1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

N.văn 7 tuần 30

13 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Ngày soạn: …/…/…… Ngày dạy: …/…/…… TUẦN 30 Tiết 113: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (Theo Hà Ánh Minh) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. - Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh). - Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài thuyết minh. 3. Thái độ: Biết yêu quý, giữ gìn, bản sắc văn hóa của dân tộc. II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn bài - Tranh ảnh về Huế , một số câu hát ca ngợi Huế 2. Học sinh: SGK, bài soạn. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em hiểu gì về hai nhân vật này? (?) Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Đặt vấn đề vào bài mới: (?) Em hiểu gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của cứ Huế mà em biết? Về lịch sử xứ Huế là nơi mà ngày xưa đã từng là kinh đô của nước ta, thời Nhà Nguyễn (1802 – 1945). Về vị trí địa lý Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Bắc giáp Quãng Trị. Về danh lam thắng cảnh, thiên nhiên có sông Hương, núi Ngự, có nhiều di tích lịch sử, thành nội, lăng tẩm của các nhà Nguyễn, đền đài, chùa chiền trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng. Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hóa – tinh thần: nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế như: mè xững, kẹo cau …, có nón bài thơ, nhiều điệu hò, làm điệu dân ca nổi tiếng. Xứ Huế vốn rất nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Tìm hiểu chung: I. Tìm hiểu chung: (?) Dựa vào chú thích (*), em - Văn bản Ca Huế trên 1. Xuất xứ: 1 hãy nêu xuất xứ của văn bản? sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh, in trên báo Người Hà Nội. - Hướng dẫn HS đọc văn bản: Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn. Đọc rõ ý ở các câu liệt kê. - GV đọc mẫu  gọi HS đọc đoạn tiếp theo đến hết. - Chú ý theo dõi - Đọc văn bản . 2. Đọc, giải thích từ: - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích, đặc biệt chú thích: 1,2,4,7,8,11,13,15,17,18,19,20. - Đọc chú thích. (?)Văn bản thuộc thể loại gì? - Đây là một bút kí ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa: Dân ca Huế trên sông Hương. Qua ảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế. 3. Thể loại: - Bút kí: thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. - Ca Huế là một trong những di sản văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế. (?) Ta có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung từng phần? 2 phần: - Phần 1 (từ đầu lí hoài nam): Giới thiệu Huế - cái nôi của dân ca. - Phần 2: (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế. Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: - Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh. - Phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm. - Chú ý lắng nghe. Đọc – hiểu văn bản II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nội dung: (?) Cách thưởng thức ca Huế trong bài văn có gì độc đáo (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình) về khung cảnh và sân khấu? (?) Em có nhận xét gì về khung cảnh và sân khấu đó? - Khung cảnh: Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng  thơ mộng, huyền ảo. - Sân khấu của buổi ca a/ Khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên Sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng: - Khung cảnh: Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên, gió mơn man dìu 2 Huế chính là thuyền rồng  lộng lẫy, trang trọng, lịch lãm. dịu. Dòng sông trăng gợn sóng  thơ mộng, huyền ảo. - Sân khấu của buổi ca Huế chính là thuyền rồng  lộng lẫy, trang trọng, lịch lãm. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống, một sản phẩm văn hoá phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. - Chú ý theo dõi b/ Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống, một sản phẩm văn hoá phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển: (?) Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế? Nhạc dân gian biểu hiện tâm hồn lạc quan của nhân dân nên hồn nhiên, sôi nổi, tươi vui, thường được dùng trong sinh hoạt và lễ hội; Nhạc cung đình nhã nhạc dùng trong các buổi lễ nơi cung đình, nơi tôn miếu nên trang trọng,uy nghị. - Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi - Nguồn gốc làn điệu ca Huế: Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. (?) Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế? - Ca Huế có sự kết hợp hai tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã. (?) Nêu những đặc điểm của ca Huế trên các phương diện: làn điệu dân ca, nhạc cụ và phương thức biểu diễn, cách thưởng thức? - Các làn điệu dân ca: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giả vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài nam, nam ai, nam bình, - Các nhạc cụ dân tộc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, - Khi ca Huế, người nghe và người biểu diễn cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; buổi ca thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế. - Đặc điểm của ca Huế: + Các làn điệu dân ca: (liệt kê dẫn chứng). + Các nhạc cụ dân tộc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh,  phong phú, đa dạng. + Khi ca Huế, người nghe và người biểu diễn cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; buổi ca thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế. (?) Qua các làn điệu dân ca và các các nghệ sĩ biễu diễn ca Huế, em cảm nhận được gì về con người xứ Huế? - Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo, giàu tình cảm, - Những người nghệ sĩ c/ Con người xứ Huế: - Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo, giàu tình cảm, 3 Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện. - Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện. (?) Nhận xét gì về đặc diểm nghệ thuật trong văn bản? - Trả lời 2. Nghệ thuật: - Viết theo thể bút kí. