56/2007/CT-Là một học sinh em hãy nêu suy nghĩ của mình về những tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống của chúng ta... Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, … + Cấm hút thuốc với nh
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
KHỐI 10I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Thơ văn Nguyễn Trãi có những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật?
+ Giá trị nội dung:
- Nêu cao chủ nghĩa yêu nước: ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dântộc, vì đạo lí chính nghĩa
- Thể hiện tinh thần nhân đạo: quan niệm sức mạnh vô địch là bắtnguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa” Từ nhân dân
+ Giá trị nghệ thuật:
- Thể loại:tạo ra những áng văn chính luận xuất sắc, mở đường chothơ Nôm Đường luật phát triển thành một thể thơ dân tộc
- Ngôn ngữ: đưa ngôn ngữ tiếng Việt thành ngôn ngữ văn học giàu đẹp
Câu 2:Trong tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung khẳng định vài trò của người hiền tài như thế nào?
- Hiền tài là người tài cao, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm suytôn
- Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phầnlàm nên sự sống cón của quốc gia và xã hội
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của hồi trống trong văn bản “Hồi trống Cổ
Thành” trích Tam quốc diễn nghĩa?
- Hồi trống gợi không khí chiến trận, tạo đỉnh điểm cho xung đột đầykịch tính của đoạn trích
Trang 2- Hồi trống thách thức khí phác của các bậc trượng phu: Trương Phi nónglòng, quyết liệt làm rõ trắng đen; Quan công lập tức hành động để tỏ rõ lòngtrung thành, tự minh oan cho mình.
- Hồi trống đoàn tụ anh em: Quan Công, Trương Phi đã vượt qua hồitrống thử thách để đoàn tụ trong tình anh em thắm thiết
Câu 4: Nêu những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du?
- Thời đại: Đó là một thời đại bão táp của lịch sử Những cuộc chiến
tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộcsống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm
- Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với
truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nênthiên tài Nguyễn Du
- Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan
trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn
học có một không hai: Truyện Kiều.
Câu 5: Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai? Cho biết nội dung đoạn trích?
- Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tácphẩm “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn
- Đoạn trích viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống
cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tintức, không rõ ngày trở về
II NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành chỉ thị số BGDĐT, về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục
56/2007/CT-Là một học sinh em hãy nêu suy nghĩ của mình về những tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống của chúng ta.
Trang 3- Tìm hiểu thuốc lá và những tác hại của nó
Thuốc lá là gì?Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già,
có hàm lượng Nicotin cao Loại thực vật gây nghiện này có nguồn gốc từNam Mỹ
- Thực trạng học sinh với việc sử dụng thuốc lá:
+ Do thói quen đua đòi tập hút thử và nghiện
+ Chứng tỏ bản lĩnh của “con trai”, chứng tỏ mình là người lớn!
tử cộng lại!
- Những tác hại
+ Bệnh lý như: viêm mũi, họng mạn tính, ung thư phế quản, viêmphổi, bệnh xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, ung thư môi, …
+ Ảnh hưởng kinh tế gia đình, kinh tế đất nước, tài nguyên môi trường
bị huỷ hoại: nhiều vụ cháy rừng do khách tham quan hút thuốc và tàn thuốcgây ra, …
+ Tác hại của những người hút thuốc lá thụ động: những người mẫncảm nhiễm khói thuốc lá sinh ra những bệnh lý về tai – mũi – họng,nhức đầu, chóng mặt, khói thói lá gây ô nhiễm không khí, … ngột ngạt, mệtmỏi, … giảm hiệu suất tiếp thu bài giảng,
- Biện pháp khắc phục
+ Đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục – Đào tạocần được thực hiện triệt để ở các cơ sở giáo dục, trong đó bổn phận và tráchnhiệm của học sinh chúng ta đóng vai trò không nhỏ
Trang 4+ Những việc làm thiết thực của chính mình: tự giác chấp hành việckhông sử dụng thuốc lá, (nếu có nghiện thì tích cực cai nghiện, quyết tâm từ
bỏ thuốc lá), vận động khuyên bảo bạn bè, người thân thực hiện “nói không”với khói thuốc! Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, …
+ Cấm hút thuốc với những hiệu quả tích cực của nó: nhằm bảo
vệ sức khoẻ, tiết kiệm được tiền bạc, dành đầu tư cho học tập, ngăn chặn hútthuốc còn nhằm hướng đến lối sống văn minh lịch sự chốn đông người
Kết bài
Bài học cho bản thân, người thân và những người chung quanh nên
từ bỏ thói quen có hại về nhiều mặt: hút thuốc lá!
