nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:
1. MB
- Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Diệu, hồn thơ Xuân Diệu trước cách mang tháng Tám và bài thơ Vội vàng.
- Dẫn dắt yêu cầu của đề, trích đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi
…
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân…”
2. TB
• Tình yêu cuộc sống thể hiện qua khát vọng phi lí:
- Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để vĩnh cửu hóa những hiện tượng mong manh “cho màu đừng nhạt mất”, “cho hương đừng bay đi”. - Ngọn nguồn của những mơ ước phi thường ấy xuất phát chính từ tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Câu thơ ngũ ngôn, điệp từ, điệp cấu trúc, sử dụng động từ, tính từ...
• Tình yêu cuộc sống thể hiện qua bức tranh rực rỡ sắc màu:
- Xuân Diệu đã phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú: (đó là một thế giới rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh của “tuần tháng mật”, của “đồng nội xanh rì”, của “cành tơ phơ phất”, của “yến anh này đây khúc tình si”,…
Hình ảnh thiên nhiên và sự sống gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ đầy tình tứ qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của Xuân Diệu) ; và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Trong thế giới đầy xuân sắc và tình tứ của Xuân Diệu, chuẩn mực của cái đẹp không còn là thiên nhiên thường thấy trong thơ ca truyền thống mà là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Con người là thước đo thầm mỹ của vũ trụ, vẻ đẹp con người trần thế là tác phầm kì diệu nhất của tạo hóa. Nên vẻ non tơ trong ngần của tháng giêng đã được ví như một “cặp môi gần” quyến rũ, đầy mê đắm.
- Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc, điệp từ “này đây”, liệt kê, ẩn dụ, so sánh, câu thơ độc đáo “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”...
• Tình yêu cuộc sống còn được thể hiện ở chỗ Xuân Diệu luôn muốn
níu giữ những phút giây của hiện tại. Trong cảm quan của XD,
mùa xuân cũng như tuổi trẻ con người. Đó là thời kì rực rỡ, xuân sắc và tràn đầy sức sống, mùa của hạnh phúc và tình yêu. Thế nhưng mùa xuân của đất trời và tuổi xuân của con người đều ngắn ngủi,chóng vánh. Vì vậy mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Nên bên cạnh tiếng reo vui đầu đoạn thơ là tiếng thở dài tiếc nuối đầy khắc khoải “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian, rõ ràng XD mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng lại không khỏi băn khoăn trước cuộc đời, đó là cơ sở lí luận cho quan niêm sống vội vàng mà nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời.
3. KB
Với sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; qua cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ, ngôn từ, nhịp điệu …đoạn thơ thể hiện một quan niệm mới mẻ của nhà thơ XD về tình yêu cuộc sống.
Đề 2 : Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau :
...
Tôi không chờ nứng hạ mới hoài xuân »
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm :
- Xuân Diệu là nhà thơ « mới nhất trong các nhà thơ mới », đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật táo bạo.
- Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước 1945. Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống.
2. Phân tích :
a.Hình ảnh thiên nhiên :
- Vẻ đẹp thiên nhiên :
+ Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, thanh âm...)
+ Tươi đẹp, tràn dầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì,cành tơ phơ phất, thần Vui gõ cửa...).
+ Tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như cặp môi gần...). - Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh...) ; cú pháp tân kì.
b. Cái tôi trữ tình
- Cái tôi trữ tình Xuân Diệu là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống :
+ Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính của tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
+ Tình cảm vừa thiết tha, rạo rực, đắm say (bộc lộ ham muốn khác thường ; cách giới thiệu say sưa, vồ vập ; cảm nhận thế giới chung quanh bằng mọi
giác quan) vừa vội vàng, quyến luyến do cảm nhận được bước đi nhanh chóng của thời gian.
- Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê ; nhịp điệu gấp gáp ; chuyển đổi thể thơ linh hoạt ; từ ngữ táo bạo.
3. Đánh giá chung
- Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình ; lối thể hiện rất hiện đại.
- Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần gian ; biểu hiện của một quan niệm sống tích cực.
Đề 4: phân tích đoạn thơ:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm” Ta muốn ôm
…
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
1. MB
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết…
- “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu cuối bài thể hiện rõ quan niệm sống vội vàng của nhà thơ:
“Ta muốn ôm …
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
2. TB
- Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm”
- Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc.
+ Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượn, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng… + Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng sự thay đổi cách xưng hô :
từ « tôi » chuyển thành « ta » ; động từ tăng tiến liên tiếp: ôm, riết, say, thâu, cắn ; nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy…; nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, từ ngữ, hình ảnh táo bạo…
+ Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất.
=>Càng ý thức được sự phai tàn, XD càng cuống quýt, vội vàng, gấp gáp, để tận hiến, tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc. Nó bộc lộ niềm ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô biên, tuyệt đích của thi nhân.
Quan niệm sống của nhà thơ : vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” và thể hiện sự mãnh liệt của
cái tôi đầy ham muốn.
Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi: Vội vàng là gi? Và đề xuất một lối sống mới mẻ, tích cực; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.
- Liên hệ quan niệm sống của con người hiện nay, đặc biệt là tuổi trẻ; rút ra quan niệm sống đúng đắn cho mình.
3. KB
- Khẳng định đoạn thơ thể hiện quan niệm sống vội vàng tích cực của tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của Xuân Diệu.
Đề 1 : Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn. Hãy phân tích thi phẩm “Tràng giang” để thấy rõ điều đó.
I. MB