TỔNG HỢP BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH

24 1.3K 4
TỔNG HỢP BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH Nghệ thuật kinh doanh của Steve Jobs Thế giới vĩnh biệt huyền thoại Steve Jobs, người đã làm một cuộc cách mạng trong triết lý kinh doanh và mang lại cho đời “những sản phẩm trong mơ”. Steve Jobs, người đồng sáng lập và cựu giám đốc điều hành Apple đã qua đời vào chiều ngày 5102011 ở tuổi 56 sau một năm dài chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy và trải qua cuộc phẫu thuật ghép gan năm 2009

1 TỔNG HỢP BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH Nghệ thuật kinh doanh của Steve Jobs Thế giới vĩnh biệt huyền thoại Steve Jobs, người đã làm một cuộc cách mạng trong triết lý kinh doanh và mang lại cho đời “những sản phẩm trong mơ”. Steve Jobs, người đồng sáng lập và cựu giám đốc điều hành Apple - đã qua đời vào chiều ngày 5/10/2011 ở tuổi 56 - sau một năm dài chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy và trải qua cuộc phẫu thuật ghép gan năm 2009. Steve Jobs đã có công biến Apple “bên bờ phá sản” năm 1996 trở thành một tập đoàn có giá trị niêm yết cao nhất trên thế giới (đôi khi còn vượt cả người khổng lồ ExxonMobil). Steve Jobs là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp kỳ tài, hiếm có lịch sử kinh doanh đương đại. Sự nghiệp của ông chính là thông điệp hùng hồn cho thấy một cá nhân cũng có thể làm nên lịch sử. Đúng như thông cáo của Apple: “Thế giới này tốt đẹp hơn là nhờ sự đóng góp của Steve”. Những bài học cơ bản rút ra từ cuộc đời Steve Jobs cho thấy kinh doanh chính là nghệ thuật, chứ không phải là một môn khoa học có thể học hỏi thông qua hệ thống đào tạo thông thường. Cũng giống như những tài năng “học dở đại học” Bill Gates (sáng lập tập đoàn phần mềm khổng lồ Microsoft) và Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook), Steve Jobs có biệt tài “đọc” được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hơn tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đương thời mà không tốn nhiều công khảo sát thị trường, không cần các cuộc hội thảo cũng như các công trình nghiên cứu công phu. Khách hàng không phải là Thượng đế Khi được hỏi liệu ông có nghiên cứu kỹ xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng trước khi cho ra đời iPad, Steve Jobs trả lời: “Không, chính những người tiêu dùng cũng không hề biết họ muốn cái gì. Đó không phải là công việc của họ. Bạn không thể hỏi khách hàng muốn cái gì và sau đó cố gắng cung cấp cho họ cái mà họ muốn. Vào thời điểm mà bạn chế tạo xong sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, họ lại muốn một cái gì đó mới hơn”. Tuyên bố đầy kiêu ngạo này trái ngược với chủ nghĩa tư bản vốn coi “khách hàng là Thượng đế” và các công ty cạnh tranh với nhau nhằm thỏa mãn sở thích của các vị thượng đế này. Cuộc đời của Steve Jobs chứng minh rằng thị trường là nơi để sáng tạo, để định hướng thị hiếu của người tiêu dùng, chứ không phải chạy theo sở thích của họ. “Táo bạo” chính là một tố chất khiến cho Apple nổi bật lên trong số các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như trong số các công ty đồng đẳng khác. Kể từ khi cho ra đời máy tính Macintosh trong năm 1984 đến các thế hệ iPhone, iPod và iPad đời mới nhất, Steve Jobs luôn luôn làm ra những sản phẩm mê hoặc đông đảo người tiêu dùng. Steve Jobs đã “biến thành thị trường và chính thị trường lại ở trong ông”. Nếu có một vị lãnh đạo doanh nghiệp nào trở thành nhà tiên tri và định hướng được thị trường, người đó chính là Steve Jobs. Ngoài việc thiết kế sản phẩm độc đáo đi trước thời đại và đánh trúng tâm lý, văn hóa của người tiêu dùng, Steve Jobs còn tung ra những thủ thuật tiếp thị táo bạo. Apple luôn đưa ra một lượng sản phẩm mới hạn chế, tạo ra tình trạng khan hiếm và khiến khách hàng thèm khát cực độ. Chiến lược tiếp thị này quả là một “con dao hai lưỡi” và khá mạo hiểm, vì người tiêu dùng thiếu kiên nhẫn có thể chuyển sang mua một iPad hoặc iPhone của đối thủ cạnh tranh mà không cần phải “mỏi mòn chờ đợi” sản phẩm của Apple. Ngoài sự hiểu biết thấu đáo về kỹ thuật, logistics và chuỗi cung ứng, Steve Jobs còn có sự tự tin và khôn khéo của một nhạc trưởng bậc thầy trong việc thực thi chiến lược tiếp thị này. Ông biết rằng đám người tiêu dùng “đói khát” kia sẽ kiên nhẫn chờ đợi món “đặc sản” của Apple chứ không chịu “lót bụng” bằng những sản phẩm kém chất lượng so với “quả táo cắn dở”. Chinh phục thị trường Trung Quốc Cung cách mà Apple thâm nhập và đột phá thị trường Trung Quốc - một thị trường mà nhiều hãng công nghệ phương Tây thường bị lâm vào tình trạng “thả gà ra mà đuổi” - xứng đáng trở thành một khuôn mẫu được đưa vào giáo trình giảng dạy của các trường đại học quản trị kinh doanh nổi tiếng trên thế giới. Trong khi nhiều hãng công nghệ phương Tây bị thảm bại ở Trung Quốc, tập đoàn Apple đã tiến vào thị trường khổng lồ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với uy tín vượt trội và dễ dàng móc tiền từ những chiếc ví đang căng đầy của tầng lớp người tiêu dùng Trung Quốc thích khoe mẽ và sính hàng hiệu. Steve