Chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 30 - 33)

III- CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG

2. Chi phí sử dụng vốn

2.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho người cung cấp vốn – Người chủ sở hữu vốn hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn.

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội và chi phí đó được xác định từ thị trườn vốn. Đối với doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh để đảm, bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay htu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm.

Việc xem xét chi phí sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Xem xét chi phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho nhà quản trị khi xem xét chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn là một căn cứ quan trọng để lựa chọn dự án đầu tư làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

2.2 Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt

Mỗi nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng có các đặc điểm khác nhau và chi phí khác nhau.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động, doanh nghiệp có thể sở dụng vốn vay như vay vốn Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, phát hành trái phiếu…Khi sở dụng vốn vay doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập của chủ sở hữu không bị sụt giảm. Do vậy, chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc sử dụng vốn vay để sao cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập của một cổ phần là không bị sụt giảm.

Một trong những ưu thế khi doanh nghiệp sở dụng vốn vay là tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, đây cũng được xem là một “lá chắn thuế”. Bởi chi phí sử dụng vốn vay hay là chi phí Nợ là chi phí trước khi tính thuế thu nhâp doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp nếu sử dụng nợ sẽ được hưởng phần tiết kiệm thuế, được tính bằng

tk = kb * t

Trong đó: tk: phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ kb: chi phí nợ trước thuế

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vì vậy, thực sự nếu sử dụng nợ với chi phí kb doanh nghiệp chỉ phải trả: a kb = kb – tk = kb * ( 1 - t )

Trong đó a kb là chi phí Nợ sau thuế hay chi phí nợ đã được điều chỉnh bới thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà quản lý doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm có ba bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu. Từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

2.2.2.1 Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi.

Vì cổ phiếu ưu tiên có tỷ lệ chi trả cổ tức cố định, cổ đông sở hữu cỏ phiếu ưu tiên nên chi phí của việc sử dụng vốn do phát hành cổ phiếu ưu tiên sẽ được xác định trên cơ sở chuỗi niên kim cố định cổ tức hàng năm. Do vậy, chi phí của cổ phiếu ưu tiên, kb bằng:

kb = D/P0

Trong đó: P0: Giá của cổ phiếu ưu tiên.

D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên. 2.2.2.2 Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Cũng như cổ phiếu ưu tiên chi phí của lợi nhuận giữ lại cũng được tính bằng lãi suất yêu cầu đối với khoản lợi nhuận đó của các cỏ đông cổ phiếu thường.

Khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp không phải trả một khoản chi phí nào có ngồn vốn này. Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại.

Nếu công ty quyết định sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì công ty cần phải đẳm bảo đạt được tỷ suất sinh lời tối thiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông có thể thu được khi sử dụng só tiền đó vào đầu tư nơi khác với mức độ rủi ro tương đương với mức độ rủi ro của công ty.

Từ đó có thể rút ra: chi phí sử dụng lợi nhuận để giữ lại để tái đầu tư là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty.

Có ba phương pháp chủ yếu để các định chi phí sử dụng lợi nhuận để giữ lại tái đầu tư:

- Phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức.

- Phương pháp mô hình định giá tài sản (Phương pháp CAPM) - Phương pháp theo lãi suất trái phiếu cộng thêm thức bù rủi ro. 2.2.2.3 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng thêm vốn đầu tư, công ty phải chịu thêm hai tác động chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng vốn:

- Giá phát hành cổ phiếu thường mới thông thường sẽ thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu trước thời điểm phát hành.

- Để phát hành cổ phiếu mới, công ty phải chịu chi phí phát hành, số chi phí này làm giảm số tiền vốn thực thu được khi phát hành cổ phần mới.

Do khi pháy hành cổ phiếu thường mới công ty phải chịu chi phí phát hành và giá phát hành thường thấp hơn giá trị thị trường hiện hành, vì thế chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới cao hơn so với chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và cũng lớn hơn chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.

Vậy, có thể rút ra: Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là tỷ lệ sinh lời tối thiểu mà công ty cần đạt được khi sử dụng số vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu thường mới để sao cho thu nhập trên một cổ phần của các cổ đông hiện hành hay giá cổ phiếu của công ty không bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hưng Phúc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w