Tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 127)

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện qua khả năng đầu tư, trình độ máy móc thiết bị và quy mô của doanh nghiệp – là những yếu tố có tính chất quyết định rất lớn tới năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong ngành và trên thị trường.

Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối cũng đều phải được xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thương trường. Không một doanh nghiệp nào có thể nói là có khả năng cạnh tranh cao khi trong tay họ là hệ thống máy móc cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.

Tóm lại, khi xem xét khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, thậm chí kể cả khả năng cạnh tranh của các đối thủ, doanh nghiệp đều phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động, từ đó “gạn đục khơi trong” đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

120

3.3.7. Tăng cƣờng công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trƣờng

Ngày nay khi xã hội bước vào kỷ nguyên của Công nghệ thông tin thì các Công ty phải luôn nghĩ ra cho mình một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và đáng tin cậy nhất. Một trong những chiến lược hết sức hiệu quả của các công ty là quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, nó giúp công ty đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng nhanh, hiệu quả, đồng thời củng cố lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.

Cho đến bây giờ, xét về công tác xúc tiến bán hàng của Công ty bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa được tốt, hàng năm Công ty chỉ dành khoảng 2 tỷ đồng tức là khoảng dưới 1,5% doanh thu cho hoạt động này. Do vậy, để nâng cao sản lượng tiêu thụ qua các năm Công ty cần phải đẩy mạnh quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đưa ra những đặc tính của sản phẩm nhằm thu hút, khơi dậy nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của Công ty.

Có rất nhiều hình thức và phương tiện quảng cáo phong phú để Công ty có thể lựa chọn như ti vi, đài, báo chí, panô, áp phích, tham gia hội chợ triển lãm....mỗi hình thức, phương tiện đều có những ưu điểm, lợi ích riêng.

 Báo chí: Là phương tiện quan trọng nhất, nó cho phép người quảng cáo sử dụng triệt để các hình ảnh và màu sắc. Quảng cáo trên báo, tạp chí có khả năng tạo ra thông tin tác động cùng lúc tới nhiều giác quan, gây được sự chú ý cao. Việc quan trọng là lựa chọn đúng loại báo hay tạp chí để đăng quảng cáo. Công ty có thể lựa chọn các loại báo tạp chí mà độc giả là người dân bình thường, được phát hành ở cả các tỉnh lẻ như báo đại đoàn kết, báo phụ nữ, tạp chí thời trang, thời báo kinh tế, nông thôn ngày nay… Đặc biệt là các loại báo chí thường có tổ chức bình chọn các sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất.

121

 Ti vi: Cho phép công ty khai thác lợi thế về màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ. Do vậy quảng cáo trên tivi rất được các Công ty ưa chuộng bởi khả năng gây sự chú ý cao của nó. Tuy nhiên để quảng cáo có hiệu quả cao, Công ty cần thiết kế cho chương trình quảng cáo của mình súc tích, ngắn gọn, hình ảnh đẹp mà vẫn đảm bảo khả năng truyền tải thông tin đầy đủ tới người xem và cần chọn chương trình tivi càng được nhiều người xem càng tốt.

 Internet: Là hình thức quảng cáo mà chi phí vừa hợp lý lại vừa phong phú, đây cũng là một hình thức hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm với khách hàng nước ngoài.

Bên cạnh các hoạt động quảng cáo, Công ty nên áp dụng các chính sách khuyến mãi hấp dẫn như tặng quà đính kèm, giảm giá... để không ngừng thu hút người mua.

Hơn thế nữa, Công ty nên xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, đội ngũ Marketing có đủ yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Điều này không chỉ giúp cho các hoạt động Marketing của Công ty đạt được hiệu quả cao hơn, mà nó còn giúp cho công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng hướng và chính xác hơn.

3.3.8. Phát triển thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp nói lên được sức chi phối thị trường của doanh nghiệp, thị phần xác định vai trò thống trị thị trường của doanh nghiệp. Để có được thị phần lớn, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp sau:

- Cần phải đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm bằng cách tăng cường chi phí cho quảng cáo, đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu thập đầy đủ, chính xác, nhanh các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh.

122

- Nghiên cứu thị trường tạo ra nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại, mẫu mã nhiều kiểu dáng bao gói bắt mắt

- Chú trọng khâu thiết kế “ Nhãn sản phẩm ” phải đẹp, gây ấn tượng, dễ nhớ, không trùng lặp

- Đặc biệt là khâu chất lượng sản phẩm cần có một hoặc một vài chỉ tiêu khác biệt, nổi trội đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

- Bộ phận chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng thật tốt, doanh nghiệp cần luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng mà trong đó có hai nguyên tắc rất quan trọng là nguyên tắc “Chất lượng là trên hết” và “Khách hàng là trung tâm”.

3.3.9. Kiến nghị đối với nhà nƣớc

Vai trò của Nhà nước là không thể phủ nhận trong việc định hướng phát triển và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhờ có sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô mà môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh, hiệu quả hơn, đặc biệt là trong kinh tế đối ngoại. Các chính sách của Nhà nước trở thành nhân tố vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do vậy, để việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trở thành động lực thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia thì các chính sách cần phải hết sức đúng đắn.

Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển và tăng tính cạnh tranh của bánh kẹo nội, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

 Nhà nước cần định hướng trong lĩnh vực xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, có chính sách thu hút đầu tư, tăng cường đầu tư cho

123

công tác thiết kế, in ấn bao bì đủ sức cạnh tranh được với mẫu mã các loại bánh kẹo ngoại nhập. Các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, sự an toàn trong sử dụng, đồng thời xử lý triệt để hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, Bộ Thương Mại, Bộ Công Nghiệp cần quy định rõ thời gian sử dụng tối đa của bánh kẹo nhập ngoại khi bắt đầu đưa vào lưu thông trên thị trường Việt Nam.