Jobs đã làm câm lặng các nhà phân tích luôn nhấn mạnh đến những nét đặc thù văn hóa Trung Quốc và hay chỉ trích các công ty đa quốc gia thiếu hiểu biết về địa phương. Là một nhà tư bản đương đại có tham vọng và tầm nhìn không kém gì Henry Ford ngày xưa, Steve Jobs đã “bắt mạch” được thị trường Trung Quốc và nhận thấy rằng toàn cầu hóa có thể vượt qua được những rào cản văn hóa, dân tộc chủ nghĩa, địa phương cục bộ và phân biệt đối xử. Với việc khách hàng Trung 2 Quốc mua sản phẩm của Apple để thỏa mãn giấc mơ vật chất của họ, toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành một thế lực hùng mạnh, với Steve Jobs là một trong những người lính xung kích. “Hiện tượng đặc biệt" Apple “Nền kinh tế Apple” là một hiện tượng đặc biệt, toàn cầu hóa các cơ hội việc làm. Với số lượng đông đảo khách hàng, các nhà sản xuất, nhân viên bán hàng và lắp ráp ở bên ngoài nước Mỹ, Apple dưới thời Steve Jobs chính là biểu tượng cao nhất về tổ chức kinh tế toàn cầu. Tuy bản sắc địa phương vẫn còn hiện hữu trong một số lĩnh vực, nhưng trong lĩnh vực công nghệ cao, công việc kinh doanh của Steve Jobs đã xóa nhòa những đường biên giới quốc gia. Giống như một nhạc trưởng tài ba, Steve Jobs đã dẫn dắt thính giả theo cách mà ông muốn. Ông không phải là một nhà sản xuất các vở opera “mì ăn liền”, chiều theo thị hiếu tầm thường của khách hàng. Cũng giống như đạo diễn phim tài ba người Anh Alfred Hitchcock (13/8/1899- 29/4/1980), người từng thú nhận đã biến “khán giả thành những phím đàn piano”, Steve Jobs chính là người đã quyết định hình thức cũng như nội dung công nghệ sử dụng hàng ngày và quần chúng chỉ còn cách ngả nghiêng theo “chiếc gậy chỉ huy” của ông. Steve Jobs chính là CEO thành công nhất ở Mỹ trong suốt 25 năm qua. Ông đã kết hợp sự nhạy cảm của một người nghệ sĩ tài ba với sự thấu hiểu công nghệ của một kỹ sư xuất chúng và tạo nên một công ty vô cùng đặc biệt. Steve Jobs thực sự là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vĩ đại nhất lịch sử Mỹ. Minh Bích. Nguồn trích dẫn: http://tamnhin.net/GuongmatPhongcach/15243/Nghe-thuat-kinh-doanh-cua-Steve-Jobs.html Thứ năm, 06/10/2011 10:01 GMT+7 Nhận xét cá nhân: Đối với giới trẻ Việt Nam, việc sở hữu một chiếc điện thoại iPhone của Apple là một niềm mơ ước mà ai cũng mong muốn đạt được. Thật vậy, điện thoại iPhone đã làm thay đổi hoàn toàn thị hiếu của người sử dụng. Từ ngày chiếc iPhone có mặt tại thị trường Việt Nam, các nhãn hiệu điện thoại nổi tiếng một thời như Nokia, Samsung, Motorola,… đã có phần thua thiệt. Chính Steve Jobs đã làm nên điều đó. Thiên tài Steve Jobs đã lãnh đạo Apple tạo ra một thế hệ điện thoại hoàn toàn mới về giao diện, “đoạn tuyệt” hoàn toàn với bàn phím truyền thống, tạo ra một thế hệ điện thoại di động mới – thế hệ smart phone. Xu hướng giao diện không qua bàn phím giờ đây trở thành phổ biến trên các dòng máy của các hãng điện thoại nổi tiếng trên thế giới như Samsung, HTC, LG,… Đọc bài viết của tác giả Minh Bích trên Tamnhin.net ta nhận thấy có lẽ chỉ có nước Mỹ - quốc gia có nền dân chủ sâu rộng, nền kinh tế thị trường thực sự và một môi trường sáng tạo lý tưởng - mới có thể sản sinh ra những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thiên tài, những tỷ phú đô la như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Hơn nữa, hầu như đa số các tỷ phú ở Mỹ như Steve Jobs, Bill Gates, Jerry Yang và David Filo (hai người đồng sáng lập ra Yahoo),… đều khởi nghiệp từ bàn tay trắng hoặc số vốn ít ỏi. Chỉ có sự đam mê công việc, đam mê kinh doanh, sáng tạo và biết tận dụng cơ hội đã đưa họ trở thành những tỷ phú đô la của thế giới. Họ là những tấm gương cho thế hệ trẻ khát khao làm chủ công nghệ, làm giàu chính đáng ở Việt Nam học tập, noi gương. Nhìn lại đất nước Việt Nam ta, hầu hết các “đại gia” Việt đều xuất thân từ gia đình có quyền thế hoặc làm giàu từ bất động sản kết hợp với những bất cập từ chính sách đất đai của Nhà nước. Đa số họ không tạo ra các sản phẩm thiết thực cho xã hội mà chỉ hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá đất đền bù và giá đất thực tế thị trường, hoặc từ sự thay đổi chính sách nào đó có lợi cho các nhóm lợi ích. Sự 3 giàu có của họ không bền vững và tiềm ẩn những bất ổn cho xã hội. Đồng tiền mà họ làm ra bằng chính sức lao động, sự sáng tạo nên việc chi tiêu, sử dụng cũng rất hoang phí trong khi xã hội còn rất nhiều những người nghèo, những gia đình, những hoàn cảnh khó khăn cần được tương trợ, giúp đỡ. Người viết bài: Họ và tên: Đào Hòa Bình Lớp: Cao học QTKD-K20 ngày 1 Mã số sinh viên: 7701101860 Trường: ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Email: daohoabinh1975@gmail.com Số điện thoại:09023254575. Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh – lợi ích cho doanh nghiệp Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. Bài viết này muốn thuyết phục rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Những lợi ích đó là gì và bằng cách nào để có được? Dưới đây là một số gợi ý. Thứ 1, Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Ví dụ xu hướng tiêu dùng những sản phẩm sạch và xanh, dùng phương tiện giao thông an toàn và ít ô nhiễm đang tạo ra thị trường tiềm năng cho nhiều sản phẩm mới. Thành công của Toyota trên thị trường xe động cơ hybrid (chạy điện và xăng) hay của TRW trên lĩnh vực thiết bị an toàn trong xe hơi đều xuất phát từ việc lấy mục tiêu an toàn của người tiêu dùng và môi trường làm chiến lược kinh doanh Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Motorola thường xuyên có những đột phá về kỹ thuật vì công ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình đào tạo và chăm sóc đời sống cho nhân viên. Những năm đầu thập niên 1990, Proctor & Gamble đã đi tiên phong và gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược tiếp thị các sản phẩm có thành phần và bao bì không gây hại môi trường. Các sản phẩm “xanh” đã thành thời thượng ngay sau đó. Công ty 3M khởi xướng chương trình giảm ô nhiễm 3P (Pollution Prevention Pays) ngay từ những năm 1970 nên đã tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau khi các vấn đề về môi trường được áp đặt bằng luật lệ. Thứ 2, Sự trung thành của nhân viên và khách hàng Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình. Ví dụ, nếu có dịp xem qua trang web của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, ta sẽ thấy họ ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường. Điều 4 này cho thấy rõ đâu là xu hướng chính trong các chiến lược làm thương hiệu và kinh doanh ngày nay. Tóm lại, thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không mang lại những lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng cho các doanh nghiệp. Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn. http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh doanh/Dao_duc_va_trach_nhiem_xa_hoi-loi_ich_cho_doanh_nghiep/ Ý kiến bình luận cá nhân Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Đầu tiên, Khẳng đinh thương hiệu của doanh nghiệp Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"! Tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng là cách tốt nhất để dánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính. Theo công tình nghiên cứu do hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên thế giới, uy tín xã hội của công ty có vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư. Ví dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân số đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân. 28% trong số này khi quyết đinh làm như vậy đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội. Tiếp theo là tăng lợi nhuận doanh nghiệp Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Trong một thị trường cạnh tranh, điểm "cân bằng tối ưu" và lợi nhuận doanh nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn nhau. Trong cạnh tranh kinh tế, nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất cả dều bị thua thiệt nặng nề. Công trình nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thịtrường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Điều này cho thấy, các công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Và khi đó xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường. Học viên: Đinh Thị Như Quỳnh – K20/QTKD ngày 1 5 Sđt: 0972427045 Email: nhuquynh.dhpy@gmail.com “Thượng đế” dỏm! Cuối cùng thì Toyota Việt Nam (TMV) cũng đã phải ngỏ lời xin lỗi chính thức đến với khách hàng của mình vì đã bán ra thị trường một lượng lớn xe bị mắc lỗi. Lời xin lỗi này đưa ra khá muộn so với sự cố được phát giác, cho thấy sự miễn cưỡng trong hành vi xin lỗi của nhà sản xuất TMV. Sự miễn cưỡng ấy còn thể hiện ở từ ngữ sử dụng trong giải quyết vấn đề khi TMV không sử dụng cụm từ “triệu hồi sản phẩm” để sửa chữa xe như thông lệ mà gọi là “chiến dịch chăm sóc khách hàng”. Đọc toàn bộ nội dung lời xin lỗi do TMV phát đi chiều 15-4, khách hàng sẽ không thấy TMV chỉ ra những vấn đề nguy hiểm ở các lỗi bị mắc phải. Đó là sự thiếu sòng phẳng, coi thường tính mạng của khách hàng. Chuyện của Mobifone bị nghẽn mạng trong nhiều ngày qua làm khách hàng khốn khổ. Mobifone có hứa sẽ khắc phục sự cố nhưng việc khắc phục này hết sức chậm chạp. Mobifone cũng có lời xin lỗi đến với khách hàng, nhưng như một khách hàng của Mobifone phản ứng: “Sao tôi không nhận được lời xin lỗi đó, mà chỉ phải thường xuyên nhận những tin quảng cáo vào mỗi buổi trưa?”. Mobifone cũng hứa đền bù cho khách hàng nhưng đến nay, phương án đền bù vẫn chưa có. Rõ ràng Mobifone cũng thiếu sòng phẳng với khách hàng. Chuyện của Honda Việt Nam (HVN). Họ vừa tung sản phẩm mới, xe gắn máy tay ga Air Blade phiên bản mới nhất. Tại các đại lý ủy quyền bán hàng (HEAD) của HVN, xe Air Blade đời mới có giá bán cao hơn giá đề nghị của HVN từ 10-11 triệu đồng khiến giá thực của xe đội lên đến 46-48 triệu đồng. Đây không phải là lần đầu tiên các HEAD của HVN “móc túi” khách hàng, bởi nhiều năm qua, nhiều sản phẩm của HVN như Air Blade, Lead, SH… cũng đều bán với giá chênh lệch như vậy, tiếp tay cho các HEAD (và cả cho chính HVN) “móc túi” một số tiền cực lớn của khách hàng, làm khách hàng phẫn nộ. HVN vẫn phớt lờ dư luận, thả nổi giá bán, tự làm mất uy tín của