II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC
4. Thực trạng về quản lý nguồn vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc
Phúc
4.1 Quản lý vốn cố định
Quản lý nguồn vốn cố định của công ty chính là việc quản lý nguồn khấu hao TSCĐ trong công ty. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đương thẳng. Tài sản cố định trong doanh nghiệp là máy móc dùng để khám chữa bệnh (như máy nấu và đóng túi thuốc đông y, máy tác động cột sống HAPPY DREAM…), xe chuyên chở người bệnh…
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn cố định bởi nguồn vốn này có tác động lơn đến việc tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công ty nên công việc quản lý nguồn vốn cố định được công ty rất xem trọng.
Nguồn vốn cố định của công ty (từ quỹ khấu hao cơ bản) được công ty sử dụng để sửa chữa cũng như mua sắm mới trong thiết bị. Chúng ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 1,30 năm 2007 nghĩa là trong năm 2007 cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra 1,30 đồng doanh thu. Hệ sô này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định trong công ty còn thấp. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ cũng như tăng hiệu quả nguồn vốn cố định hơn nữa bởi đây là một nguồn vốn rất quan trọng.
Chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu đánh giá về nguồn vốn lưu động của công ty trong năm 2007.
Hiệu suất sinh lời vốn lưu động là 5,85%. Những con số trên đã giúp ta thấy được vai trò của vốn lưu động đối với doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, cũng như tình hình sử dụng vốn lưu động trong công ty.
Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ bằng: 3.14 (tức là gần được 4 vòng quay) và kỳ luân chuyển vốn hàng năm là 114 ngày. Kỳ luân chuyển vốn luôn tỷ lệ nghịch với số lần luân chuyển vốn.
4.2.1 Quản lý vốn bằng tiền
Đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty do đó công ty luôn có một lượng tiền mặt tương xứng để đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty không xảy ra biến động. Theo số liệu có thể thấy (vốn bằng tiền năm 2007 1.121 triệu đồng là). Công ty xác định mức tồn trữ tiền mặt dựa trên nhu cầu của các năm trước để từ đó xây dựng nhu cầu cho năm sau nhằm tránh tình trạng thừa thiếu tiền mặt tại quỹ.
Phòng kế toán quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền. Tất cả các khoản phải được thông qua quỹ và được ban giám đốc quyết định. Đối với các khoản thu tiền mặt công ty tiền hành khẩn trương để nhanh chóng làm tăng thêm nguồn tiền mặt tại quỹ.
Công ty luôn xác định thời hạn trả lương cho cán bộ công nhân viên đúng thời hạn để tránh bị động trong khoản chi tiền mặt cũng như có thời gian cụ thể có thể tận dụng được lượng tiền mặt trong công ty như khoản phải trả công nhân viên khi chưa đến hạn trả.
Công ty quản lý và xem xét đến các khoản nợ đến hạn cũng như các khoản phải trả, phải nộp để chủ động hơn trong thanh toán.
4.2.2 Quản lý khoản phải thu
Công ty hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh nên so với các loại hình kinh doanh khác thỉ tỷ lệ khoản phải thu là thấp hơn. Do tính chất công việc đó là thu tiền khám chữa bệnh ngay khi bệnh nhân điều trị xong, đối với lệ phí khám chữa sẽ phải đóng trước và đối với người nằm điều dưỡng tại trung tâm thì sẽ phải đặt trước một khoản lệ phí. Chính hình thức kinh doanh đó làm cho công ty quản lý tốt và chặt chẽ hơn về khoản phải thu của mình.
Công ty đã xác định rõ phải làm giảm các khoản phải thu bởi nguồn vốn của doanh nghiệp thấp do nhu cầu vốn lưu động cao (phải mua thuốc để cấp cho người cao tuổi)
4.2.3 Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho bình quân năm 2007 là 1.817.500.000 đồng và tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần trong năm 2007 là 17,5%.
Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thuốc để cung cấp đáp ứng nhu cầu chữa trị cho người cao tuổi đến khám và chữa bệnh trong công ty. Lượng vốn về hàng tồn kho của công ty là khá lớn (1.463.000.000 đồng năm 2006 và tăng lên 2.172.000.000 năm 2007) do giá thuốc ngày càng tăng cũng như công ty nhập thêm nhiều loại thuốc mới đắt tiền để phục vụ cho nhu cầu cấp phát thuốc, nhiều loại thuốc đông y phải nhập từ nước ngoài như nhân sâm, linh chi từ Hàn Quốc, bào ngư từ Trung Quốc…
Để hạn chế lượng vốn đầu tư hàng tồn kho công ty xác định rõ nhu cầu thuốc cũng nhu các dụng cụ cần thiết để phục vụ công tác khám chữa bệnh, không để thuốc quá lâu bởi hạn sử dụng không lâu thuốc sẽ mất tác dụng. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các dụng cụ y tế, các loại vật tư. Xác định lượng vật tư cần dùng trong kỳ để chủ động trong công tác dự trữ.
Công ty thường xuyên tiền hành kiểm tra kho để nắm rõ về tình hình dự trữ vật tư hàng hóa nhằm phát hiện kịp thời những hàng hóa bị ứ đọng cũng như những hàng hóa bị thiếu.
Công ty lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để đáp ứng nhu cầu về số lượng hàng hóa tránh tình trạng thiều hàng, về chất lượng hàng hóa (đói với dược liệu công ty chỉ nhập những loại thuốc được Bộ y tế chấp nhận) và về giá cả hàng hóa tránh bị động về tình hình cung cầu trên thị trường.