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. - Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. (?) Qua văn bản này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế? - Suy nghĩ trả lời 3. Ý nghĩa: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc. Tổng kết - Gọi HS đoc nội dung Ghi nhớ/SGK. - Phân tích các ý cho HS dễ nhớ. - Đọc - Chú ý lắng nghe III. Tổng kết (Ghi nhớ - SGK/104) 4. Củng cố, luyện tập - Huế có những điệu dân ca nào? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn? - Nêu nguồn gốc của ca Huế. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài. - Chuẩn bị: Liệt kê. IV. Bổ sung: Ngày soạn: …/…/…… Ngày dạy: …/…/…… Tiết 114: LIỆT KÊ I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê. - Phân tích giá trị của các phép liệt kê. - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết. 3. Thái độ : Biết vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết. 4 II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án; - Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, bài soạn. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy gộp mỗi cặp câu và vế câu dưới đây thành một câu có cụm c –v làm thành phần câu và thành phần cụm từ . - Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy. - Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày viết bao nhiêu người qua lại. Đặt vấn đề vào bài mới: Ngoài so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nhân hoá ra thì liệt kê cũng là một biện pháp nghệ thuật. Để chúng ta hiểu rõ về biện pháp này, chúng ta cùng tiếp tục học tiết này. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung: - Treo bảng phụ chứa ví dụ, gọi HS đọc. - Đọc 1. Thế nào là phép liệt kê? a/ Xét ví dụ - SGK/104: (?) Em có nhận xét gì về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm? - Cấu tạo: Có kết cấu tương tự nhau + Bát yến hấp đường phèn + Tráp đồi mồi chữ nhật để mở + Ống thuốc bạc + Dao chuôi ngà - Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn  những vật xa xỉ đắt tiền. - Cấu tạo: Có kết cấu tương tự nhau: + Bát yến hấp đường phèn + Tráp đồi mồi chữ nhật để mở + Ống thuốc bạc + Dao chuôi ngà - Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn  những vật xa xỉ đắt tiền. (?) Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các từ, cụm từ giới thiệu các sự vật? - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt. (?) Việc sắp xếp từ, cụm từ hàng loạt như vậy nhằm dụng ý gì? - Làm nổi bật được sự xa hoa của viên quan. - Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật sự xa hoa, thói hưởng lạc, ích kỷ vô ích kỉ xưa viên quan để đối lập với tình cảnh của người dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. (?) Qua việc phân tích trên em hiểu thế nào là phép liệt kê? (?) Dùng phép liệt kê đúng lúc đúng chổ có tác dụng gì? - Dựa vào nội dung Ghi nhớ - SGK trả lời. b/ Kết luận: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. (?) Em hãy lấy một vài - Tìm ví dụ. 5 ví dụ có sử dụng phép liệt kê? - Giáo viên treo bảng phụ chứa ngữ liệu, nhận xét cấu tạo của các phép liệt kê. - Tìm hiếu ví dụ 2. Các kiểu liệt kê: a/ Xét ví dụ - SGK/105 (?) Nhận xét về cấu tạo của phép liệt kê trong ví dụ (1). - Về cấu tạo: + (a) Liệt kê theo trình tự sự không theo từng cặp + (b) Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi (quan hệ từ và). - So sánh cấu tạo của các phép liệt kê: + (a): tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải - Liệt kê theo trình tự sự không theo từng cặp. + (b): tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải - Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi (quan hệ từ và). (?) Thử đảo trật tự trong các phép liệt kê và nhận xét về ý nghĩa của phép liệt kê trong ví dụ 2. - Về ý nghĩa: + (a): Có thể đảo Tre, nứa, trúc, mai, vầu mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê – Liệt kê không tăng tiến. + (b): Không thể đảo hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm vì phải hình thành rồi mới trưởng thành; theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình  họ hàng  làng xóm – Liệt kê tăng tiến. - Nhận xét về việc đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê: + (a): Có thể thay đối thứ tự (mà lôgíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng) – Liệt kê không tăng tiến. + (b): Không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa – Liệt kê tăng tiến. (?) Qua đó em hãy rút ra kết luận về các kiểu liệt kê. - Dựa vào nội dung Ghi nhớ - SGK trả lời. b/ Kết luận: Các kiểu liệt kê: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến . (?) Hãy trình bày bằng sơ đồ? - Vẽ sơ đồ. 6 LIỆT KÊ LK theo từng cặp LK không theo từng cặp Xét theo cấu tạo Xét theo ý nghĩa LK tăng tiến LK không tăng tiến II.Luyện tập II. Luyện tập: (?) Bài tập 1 yêu cầu điều gì? - Tìm phép liệt kê trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 1. Bài tập 1 – SGK/106: Tìm phép liệt kê trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”: - Hướng dẫn HS làm bài  chốt ghi bảng. - Thảo luận trình bày bảng. - Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, nó kết thành , nó lướt qua …, nó nhấn chìm lũ cướp nước (Liệt kê tăng tiến)  Sức mạnh của tinh thần yêu nước. - Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, (Liệt