0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và nâng cao

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 107 -107 )

nâng cao trình độ ngƣời lao động

Nâng cao năng suất lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Bởi năng suất lao động tác động tới giá thành và chất lượng của sản phẩm, hai yếu tố cơ bản quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao động ở nước ta còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới do phần lớn các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp, kinh nghiệm quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật cao còn thiếu. Chính vì vậy, nâng cao trình độ của người lao động và đổi mới công nghệ được coi là yếu

100

tố then chốt giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước và nước ngoài.

3.2.3.1. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động của doanh nghiệp bao gồm cả công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý sản xuất và kinh doanh. Trong đó doanh nghiệp phải chú ý đến hai loại lao động đó là: công nhân có tay nghề bậc cao và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh. Ngoài các hình thức đào tạo theo lớp, trường, doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến việc đào tạo tại chỗ, đào tạo lại để cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nên tự thực hiện công tác đào tạo nhân viên làm đúng theo nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp, của Chính phủ mà cụ thể là cách làm việc, luật pháp, các quy định của các bộ và ban ngành, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu chủ động trong công việc, chấn chỉnh ý thức kỷ luật của người lao động, thực hiện các biện pháp nhằm xoá bỏ những thói hư, tật xấu vốn dĩ trong mỗi người, từ việc luôn sai hẹn, hay tắt mắt, lười biếng…Muốn vậy, người giám đốc phải làm gương cho nhân viên trước khi đưa ra yêu cầu đối với họ. Có như vậy, chúng ta mới dần bảo đảm thực hiện được các tiêu chí đảm bảo cho khả năng làm ăn lâu dài trong giao thương quốc tế là giao hàng đúng hẹn, chất lượng hàng theo đúng thoả thuận hợp đồng và mẫu mã đẹp. Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh đầy biến động và rủi ro như hiện nay, thì vị trí của người “chèo lái” được xem là nhân tố quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Để phát triển kỹ năng quản lý cho những người lãnh đạo trong doanh nghiệp cần tập trung vào hai vấn đề sau:

- Phát triển tố chất quản lý của giám đốc và cán bộ quản lý: Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nghiệp là tố chất

101

nghiệp chủ (tố chất kinh doanh) và năng lực quản lý. Trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất, nhưng lại thiếu yếu tố thứ hai, hoặc phát triển các yếu tố đó không hài hoà, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân mỗi người và sự hỗ trợ của các cơ quan, các tổ chức hữu quan, nhưng trong đó sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh là yếu tố quyết định. Qua kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy: các nhà quản lý Việt Nam cần chú trọng những kỹ năng sau:

Kỹ năng quản trị

Kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo của nghiệp chủ Quản lý sự thay đổi và thích ứng với sự thay đổi

Kỹ năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp với công chúng Kỹ năng quản lý thời gian

Những kỹ năng quản lý nói trên kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp: Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay từ khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Doanh nghiệp phải

102

xây dựng khả năng phát triển bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững trong cạnh tranh. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp cần chú ý tới những kỹ năng sau:

Kỹ năng phân tích kinh doanh Dự đoán và định hướng chiến lược Lý thuyết và kỹ năng quản trị chiến lược Quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý

3.2.3.2. Đổi mới công nghệ và đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển

Doanh nghiệp phải chủ động trong việc đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Khi đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến “ruột” chứ không vội quan tâm đến “vỏ”, nghĩa là doanh nghiệp phải xác định chính xác và chỉ cải tiến đổi mới những máy móc thiết bị thực sự cần thiết, có công suất phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá việc tập hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Mặt khác khi mua sắm, chuyển giao công nghệ không nên khoán trọn gói cho người cung ứng mà cần mua sắm nhập các linh kiện, thiết bị theo từng phần một và kết hợp với các chuyên gia để lắp ráp, hoàn chỉnh trang thiết bị mới. Như vậy, không những doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mà còn có cơ hội học tập tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho chiến lược lâu dài trong kinh doanh.

