Giảm tỷ lệ thất thu, thất thoát

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty nước sạch Hà Nội giai đoạn 2009-2013 (Trang 94 - 101)

* Giảm thất thu tiền nước do tiêu thụ hợp pháp không có hoá đơn

Nước là nguồn gốc, là yếu tố quan trọng hàng đầu cho mọi sự sống tồn tại và

phát triển. Nước cần thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người sử

dụng nước trong sinh hoạt, sản xuất và trong các hoạt động phục vụ cho cả cộng đồng như cứu hoả, rửa đường, tưới cho các vườn hoa, công viên… Lượng nước được sử dụng cho các mục đích phục vụ cả cộng đồng được đưa vào phần thất thu của doanh nghiệp và được sử dụng qua hoặc không qua đồng hồ đo nước.

Hiện nay tại Công ty nước sạch Hà Nội, lượng nước được sử dụng cho các mục đích này khoảng hơn 300.000 m3/ năm. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong thất thu tiền nước của Công ty, trên 0.2%/ năm nhưng số tiền thất thu từ nguyên nhân này cũng lên tới trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Do là lượng nước được tính vào thất thu của Công ty và được sử dụng qua hoặc không qua đồng hồ nên lượng nước này còn bị sử dụng lãng phí như để vòi nước công cộng chảy khi không có người sử dụng,

dùng nước tại hệ thống đường ống nước tưới ở các công viên, vườn hoa sai mục đích… Trong thời gian qua, lượng nước thất thu từ nguyên nhân này chưa được Công ty quan tâm và có biện pháp quản lý chặt chẽ lượng nước sử dụng. Là một hình thức của thất thu tiền nước, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng để thực hiện mục tiêu giảm thất thu tiền nước chung, thời gian tới Công ty nước sạch Hà Nội cần có nhiều biện pháp để giảm thất thu tiền nước do tiêu thụ hợp pháp không có hoá đơn. Cụ thể là:

- Công ty lắp đặt đồng hồ đo nước cho tất cả các đầu máy nước sử dụng cho các mục đích cứu hoả, xúc rửa hoặc xả cống, nước rửa đường phố, công viên, các vòi nước công cộng. Các đồng hồ đo nước sẽ là cơ sở để Công ty phát hiện kịp thời những thay đổi lớn trong lượng nước tiêu thụ tại các đầu máy này từ đó phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có lãng phí hoặc rò rỉ gây thất thoát.

- Kết hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng định mức cụ thể trong việc sử dụng nước cho các mục đích trên. Các định mức là căn cứ xác định lượng nước sử dụng trung bình hàng tháng, là cơ sở để Công ty so sánh với chỉ số thực tế trên đồng hồ đo nước tại các đầu máy nước này từ đó hạn chế tối đa lượng nước bị thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích.

- Triển khai nhanh các dự án thi công đấu nước vào nhà để tiến tới cắt bỏ hoàn toàn các vòi nước công cộng. Vòi nước công cộng thường là những điểm gây thất thu tiền nước lớn nhất của hình thức thất thu này. Do vòi nước công cộng thường không có người quản lý và do nhiều người sử dụng nên việc sử dụng lãng phí, không tiết kiệm, để nước chảy khi không có người sử dụng, vòi nước bị rò rỉ… thường xuyên diễn ra.

Các nhân viên ghi thu tiền nước phải có trách nhiệm quản lý các đầu máy nước sử dụng cho mục đích phục vụ cộng đồng có trên địa bàn mình được giao quản lý ghi thu. Các đầu máy nước này cũng phải được nhân viên theo dõi, quản lý chặt chẽ như các đầu máy nước của các khách hàng tiêu thụ khác nhằm phát hiện kịp thời khi bị thất thoát nước sạch.

* Giảm thất thu tiền nước do thất thoát thương mại

Chiếm tỉ lệ 22- 23% tiền nước thất thu, thất thu tiền nước do thất thoát thương mại của Công ty nước sạch Hà Nội vào khoảng 46- 51 tỉ đồng mỗi năm.