kê tăng tiến theo thời gian)  Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc. + Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến …. Chính phủ (Liệt kê theo từng cặp)  Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo (Liệt kê không theo từng cặp)  Trách nhiệm của những nhà lãnh đạo cách mạng. (?) Bài tập 2 yêu cầu điều gì? - Tìm phép liệt kê. 2. Bài tập 2 – SGK/106: - Hướng dẫn HS làm bài  chốt ghi bảng. - Thảo luận trình bày bảng. a/ - Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong của tiệm (không theo từng cặp, không tăng tiến). - Những cu li xe kéo, xe tay ; những quả dưa hấu bổ phanh ; những xâu lạp xưởng ; cái rốn ; một viên quan hình chữ thập (không theo từng cặp, không tăng tiến). b/ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung (tăng tiến)  Sự tàn bạo, dã man của bọn giặc và khẳng định sự dũng cảm của người con gái Việt Nam. (?) Bài tập 3 yêu cầu điều 3. Bài tập 3 – SGK/106: 7 gì? - Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm: + Tổ 1 + 2: a + Tổ 3 + 4: b + Bài tập 3c làm ở nhà.  chốt ghi bảng. - Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày Đặt câu có sử dụng phép liệt kê: a/ Khi tiếng trốn báo hết giờ học vang lên, học sinh các lớp ùa ra sân chơi như ong vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, cầu lông … b/ “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu “đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. 4. Củng cố, luyện tập Thế nào là phép liệt kê? Nêu tác dụng? Có mấy kiểu liệt kê? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, làm bài tập 3c. - Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”. IV. Bổ sung: Ngày soạn: …/…/…… Ngày dạy: …/…/…… Tiết 115: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách. 3. Thái độ : 8 Biết viết được một văn bản hành chính đúng quy cách. II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án; 2. Học sinh: SGK, bài soạn. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Đặt vấn đề vào bài mới: Từ bậc tiểu học đến lớp 6 các em đã học những loại văn bản hành chính nào? Em hãy kể tên những loại văn bản hành chính mà em biết. Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế nào là văn bản hành chính? Những loại nào thì ta gọi là văn bản hành chính? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung: - Yêu cầu HS tìm hiểu 3 văn bản - SGK/ 107, 108, 109: + Văn bản 1: Thông báo của BGH trường THCS Dịch Vọng và kế hoạch trồng cây. + Văn bản 2: Giấy đề nghị. + Văn bản 3: Báo cáo. - Đọc 1. Thế nào là văn bản hành chính? a/ Xét ví dụ - SGK/107-109: (?) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? - Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết. - Đề nghị: khi cần đề bạt một nguyện vọng chính đáng của các nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Báo cáo: Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp trên. * Hoàn cảnh sử dụng và mục đích của mỗi loại văn bản: - Văn bản thông báo: + Được viết khi người ta truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người; + Nhằm phổ biến nội dung. - Văn bản đề nghị: + Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó. (?) Mỗi văn bản có mục đích gì? - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung. - Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến. - Báo cáo: nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết. (?) Ba văn bản ấy có điểm gì giống và khác nhau? - Giống: Hình thức trình bày đều theo một trình tự * So sánh 3 văn bản: - Giống nhau: đều được trình bày 9 nhất định (theo mẫu). - Khác nhau: về mục đích và nội dung. theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau. - Điểm khác nhau: + Mục đích sử dụng + Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản. (?) Hình thức trình bày của 3 văn bản có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học? - Chốt ý: Khác: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn văn bản hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ văn bản được viết trên ngôn ngữ hành chính. - Suy nghĩ trả lời. (?) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 loại văn bản trên? - Biên bản, đơn từ, hợp đồng, sơ yếu lí lịch …. * Một số loại văn bản tương tự: - Giấy khai sinh - Giấy chứng nhận - Bằng tốt nghiệp - Sơ yếu lí lịch. (?) Qua phân tích em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung và hình thức? - Dựa theo nội dung Ghi nhớ SGK trả lời. b/ Kết luận: - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, dóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính – công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa cá nhân với tập thể. - Các loại văn bản hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm, - Đặc điểm của văn bản hành chính là tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định. - Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa. Luyện tập II. Luyện tập: (?) Trong các tình huống - Suy nghĩ, trả lời Xử lí tình huống: 10 . theo ng n ngữ nghệ thuật c n ng n ngữ v n b n được viết tr n ng n ngữ hành chính. - Suy nghĩ trả lời. (?) Em c n thấy loại v n b n nào tương tự như 3 loại v n b n tr n? - Bi n b n, đ n từ,. Nhạc cung đình nhã nhạc dùng trong các buổi lễ n i cung đình, n i t n miếu n n trang trọng,uy nghị. - Từ dòng ca nhạc d n gian và ca nhạc cung đình, nhã nh n, trang trọng uy nghi - Ngu n gốc. học những loại v n b n hành chính n o? Em hãy kể t n những loại v n b n hành chính mà em biết. Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế n o là v n b n hành chính? Những loại n o

Ngày đăng: 27/01/2015, 04:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w