Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doannh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 54 - 56)

II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC

3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doannh

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Khoản phải thu 598.000 968.000 2. Hàng tồn kho 1.463.000 2.172.000

3. Nợ ngắn hạn 358.000 746.000

4. Nhu cầu VLĐ thường xuyên

(4) = (1) + (2) – (3) 1.703.000 2.394.000

Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn là lựng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng: Nhu cầu VLĐ thường xuyên lớn hơn 0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu

lớn hơn nợ ngắn hạn. Chính vì thế công ty phải dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch.

Vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Tài sản cố định 4.900.000 7.985.000 2. Vốn chủ sở hữu 5.000.000 6.500.000 3. Nợ dài hạn 3.000.000 5.000.000 4. VLĐ thường xuyên

(4) = (2) + (3) – (1) 3.100.000 3.515.000

Chúng ta có thể thấy VLĐ thường xuyên của công ty lớn hơn 0, chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi công ty đã đầu tư vào tái sản cố định. Công ty có được phần dư thừa đó là do công ty trực thuộc TW hội người cao tuổi Việt Nam, hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn là vì mục tiêu xã hội do đó công ty được các Tỉnh ủng hộ bằng cách cấp đất sử dụng trong một thời gian dài để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đảm bảo mục đích an sinh xã hội. Vậy phần vốn dư thừa đó được công ty tiến hành đầu tư vào tài sản lưu động.

Vốn bằng tiền

Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. VLĐ thường xuyên 3.100.000 3.515.000 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.703.000 2.394.000 3. Vốn bằng tiền

(3) = (1) – (2) 1.397.000 1.121.000

Từ các số liệu trên ta có thể thấy cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vồn lưu động thường xuyên đều dương, chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của

doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; tóm lại tình hình tài chính của công ty như vậy là khá tốt. Từ đây ta có thể thấy rằng nếu công ty có thể phát huy hết mọi khả năng, duy trì được tình hình sản xuất kinh doanh như hiện nay thì công ty có thể vay ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, vấn đề là lựa chọn nguồn vốn có chi phí thấp hơn để làm lợi cho công ty mà thôi.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w