chính mình trên thị trường. Ba câu chuyện ứng xử của các nhà sản xuất cho thấy điều gì? Đó là vấn đề văn hóa trong kinh doanh. Hình như các doanh nghiệp tại Việt Nam phải hết sức khó khăn mới “dám” nói lên lời xin lỗi khách hàng dù mình sai. Không thể nói HVN, Mobifone hay TMV không đặt vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong đơn vị mình, vì đó là việc phải làm để doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, họ cố tình lách bằng nhiều hình thức khác nhau, thậm chí lách theo kiểu “mị khách hàng”, biến khách hàng từ “thượng đế” trở thành “thượng đế dỏm”. Sức mạnh của người tiêu dùng rất lớn, như vụ Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải, nhiều khách hàng đã lên tiếng tẩy chay sản phẩm của họ và sau đó các siêu thị hưởng ứng, gây cho Vedan áp lực lớn. Vậy tại sao người tiêu dùng không thể sử dụng “vũ khí” đó với TMV, Mobifone, với HVN? “Hãy là người tiêu dùng thông minh” – đó cũng là một cách tự vệ của người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng có nhiều “vũ khí” hỗ trợ như các phương tiện truyền thông, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng… nhưng để khách hàng biết làm “người tiêu dùng thông minh”, các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng phải được hoàn thiện, nếu không, người tiêu dùng sẽ cũng chỉ là “thượng đế dỏm”, phải nhận phần thua thiệt về phía mình. LƯU NHI DŨ Nguồn trích dẫn: http://nld.com.vn/20110417122437400p1002c1003/thuong-de-dom.htm Chủ Nhật, 17/04/2011 00:24 Nhận xét cá nhân: Trong những năm qua, vấn đề văn hóa kinh doanh được đề cập ngày càng nhiều ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp xem đây là chìa khóa dẫn đến thành công và phát triển bền vững. Tuy nhiên, xem ra một số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng có cái nhìn toàn diện về văn hóa kinh doanh. Các doanh nghiệp đề cập trong bài viết trên là một ví dụ, họ đều là các doanh nghiệp lớn, có thị phần khá lớn. Mỗi doanh nghiệp này có thể đều đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình từ khá sớm. Thế nhưng đó chưa phải là tất cả trong văn hóa kinh doanh. 6 Cả ba trường hợp dẫn chứng trong bài viết trên đều chứng tỏ đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp này có vấn đề. Cách ứng xử của họ đối với khách hàng thật sự không công bằng. Có thể họ vì lợi ích trước mắt mà cố tình quên đi quyền lợi chính đáng của khách hàng, tìm cách đánh lừa khách hàng. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hướng đến của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ nhắm đến lợi ích của mình, quên đi quyền lợi của khách hàng thì hiển nhiên khách hàng sẽ dần từ bỏ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Biết giữ chữ tín trong kinh doanh, biết tôn trọng quyền lợi khách hàng có thể làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp trước mắt nhưng đó sẽ là con đường đúng đắn để doanh nghiệp phát triển, duy trì lợi nhuận một cách hợp lý và bền vững. Người viết bài: Họ và tên: Đỗ Nguyên Hưng Lớp: Cao học QTKD Ngày 1, Khóa 20 Mã số sinh viên: 7701101877 Trường: Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0963090096 Bộ Công Thương cảnh báo việc lừa đảo tiền qua mạng Nhiều doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử lôi kéo người tham gia để hút tiền. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) vừa cảnh báo về hiện tượng một số doanh nghiệp lợi dụng thương mại điện tử để huy động lượng tiền mặt lớn từ mạng lưới người tham gia. Cách thức hoạt động là doanh nghiệp lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, cho phép thành viên đã nộp tiền được mở một gian hàng ảo. Ngoài ra mỗi thành viên còn được giới thiệu những người khác tham gia mua gian hàng ảo và hưởng hoa hồng vài chục phần trăm cho mỗi hợp đồng mà mình giới thiệu. Để lôi kéo người tham gia, các doanh nghiệp hứa hẹn những mức thu nhập rất cao từ việc “phát triển mạng lưới gian hàng”, theo đó tổng số tiền hoa hồng một người có thể được hưởng được quảng cáo lên đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, các điều khoản về cơ chế đóng phí, trả hoa hồng thường không được quy định rõ trong hợp đồng và các giao dịch chuyển tiền cũng không có chứng từ giao lại cho thành viên. Do mức hoa hồng hấp dẫn và cơ chế phân chia hoa hồng đa cấp, phần lớn những người nộp phí mua gian hàng ảo trên website đều hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận từ việc lôi kéo người khác tham gia thay vì kinh doanh trên gian hàng. Kết quả là đa số gian hàng trên các website dạng này đều trống, không có thông tin gì về chủ gian hàng cũng như sản phẩm cần bán. Các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử như trên để thu lợi từ việc lôi kéo người tham gia trong khi không tập trung nâng cao chất lượng thông tin trên website. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ khẳng định không đăng ký dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cho những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình nêu trên. Cục khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia những website này và kêu gọi các cá nhân, tổ chức phản ánh về hiện tượng trên để cơ quan chức năng xử lý. Hoàng Lan Nguồn trích dẫn: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/bo-cong-thuong-canh-bao-viec-lua-dao-tien-qua- mang/ Thứ tư, 18.04.2012 | 19:56 (GMT + 7) Nhận xét cá nhân: 7 Việc các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử để lừa đảo hút tiền của người tham gia là một trong những biểu hiện của thực trạng suy đồi đạo đức kinh doanh hiện nay. Loại hình kinh doanh tiền tệ này không còn là mới ở Việt Nam nữa, mà đã rải rộng mạng lưới đa cấp khắp Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thành khác trong cả nước, đã lôi kéo, đánh lừa đông đảo những người thiếu thông tin và hám lợi. Tôi thiết nghĩ việc Bộ Công Thương vào cuộc can thiệp là cần thiết, tuy nhiên vẫn còn là quá chậm trễ khi không sớm ngăn chặn được hậu quả như hiện nay. Cùng với lời cảnh báo của cơ quan chức năng, mỗi người dân đừng quá tin vào chuyện “ ngồi mát ăn bát vàng”, bởi rất nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Phải kiểm tra kỹ nguồn thông tin nhận được, phải chắc chắn mình kiếm tiền cho mình chứ không phải đang làm đầy túi cho kẻ khác, đặc biệt là đang tạo điều kiện cho hành vi gian lận vô đạo đức trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay. Người viết bài: Họ và tên: Đỗ Thị Phương Uyên Lớp: Cao học QTKD ngày 1 – K20 Mã số sinh viên: 7701101550 Trường: ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0906852308 Văn hóa kinh doanh trong môi trường quốc tế (Dân trí) - Việc kinh doanh bên ngoài ranh giới địa lý của một quốc gia đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm bắt những quy định, nguyên tắc và cả nét văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Điều này giúp doanh nghiệp có được những bước đi và chiến lược đúng đắn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá nhu cầu mục đích kinh doanh, nhận giấy phép, chọn địa thế, thiết lập bộ máy kỹ thuật và xác định đối tượng khách hàng…đó đều những dấu sao lớn thu hút sự chú ý của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một dấu sao không thể không nhắc tới và càng không thể bỏ qua chính là những yếu tố về văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Chuyên gia nghề nghiệp Jessie nói: “Một kế hoạch kinh doanh “xuyên quốc gia” hoàn hảo cần được xây dựng trên những nấc thang văn hóa. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ lơ yếu tố quan trọng này, rất có thể doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với từ thất bại trên “đất khách quê người”. Quan tâm đến vai trò của chính phủ: Đây là một yếu tố quan trọng nhưng thường hay bị bỏ qua. Lý do là ở Mỹ, các doanh nghiệp thường mong đợi chính phủ can thiệp vào các hoạt động tư nhân của họ. Nói chung ở các nước đang phát triển chính phủ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đối phó với bộ máy quan liêu. Trong thực tế, ngay cả đối với những nước công nghiệp thì chính phủ và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ, ở Pháp các quan chức chính phủ nghỉ hưu thường chiếm vị trí trách nhiệm quan trọng trong một công ty tư nhân nào đó và trường hợp này cũng phổ biến ở các nước Nam Mỹ. Văn hóa hội họp: Thời gian các cuộc họp kinh doanh nói chung ở các nước Châu Á và Nam Mỹ thường kéo dài trong khi ở Mỹ các cuộc họp thường diễn ra ngắn và luôn đề cao sự đúng giờ. Hầu hết các quyết định kinh doanh ở các nước Châu Á và Nam Mỹ được đưa ra sau khi thảo luận. Tại Nhật Bản, thị trường khó tính thứ hai thế giới thì đạo đức kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu. Đúng giờ, đúng giờ và đúng giờ là điệp khúc cần được lưu trong bộ nhớ nếu bạn có ý định đầu từ vào đất nước hoa anh đào và quốc gia “xúc xích” Đức. Các kế hoạch ngắn hạn luôn là sự lựa chọn của các công ty Nam Mỹ. Truyền thông: Nếu như ở Đức và Pháp ưu tiên giao tiếp bằng văn bản thì ở Argentina và Brazil lại lựa chọn giao tiếp bằng lời nói. Pháp đặt tầm quan trọng của truyền thông thông qua việc sử dụng đúng ngữ pháp trong khi Đức lại hy vọng các thông tin liên lạc kinh doanh được chính xác. Sự hài hước thường được sử dụng trong giao tiếp văn phòng ở Mỹ và Australia, không giống như Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Quá khiêm tốn không phải là cách làm được đánh giá cao tại Mỹ nhưng điều này lại trái ngược đối với các nước Châu Âu. Họ yêu sự khiêm tốn và đề cao những doanh nghiệp “biết 8 mình biết ta”, không khoa trương thanh thế và tự mãn với bản thân. Nếu muốn thành công ở Anh thì giao tiếp là chìa khóa giúp bạn đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao. Thâm niên, nhân tài và việc ra quyết định: Các nước Châu Á luôn đề cao thâm niên của doanh nghiệp trong khi Mỹ, Úc và Đức lại đề cao những doanh nghiệp trưng dụng được nhiều nhân tài. Tại Pháp, một sự kết hợp giữa thâm niên và nhân tài là sự lựa chọn hàng đầu. Việc ra quyết định đối với các nước ở Nam Mỹ không phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ trì cấp cao mà thuộc về một tổ chức, một hội đồng thẩm định. Quà tặng và ủng hộ cá nhân: Quà tặng và việc ủng hộ cá nhân