II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÚC
2. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty TNHH Hưng Phúc
về doanh thu cũng như về lợi nhuận của công ty, và chúng ta cũng đã thấy được rằng công ty cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh và có những bước tiến khá vững chắc. Song bên cạnh đó công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề như chi phí cũng tăng lên khá cao, thu nhập từ các hoạt động khác bị giảm khá mạnh làm thiệt hại cho công ty. Công ty cần phải tiết kiệm hơn nữa các chi phí tài chính, chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Bởi đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà công ty đang hướng tới.
2. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty TNHH Hưng Phúc Phúc
2.1 Các nguồn tài trợ của công ty
2.1.1 Huy động vốn chủ sở hữu.
Là công ty mới thành lập nguồn vốn chủ sở hữu chưa thật cao năm 2005 vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng và tăng lên 5 tỷ đồng năm 2006, 7 tỷ đồng năm 2007 và đã tăng lên 10 tỷ đồng năm 2008. Như vậy vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng qua các năm.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Hưng Phúc
Năm Số lượng vốn Phần vốn tăng lên Số vốn tăng thêm Tỷ lệ % tăng thêm 2005 4.000.000 2006 5.000.000 1.000.000 25 2007 6.500.000 1.500.000 30 2008 8.800.000 2.300.000 35.38
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm cả phần vốn của ban giám đốc công ty và phần vốn của Trung Ương hội người cao tuổi Việt Nam tham gia góp vốn.
2.1.2 Nguồn vốn vay
Trong nguồn vốn vay của công ty thì số vốn vay chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như các ngân hàng thương mại nhà nước.
Tỷ trọng vốn tín dụng và vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính %
Năm Tỷ trọng vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn tín dụng
2005 72.73 27.27
2006 62.5 37.5
2007 56.52 43.48
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Số liệu về nguồn vốn tín dụng của công ty được phản ánh cụ thể trong bảng số liệu sau:
Nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp
Đơn vị tính 1000 đồng
Năm Tín dụng ngắn hạn Tín dụng dài hạn
2005 800.000
2006 1.000.000 2.000.000
Nguồn: Phòng kế toán tài chính 2.1.3 Lợi nhuận giữ lại
Hàng trên hàng năm công ty còn được bổ sung bằng nguồn lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này không nhiều nhưng cũng tạo thêm cho công ty một phần vốn trong kinh doanh không phải nhỏ. Năm 2006 lợi nhuận công ty để lại cho hoạt động kinh doanh là 140 triệu động và năm 2007 là 190 triệu đồng.
2.1.4 Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác
Ngoài những nguồn vốn kể trên nguồn vồn của công ty còn được tài trợ bởi các nguồn tài trợ ngắn hạn khác nhưng nguồn vốn tương đối thấp nhưng cũng phần nào giúp công ty giải quyết một phần nhu cầu vốn ngắn hạn:
- Các khoản thuế phải nộp cho nhà nước nhưng chưa nộp (thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp )
- Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến hạn phải trả - Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ
2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Để xem xét về cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp ta sẽ xem xét đến bản cân đối kế toán của doanh nghiệp trong hai năm 2006 và 2007. Từ đó chúng ta sẽ có số liệu tổng quát hơn về tính hình hoạt động của công ty.
Đơn vị 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A. Tài sản I. Tài sản lưu động 3.458.000 41.37% 4.261.000 34.8% 1. Vốn bằng tiền 1.397.000 1.121.000 2. Phải thu 598.000 968.000 2. Hàng tồn kho 1.463.000 2.172.000 II. Tài sản cố định 4.900.000 58.63% 7.985.000 65.2% Cộng tài sản 8.358.000 12.246.000 B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả 3.358.000 40.18% 5.746.000 46.92% 1. Nợ phải trả 358.000 746.000
2. Nợ dài hạn 3.000.000 5.000.000
II. Vốn chủ sở hữu 5.000.000 59.82% 6.500.000 53.08% Cộng nguồn vốn 8.358.000 12.246.000
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong nguồn vốn kinh doanh.. Chúng sa sẽ xem sét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tron hai năm 2006 và 2007.
Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Hệ số nợ 0.4 0.47
Hệ số vốn chủ sở hữu 0.6 0.53
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.71 0.88
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy hệ số nợ trong năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nhiều vốn vay hơn. Và so với vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn vay nợ của công ty cũng tăng đáng kể từ 0.71 lên đến 0.88. Việc sử dụng nợ vay chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Công ty TNHH Hưng Phúc theo số liệu trên thì hệ số nợ của công ty còn thấp (0.4 năm 2006 và 0.47 năm 2007) điều đó chứng tỏ mức độ đòn bẩy tài chính của công ty chưa cao, bởi doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
2.3 Chi phí vốn của công ty
Công ty sử dụng các nguồn tài trợ chưa phong phú, lại là công ty TNHH nên chi phí vốn của công ty chính là lãi suất tiền vay. Do sử dụng vốn vay nên công ty sẽ tiết kiệm được một khoản thuế do “lá chắn thuế của lãi vay” tạo ra. Nguồn vốn vay của công ty được hình thành từ các khoản tín dụng của ngân hàng do đó chí phí của nguồn vốn này phục thuộc vào lãi suất từng khoản vay và từng ngân hàng cho vay. Và đây cũng chính là chi phí vốn của công ty.