1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoặch bồi dưỡ thường xuyên của giáo viên Mầm Non

6 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 76 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 3. TRƯỜNG MẦM NON 2 KẾ-HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON - Tên giáo viên : Nguyễn thị Thanh Hương - Lớp phụ trách : Lá 3 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời . Muốn đạt được mục tiêu trên giáo viên mầm non cần phải có một nghiệp vụ giáo duc vững chắc và phải thường xuyên trao dồi nghiệp vụ và thông tư số 36/2011/TT-BGDDT ngày 18.8.2011 ban hành để đáp ứng sự đòi hỏi này. Sau khi nghiên cứu Thông Tư trên , tôi xin tóm lại nội dung bồi dưỡng gồm có 2 phần: 1.Khối kiến thức bắt buộc: a-Phải đáp ứng nhiệm vụ năm học mầm non đươc áp dụng trong cả nước, chương trình khung này do Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định từng năm học trong đó có nội dung về bồi dưỡng về đường lối chánh sách phát triển giáo dục mầm non, các hoạt động về chương trình giáo dục mâm non (thường gọi là bồi dưởng 1) b- Dựa trên khung nhiệm vụ năm học mầm non của Bộ ban hành, nhưng khi về tới địa phương sẽ được Sở Giáo Dục Đào Tạo địa phương quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng và phát triển giáo dục mầm non, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, kiến thức giáo dục địa phương, qui định nội dung bồi dưỡng giáo dục theo kế hoạch địa phương.(thường gọi là bồi dưỡng 2). 2 - Khối kiến thức tự chọn (thường gọi là bồi dưỡng 3) Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp một cách thông thạo vững chắc. Mô đun yêu cầu bồi dưỡng là do giáo viên tự chọn, ta có thể xem qua như sau : I- Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục : Mã mô đun gồm : MN1, MN3, MN4, MN5,MN6 ,MN2. II- Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên : Mã mô đun gồm : MN7, MN8, MN9. III- Nâng cao năng lực hướng dẫn và tư vấn giáo dục của giáo viên. Mã mô đun gồm MN10, MN11, MN12, MN13, MN14, MN15, IV- Nâng cao nâng lực phát hiện và cá biệt hóa với trẻ đặc biệt săn sóc, hổ trợ tâm lý của giáo viên. Mô đun : MN16. V- Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục của giáo viên.Mã mô đun MN17, MN18. VI- Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên. Mã mô đun MN19,MN20,MN21, MN22, MN23, MN24, MN25, MN26, MN27. VII – Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Của giáo viên. Mô đun : MN28, MN29, MN30,. VIII. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên MN31, MN32 IX- Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá của giáo viên. Mô đun : MN33, MN34. X- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên. Mã mô đun : MN35, MN36. XI- Tăng cường năng lực quản lý lớp/trường của giáo viên. Mã mô đun : MN37, MN38, MN39, MN40, XII- Phát triển năng lực hoạt động chính trị- xã hội của giáo viên. Mã mô đun MN41, MN42 XIII- Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Mã mô đun MN43, MN44. Sau khi tham khảo và nghiên cứu các mô đun trên tôi quyết định đã chọn mô đun MN32 làm kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. Qua các trình bày trên, kế hoạch bồi dưởng giáo dục thường xuyên được chia ra làm 3 phần : Phần 1 : Kiến thức bất buộc của bồi dưởng 1, thực hiện theo kế hoạch thời gian nội dung của Bộ đề ra. Phần 2 : Kiến thức bắt buộc của bồi dưởng 2: Thực hiện theo kế hoạch thời gian và nội dung của Sở, Phòng đưa ra. Phần 3 : Kiến thức tự chọn, tôi chọn Mô đun 32, tôi nhận định theo nội dung: A- Khái niệm về giáo án điện tử : Giáo án điện tử là gì? Một câu hỏi mà dân cư trên mạng đưa ra thắc mắc nhiều nhất, vì là danh từ rất mới ở thời kỳ đó và cũng có rất nhiều câu trả lời, nhưng theo tôi câu trả lời đúng và dể hiểu nhất là :” Một giáo viên trước khi dạy cho học sinh một chủ đề nào đó thì phải soạn giáo án cho chủ đề đó trên giấy, nhưng bây giờ giáo án soạn trên máy vi tính và giáo án này gọi là giáo án điện tử” Danh từ “Giáo án điện tử” xuất hiện rõ nét nhất vào năm 2003 do các máy vi tính đang phát triển mạnh mẻ thông dụng và đa dạng ở mọi từng lớp dân chúng và nở rộ trong các Trường học, theo vào đó phần mền dạy học và học cũng đa dạng dể sử dụng, từ đó người ta đã dùng các phần mềm tạo ra những bài học sinh động, dể hiểu dể tiếp thu trong các trường học, các Thầy Cô cũng đã soạn bài và dạy giáo án trên máy vi tính, từ đó khái niệm Giáo Án điện tử rõ nét và thông dụng hơn. B- Vai trò của giáo án điện tử trong đổi mới mầm non như thế nào? Phải nói rất quan trọng. Tuổi các bé là rất tò mò, luôn luôn muốn tìm hiểu các mới lạ, luôn thích các màu sắc sặc sở sinh động, mắt thấy tai phải nghe. Lúc trước Cô muốn dạy về động vật thí dụ là Con Hổ, Cô phải tìm hình ảnh Con Hổ ở các giấy báo, nếu không có Cô tự vẻ ra Con Hổ và tiếng gầm của Hổ là tiếng kêu của Cô. Dạy xong về nhà Bé thấy mèo cứ kêu là con Hổ và gầm gừ giống Cô. Thật tội nghiệp khi Bé tranh cải với mẹ về Hổ và Mèo và Bé bảo Cô dạy mà!!! Với giáo án điện tử thì việc giảng dạy cho Bé biết hình ảnh và tiếng gầm của Hổ không còn khó khăn và sai lệch hiểu lầm nữa. Nên nó rất quan trọng và cần thiết. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với máy vi tính giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của Bé vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp ới đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục : Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" một cách dễ dàng. Có thể thấy giáo án điện tử trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và Bé. C- Thiết kế giáo án điện tử như thế nào, làm sao??? Giáo viên muốn làm một giáo án điện tử cần phải có: a/ Phần cứng : một máy vi tính. b/ Phần mềm : Có rất nhiều phần mềm để làm giáo án điện tử cho trình độ khác nhau từ Mầm Non đến Đại Học, trong bài này tôi chỉ nói trong phạm vi Trường mầm non mà thôi. + Phần mền thương mại : như Kidmark, Quả táo, Bút chì thông minh, tập vẽ….đây là phần mền của các Cty làm ra chúng ta chỉ sử dụng theo ý của Cty đó mà thôi, không sửa chửa hay làm theo ý mình được. + Phần mềm Microsoft PowerPoint, Mind Manager là phần mềm ta có thể tạo ra giáo án theo ý của mình, theo nôi dung và mục đích mình chọn. D-Thực hành thiết kế và sử dụng giáo án điện tử.? Làm giáo án điện tử cho Bé học, ta phải học dùng MS PowerPoint. Làm giáo án điện tử cho các Cô hoặc cho mình xem, ta phải học dùng Mind Manager. Thiết kế một giáo án điện tử ví như làm một mâm cơm, trong đó có canh chua, món Mặn, món xào, mà muốn làm những món đó thì phải Học nấu, muốn nấu cần phải Có Gia vị, cần phải có thịt, cá , rau, gạo……thì giáo án điện tử cũng thế, trước khi thiết kế giáo án điện tử ta phải học sử dụng phần mềm MS Powerpoint , sau đó cần có tài liệu theo chủ đề, xong thiết kế cho sinh động, hấp dẫn, dể hiểu, đầy màu sắc….rồi trình diễn cho Bé xem, học. Kế hoach bồi dưỡng 3 như sau: (kế hoạch này tôi phải dựa vào bồi dưỡng 1 và bồi dưỡng 2 để tạo ra bồi dưỡng 3) Thời Gian nội dung và tài liệu Bồi dưỡng CNTT thực hiện Phân phối thời gian Tiết học Tháng 2 Rau ăn, quả Tìm các hình ảnh rau ăn, quả thông dụng trong gia đình, âm thanh Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu. Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 3 PTGT, tìm hình ảnh xe hơi, xe gắn máy, taxi, các bảng giao thông….các vedio tín hiệu giao thông Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu. Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 4 Nước- Mưa Tìm vedio Mưa, hình ảnh các giọt nước….sông, biển… Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 5 Bác Hồ Tìm vedio hình ảnh Bác, Bác và Bé, Bác và Chú Bộ Đội… Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 9 Trường Mầm Non, Tết Trung Thu. Tìm Hình ảnh Trường, Lớp Mần Non, Bánh Trung Thu, Lồng Đèn, Vedio Lể hội Trăng Rằm…… Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 10 Bản thân- Gia Đình. Tìm Hình ảnh gia đình, Mẹ,Ba, Chị Em, bạn thân, vedio về tay chân. Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu ch Tự học làm bồi dưỡng 3 :1 tiết Tháng 11 Nghề Nghiệp-Lễ Nhà Giáo Tìm Hình ảnh Bác sĩ, Kỷ sư, Công nhân, Thợ may….Vedio mừng lễ Nhà giáo… Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :2 tiết Tháng 12 Động vật nuôi,Chú bộ đội, sự kiện Noel, Mùng năm mới. Tìm Hình Ành chó mèo nuôi trong nhà, Chú Bộ Đội, Ông Già Noel, Vedio Noel năm mới, pháo hoa…… Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :2 tiết Tháng 1 Thực vật Cây lá trong vườn, quả chín trên cây, hoa mùa Xuân, Tết và mùa Xuân, Lễ Hội mùa Xuân, Tìm tài liệu trên mạng, cũng là một cách học bồi dưỡng CNTT. Dùng MS Powerpoint, thiết kế tạo hiêu ứng sinh động cho tài liệu Tự học làm bồi dưỡng 3 :2tiết TP.Hồ Chí Minh ngày tháng 4 năm 2013 Giáo viên Ban giám hiệu Duyệt. Nguyễn thị Thanh Hương. . PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 3. TRƯỜNG MẦM NON 2 KẾ-HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON - Tên giáo viên : Nguyễn thị Thanh Hương - Lớp phụ trách : Lá 3 Mục tiêu của giáo. làm kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. Qua các trình bày trên, kế hoạch bồi dưởng giáo dục thường xuyên được chia ra làm 3 phần : Phần 1 : Kiến thức bất buộc của bồi dưởng 1, thực hiện theo kế. nội dung bồi dưỡng giáo dục theo kế hoạch địa phương. (thường gọi là bồi dưỡng 2). 2 - Khối kiến thức tự chọn (thường gọi là bồi dưỡng 3) Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm

Ngày đăng: 27/01/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w