103

Để giải quyết nhu cầu vốn cho đổi mới công nghệ, doanh nghiệp cần phải dành phần lớn lợi nhuận ròng cho đầu tư phát triển. Ngoài vay dài hạn ở các ngân hàng thương mại, huy động vốn của dân cư, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến hình thức thuê tài chính. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các loại máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại mà không cần phải huy động vốn lớn để đầu tư, do đó giúp cho doanh nghiệp khắc phục tình trạng khó khăn về vốn và đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam một số công ty cho thuê tài chính đã đi vào hoạt động nhưng đáng tiếc là chưa có thói quen và chưa quan tâm đúng mức tới hình thức huy động vốn này.

Đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết giữa doanh nghiệp và các trường Đại học, Viện nghiên cứu tạo nên sự giao thoa giữa tri thức khoa học và thực tiễn hoạt động sản xuất. Đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt khi tiếp cận với kinh tế tri thức.

3.2.4. Ứng dụng thƣơng mại điện tử vào kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Từ những phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã cho thấy rằng: năng lực tiếp cận thị trường quốc tế của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp. Hậu quả là doanh nghiệp luôn bị động trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định và đặc biệt là gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này là do doanh nghiệp không thể tự xây dựng cho mình một hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường quốc tế, mà chủ yếu dựa

104

dẫm vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngày nay, với một nền kinh tế mở cửa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra một cơ hội mới cho doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu với một chi phí hợp lý thông qua kinh doanh thương mại điện tử. Như vậy, chiến lược sử dụng công nghệ thông tin có thể tạo ra mũi nhọn cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

3.2.4.1. Thƣơng mại điện tử

Thương mại điện tử là hoạt động trao đổi, mua bán trên cơ sở phát triển công nghệ giữa các chủ thể khác nhau (bao gồm các cá nhân, tổ chức) và những hoạt động bên trong doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ những trao đổi này.

- Thương mại điện tử phụ thuộc vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và các công nghệ cao cấp khác. Thương mại điện tử không thể tồn tại nếu thiếu sự trợ giúp của các công nghệ này.

- Thương mại điện tử không chỉ bao gồm những hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ mà còn bao gồm cả những hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các hoạt động trao đổi điện tử nói trên.

- Các quyết định chiến lược trong thương mại điện tử cũng xuất phát và dựa trên cơ sở sự phát triển của công nghệ, ví dụ các quyết định về thiết kế siêu thị trên mạng, các chiến lược khách hàng, quảng cáo trên mạng…

- Thương mại điện tử thay đổi quan hệ giữa người bán và người mua: người mua chủ động khởi động và kiểm soát quá trình trao đổi. Quan hệ

105

giữa người bán và người mua cũng phụ thuộc và gắn liền với sự phát triển công nghệ.

- Thương mại điện tử yêu cầu nhà kinh doanh phải có hiểu biết hoàn chỉnh hơn về hành vi người tiêu dùng, kịp thời cung cấp những hàng hoá và dịch vụ đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.

- Thương mại điện tử gắn liền và phản ứng kịp thời với nhu cầu thị trường, tăng tốc độ ra quyết định, đẩy nhanh tiến độ xâm nhập hàng hoá và nhãn hiệu mới vào thị trường, tăng tốc độ đổi mới nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sự khác biệt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Thương mại điện tử tiến hành trao đổi 24/24 giờ trong ngày, các cửa hàng điện tử luôn mở cửa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thương mại điện tử tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả kinh tế: thu hút ngày càng nhiều người tham gia, chi phí cố định thiết kế và xây dựng mạng càng giảm, hiệu quả kinh tế tăng.

3.2.4.2.Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt đông Marketing ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

- Xây dựng và phát triển thương hiệu: Bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí, internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu, người làm marketing có thể sử dụng tất cả những

106

ứng dụng của trang web nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạ những ấn tượng tốt cho thương hiệu. Marketing điện tử khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng…Hiệu quả phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như: Fedex, Charles Schwab, The New york times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing điện tử trong chiến lược marketing thế kỷ 21[16].