Đề 2: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý
kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Gợi ý:
Mở bài -
Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già) - Nhìn cảnh ấy tôi chợt hỏiphải chăng các bạn ấy không biết “Tình thương là hạnh phúc của con
người”
Thân bài
- Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn Tình thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng cao hơn
- Biểu hiện
+ Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống
+ Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu
thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người
Trang 5thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác
+ Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người
+ Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của mình cho
nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa
+ Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập
+ Tấm gương Nguyễn Hữu Ân Ý 3: phê phán những người sống thiếu tình thương VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những người mang di chứng chất độc màu da cam…
- Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất của con người Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống Nhờ nó nhân loại vượt qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự “người” hơn
Kết bài
M Gorki nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tìnhthương” Đừng bao giờ biến trái tim mình trở thành một Bắc cực thứ 2, tìnhyêu thương luôn có trong mỗi con người, mỗi người cần có ý thức vun đắp
và phát huy trong những tình huống cụ thể Tình yêu thương chỉ có giá trịtrong hành động, chỉ khi ấy con người mới thực sự hạnh phúc và xã hội,cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt đẹp hơn
Đề 3: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh
thần của con người, nhà văn M.Go-rơ- ki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên
Trang 6a) Vai trò, tầm quan trọng của sách
- Sách là những tài liệu vô cùng quan trọng đánh dấu lịch sử tiến bộ phát triển của loài người qua hàng nghìn năm lịch sử, cụ thể là: theo tính toán mới khoảng 500 năm trở lại đây, ngành in của thế giới đã cuất bản đến 300 triệu đầu sách, 600 triệu trang in
+ Là sản phẩm tinh thần của tài năng, mọi ngành mọi phương diện: sách vănhọc, sách lsử, sách địa lí,triết học
+ Sách khoa học kĩ thuật
-> chiếm khối lượng lớn trong đời sống tinh thần con người, là món ăn tinh thần của nhân loại hàng bao nhiêu thế kỉ nay Nhờ sách, con người tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và đưa ra những phát kiến mới b) Giải thích và chứng minh: sách là nguồn kiến thức
- Giải thích tại sao sách lại là nguồn kiến thức?
+ Con người trải qua ngàn năm lịch sử, nếu ko có sách thì làm sao ghi nhận được những kiến thức mà con người đã đạt được, đã ghi ra, chỉ có sách mới ghi lại được những thành tựu, nền văn minh con con người, thế hệ đi trước + Sách là kết tinh trí tuệ, là nguoopfn kiến thực bao la và mênh mông của con người, mở rộng tầm hiểu biết cho thế hệ sau
- Chứng minh: sách là nguồn kiến thức?
