Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 119)

TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh, hoặc năng lực cạnh tranh thấp dễ dàng bị loại ra khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm thường xuyên mà doanh nghiệp phải phấn đấu. Hiện nay và trong tương lai, quá trình toàn cầu hoá phát triển rộng và sâu, hàng hoá và dịch vụ được tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, việc tiêu thụ chúng trở nên khó khăn, cho nên cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm giữa các công ty trong một ngành, trong một quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh là yếu tố nội tại của sự phát triển, khi hoạch định chiến lược chính sách doanh nghiệp ngoài việc phân tích thế mạnh - yếu, thuận lợi - thách thức, còn phải quan tâm đến phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng suất và chất lượng trên cơ sở của phát triển công nghệ thông tin.

Trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng lớn mạnh và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi

112

tay nghề. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức. Thách thức không chỉ là việc Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng còn yếu, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, mà còn chưa huy động được hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, trình độ quản lý còn nhiều bất cập.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tiến tới thắng lợi. Đối với ngành sản xuất bánh kẹo thì lại càng khó khăn hơn, vì mức tiêu thụ dao động lên xuống theo mùa vụ, nhu cầu người dân cũng hết sức đa dạng, phong phú và luôn biến động. Đặc biệt, nó càng trở nên khó khăn gấp bội khi mà tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đang diễn ra càng lúc càng nhanh. Sau đây là một số giải pháp cụ thể, cấp thiết nhằm xây dựng những lợi thế cạnh tranh mới đồng thời duy trì, phát triển các lợi thế sẵn có của Công ty Bánh kẹo Hải Hà

3.3.1. Đào tạo bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực

Bất cứ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp vì từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đều có sự tác động cả về trí lực và thể lực của con người. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững buộc phải cải tổ tổ chức của

113

mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định, và có thể coi là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của doanh nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị, trung thành, tận tụy đang là vấn đề đáng quan tâm của mọi loại hình tổ chức hiện nay.

Do đặc thù công việc mà cán bộ công nhân viên của Công ty chủ yếu là nữ (chiếm 67,4%), tập trung chủ yếu trong những khâu bao gói đóng hộp (đặc biệt là ở xí nghiệp bánh và xí nghiệp kẹo) vì những công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, bền bỉ và nhẹ nhàng. Trong xí nghiệp phụ trợ đội bốc xếp thì nam là chủ yếu (chiếm 86,5%) vì những công việc này đòi hỏi phải có tay nghề, có sức khoẻ, có tay nghề kỹ thuật mà nam giới là thích hợp hơn cả. Không chỉ thế, bên cạnh những công nhân lành nghề trên 20 năm kinh nghiệm, Công ty bánh kẹo Hải Hà có một đội ngũ khá trẻ với bậc thợ trung bình 4/7, đây là một trong những điểm mạnh của Công ty so với các cơ sở sản xuất bánh kẹo khác trong nước. Chính vì vậy mà phải sử dụng hiệu quả ưu thế này hơn nữa, Công ty nên đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, công ty cần xây dựng được chiến lược đào tạo phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp, ví dụ như: thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, đào tạo lại nhân lực nhất là ở các khâu trọng yếu để không ngừng nâng cao trình độ cho CBCNV; thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích công nhân viên làm thêm giờ trong những dịp sản phẩm tiêu thụ mạnh và nhiều chính sách thích hợp khác;…

Mức đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đạt một tỷ lệ hợp lý trong quỹ tiền lương của công ty. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo,

114

bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, công tác đào tạo là một trong những yếu tố quyết định thành công đối với sự phát triển đất nước. Ngày nay nhân tố này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang được phát huy và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Thật vậy, ở thế kỷ XX, tài nguyên thiên nhiên và lao động cơ bắp được coi là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển, thì hiện nay chìa khoá của sự phát triển thuộc về chất lượng trí tuệ nguồn nhân lực. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào tương quan giữa nguồn vốn con người, tri thức và những tiến bộ công nghệ. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ tác động đến năng suất lao động, thực hiện tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân mà còn hướng đến việc phát triển, hoàn thiện bản thân con người, đồng thời góp phần điều chỉnh cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế… Điều này một mặt nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam, mặt khác thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Do đó, cần nhìn nhận nghiêm túc và thực hiện đầu tư đúng mức cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

3.3.2. Hoàn thiện công tác phát triển đại lý, chiến lƣợc phân phối sản phẩm

Phân bổ lại đại lý nếu cần thiết

Do số lượng đại lý nhiều, phân bố không đều dẫn đến có trường hợp đại lý hoạt động không có hiệu quả, do vậy Công ty cần phải đưa ra kế hoạch phân bổ lại đại lý của mình để đạt hiệu quả cao hơn. Theo đó, ở những nơi có quá nhiều đại lý cần bớt đi một số đại lý không cần thiết và làm việc không có hiệu quả, bổ

115

sung thêm đại lý cho những nơi quá ít, đang cần thêm đại lý. Các đại lý trong khu vực thị trường phải được phân bố đều trong toàn bộ địa bàn, đảm bảo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện.

Hoàn thiện công tác phát triển đại lý còn thể hiện ở việc tăng cường mối quan hệ giữa Công ty và các đại lý, cụ thể:

 Chia sẻ quyền lợi, duy trì các hình thức khen thưởng trợ giúp khó khăn thông qua các hợp đồng kinh tế.

 Xây dựng chữ tín giữa các bên trong cơ chế thị trường, vấn đề buôn bán trao đổi luôn đòi hỏi phải sòng phẳng, rõ ràng, nhưng có lúc có thể vượt ra khỏi khuôn khổ quy định chung, có những việc có thể giải quyết được trên cơ sở thiết lập được chữ tín.

 Áp dụng các hình thức hỗ trợ, khuyến khích đại lý hoạt động hiệu quả: hoa hồng đại lý, chiết khấu thương mại, hỗ trợ chi phí vận chuyển...

Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải tìm hiểu lựa chọn, xây dựng được mạng lưới đại lý đáng tin cậy, trung thực, sòng phẳng, gắn bó với Công ty và Công ty nên có những biện pháp để duy trì sự gắn bó đó.

Chiến lược phân phối sản phẩm: Hiện nay, Công ty đang tập trung phục vụ chủ yếu là thị trường Miền Bắc, đây chính là thị trường mục tiêu của Công ty. Tuy nhiên, để có sức mạnh thực sự thì Công ty cần phải có một kênh phân phối hoàn thiện hơn. Do vậy, Công ty cần phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế tiếp tục chiếm lĩnh thị trường trọng yếu tại Miền Bắc làm bàn đạp để phát triển mạng lưới phân phối ở các thị trường Miền Trung, Miền Nam và xuất khẩu, đặc biệt chú trọng hơn vào thị trường Miền Nam vì đây là thị trường có nhiều tiềm năng với số dân đông và mức sống người dân khá cao.

116

3.3.3. Nâng cao năng lực công nghệ

Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Đặc biệt, đối với những nước chậm phát triển, giá và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, do đời sống người dân được nâng lên nhiều nên đã có chuyển đổi dần từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Do đó, kỹ thuật và công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra được những thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

So với hoạt động đào tạo thì hoạt động khoa học - công nghệ (nghiên cứu - triển khai) cũng không kém phần quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ khoa học và công nghệ thì trong các doanh nghiệp Việt Nam thiết bị hiện đại có 10%, thiết bị trung bình là 38%, thiết bị lạc hậu là 52%[30]. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng là một trong những doanh nghiệp nằm trong giới hạn này. Việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ còn chậm chưa thích nghi được với sự phát triển chung của hoà nhập kinh tế quốc tế. Chinh vì vậy mà chỉ có đẩy mạnh khoa học công nghệ, nghiên cứu - triển khai thì năng suất lao động mới tăng nhanh, chi phí mới giảm nhiều và doanh nghiệp thu được hiệu quả cao.

117

3.3.4. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm: sản xuất các loại bánh kẹo đường, không đường, có chất béo hoặc không và các sản phẩm nâng cao thể lực…phấn đấu sản lượng bánh kẹo năm 2007 đạt 30000tấn/năm. Hiện nay, năng lực sản xuất theo thiết kế của Công ty đạt trên 25000tấn/ năm, nhưng Công ty mới chỉ khai thác được 80%, vì vậy một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư. Bên cạnh đó là thường xuyên đổi mới mặt hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nây cao giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trước mắt để cải thiện tình hình lạc hậu về công nghệ cần phải ký kết các hợp đồng nhập khẩu công nghệ thiết bị máy móc, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tránh phụ thuộc vào một nguồn công nghệ nào đó. Sau khi đã có công nghệ mới, doanh nghiệp cần phát triển công nghệ bao gồm các khâu thiết kế, kiểu dáng mẫu mã, sản phẩm ứng dụng vào trong quá trình sản xuất. Sửa đổi chế độ tài chính doanh nghiệp về khấu hao, tái đầu tư, hạch toán chi phí đầu tư cho hoạt động R & D, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng.

Một giải pháp không mới nhưng vẫn còn nhiều ý nghĩa đối với công ty là đảm bảo sức cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm trên cơ sở lựa chọn các loại công nghệ sản xuất hàng loạt để tận dụng lợi thế nhờ quy mô, đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị theo hướng tập trung ở một vài khâu then chốt có ảnh hưởng quyết định nhất.

- Trước hết công ty cần có một hệ thống quản lý chất lượng tốt, có như thế mới đảm bảo thành công về chất lượng của công ty tới 70%.

118

- Kiểm soát chất lượng chặt chẽ (áp dụng các công cụ kiểm soát trong quá trình quản lý chất lượng). Đánh giá chất lượng nghiêm túc (không qua loa, không vì lợi ích trước mắt, phải vì tương lai lâu dài của doanh nghiệp)

- Phải có bao gói, bao bì đẹp, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - triển khai, sáng tạo ra các mẫu sản phẩm đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

- Xây dựng một đội ngũ nhân viên, công nhân có trình độ lành nghề, trung thành với doanh nghiệp.

Chất lượng đầu vào tốt, cần có chiến lược tạo nguồn nguyên liệu vững chắc để giảm bớt lệ thuộc nguồn cung cấp từ nước ngoài, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.3.5. Hiện đại hoá hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó giúp công ty giảm những chi phí bất hợp lý phát sinh, làm cho quá trình sản xuất liên tục và đạt hiệu quả cao nhất, từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Chính vì vậy mà công ty có thể xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, tinh giản, vững vàng, am hiểu chuyên môn, có tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao để luôn đáp ứng được mọi yêu cầu, nhiệm vụ mà công ty giao phó. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, công ty sẽ giảm được các chi phí quản lý và các chi phí bất hợp lý khác phát sinh do việc quản lý không hiệu quả gây ra. Riêng với các phòng ban, bộ phận, công ty cần quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm để đảm bảo mỗi phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hoàn

119

toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà họ gây ra. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bao gồm sử dụng các phần mềm thống kê, kế toán, quản lý nhân sự, tác nghiệp sản xuất trong từng đơn vị tiến tới nối mạng quản lý toàn công ty cũng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm được chi phí và thời gian.

3.3.6. Tài chính doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện qua khả năng đầu tư, trình độ máy móc thiết bị và quy mô của doanh nghiệp – là những yếu tố có tính chất quyết định rất lớn tới năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong ngành và trên thị trường.

Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối cũng đều phải được xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)