- Marketing trực tiếp: Nhiều nhà marketing đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược marketing trên mạng: sử dụng internet thực hiện marketing trực tiếp. Internet tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, nhà marketing có thể gửi hàng triệu email bằng một lần nhấn chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi cho từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng những nội dung phù hợp với đặc điểm của nhóm này.

- Bán hàng trên mạng: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên mạng từ thanh chocolate đến ôtô. Amazon.com từng có doanh số bán sách 32 triệu USD trong vòng năm đầu khai trương cửa hàng trên mạng[30].

- Hỗ trợ tiêu dùng: Hỗ trợ tiêu dùng (khách hàng) là một trong những ưu điểm quan trọng của marketing điện tử mà hiện nay nhiều công ty chưa chú ý đến. Hiện nay, hỗ trợ tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở dạng sơ khai dưới hình thức các trả lời câu hỏi của khách hàng. Những hình thức khác doanh nghiệp có thể áp dụng là trả lời thắc mắc của khách hàng, email trả lời tự động, thông tin cập nhật, diễn đàn người tiêu dùng, tán chuyện trên mạng[26]

107

- Điều tra thị trường: Internet mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu thị trường thông qua xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Điều tra thị trường qua mạng sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và thời gian cho khách hàng. Đồng thời, độ tin cậy của diều tra cũng có thể được kiểm tra chặt chẽ bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Theo dõi hành vi người tiêu dùng: Máy chủ cho phép người làm marketing theo dõi từng động thái của khách hàng mỗi khi khách hàng xâm nhập vào mạng của công ty: thời gian trên mạng, mở những trang web nào, chọn mua sản phẩm gì, quan tâm đến nhóm sản phẩm nào, ưa thích màu gì, thường chọn cỡ sản phẩm nào… thông tin này cho phép người làm marketing giới thiệu sản phẩm phù hợp hoàn toàn với nhu cầu của từng cá nhân khách hàng [6].

3.2.4.3.Phát triển thƣơng mại điện tử ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Ở Việt Nam, thương mại điện tử còn hạn chế do những yếu tố tác động sau:

- Rào cản lớn nhất là hạ tầng công nghiệp thông tin ở cả phần cứng và phần mềm: Giá cước điện thoại và cước sử dụng internet của Việt Nam còn cao so với khu vực và trên thế giới.ở nước ta còn rất thiếu phần mềm và công cụ internet theo các chức năng đảm bảo an toàn thông tin, thanh toán điện tử, phần mềm về dịch vụ tài chính và hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử.

- Rào cản về nhận thức và nhân lực: Không chỉ người dân mà ngay cả lãnh đạo của doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ chưa tin tưởng và quyết tâm vận dụng thương mại điện tử. Cho rằng thương mại điện tử có nhiều rủi ro, bị tin tặc tấn công, rút tiền của khách hàng, các tin tức của Chính phủ bị rò rỉ, các thông tin về công nghệ bị đánh cắp. Ngoài ra thói quen của người tiêu dùng mua bán

108

trực tiếp, thanh toán bằng tiền mặt ăn sâu trong mỗi người không dễ dàng xoá bỏ ngay được. Thực trạng đào tạo nhân lực cho phương thức làm ăn mới còn nhiều bất cập.

- Rào cản về pháp lý và thể chế: Thương mại điện tử chỉ được tiến hành có hiệu quả khi có cơ sở pháp lý, thể chế đầy đủ. Việt Nam hiện mới đang trong quá trình xây dựng bộ luật về thương mại điện tử liên quan đến giao dịch, thanh toán điện tử, luật hình sự, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ an toàn thông tin và bảo mật quốc gia, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Hệ thống thanh toán điện tử: Thương mại điện tử chỉ có thể phát huy tiềm năng khi có một hệ thống thanh toán điện tử tự động phát triển cho phép thanh toán nhanh chóng, an toàn các giao dịch thương mại. Nếu chưa có hệ thống

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 107 -107 )

×