là phổ biến ở các nước Châu Âu và Nam Mỹ nhưng lại khó vận dụng ở Mỹ - nơi có những nguyên tắc nghiêm ngặt về trao đổi trong một tổ chức. Bởi lẽ, người Mỹ cảm thấy rằng quà tặng và ủng hộ cá nhân sẽ ảnh hưởng đến sự công bằng của mỗi quyết đinh. Điều này sẽ tạo ra sự bất công, sự khuất tất và đôi khi là dẫn đến cả những sai lầm. Hiểu biết về sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia và thực thi theo chính sách “ở đâu âu đấy” sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với môi trường mới và từng bước đến gần với thành công. Thay vì chú trọng quá nhiều đến nội dung kinh doanh, hãy dành thời gian nghiên cứu những đặc trưng về văn hóa. Bởi, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng, khác biệt. Vì vậy, thay đổi theo từng môi trường và làm quen dần với từng nền văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm không đáng có và chiếm được cảm tình của các đối tác một cách dễ dàng và tự nhiên. Thảo My (Theo Buzzle) Nguồn trích dẫn: http://dantri.com.vn/c133/s133-538585/van-hoa-kinh-doanh-trong-moi-truong-quoc-te.htm Thứ Sáu, 18/11/2011 - 06:01 Nhận xét cá nhân: Doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng gia nhập WTO và toàn cầu hoá hiện nay, để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu kinh doanh quốc tế của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, và các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên một nền văn hoá kinh doanh quốc tế phát triển. Chúng ta cần phải nhận thức rõ những hạn chế, khuyết điểm trong văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và nắm bắt những quy định, nguyên tắc và cả nét văn hóa đặc trưng của những quốc gia khác, từ đó tìm ra hướng đi cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh doanh quốc tế một cách chủ động, tích cực và hiệu quả là nền tảng cho việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu tất cả các vấn đề về: kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen, và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác của đối tác kinh doanh của mình. Hơn lúc nào hết, trong xu thế toàn cầu hoá, cạnh tranh quyết liệt như hiện nay muốn đảm bảo cho sự phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt những cơ hội kịp thời. Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một nền văn hoá kinh doanh quốc tế tiên tiến. Văn hoá kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu. Khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh vốn, công nghệ,…với các quốc gia phát triển khác do đó xây dựng văn hoá kinh doanh quốc tế chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các doanh nghiệp Việt. Người viết bài: Họ và tên: Hồ Bạch Nhật Lớp: Cao học-Quản trị kinh doanh-ngày 1-k20 Mã số học viên: 7701101896 Trường: Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại:0939.36.08.08 9 “Sông có khúc, người có lúc” "Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn nhất”, chia sẻ ấy của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cùng với cam kết Bộ sẽ tìm cách tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN đã khiến vợi đi phần nào đám mây u ám trong niềm tin của nhiều người. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” nên hầu hết các DN đều đã có những giải pháp của riêng mình để tồn tại và chờ cơ hội phát triển. Người ta kể rằng hôm mới đây, nhân lễ kỷ niệm 43 năm ngày thành lập thương hiệu Đồng Tâm, ông Võ Thành Lân - người sáng lập thương hiệu Đồng Tâm từ năm 1969 tại khu vực bến Phú Định, Chợ Lớn (TP.HCM), đã gửi lời tri ân đến toàn thể lao động của Cty. Ông nói: “Tôi rất xúc động vì trong suốt thời gian qua, các anh chị đã hy sinh vì thương hiệu của Đồng Tâm. Nhờ đó mà Đồng Tâm đứng vững và phát triển”. Gạch Đồng Tâm không phải bây giờ mới khó khăn. Hồi tết Nhâm Thìn vừa rồi, không có tiền thưởng Tết cho nhân viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Đồng Tâm Võ Quốc Thắng đã trích gần 10 tỷ đồng tiền cá nhân thưởng cho toàn thể 3.500 lao động. Nhiều người nhớ đến lời ông đã từng tuyên bố: “Nếu Cty gặp khó khăn, người không có cơm ăn đầu tiên chính là Võ Quốc Thắng”. Trong lý luận về quản lý DN trên thế giới, người ta thường phân ra 2 trường phái chính. Một là lấy công việc làm trung tâm thường thấy áp dụng ở Mỹ và các nước Tây Âu. Hai là lấy con người làm trung tâm, mà điển hình là mô hình quản lý của các DN Nhật Bản. Nhân viên luôn luôn coi DN chính là của mình và phấn đấu suốt đời vì nó. Ở Gạch Đồng Tâm đã hiển hiện rõ trường phái lấy con người làm trung tâm và coi đó là một thế mạnh để tồn tại trong lúc khó khăn này. Cùng với triết lý ấy mà gần 3 năm qua, 200 cán bộ quản lý chủ chốt của Cty CP Đồng Tâm không hề nhận tăng lương theo định kỳ. Tất cả chi phí tăng lương ấy đều được bù đắp cho những người lao động có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn trong Cty. “Sông có khúc, người có lúc”. Thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật Bản diễn ra trước hàng triệu triệu con mắt kinh hoàng của loài người mà chỉ một năm sau, với một triết lý đặc trưng Á Đông và những nỗ lực bền bỉ, kiên nhẫn của cả dân