Thất thoát thương mại chủ yếu là lượng thất thoát do sai số đồng hồ, gian lận trong ghi đọc đồng hồ và thất thoát do khách hàng sử dụng nước bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, trong các hình thức của thất thu tiền nước, các biện pháp giảm thất thu tiền nước do thất thoát thương mại là dễ thực hiện hơn cả do có thể sử dụng các biện pháp quản lý để giảm tỷ lệ thất thu này. Song trong các năm qua, tại Công ty tỉ lệ thất thu này tuy đã giảm nhưng tốc độ giảm còn rất chậm. Để có thể đẩy mạnh hơn nữa tốc độ giảm của tỷ lệ thất thu tiền nước do thất thoát thương mại, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp đồng thời, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng đồng hồ đo nước lắp đặt cho khách hàng nhằm mục tiêu giảm tỉ lệ thất thu qua đồng hồ, lựa chọn loại đồng hồ phù hợp và xây dựng được kế hoạch và chính sách quản lý đồng hồ. Công ty cần tiêu chuẩn hoá lại hệ thống đồng hồ đo nước, lựa chọn đồng hồ đo nước phù hợp với mạng lưới và áp lực nước tại từng khu vực về chủng loại, cấp và nhãn mác. Theo các số liệu khảo sát tại Công ty, đồng hồ Actarit cấp C là phù hợp nhất với hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty hiện nay. Do đó, công ty cần từng bước thay thế đồng hồ đo nước hiện khách hàng đang sử dụng bằng đồng hồ Actarit cấp C.

- Xây dựng kế hoạch thường xuyên kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo nước, có kế hoạch bảo dưỡng đồng hồ đo nước và thay thế kịp thời đồng hồ hỏng. Số đồng hồ hoạt động không chính xác ở Công ty khá lớn, là nguyên nhân gây ra tỉ lệ thất thu tiền nước 6- 9%. Do vậy, việc thường xuyên kiểm tra độ chính xác, bảo dưỡng và thay thế đồng hồ sẽ góp phần giảm tỉ lệ thất thu tiền nước tại Công ty.

- Có kế hoạch kiểm tra sự phù hợp giữa kích cỡ đồng hồ đo nước và lượng

nước tiêu thụ thực tế của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn. Hiện nay trên hệ thống quản lý, tổng số đồng hồ đo nước được lắp đặt cho khách hàng từ cỡ D50 đến D200 có 631 đồng hồ, cỡ D40 có 1.627 đồng hồ và tương ứng lượng nước tiêu thụ qua các đồng hồ này chiếm khoảng 18% lượng nước tiêu thụ của khách hàng. Do khi áp lực nước nhỏ, mà cỡ đồng hồ quá lớn thì đồng hồ sẽ không đo được chính xác lượng nước đã tiêu thụ, do đó sẽ gây nên thất thu tiền nước. Vì vậy trong tình hình áp lực nước trên hệ thống còn hạn chế như hiện nay Công ty cần hạ cấp các đồng hồ cỡ lớn cho phù hợp với lượng nước tiêu thụ và áp lực nước hiện có (hạ cấp

đồng hồ là việc thay thế đồng hồ đo nước hiện đang dùng bằng đồng hồ đo nước có cỡ nhỏ hơn ).

Tăng cường công tác quản lý khách hàng sử dụng nước, quản lý đồng hồ đo nước của khách hàng. Quản lý chặt chẽ khách hàng sử dụng nước sẽ giúp Công ty phát hiện kịp thời các khách hàng đấu nối trái phép vào hệ thống đường ống cung cấp nước của Công ty hoặc đấu tê trước đồng hồ đo nước (đấu thêm một đoạn đường ống vào hệ thống đường ống của Công ty phía trước đồng hồ đo nước để đồng hồ đo nước không lên chỉ số về lượng nước sử dụng). Đồng thời việc quản lý khách hàng và quản lý đồng hồ đo nước còn hạn chế được tình trạng khách hàng cố ý làm sai lệch đồng hồ khiến đồng hồ không còn hoạt động chính xác.

