉ đạo và quản lý của, trongquá trình làm việc nếu có thắc mắc hay sự cố gì nhân viên có thể kịp thời báo cáo,xin ý kiến Đối tác hay khách hàng qua đây cũng nắm rõ được hoạt động của bộmáy trong Công ty để nếu có thắc mắc hay liên hệ gì họ cũng tìm đúng người, đúngviệc

Trang 12

kết làm việc giữa các bộ phận với nhau Công ty nên nghiên cứu, xem xét và vớiquy mô Công ty nhỏ như vậy có thể bổ sung thêm các đường chức năng hợp lý để

bộ máy có thể hoạt động hiệu quả hơn

Một điểm nữa, sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty chưa xuất hiện ban Kiểmsoát nội bộ, việc kiểm soát nội bộ trong Công ty cổ phần là vô cùng quan trọng, dovậy Công ty nên xem xét bổ sung thêm vào bộ máy hoạt động của Công ty.Nhưvậy, với quy mô Công ty vừa, sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty cũng như sựphân công về nhiệm vụ, chuyên môn cho mỗi cá nhân, bộ phận đã khá hợp lý, đảmbảo sự nhịp nhàng và hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, nếu bổ sung thêm một sốđiểm nhận xét ở trên thì bộ máy hoạt động sẽ hoàn thiện hơn

1.3 Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty

1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường

1.3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh

Trong nền kinh tế hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng cao Ngoài việcmuốn ăn no, mặc đủ thì họ còn muốn được giải trí và được trải nghiệm những côngnghệ tiên tiến nhất

Chính vì thế, việc kinh doanh các sản phẩm về công nghệ, viễn thông ngàycàng được mở rộng Bên cạnh đó, các công trình dân dụng mọc lên hàng loạt, kéotheo nhu cầu về các sản phẩm kiểm định công trình, các sản phẩm về công nghệ,viễn thông để tiến hành hoàn thiện và bàn giao công trình đi vào sử dụng

Nắm được xu hướng đó, công ty cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam đã chínhthức thành lập năm 2006 Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, ngày nay công

ty đã có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất thiết bị viễn thôngtruyền hình, sản xuất thiết bị kiểm định công trình, các thiết bị thí nghiệm

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty không ngừng phát triển

và tiến tới là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghệ trên cả nước

1.3.1.2 Đặc điểm về thị trường

Việt Nam là nước đang phát triển, có sự đầu tư rất lớn từ các nguồn lực quốc

tế Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng cải tiến và nângcao hiệu quả của các lĩnh vực kinh doanh

Công nghệ viễn thông, thiết bị xây dựng đang là một trong những xu hướngkinh doanh Không nằm ngoài guồng quay của kinh tế, lĩnh vực này cũng có sựcạnh tranh tương đối lớn của các doanh nghiệp có tiềm lực Tuy nhiên, do đượchình thành và có sự định hướng từ rất sớm, nên T-TECH Việt Nam đã có thị phầnnhất định của mình

Trang 13

Một số các đối thủ cạnh tranh của công ty:

- Công ty truyền thông ALpha

- Công ty cổ phần phát triển truyền thông, truyền hình

- Công ty cổ phần phát triển, phát thanh truyền hình BVC…

Tuy nhiên, đây còn là 1 ngành kinh doanh trẻ và có nhiều tiềm năng, chính vìthế dào cản ra nhập và sự đào thải của ngành là còn chưa quá gay gắt

Nhìn chung, đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng để phát triển

1.3.2 Đặc điểm của thiết bị công nghệ

Bảng 2: Các trang thiết bị ở văn phòng Công ty

Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư

Cơ sở vật chất của Công ty hiện giờ đã được cải thiện nhiều hơn so với trướckia Đã có các phòng ban tách biệt, không gian rộng rãi, các thiết bị vănphòng được đầu tư

Bảng 3: Các trang thiết bị thực hiện công trình

Trang 14

Máy kéo nén vạn năng 15 Trung Quốc

Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT CỦA

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ T-TECH VIỆT NAM

2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.1 Chỉ tiêu doanh thu của Công ty

Bảng 4 Doanh thu thực tế của Công ty so với kế hoạch năm 2010– 2013

(Đơn vị : VNĐ)

Trang 15

Năm Tổng doanh thu kế

hoạch

Tổng doanh thu thực hiện

Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch

Tỷ lệ % so với năm trước

(Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, cả doanh thu kế hoạch và doanhthu thực tế đều biến động, xu hướng chung là tăng Năm 2012 doanh thu tăng rấtnhiều so với năm 2011, gấp 1,5 lần, bằng 150,79% so với năm 2011 Năm 2011,doanh thu tăng khoảng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương khoảng hơn9%, một con số không lớn Đến năm 2013 doanh thu vẫn tiếp tục tăng so với năm

2012 Theo số liệu, năm 2012 doanh thu tăng nhẹ so với năm 2011, tăng hơn 7%hay hơn 8 tỷ đồng Tất cả các năm đều hoàn thành kế hoạch đề ra

Riêng năm 2012, doanh thu tăng đột biến là do sau 2 năm phòng thí nghiệm trungtâm đã đi vào hoạt động ổn định theo quỹ đạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao Đồngthời công ty tiến hành mở rộng các hoạt động kinh doanh Như vậy, theo số liệutrên ta có thể thấy tình hình doanh thu của Công ty là ổn định và không ngừng phát

Doanh thu tài chính

Thu nhập hoạt động khác

Trang 16

2010 5.304.685.210 20.246.713 0

( Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Toán )

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận ra, doanh thu chủ yếu là từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời doanh thu này luôn tăng so với năm trước Bêncạnh đó, doanh nghiệp không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh Để tăng doanh thu, doanh nghiệp còn tiến hành các hoạt động tài chính và các hoạt động khác ngoài kinh doanh

2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty

Bảng 6 Tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 – 2013

(Đơn vị: VNĐ)

trước thuế

Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % so với

(Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Toán )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình lợi nhuận của Công ty cũng không ổnđịnh, do những biến đổi về doanh thu, chi phí Năm 2011, lợi nhuận tăng so vớinăm 2010 hơn 1,2 tỷ đồng, tức là tăng hơn 29,12%, một con số không nhỏ, mặc dùcác khoản chi phí tài chính hay chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2011 là lớnhơn nhiều so với năm 2010, mặc dù doanh thu năm 2011 tăng không nhiều nhưngởnăm 2010 phát sinh rất nhiều chi phí khác nên lợi nhuận của năm 2011 tăng nhiều

so với năm 2010 Đến năm 2012, lợi nhuận đột nhiên giảm với con số không nhỏ sovới năm 2011 Lợi nhuận lúc này giảm hơn 18% hay gần 1tỷ đồng do doanh thutăng cao nhưng kéo theo các chi phí đi cùng Tuy nhiên, đến năm 2013, lợi nhuận

Trang 17

lại tăng so với năm trước, tăng 11% so với năm trước.

Như vây, xét về chỉ tiêu lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của Công

ty cũng tương đối ổn định

2.2 Thực trang hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực

2.2.1 Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số một Việt Nam về kinh doanh thiết bịcông nghệ, viễn thông , Công ty đã và đang có những bước phát triển khá nhanh vàvững chắc trong thời gian vừa qua Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng đó, Công

ty đã triển khai và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược giai đoạn 2010 – 2015 là “ Khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường kinh doanh ” Với chiếnlược này, Công ty chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, làm cho kháchhàng cảm thấy được thỏa mãn nhất thông qua việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân

sự cũng như mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu kháchhàng Bên cạnh đó, Công ty chú trọng việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trangthiết bị hiện đại Cụ thể như sau Công ty thực hiện chính sách: các phòng ban, chinhánh, nhà máy, phân xưởng xây dựng bẳng mục tiêu phòng theo năm Trên cơ sở

đó, phòng kế hoạch tổng hợp xây dựng kế hoạch cho năm:

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm, ban giảm đốc yêu cầu các phòng ban tổng kếtquá trình thực hiện theo kế hoạch năm và có báo cáo bằng văn bản để giámsát sự thực hiện của cán bộ công nhân viên và để kịp thời điều chỉnh

- Công ty đang tập trung vào việc hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm,đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty đã có thương hiệu trên thị trường dự án;tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược “nâng cao chất lượng sản phẩm, mởrộng kinh doanh”

- Bên cạnh đó, Công ty cũng cần chú trọng tới việc duy trì và phát triển cácmối quan hệ với các bạn hàng, đối tác chiến lược.Mục tiêu của chiến lượcnày là tập trung vào khâu cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao sự hàilòng khách hàng, đồng thời cũng hạn chế chi phí nguyên vật liệu, chi phí sảnxuất tới mức tối thiểu Liên tục đẩy mạnh quảng bá, tìm thêm những nguồnkhách hàng tiềm năng cho công ty

- Xây dựng các chính sách, cơ chế phù hợp nhằm nâng cao năng lực làm việccủa đội ngũ nhân sự , có chính sách hoạch định chiến lược nhân sự cho cácgiai đoạn tiếp theo Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tiến hành đổi mới vàxây dựng một bộ máy quản lý phù hợp và năng động hơn, đáp ứng được yêu

Trang 18

cầu công việc.

- Thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, các dây chuyền thiết bị hiện đại nhằm nângcao năng lực cạnh tranh, tạo sự phát triển bền vững Đồng thời tăng cườnghợp tác với các đối tác, phát huy năng lực các bên nhằm tạo thế phát triểnvững chắc bên cạnh đó không ngừng xây dựng chiến lược tổng thể vềthương hiệu và triển khai thực hiện đồng bộ

Với những gì đã làm được, Công ty hoàn toàn có thể tin tưởng một ngày sẽ hoànthành chiến lược đã xây dựng và trở thành một trong những nhà cung cấp côngnghệ, viễn thông hàng đầu Việt Nam

2.2.2 Quản trị quá trình sản xuất và tác nghiệp

Để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra nhịp nhàng và hiệuquả, công ty tiến hành quản lí các hoạt động sản xuất và tác nghiệp như sau:

- Quản lý điều hành các hoạt động sản xuất tại Nhà máy, đảm bảo các sản phẩm làm

ra đạt chất lượng tốt nhất, hoàn thành kế hoạch sản xuất đảm bảo đủ hàng hóa.Tổchức lập kế hoạch và triển khai sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu, vật tư đảm bảosản xuất đáp ứng tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm

- Quản lý điều hành tổ chức thực hiện nội quy, quy định, quy trình sản xuất của Nhàmáy.Quản lý tài sản, vật tư, máy móc, trang thiết bị của Nhà máy.Nghiên cứu cảitiến phương pháp quản lý, sản xuất để nâng cao hiệu quả công việc.Thực hiện hệthống kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng các khâu kiểm định nguyên vậtliệu đầu vào, tiến trình sản xuất và khâu kiểm định cuối cùng cho các thành phẩm

- Chủ trì xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, cácphát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty

- Đánh giá thành tích của nhân viên và lập chính sách động viên nhân viên làm việctích cực Lập các mẫu báo cáo và lịch làm việc để trình ban lãnh đạo duyệt Pháttriển ngân sách sản xuất của nhà máy, đảm bảo chi phí nằm trong ngân sách chophép

- Đôn đốc và xử lý các tình huống trong sản xuất thiết bị công nghệ để có thể quản lý

kế hoạch sản xuất của Nhà máy một cách tốt nhất

2.2.3 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực

2.2.3.1 Nguồn nhân lực hiện tại của Công ty

Công ty T-TECH với hơn 10 năm xây dựng và phát triển cho đến nay đã tạoviệc làm cho hơn 100 nhân viên Là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh,sản xuất thiết bị viễn thông, bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ

Trang 19

gồm có 38 người Tất cả mọi người đều có trình độ chuyên môn tốt, khả năng sửdụng máy tính thành thạo, tiếng anh giao tiếp tốt

Nhân sự ở các phòng ban có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty như:

- Phòng kế hoạch vật tư: chất lượng và số lượng nhân sự ảnh hưởng đến khả năngxây dựng các phương pháp Đề xuất các giải pháp thu mua, dự trữ bảo quản, cấpphát và đánh giá hiệu quả tiêu dùng vật tư Nếu nhân viên phòng kế hoạch vật tưkhông đi sâu, đi sát vào tình hình tiêu dùng thực tế thì các báo cáo thu được khôngphản ánh chính xác thực trạng sử dụng và gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanhcủa Công ty

- Phòng tài chính kế toán: có ảnh hưởng lớn trong việc hạch toán các loại chi phí,đánh giá hiệu quả của việc tiêu sử dụng nguồn vốn của công ty Ngoài ra phòng tàichính kế toán cũng phải cân đối tốt kế hoạch thu chi, có kế hoạch chi trả hợp lý chocác nhà cung cấp để đảm bảo công ty sử dụng vốn có hiệu quả và mức độ an toàntrong tài chính Đây là phòng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp khả năng kinh doanhcủa Công ty vì vậy nhân viên ở đây phải được đào tạo kỹ càng, bài bản , nêu caotinh thần trách nhiệm

- Nhân sự ở phòng kỹ thuật: là những kỹ sư có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản,luôn phải nghiên cứu Tiến hành giám sát tiến độ thi công, để đảm bảo các côngtrình các hạng mục phải thực thi đúng tiến độ và chất lượng của nhà thầu đưa ra

2.2.3.2 Công tác tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Về đào tạo:

Các nhân viên khi mới bắt đầu được tuyển dụng vào Công ty đều được tham gianhững khóa học tập, đào tạo tổng quát về chuyên môn làm việc của mình, về quytắc, quy định làm việc trong Công ty, những nguyên tắc của từng chi nhánh, bộphận để thực hiện đúng, đủ và tốt nhất nhiệm vụ của mình

Trong quá trình công tác, Công ty chú trọng đào tạo chuyên sâu cho từng bộ phậnnhân viên

Đối với bộ phận nhân viên về chuyên môn như kế toán, nhân viên kinh doanh,…

sẽ được tham gia những khóa huấn luyện, những cuộc hội thảo với chuyên gia đểhọc hỏi kinh nghiệm, chuyên môn, thực tiễn… để áp dụng vào công việc nhằm nângcao hiệu quả ở mức cao nhất có thể

Đối với nhân viên ở bộ phận lễ tân, phục vụ, Công ty sẽ mời chuyên gia có kinhnghiệm về để chia kinh nghiệm, hướng dẫn cũng như kiểm tra và trực tiếp giúp

Trang 20

nhân viên sửa và hạn chế những lỗi trong công tác phục vụ và làm việc

Mỗi bộ phận khi tuyển dụng nhân viên đều có yêu cầu cụ thể cho ứng viêntham gia dự tuyển Ở tất cả các bộ phận, quy định chung của Công ty là đều phảituyển nhân viên có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên

Tổng giám đốc Công ty đã ban hành công văn quy định về quy trình tuyểndụng cán bộ công nhân viên áp dụng trong Công ty, bao gồm 10 bước được quyđịnh cụ thể với nhiệm vụ ứng với từng phòng ban có trách nhiệm, kèm theo đó làcác văn bản có liên quan đến việc tuyển dụng

Bảng 7 Số lượng tuyển dụng cán bộ, công nhân viên của Công ty

2010 – 2013

(Đơn vị: Người)

Năm 2010 2011 2012 2013

Số người 25 15 22 10

Về công tác quản lý nhân sự:

Để quản lý nhân viên trong Công ty một cách bao quát và chính xác nhất,Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trọng đã ban hành “Nội quy lao động” áp dụng chotoàn bộ nhân viên trong Công ty, trong đó quy định những nội dung như thời gianlao động, thời gian làm việc, những ngày nghỉ, chế độ bảo hộ lao động, hình thứctrả lương, những nghĩa vụ trách nhiệm bảo mật, thái độ đối với công việc và đồngnghiệp… Theo đó, nhân viên phải thực hiện đúng nội quy dưới sự giám sát củaquản lý và bộ phận nhân sự, nhân viên nào vi phạm sẽ bị xử lý kỉ luật theo mức độ

vi phạm bằng các hình thức như cảnh cáo, trừ lương đến buộc thôi việc

Luôn đảm bảo điều kiện làm việc an toàn nhất có thể cho người lao động.Công ty đã cử ra một đại diện của lãnh đạo phụ trách các vấn đề về an toàn sứckhỏe của tất cả mọi người trong công ty Đồng thời, công ty cũng thực hiện các biệnpháp phòng ngừa các tai nạn hoặc thương tật đến sức khỏe của nhân viên Công ty

Trang 21

đã mua bảo hiểm cho tất cả các công nhân viên trong công ty Một số trang thiết bịbảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất trang thiết bị cũng được công ty trang bịrất đầy đủ Đối với đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yêu là các hoạtđộng thương mại: các hoạt động mua bán, các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanhnên rủi ro thảm họa xảy ra với nhân viên là rất ít Môi trường làm việc cũng luônđược ban Giám đốc của công ty chú ý xây dựng môi trường không chất độc hại, antoàn, thân thiện.