tộc, họ đã chiến thắng. Với các DN Việt Nam, hy vọng cũng sẽ như vậy. Nguyễn Hoàng Linh Nguồn trích dẫn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/so-tay-nha-quan-ly/song-co-khuc-nguoi-co-luc.html Thứ Năm, 12.07.2012 | 09:22 (GMT + 7) Nhận xét cá nhân: Với triết lý sống của bản thân là “Kiên – Tâm – Khiêm” mang đậm chất Á Đông, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Đồng Tâm, đã dày công xây dựng công ty từ một tổ hợp sản xuất gạch bông nhỏ trở thành một công ty lớn mạnh, mà theo ông đó là một đại gia đình Đồng Tâm. Với phương châm: “cùng hợp tác và chia sẽ lợi nhuận”, trong công ty mọi người đều bình đẵng như nhau, không có ai làm công cho ai, ban lãnh đạo công ty đối xử với nhân viên như là những thành viên trong gia đình. Nếu công ty hoạt động tốt, lợi nhuận có được chia sẽ theo đúng công sức đóng góp của từng thành viên và nhân viên được tạo cơ hội để phát triển thăng tiến nghề nghiệp. Phương thức quản lý lấy con người làm trung tâm mang đầy tính nhân văn, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của người Á Đông, đã tạo ra một sự đoàn kết gắn bó của của các thành viên trong đại gia đình Đồng Tâm. Đó là một trong những thế mạnh để giúp Đồng Tâm đạt được thành công trong thời gian qua. Hiện nay, trong tình hình khó khăn chung mà các doanh nghiệp đang gặp phải, vẫn với triết lý sống, triết lý kinh doanh đầy tính nhân văn mà ông theo đuổi vẫn được thể hiện. Qua đó, cũng cho chúng ta thấy được vai trò đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp ở Đồng Tâm, nó đã góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên, ngay cả khi công ty đối mặt với khó khăn thử thách trong thời gian dài, họ vẫn gắn bó và chia sẽ để cố gắng vượt qua. Hy vọng rằng với đạo đức kinh doanh mang đậm nét đặc trưng Á Đông mà Đồng Tâm và nhiều doanh nghiệp khác của nước ta đã và đang theo đuổi, họ sẽ sớm vượt qua những khó khăn bằng chính sự nỗ lực, sự trung thành, tận tâm của nhân viên; sự đồng tình ủng hộ của khách hàng và của toàn xã hội. 10 Người viết bài: Họ và tên: Lê Tấn Việt Lớp: Cao học quản trị kinh doanh ngày 1, khóa 20 Mã số sinh viên: 7701101936 Trường: ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Số điện thoại:0963444039 Văn hóa kinh doanh trong môi trường quốc tế Việc kinh doanh bên ngoài ranh giới địa lý của một quốc gia đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm bắt những quy định, nguyên tắc và cả nét văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Điều này giúp doanh nghiệp có được những bước đi và chiến lược đúng đắn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá nhu cầu mục đích kinh doanh, nhận giấy phép, chọn địa thế, thiết lập bộ máy kỹ thuật và xác định đối tượng khách hàng…đó đều những dấu sao lớn thu hút sự chú ý của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một dấu sao không thể không nhắc tới và càng không thể bỏ qua chính là những yếu tố về văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Chuyên gia nghề nghiệp Jessie nói: “Một kế hoạch kinh doanh “xuyên quốc gia” hoàn hảo cần được xây dựng trên những nấc thang văn hóa. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ lơ yếu tố quan trọng này, rất có thể doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với từ thất bại trên “đất khách quê người”. Quan tâm đến vai trò của chính phủ Đây là một yếu tố quan trọng nhưng thường hay bị bỏ qua. Lý do là ở Mỹ, các doanh nghiệp thường mong đợi chính phủ can thiệp vào các hoạt động tư nhân của họ. Nói chung ở các nước đang phát triển chính phủ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đối phó với bộ máy quan liêu. Trong thực tế, ngay cả đối với những nước công nghiệp thì chính phủ và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ, ở Pháp các quan chức chính phủ nghỉ hưu thường chiếm vị trí trách nhiệm quan trọng trong một công ty tư nhân nào đó và trường hợp này cũng phổ biến ở các nước Nam Mỹ. Văn hóa hội họp Thời gian các cuộc họp kinh doanh nói chung ở các nước Châu Á và Nam Mỹ thường kéo dài trong khi ở Mỹ các cuộc họp thường diễn ra ngắn và luôn đề cao sự đúng giờ. Hầu hết các quyết định kinh doanh ở các nước Châu Á và Nam Mỹ được đưa ra sau khi thảo luận. Tại Nhật Bản, thị trường khó tính thứ hai thế giới thì đạo đức kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu. Đúng giờ, đúng giờ và đúng giờ là điệp khúc cần được lưu trong bộ nhớ nếu bạn có ý định đầu từ vào đất nước hoa anh đào và quốc gia “xúc xích” Đức. Các kế hoạch ngắn hạn luôn là sự lựa chọn của các công ty Nam Mỹ. Truyền thông Nếu như ở Đức và Pháp ưu tiên giao tiếp bằng văn bản thì ở Argentina và Brazil lại lựa chọn giao tiếp bằng lời nói. Pháp đặt tầm quan trọng của truyền thông thông qua việc sử dụng đúng ngữ pháp trong khi Đức lại hy vọng các thông tin liên lạc kinh doanh được chính xác. Sự hài hước thường được sử dụng trong giao tiếp văn phòng ở Mỹ và Australia, không giống như Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Quá khiêm tốn không phải là cách làm được đánh giá cao tại Mỹ nhưng điều này lại trái ngược đối với các nước Châu Âu. Họ yêu sự khiêm tốn và đề cao những doanh nghiệp “biết mình biết ta”, không khoa trương thanh thế và tự mãn với bản thân. Nếu muốn thành công ở Anh thì giao tiếp là chìa khóa giúp bạn đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao. [...]