Chú trọng hơn nữa đến chất lượng của hệ thống thông tin quản lý khách hàng, xây dựng một hệ thống tự động phân tích các biến động trong việc sử dụng nước của khách hàng như khách hàng có lượng nước sử dụng tăng giảm đột biến, khách hàng có lượng nước sử dụng rất thấp trong một thời gian dài.... Hiện nay việc phân tích các biến động này do các nhân viên phòng kinh doanh thực hiện do đó việc phát hiện và phân tích thường không kịp thời, mang lại hiệu quả thấp.

Thành lập một bộ phận quản lý thất thu thất thoát chuyên nghiệp từ các Xí nghiệp kinh doanh nước sạch đến Công ty. Tại mỗi Xí nghiệp phải có Ban Quản lý thất thu thất thoát và tại Công ty cũng phải có phòng Quản lý thất thu thất thoát và phải có một Phó Tổng Giám đốc được phân công nhiệm vụ trực tiếp theo dõi quản lý thất thu thất thoát. Định kỳ hàng tháng phòng quản lý thất thu thất thoát và các ban quản lý thất thu thất thoát phải báo cáo trực tiếp với Phó Tổng Giám đốc phụ trách để có được các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bộ phận quản lý thất thu thất thoát này của Công ty phải có đủ nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về lĩnh vực này ở mọi cấp độ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nhân viên hiện trường; nhân lực quản lý thất thu thất thoát phải được đào tạo căn bản và thường xuyên được đào tạo bổ sung.

*Giảm thất thu tiền nước do thất thoát cơ học

Có tỷ lệ lớn nhất trong thất thu tiền nước của Công ty, thất thu tiền nước do thất thoát cơ học chiếm tới 75 - 76% tiền nước thất thu hàng năm. Các biện pháp giảm thất thu tiền nước do thất thoát cơ học thường đòi hỏi nguồn kinh phí lớn

do phải cải tạo hệ thống đường ống cung cấp nước. Thời gian qua nhiều dự án lớn về cải tạo hệ thống mạng lưới đã được Công ty triển khai, tỷ lệ thất thu này đã giảm được 2 - 3% mỗi năm nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Vì vậy, để có thể thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất thu tiền nước, Công ty nước sạch cần phải tập trung triển khai các biện pháp giảm tỷ lệ thất thu này, cụ thể:

Tận dụng các nguồn vốn có thể để tiếp tục cải tạo mạng lưới đường ống cung cấp nước tại các khu vực hệ thống đường ống đã cũ, có tỷ lệ thất thu tiền nước cao như khu vực phường Phú Thượng, Xuân La, phường Hạ Đình và các khu vực còn lại chưa được cải tạo thuộc quận Hai Bà Trưng và Đống Đa. Hệ thống đường ống cung cấp nước được cải tạo và thay mới có tác dụng rất lớn trong việc giảm lượng nước rò rỉ nhất là rò rỉ tại các điểm đấu nối trên đường ống dịch vụ.

Lập kế hoạch cắt bỏ triệt để toàn bộ hệ thống đường ống cũ tại các khu vực bắt đầu triển khai dự án cải tạo mạng lưới, cắt bỏ từng phần khi dự án đang triển khai và cắt bỏ toàn bộ ngay sau khi dự án kết thúc. Việc cắt bỏ hệ thống đường ống nước cũ sẽ làm hạn chế lượng nước thất thoát do khách hàng sử dụng cả 2 nguồn cũ và mới nhưng chỉ phải trả tiền lượng nước đã sử dụng trên đường ống nước mới.