+ Với tuổi học sinh: sách cung cấp kiến thức toàn diện về mọi môn học: toán, lí, hóa, sinh, sử, địa
- Là nguồn kiến thức đối với cá nhân nói chung
- Thu lượm nhiều kiến thức từ sách để làm giàu đời sống, tâm hồn mỗi con người: sách văn học nghệ thuật: tp nổi tiếng thế giới,
- Sách khoa học kĩ thuật: gthích hiện tượng tự nhiên (tại sao có thủy triều )
- Tư tưởng con người tiến bộ ntn? từ duy tâm -> duy vật là gì? Sách về lsử giúp ta biết được quá trình hình thành của loài người từ sơ khai -> hưng thịnh ntn?
c) Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách
Trang 7- Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo những sách có nội dung tốt
- Học điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế
Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách Nên đọc sách
Đề 4: Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đa chỉ rõ: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó”
Theo em nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào
Gợi ý:
*Mở bài
+ Giới thiệu lời dạy của Bác
+ Khẳng định đây là bài học quý giá và có ý nghĩa sâu sắc với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân
+ Chúng ta cần tiếp thu học hỏi lời dạy của Bác
*Thân bài :
- Giải thích cách hiểu lời dạy của Bác:
Giải thích khái niệm tài và đức
+ Tài là gì?
+ Đức là gì?
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau
+ Có tài mà không có đức là người vô dụng
+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau
- Liên hệ bản thân
Ý nghĩa lời dạy của Bác: Là kim chỉ nam giúp chúng ta xác định hướng
đi đúng đắn trong việc rèn luyện, tu dưỡng nhân cách của mình
Trang 8Đề 5: Trong lớp em có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “ cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ Theo em nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
Gợi ý:
*Mở bài :
-Lời mở đầu : Dẫn ý,dẫn câu tục ngữ
-Giá trị của câu tục ngữ
*Thân bài :
-Giải thích câu tục ngữ :Cái khó,bó,cái khôn
-Rút ra bài học : Trong cuộc sống,khó khăn hạn chế năng lực sáng tạo củacon người
- Câu tục ngữ trên có mặt đúng,mặt sai :
+Mặt đúng : Nói đến sự phát triển chủ quan,chịu sự tác động của hoàncảnh khách quan
+Mặt sai : Còn phiến diện,chưa đánh giá đúng vai trò,nỗ lực của hoàn cảnhkhách quan
- Bài học rút ra cho bản thân : Khi tính toán công việc gì,phải
có kế hoạch,trong hoàn cảnh nào cũng phải vượt lên khó khăn bằng tấtcả nỗ lực của bản thân
*Kết bài : Khó khăn chính là môi trường để ta rèn luyện,giúp ta thành công
trong cuộc sống
III NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
Trang 91 Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
2 Đoạn trích “Trao duyên”
3 Đoạn trích “Chí khí anh hùng”
4 Tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
5 Đoạn trích ( đoạn 2) trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô
Đề 1 : Phân tích diễn biến tâm trạng, tình cảnh của người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích Chinh phụ ngâm) của tác giả Đặng Trần Côn.
Dàn ý cơ bản:
Mở
bài:
- Giới thiệu vài nét đặc sắc nhất về tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn tích
- Dẫn dắt đặt vấn đề (theo yêu cầu đề ra)
Thân bài:
Tâm trạng của người chinh phụ đã sống dậy một cách tài tình qua nghệ thuật thể hiện của tác giả:
Đoạn 1: Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ
(Dạo hiên vắng…bóng người khá thương)
+ Nỗi cô đơn được thể hiện qua hành động lặp đi lặp lại của người chinh
phụ : Nhớ chồng, mong ngóng, hết đứng lại ngồi, hết đi ngoài hiên rồi lạivào trong phòng, cuốn rèm lên để trông tin chim thước báo rồi lại rủ rèmxuống mà “ngoài rèm thước chẳng mách tin”.Sự lặp lại của hành động diễntả thời gian trôi đi triền miên, nhàm chán…
Trang 10+ Nỗi cô đơn còn được thể hiện qua sự lặp lại đều đặn của thời gian chờ đợi: ngày đằng đẵng, tối buồn buồn, đêm gà gáy, ngày bóng hòe Tất cả trôi
đi đơn điệu trong vòng tròn của sự thương nhớ, chờ đợi
+ Đặc biệt nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya ; vẫn chỉ là “Một mình mình biết, một mình mình
hay”.Nghệ thuật khắc họa nội tâm qua ngoại cảnh cũng là một thế mạnh củaChinh phụ ngâm Người chinh phụ đối diện với ngọn đèn khi đêm tối côquạnh và khát khao sự đồng cảm chia sẻ Đèn đã cạn, ngọn đèn đã thành hoalửa mà vẫn vò võ một bóng người in hình vào bức rèm kia Nàng muốn giãibày tâm sự,nàng tin rằng chỉ có đèn biết tâm trạng của mình.Nhưng rồi nànglại phủ nhận, đèn có biết cũng như không biết, bởi đèn làm sao chia sẻ đượctấm lòng này Do vậy nỗi đau trong lòng chỉ riêng mình thiếp chịu.(liên hệtâm trạng Thúy Kiều tong đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”
Đoạn 2: Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.
(Gà eo óc…phím loan ngại chùng)
+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí Người
chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắcgiờ “đằng đẵng như niên”.Nỗi nhớ nhung làm cảm giác thời gian trở nên lê
thê vô cùng tận Nỗi cô đơn còn được thể hiện qua sự lặp lại đều đặn của thời gian chờ đợi: ngày đằng đẵng, tối buồn buồn, đêm gà gáy, ngày bóng
hòe Tất cả trôi đi đơn điệu trong vòng tròn của sự thương nhớ, chờ đợi
+ Nội tâm của người chinh phụ còn được thể hiện qua những hành động gắng gượng thoát khỏi sự bủa vây của cảm giác cô đơn: “Hương gượng
đốt…ngại chùng”
Nàng cố gắng quay trở về với nếp cũ duy trì một đời sống bình thường: đốthương, soi gương, đánh đàn, nhưng việc gì cũng chỉ là “gượng” Sầu chẳngnhững không giải tỏa được mà còn nặng nề hơn Mọi cố gắng đều không thểxóa được sự chi phối của nỗi nhớ Tất cả đều chỉ có một mối quan tâm, lolắng duy nhất hướng về người chinh phu và khao khát tình vợ chồng sumhọp như loan phượng có đôi, như sắt cầm réo rắt
Đoạn 3:Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu
(Lòng này gửi gió đông…mưa phun)
Trang 11+ Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng –gửi lòng mình đến
non Yên- mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia Những điệp từ vừa biểu đạtkhông gian, vừa biểu đạt thời gian, vừa mênh mang không gì đo đếm đượccủa nỗi nhớ trong lòng người chinh phụ (thăm thẳm, đau đáu, thiết tha)
+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian là
quá lớn Nỗi nhớ tràn ra không gian, rồi lại lặn vào nội tâm, cuối cùng để lạimột cảm giác đau đớn
=> Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật,ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ…đoạn trích đã ghi lại nỗi cô đơnbuồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa ; đề cao hạnh phúclứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến
Kết bài:
-Khả năng dồi dào của thể thơ lục bát, đặc biệt khả năng thể hiện một
cách sâu sắc và tinh tế tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Qua việc cực tả nỗi buồn đau, thất vọng của người chinh phụ trongcảnh chờ đợi vô vọng, tác giả nói lên nỗi oán ghét chiến tranh phi nghĩa,khao khát hạnh phúc lứa đôi
Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”.
Dàn ý cơ bản:
Mở
bài:
- Giới thiệu vài nét đặc sắc nhất về tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn tích
- Dẫn dắt đặt vấn đề (theo yêu cầu đề ra)
Thân bài:
Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
Trang 12( “Cậy em em có chịu lời…phím đàn với mảnh hương nguyền ngày
xưa”)
+Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy,
thưa) Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để
nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”
+Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh,nhanh tan vỡ
Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du
+Kiều trao duyên cho em Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâmhuyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng củaKiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động
và lời nói, lí trí và tình cảm Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.
Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
(Mai sau dù có bao giờ thiếp đã phụ chàng từ đây)
+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc
thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêuthương và mong nhớ
+Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ;
từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
=>Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngônngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cáchThúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đếnquên mình vì hạnh phúc của người thân
Kết bài:
-Tài năng xuất sắc của Nguyễn Du trong việc khám phá và thể hiện quy luậtnội tâm sâu sắc của con người
Trang 13-Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách caođẹp của Thúy Kiều, qua đó thấy được cái nhìn hiện thực và nhân đạo củaNguyễn Du.
Đề 3: Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải trong đoạn
trích “Chí khí anh hùng”trích “Truyện Kiêu” của Nguyễn Du (Sách
giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2).
“Nửa năm………thẳng rong”:
+ “Trượng phu”:chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng N.Du gọi
Từ Hải là bậc trượng phu với hàm nghĩa khâm phục ,ca ngợi
+ “thoắt”: nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ: cách nghĩ, cách xử sựcủa Từ Hải cũng khác thường và dứt khoát
+ “động lòng bốn phương”: chí làm trai “ nam, bắc, đông, tây”…tunghoành thiên hạ Đó cũng là lí tưởng người anh hùng thời trung đại, không
bị ràng buộc bởi vợ con gia đình, muốn tung hoành trong không gian rộnglớn, quyết mưu cầu sự nghiệp phi thường “Trông vời………….thẳngrong.”.Từ Hải muốn một thân xây dựng cơ đồ
-> Hình ảnh Từ Hải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất -> ngườivũ trụ =>Từ Hải là người anh hùng
Trang 14- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải:
+ Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng caocả
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lêntrên tình cảm thông thường để sánh với người anh hùng
=>Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước
lệ và cảm hứng vũ trụ; trong đó, hai phương diện ước lệ và cảm hứng
vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Kết bài:
- Lí tưởng của anh hùng Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du
- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật, tác phẩm
Đề
4 : Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên( trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.(5đ) Dàn ý cơ bản:
MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục và chuyện
chức phán sự đền Tản Viên.(1đ)
TB: Triển khai (3đ)
Trang 15 Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa: Ngô Tử Văn là
người rất khảng khái, “ thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên
đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sàng nhận chức phán sự đền TảnViên để thực hiện công lí
Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường: không run sợ trước hồn ma
tướng giặc họ Thôi; chàng vạch mặt hung thần; cãi lại quỷ và tênhung thần, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trìnhDiêm Vương,…
Tử Văn là người giàu tinh thần dân tộc: Đấu tranh đến cùng để diệt
trừ hồn ma tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị choThổ thần nước Việt
↔ Chiến thắng Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt- là sự khẳng định
chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyếttâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa
KB: (1đ) Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nêu ngụ ý
của tác phẩm( vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc;phơi bày thực trạng bất công , thối nát của xã hội dương thời và nhắn nhủphải đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí)
Tác giả vạch trần tội ác của giặc Minh với một trình tự logic:
Tác giả chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh
+ Vạch trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh ( việc nhà Hồcướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây họa,mượn gió bẻ măng)
+ Âm mưu muốn thôn tính đất nước ta vốn đã có sẵn, có từ lâu
Trang 16 Tác giả vạch trần những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh
+ Thu thuế khóa nặng nề
+ Vơ vét sản vật, bắt chim trả
+ Ép người làm những việc nguy hiểm ( dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìmvàng,…)
Tác giả tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc.
+ Hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sátngười dân vô tội ( nướng dân đen, vùi con đỏ,…)
+ Hủy hoại cả môi trường sống ( Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ)
↔ Đây là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh
KB (1đ): Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích,
nêu chủ đề của đoạn trích
Đề cương ôn tập môn ngữ văn 11
I CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Nhận xét về cái “ ngông” của Tản Đà qua bài Hầu Trời?
Trả lời:
Trang 17“ Ngông” trong nghiên cứu văn học thường được dùng để chỉ một kiêu ứng
xử xã hội và nghệ thuật khác với thói thường của những nhà văn, nhà thơ có
cá tính Tản Đà không phải là người duy nhất có cá tính “ ngông” Trướcông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều “ngông”.Trong bài Hầu Trời, cái “ ngông” của Tản Đà đã được bộc lộ quacác chi tiết:
- Nhà thơ tự cho mình văn hay đến mức trời phải tán dương: “ Trời lạiphê cho: “ Văn thật tuyệt” – Văn trần được thế chắc có ít” Qua lời khen củatrời ta thấy được thái độ tự đắc của thi sĩ Tản Đà cho rằng không ai đáng là
kẻ tri âm với mình ngoài trời và các chư tiên, kẻ mắt trần chưa chắc đã nhận
ra được cái đặc sắc trong thơ văn ông
- Tản Đà tự xưng tên tuổi và thân thế bằng lời kể khách quan và hómhỉnh: “ Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa - Con tên Khắc Hiếu
họ là Nguyễn – Quê ở Á châu về Địa cầu – Sông Đà núi Tản nước NamViệt” Điều đó chứng tỏ Tản Đà rất ý thức về tài năng thơ và táo bạo dámđường hoàng bộc lô bản ngã “ cái tôi” của một Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
- Tản Đà tự xem mình bị trời đày xuống hạ giới vì tội ngông và cũng
là để làm một sứ mệnh hết sức trọng đại: “ Trời định sai con một việc này –
Là việc “ thiên lương “ của nhân loại,” Đièu đó chứng tỏ Tản Đà là ngườilãng mạn nhưng vẫn ý thức về trách nhiệm với cuộc đời Đây cũng là mộtcách tự khẳng định tài năng và cả nhân cách của mình
- Giọng kể chuyện của tác giả rất đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngôngnghênh, tự đắc
Câu 2: Trình bày những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ cho bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.
Trả lời:
Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ Lưu biệt khi xuấtdương:
Khát vọng hào hùng, mãnh liệt của người chí sĩ yêu nước
Tư thế kì vĩ của người chiến sĩ sánh ngang tầm vũ trụ
Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục – vinh gắn liền với sựtồn vong của tổ quốc
Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong
Trang 18 Khí phách ngang tàng, đối đầu với mọi thử thách.
Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng
Câu 3: Trình bày những nét mới về nội dung và những nét truyền thống
về đặc điểm nghệ thuật của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà?
Trả lời:
Những nét mới về nội dung của hai bài thơ:
+ Lưu biệt khi xuất dương: Là vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng,tự tin kiêu hãnh
và khát vọng cháy bỏng nơi tâm hồn nhà cách mạng Phan Bội Châu trongbuổi ra đi tìm đường cứu nước qua một giọng thơ trữ tình – chính trị đầy tâmhuyết sôi sục, đầ sức lôi cuối,
+ Hầu trời: Là vẻ đẹp mới mẻ của cái tôi cá nhân mà thi sĩ muốn thể
hiện, một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng thơ, về giá trị đíchthực của mình và khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời
Nét truyền thống về hình thức nghệ thuật của hai bài thơ
+ Lưu biệt khi xuất dương: Là thể thơ Đường luật thát ngôn bát cú và lại
được viết bằng chữ Hán ; hình ảnh bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạcđẹp kì vĩ nhưng vẫn mang phảng phất nét ước lệ cổ xưa
+ Hầu trời: Nhìn chung dù đã có dấu hiệu đổi mới nhưng hình thức thơ
Tản Đà nói chung, bài thơ Hầu trời nói riêng chưa mới ở thể thơ thất ngôntrường thiên, ở ngôn từ, và ở hệ thống hình ảnh nghệ thuật…
Câu4: Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng truyện ngắn “Người trong bao”
của nhà văn Sê-khôp?
Đáp án: Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả.
Nó có thể gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:
* Ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng cái bao (1đ)