2.2.3.3 Công tác thù lao lao động, định mức lao động và động viên tinh thần

Công tác thù lao lao động và định mức lao động

Năm 2006, ban lãnh đạo đã ban hành quy địnhh về quy chế tiền lương củaCông ty Cổ phần công nghệ T-TECH VIỆT NAM gồm 2 chương quy định về cáchtính lương cho mỗi bộ phận quản lý, các phòng ban như sau:

- Cơ sở xác định quỹ tiền lương : Xác định từ tổng doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ, từ doanh thu hoạt động tài chính và từ doanh thu khác của Công ty

- Cơ cấu tiền lương : Lương cơ bản, lương ngày, lương trách nhiệm, lươnghiệu quả ( thưởng doanh số ), phụ cấp làm thêm giờ ( làm thêm ),các phụ cấp khácngoài lương, lương thưởng cuối năm…

- Tổ chức thực hiện và thanh toán tiền lương:

+ Hàng tháng trưởng các bộ phận có trách nhiệm đánh giá mức độ hoànthành công việc của từng cán bộ công nhân viên trong bộ phận mình

+ Định kỳ, ngày làm việc thứ 2 của tháng sau, các Bộ phận, đơn vị trực thuộcnộp bảng chấm công và văn bản đánh giá xếp loại nhân viên ( nếu có thay đổi sovới tháng trước) về Bộ phận Văn phòng Công ty

+ Bộ phận Văn phòng lập bảng thanh toán lương trên cơ sở : bảng chấmcông, văn bản phê duyệt mức lương hàng tháng, văn bản đánh giá xếp loại cán bộcông nhân viên

+ Vào ngày 20 hàng tháng, tiến hành tạm ứng 30% lương cơ bản cho cán bộcông nhân viên

+ Vào ngày làm việc thứ 5 của tháng sau, Công ty thanh toán hết lương cơbản, lương hiệu quả ( nếu có ) và các khoản thu nhập khác ngoài lương của thángtrước cho công nhân viên

+ Cuối nămcăn cứ vào doanh thu thực hiện trong năm và tỷ lệ quỹ lươngđược trích trên doanh thu Tổng giám đốc xác định xác định được quỹ lương thựchiện của năm Quỹ lương thưởng là hiệu số giữa quỹ lương thực hiện năm và phần

Trang 22

lương đã thực hiện chi trả trong năm.

+ Thanh toán tiền lương thưởng cuối năm cho từng cá nhân thực hiện trên cơ

sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Bảng 8 Tình hình quỹ lương và thu nhập của Công ty năm 2012 – 2013

(Đơn vị: VNĐ)

2. Thu nhập bình quân

(người/ tháng)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán )

Từ bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân của Công ty ở mức khá cao so vớimặt bằng chung, so với mặt bằng ngành còn ở mức vừa phải Có thể thấy, mứclương mà Công ty trả cho nhân viên là tương đối ổn định, đảm bảo mức sống đầy

đủ cho công nhân viên, đồng thời có xu hướng tăng theo các năm

Đối với việc trả lương, khen thưởng xử phạt luôn được ban giám đốc thực hiệntheo đúng quy định Trả lương đúng ngày( thông thường là ngày 5 hàng tháng) Khitrả lương, trả qua thẻ hoặc trả trực tiếp Nếu trả trực tiếp, mỗi nhân viên sẽ đượcnhận một phong bì, bên trong đó là số lương của nhân viên, số tiền thuởng phạttrong tháng Cách làm này cũng có ưu và nhược điểm riêng như sau: Ưu điểm là cácnhân viên sẽ chỉ biết lương của bản thân mà không biết được của đồng nghiệp khác,tránh việc gây đố kỵ nhau về lương thưởng, nhưng cũng chính vì không biết thưởngcủa đồng nghiệp dẫn đến mỗi cá nhân không biết phấn đấu làm việc tốt hơn để cóthưởng cao hơn

Bảng 9 Trình độ và số lượng lao động của Công ty tính đến năm 2013

Ngày đăng: 27/01/2015, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w