Thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Tràng giang được xếp vào hàng tuyệt tác của Huy Cận, một giọng điệu thơ đặc sắc đã chạm tới cõi vô cùng “cái mạch sầu vạn kỷ”.
II. TB
• Nhan đề và lời đề từ của bài thơ mang ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc:
+ Tràng giang là từ Hán Việt, nghĩa là sông dài. Với hai âm Hán và cách điệp vầ ang, tràng giang gợi sắc thái trang trọng cổ kính, góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng và âm hưởng mênh mang về hình ảnh một con sông vừa rất xa, rất dài, vừa rất rộng. Dòng sông được mở rộng đến khôn cùng gợi liên tưởng sâu xa. Không còn là một con sông Hồng cụ thể nữa mà một con sông chảy về tử lịch sử, dòng sông chảy trong không gian, dòng sông của tâm trạng.
+ Lời đề từ: “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thể hiện cảm quan vũ trụ của người nghệ sĩ. Thâu tóm cái thần bài thơ về một nỗi niềm càm nhận sâu xa của cái tôi cô đơn trước cái vô cùng trời đất. Mở đầu cho cảm giác không gian, cảm giác nổi trội thường trực trong thơ Huy Cận. Cảm giác rợn ngợp ấy là nguồn gốc của nỗi cô đơn. Tác phẩm là một khối trời buồn, gửi gắm những tâm sự sâu kín của con người Huy Cận.
• Khổ 1:
+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh trôi dạt trên dòng sông lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Hình ảnh đời thường mang nét hiện đại: một cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
=> Mượn hình ảnh ấn dụ để gửi gắm nỗi cô đơn, thể hiện cái tôi bơ vơ,
lạc lõng, kiếp người trôi nổi, vô định.Cảnh không thấy hòa hợp gắn bó mà chia lìa, cách xa.
• Khổ 2:
+ Bức tranh thiên nhiên tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu,…tất cả dựng lên một không gian ba chiều vừa cao vừa rộng vừa sâu thẳm. Trước cái vô biên, vô cùng, con người càng trở nên bé nhỏ, rợn ngợp, cô đơn.
+ Cảnh vật được đẩy ra xa hơn nhưng vẫn không sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. Cảnh vật thưa thớt, quạnh hiu, hoang tàn gợi cảm giác hụt hẫng, mất mát.
=> Nhịp thơ dàn trải kết hợp hình ảnh ẩn dụ, khổ thơ là bức tranh đẹp
nhưng buồn. Nỗi buồn thấm sâu, lan tỏa rộng trong không gian.
• Khổ 3 :
+ Khổ thơ tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh
những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định không một chuyến đò, không cầu. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.
+ Khổ thơ là niềm cô đơn, lạc lõng của con người trước đất trời bao la, qua đó nói lên khát vọng được giao hoà với sự sống, con người.
=> Tìm về cuộc sống con người nhưng cũng thất vọng. Nỗi buồn không
còn là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng sông dài mà là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
• Khổ 4 :
+ Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều, đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả.
+ Hai câu sau mượn tứ thơ cổ, tác giả bày tỏ trực tiếp tấm lòng nhớ quê hương da diết, sâu nặng mà chính Huy Cận còn khẳng định: “Tôi còn buồn hơn cả Thôi Hiệu đời Đường”
Nỗi buồn trong thơ Huy Cận là nỗi buồn trong sáng của cả thời đại, nhân thế. Nỗi buồn, cô đơn, gặp gỡ với niềm khao khát được giao cảm, chia sẻ. Đọc bài thơ ta liên tưởng đến một vùng sông nước quen thuộc, vẫn thấy đâu đó hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị mà thân thiết,…Đó là hồn dân tộc, tình đất nước, là hơi thở của thời đại trong thi ca.
=> Bằng sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân…) và nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (…) bài thơ đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
III. KB
Qua bức tranh tràng giang mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.
TỪ ẦY – TỐ HỮU
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
1. MB
- Tố Hữu được đánh giá là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Với phong cách thơ trữ tình chính trị thơ Tố Hữu thể hiện lã sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
- Giới thiệu dẫn dắt khổ thơ.
2. TB
a. Hai câu đầu: Viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt
của đời mình là được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người
thanh niên Tố Hữu.
- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ như “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” , động từ “bừng”, chói”… để diễn tả sức mạnh kì diệu của lí tưởng cộng sản. Lí tưởng như nguồn sáng mặt trời chiếu rọi tâm hồn chàng thanh niên, khiến tâm hồn Tố Hữu được sưởi ấm và thức tỉnh.
b. Hai câu sau: Cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Tác giả
sử sụng bút pháp trữ tình lãng mạn với hình ảnh so sánh, liên tưởng “hồn tôi như một vườn hoa lá” để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của mình khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Đó là vườn cây tươi xanh với hương thơm, trái ngọt và tiếng chim ca.
3. KB:
Với hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng ; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, … đoạn thơ là niềm vui lớn của tác giả khi bắt gặp lí tưởng Cộng sản.
CHIỀU TỐI (Mộ) – HỒ CHÍ MINH .