... Tp Hồ Chí Minh Số điện thoại:0938120886 Email: hongduong8x@gmail.com Văn hóa trong kinh doanh Nhật Bản Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ Con người của đất nước mặt trời mọc luôn nổi tiếng về tính... tay nhân ái thực sự đã tạo ra sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng, thu hút sự tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, hiện thực hóa ước mơ học tập của các em nhỏ bất hạnh Bảo Việt Nhân Thọ đã gắn hoạt động kinh doanh của mình với xã hội, phát triển vì một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn Thiết nghĩ, đây cũng chính là nét đẹp kinh doanh mà các doanh nghiệp cần quan tâm hướng tới và học tập. .. Việt Nhân thọ: Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp vì cộng đồng” Khái niệm văn hóa doanh nghiệp chỉ những phẩm chất và đặc điểm nội tại của doanh nghiệp, thể hiện bản sắc và truyền thống của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp có thể được dễ dàng nhận thấy qua diện mạo, hình ảnh của doanh nghiệp, trang phục của cán bộ, đến những giá trị về tinh thần như nếp sống, niềm tin và nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhân. .. Bản Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ngày nay đã trở thành những công ty đa quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế giới Chính văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Nhật bản thành công ở cả môi trường kinh doanh quốc nội và quốc tế Việc trân trọng con người, hướng đến con người, liên kết mọi người trong doanh nghiệp là một nét văn hóa đặc biệt của doanh nghiệp Nhật Bản Văn hóa doanh nghiệp... nào đã làm nên thành công như vậy? Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý người Nhật trong kinh doanh Sau đây là những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra từ các nhà kinh doanh Nhật Bản 1 Trân trọng danh thiếp Một cuộc gặp... chế trong việc xây dưng đạo đức trong kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp đã vì lơị ích trước mắt mà quên đi cái cốt lõi bản chất giúp doanh nghiệp thành công chính là văn hóa kinh doanh trong đó có vấn đề đạo đức doanh nghiệp Tuy nhiên có thể thấy trong điều kiện bối cảnh kinh tế như hiện nay để xây dựng được các giá trị đạo đức cho doanh nghiệp của Việt Nam cần các nhà quản trị cấp cao có tài trí và... và có giá trị to lớn đối với doanh nghiệp Với nhận thức đó, nhiều doanh nhân Việt Nam đã và đang xây dựng bản sắc văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình Đến nay, chúng ta đều thấy rằng văn hóa doanh nghiệp đã giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công và phát triển lớn mạnh Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một mốt thời thượng mà là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh... đá cần phải có văn hóa kinh doanh trong hoạt động bóng đá, nếu không thì bóng đá khó phát triển và xem như là tự sát trong kinh doanh bóng đá Người viết bài: Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuấn Lớp: Quản trị kinh doanh, K20-N1 Mã số sinh viên: 7701101928 Trường: Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0966882023 18 Văn hóa trung thực trong doanh nghiệp Xưa kia cha ông ta kinh doanh luôn lấy chữ tín... dẫn: http://www.tienphong.vn /kinh- te /doanh- nghiep/556384/bao-viet-nhan-tho-xay-dung-van-hoa%E2%80%9Cdoanh-nghiep-vi-cong-dong%E2%80%9D-tpoq.html Nhận xét cá nhân: Có thể thấy Bảo Việt Nhân Thọ là một điển hình đẹp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp Những nỗ lực trên đây đã góp phần giúp Bảo Việt Nhân Thọ định hình thương hiệu trong lòng khách hàng của mình Văn hóa doanh nghiệp đã phát huy tác dụng chỉ... đến kiểu kinh doanh rất lạ đời của một vài quán ăn ở Hà Nội Đó là thay vì tìm cách nịnh khách, coi họ như thượng đế thì “nét văn hóa là… bún mắng, cháo chửi Với đa số, điều này là khó chấp nhận, mình bỏ tiền ra, mình phải được tôn trọng Số khác thì coi như… điếc, hoặc đánh bài kệ vẫn cứ ăn, đủ để kiểu kinh doanh lạ lẫm ấy tồn tại Thực tế kiểu kinh doanh “bún mắng, cháo chửi” là một kiểu kinh doanh tự . hơn thì lại vắng teo?". Theo Đức Tình VEF Nguồn trích dẫn: http://dantri.com.vn/c76/s76-6 20016 /bo-hoang-cho-hien-dai-dan-tim-ve-cho-coc.htm Thứ tư, 18/07/2012 06:32 Nhận xét cá nhân: Người

Ngày đăng: 26/01/2015, 23:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đá bóng kiểu ‘bún mắng cháo chửi’

  • Văn hóa trung thực trong doanh nghiệp

  • http://giamdocdieuhanh.org/van-hoa-doanh-nghiep/Van-hoa-trung-thuc-trong-doanh-nghiep.html421

  • Ý kiến bình luận của cá nhân:

  • Panasonic với ngày hội bảo vệ môi trường

    • Tập đoàn các công ty Panasonic tại Việt Nam đã tổ chức chương trình "Ngày hội Panasonic chung tay vì môi trường" với sự tham gia và phối hợp của ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Vì.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan