Quản lý vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 33 - 41)

III- CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG

3. Quản lý vốn

Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó. Vậy việc quản lý nguồn vốn cố định chính là việc quản lý các quỹ khấu hao bởi mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất ra TSCĐ.

Khi xác định mức trích khấu hao của tài sản cố định cần xem xét các yếu tố sau:

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm.

- Hao mòn vô hình của tài sản cố định. - Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. - Quy định của nhà nước về trích khấu hao.

Việc lựa chọn các phương pháp khấu hao tài sản cố định là một nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định nói riêng và quản lý vốn nói chung của doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các phương pháp tính khấu hao sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố định hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm của TSCĐ bằng giá trị phải khấu hao TSCĐ chia cho thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Đây là phương pháp đơn giản và dễ tính. Mức khấu hao được phân bố đều qua các năm nên không gây ra biến động quá mức khi tính chi phí khấu hao. Phương pháp này biết được thời gian thu hồi vốn. Nhưng phương pháp này không phù hợp với loại TSCĐ có mức độ hoạt động không đều giữa các chu kỳ trong năm hay giữa các năm.

Phương pháp khấu hao nhanh

• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Công thức xác định:

MKi = Gdi * TKD

Trong đó: MKi: Số khấu hao tài sản cố định năm thứ i

Gdi: Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i TKD: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của tài sản cố định i: Tứ tự các năm sử dụng tài sản cố định

Phương pháp khấu hao này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

• Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng Công thức xác định:

MKt = NG * TKt

Trong đó: MKt: Số khấu hao tài sản cố định ở năm thứ t NG: Nguyên giá tài sản cố định

TKt: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định ở năm thứ t

Hai phương pháp khấu hao trên đều giúp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Doanh nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao đổi mới máy móc công nghệ, kịp thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình. Nhưng điểm hạn chế của phương pháp này là giá thành sản phẩm ở những năm đầu cao do chịu chi phí khấu hao lớn.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Phương pháp này thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạt động có tính chất mùa vụ và là những tài sản cố định trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nội dung của phương pháp này là: Số khấu hao từng năm của tài sản cố định được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thành trong năm nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ có mức độ hoạt động không đểu giữa các thời kỳ. Nhưng việc khấu hao sẽ trở nên phức tạp khi trình độ quản lý TSCĐ còn yếu và không thực hiện nghiêm túc.

3.2 Quản lý vốn lưu động

3.2.1 Quản lý vốn bằng tiền

3.2.1.1 Tầm quan trọng của việc quản lý vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng là đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng. Chính vì thế việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

3.2.1.2 Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề chính sau:

- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán.

- Để xác định mức tồn quỹ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như: dựa vào kinh nghiệm thực tế, có thể sử dụng mô hình quản lý EOQ, hoặc mô hình quản lý tiền mặt Millerorr.

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền, doanh nghiệp cần phải xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý khoản phải thu, chi đặc biệt là thu,

chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu lợi cho cá nhân.

- Tất cả các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải thông qua quỹ không được ngoài quỹ.

- Phải phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán và thủ quỹ.

- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm quá trinh chi tiền.

- Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng và thời gian được tạm ứng.

- Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, đảm bảo sự cân bằng thu, chi cà nâng cao khả năng sinh lời số vốn tiền tệ nhàn rỗi.

3.2.2 Quản lý khoản phải thu

3.2.2.1 Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp bởi:

- Các khoản thu từ khách thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ với việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới doanh thu bàn hàng.

- Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây nên mất vốn.

3.2.2.2 Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu  Xác định chính sách bán chịu với khách hàng.

Để quản lý khoản phải thu cần xem sét đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp như:

- Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm. - Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét đổi thủ cạnh tranh để có chính sách bán chịu có lợi.

- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

 Phân tích khách hàng, xác định khối lượng bán chịu.

Công việc chính yếu trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại cần xác định là bán chịu cho ai. Do vậy, để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng nhất là khách hàng tiềm năng để trên cơ sở đó quyết định hình thức hợp đồng.

 Xác định điều kiện thanh toán

Doanh nghiệp phải quyết đinh thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán. Thời hạn thanh toán là độ dài thời gian kể từ ngày người bán giao hàng cho người mua đến ngày người mua trả tiền. Chiết khấu thanh toán là phần giảm trừ một số tiền nhất định cho người mua trả tiền trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận.

 Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu

Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Cần thường xuyên xem xét đánh giá tình hình phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức:

Npt = Dn * Kpt

Trong đó:

Dn : Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một năm Kpt: Kỳ thu tiền bình quân trong năm

Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian.  Áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và bảo toàn vốn

- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán.

- Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn. - Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn.

- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động.

3.2.3 Quản lý vốn về hàng tồn kho

3.2.3.1 Tầm quan trọng của quản lý vốn về hàng tồn kho

- Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động.

- Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.

- Dự trừ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa.

3.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho.

- Đối với mức độ tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: phụ thuộc vào quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, giá cả các loại vật tư được cung cấp...

- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang các yếu tố ảnh hưởng gồm: đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm, sự lâu bên của sản phẩm...

- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hóa thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

3.2.3.3 Chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho - Chi phí đặt hàng

- Chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ - Chi phí thiệt hại do không có hàng

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w