Lập kế hoạch chi tiết bảo dưỡng mạng lưới. Mạng lưới đường ống nước cũng có thể bị xuống cấp như máy móc thiết bị thông thường nhưng do Công ty không có các thiết bị kiểm tra chuyên dùng nên không phát hiện kịp thời. Do vậy đường ống nước bị xuống cấp thường bị bỏ qua cho đến khi có những hư hỏng lớn gây thất thoát một lượng lớn nước sạch. Kế hoạch bảo dưỡng mạng lưới cần tập trung vào việc cải thiện tốc độ và chất lượng sửa chữa đường ống, thi công sửa chữa phải đảm bảo kỹ thuật và sử dụng vật tư đạt tiêu chuẩn để đảm bảo không bị rò rỉ trở lại trong một thời gian dài.

Xây dựng kế hoạch kiểm soát áp lực trên mạng lưới nhằm chủ động vận hành mạng lưới một cách khoa học, hiệu quả vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách hàng vừa giảm và duy trì tỷ lệ rò rỉ ở mức độ thấp trên mạng lưới đường ống. Tại các khu vực đã được cải tạo mạng lưới Công ty cần nghiên cứu giới hạn của áp lực nhỏ nhất tại điểm lấy nước từ tuyến truyền dẫn xuống tuyến phân phối để làm cơ sở kiểm soát và quản lý áp lực của mạng lưới.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty

nước sạch Hà Nội giai đoạn 2009-20013” giúp cho toàn thể cán bộ công nhân viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong Công ty thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó gắn các hoạt động thực tiễn của mình nhằm khai thác các điểm mạnh, tận dụng tốt các cơ hội, khắc phục các điểm yếu vượt qua thách thức; đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo công ty trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh gắn quyết định của mình phù hợp với chiến lược kinh doanh đã lựa chọn.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn đã tiến hành:

- Tổng hợp, hệ thống hoá những cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh, các phương pháp xây dựng chiến lược dựa trên các phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong và môi trường ngành.

- Phân tích đánh giá môi trường vĩ mô, vi mô (môi trường ngành) và nội bộ

của Công ty nước sạch Hà Nội.

- Sử dụng ma trận SWOT để hình thành các phương án chiến lược cho Công ty. - Lựa chọn chiến lược tối ưu cho Công ty

- Đưa ra một số biện pháp để thực hiện chiến lược.

Đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty. Việc thực thi, đánh giá, điều chỉnh chiến lược sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong quá trình lãnh đạo, điều hành thực tiễn doanh nghiệp.

Để hoàn thành luận văn này tôi nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Hoàng Văn Hải, người đã bỏ nhiều công sức giúp đỡ tôi hoàn thành công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo của Công ty nước sạch Hà Nội, các phòng ban, các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu bổ sung cho luận văn của tôi.

Cuối cùng tôi mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của mọi người trong

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, NXB Khoa học kỹ thuật.

2. Fred R.David. (2000), Khái luận về quản trị chiến lược (Bản dịch). NXB Thống kê.

3. Hoàng Văn Hải (2001), Đổi mới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Luận án tiến sĩ.

4. Phạm Thuỳ Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Đào Duy Huân (2004), Chiến lược Kinh doanh trong toàn cầu hoá kinh tế.

NXB Thống kê.

6. Vũ Thị Ngọc Phùng, Phan Thị Nhiệm (1999), Giáo trình chiến lược kinh doanh,

NXB Thống kê.

7. Đỗ Văn Phức (2003), Quản lý nhân lực.NXB Khoa học kỹ thuật.

8. Đỗ Văn Phức (2003), Tâm lý trong quản lý kinh doanh. NXB Khoa học kỹ thuật.

9. Michael E. Porter (2008 ), Chiến lược cạnh tranh, (Bản dịch). NXB Trẻ

10. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, (Bản dịch). NXB Trẻ

11.Garry D. Smith, Danny R. Arnold (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh

(bản dịch). NXB Thống kê.

12.Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

13.Raymond Alain THIETART (1999) Chiến lược doanh nghiệp (Bản dịch), NXB

Thanh Niên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Phan Thị Ngọc Thuận (2004), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ

doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật.

15.Website: http://www.vnn.vn

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty nước sạch Hà Nội giai đoạn 2009-2013 (Trang 94 - 101)