 Nhà Nước cần thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp về việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, công nghệ, nhằm giúp doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng đối với sự thay đổi bất ngờ của môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Điều này giúp cho công ty nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung hạn chế bớt những rủi ro trong kinh doanh.

 Nhà nước cần có các chính sách đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến nhằm thiết kế và sản xuất các loại nguyên vật liệu thay thế cho hàng nhập ngoại đủ sức cạnh tranh. Ví dụ như khu công nghiệp dứa, mía đường... và áp dụng các chính sách hỗ trợ như giảm tiền điện, trợ giá... Xác định những sản phẩm mới, độc đáo hoặc có thị trường có năng lực cạnh tranh hiện nay và trong tương lai, xây dựng đồng bộ chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư cho những sản phẩm này và đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, bao bì, đóng gói. Nhà nước cần tăng cường hơn các chính sách ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và chế biến nguyên phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu.

 Nhà nước cần hạn chế hạn ngạch xuất nhập khẩu. Vì những chính sách về hạn ngạch xuất nhập khẩu đã tạo ra môi trường chính sách khập khiễng, không lành mạnh, nảy sinh ra tham nhũng. Mặt khác, trên thị trường nội địa cần tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

124

cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên nguyên tắc không làm cản trở sản xuất, ách tắc lưu thông hàng hoá, không làm cản trở quá trình hội nhập, bảo hộ trong nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hàng ngoại nhập nhưng không quá mức làm mất khả năng vươn lên của sản xuất trong nước hoặc gây ra tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước.

 Tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thông qua thị trường tài chính. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện rất rõ qua khả năng huy động, thu hút đồng tiền thông qua các kênh tài chính chính thức vì với vốn lớn các kênh này có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho doanh nghiệp với mức chi phí vốn hợp lý, độ rủi ro thấp. Do đó việc hoàn thiện các thể chế tài chính chính thức của một quốc gia không chỉ là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế thị trường hiện đại, không chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh của quốc gia đó mà còn góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh của doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần phát triển thị trường thuê mua tài chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp không có tài sản thế chấp dễ dàng có được tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh mà không vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng, nhanh chóng nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giảm được chi phí giao dịch do thủ tục đơn giản.

Bên cạnh đó về chính sách tín dụng: Nhà nước nên đơn giản hoá thủ tục để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Cải tiến để đơn giản hơn nữa thủ tục cho vay vốn, với số lượng tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

125

 Chính sách khoa học công nghệ: Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi với nhiều chính sách hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài triển khai các hoạt động công nghệ ở Việt Nam. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ gắn với nhu cầu của kinh tế - xã hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đội ngũ chuyên gia công nghệ có năng lực. Để gia tăng năng lực công nghệ, doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là những công nghệ mới nhất. Khoa học - công nghệ ngày ngay đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu đến việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh. Tri thức, khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng hơn khi xã hội chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cần nhập khẩu công nghệ tiên tiến, thích hợp của nước ngoài, đó là con đường ngắn nhất để hiện đại hoá nền kinh tế, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí khi mà ta chưa đủ khả năng sáng tạo công nghệ, nhưng cần chú ý rằng ta phải có đủ trình độ để đánh giá công nghệ. Sáng tạo công nghệ là con đường duy nhất để đưa đất nước ngang tầm với các quốc gia khác.

Tóm lại, để các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế thì Chính phủ cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, giúp các doanh nghiệp đi lên bằng chính sức mình, không ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà Nước. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đạt được sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.

126

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương III luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng, các công ty sản xuất bánh kẹo nói chung trong thời gian tới. Để bánh kẹo Việt Nam ngày càng có ưu thế trên thị trường trong nước, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp các ngành, các tổ chức và các doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước đóng vai trò trong việc định hướng phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ có sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô mà môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh, hiệu quả hơn, đặc biệt là trong môi trường kinh tế đối ngoại. Nhà nước xây dựng các chính sách khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải sử dụng một tổ hợp các giải pháp gắn kết, trong đó vai trò chủ đạo là sự cố gắng vươn lên của doanh nghiệp, nhưng vai trò quan trọng không nhỏ là sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ủng hộ của xã hội. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh của mình như là chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại…và tuân thủ chặt chẽ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá của mình để ngày càng khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và vươn ra khu vực, thế giới.

127

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” đã đáp ứng cơ bản nội dung nghiên cứu cụ thể là:

1.Luận văn đã trình bày, phân tích cơ sở và lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và khẳng định tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

2.Trên cơ sở báo cáo tài chính, số liệu thống kê hàng năm và số liệu điều tra để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà so với các Công ty bánh kẹo khác ở Việt Nam.

3.Từ các đánh giá được rút ra phát hiện một số cản trở làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình, cản trở quá trình hội nhập của Công ty đó là:

- Các sản phẩm của công ty vẫn chưa có sức cạnh tranh cao, tuy đã có xuất phát điểm khá thuận lợi là đã chiếm lĩnh thị trường trong nước với thị phần khá cao, vươn ra thị trường khu vực và thế giới nhưng do năng suất, chất lượng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và có nhiều bất cập nên sản phẩm vẫn chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy đó chính là sự lạc hậu về công nghệ so với thế giới, non

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 127)