MB: Giới thiệu Nhật kí trong tù: Hoàn cảnh ra đời và những gí trị cơ bản.

Một phần của tài liệu de cuong on tap ngu van 10,11 ki 2 (Trang 35 - 37)

bản.

- Vị trí của bài thơ: Bai thứ 31 của NKTT; sáng tác vào cuối mùa thu 1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

II. TB:

Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng

+ Bức tranh tiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ

chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không hình ảnh ước lẹ thường gặp trong thơ cổ, được sử dụng rất sáng tạo trong thơ HCM. Biểu hiện những cảm xúc riêng, những giá trị chân thực gợi liên tưởng tương đồng giữa người cảnh, giữa ngoại cảnh và tâm trạng.

+Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại được thể hiện qua sự đối lập giữa cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình. => Với nghệ thuật chấm phá và những hình ảnh ước lệ bức tranh thiên nhiên hai câu đầu thật đẹp, vừa giản dị, tinh tế, cái đẹp của sự trong sáng cổ điển. Đằng sau bức tranh, cái ý vị cổ điển toát lên phong thái của một tâm hồn ung dung, tự tại. Phong thái ấy biểu hiện nghị

lực, bản lĩnh của người chiến sĩ kiên cường vượt lên trên mọi dày vò

thử thách ; một tinh thần lạc quan để làm chủ bất kì mọi hoàn cảnh khốc liệt và làm chủ bản thân mình, thực sự là một người tự do. Đây chính là

chất thép phi thường của nhà cách mạng ví đại HCM.

Hai câu cuối : Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người

+ Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui (so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ không tả, thủ pháp điệp liên hoàn)

+ Câu 4: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ HCM: chiều chuyền dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng

(phân tích chữ hồng- nhãn tự của bài thơ). Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tường người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buôn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người.

=>Người tù quên đi cảnh ngộ của mình để nâng niu, trân trọng cuộc sống ; để sẻ niềm vui đời thường với người dân lao động nơi xóm núi. Rõ

ràng đây là vẻ đẹp của tâm hồn yêu đời, yêu sống mới có được. Trong hoàn cảnh cay cực người tù vẫn vươn lên cảnh ngộ để cảm nhận cuộc sống chứ không đóng khép lòng mình. Thể hiện một cái nhìn, cái cảm nhân đạo;

cái nhìn, cái cảm lạc quan.

Một phần của tài liệu de cuong on tap ngu van 10,11 ki 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w