Về hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 91 - 93)

Hiện nay Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng biệt, phòng Kế hoạch thị trường phải đảm nhiệm quản lý, kiểm soát hầu hết các hoạt động kinh doanh từ nghiên cứu thị trường, phân phối hàng, kiểm soát chất lượng giao hàng, đưa ra các chính sách khuyến mãi... Với khối lượng công việc quá lớn mà chưa được chuyên môn hoá, nên các hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty còn nhiều yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh.

 Về nghiên cứu thị trường: Hình thức thu thập thông tin chủ yếu là thông qua các đại lý trung gian, các hội chợ, triển lãm và thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn mang tính thụ động và không được diễn ra liên tục. Trong khi đó Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô có bộ phận Marketing riêng biệt vừa đảm nhận bán hàng, tiếp thị vừa thu thập thông tin phản hồi và trả lời khách hàng rất hiệu quả, liên tục với chi phí lên tới 5% doanh thu.

 Về quảng cáo, tiếp thị: Chủ yếu dựa trên sự chào hàng của đội ngũ nhân viên Mareting (phòng Kế hoạch thị trường) và hệ thống đại lý của Công ty, việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn hạn chế do vậy không thể quảng bá sâu rộng các sản phẩm của Công ty (đặc biệt là sản phẩm mới) tới đại đa số bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó Công ty vẫn chưa xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, chưa xây dựng được kế hoạch tiêu thụ cụ

84

thể cho từng chủng loại sản phẩm, nhiều loại sản phẩm. Điều này khiến cho tới nay Công ty vẫn chưa xây dựng cho mình được một thương hiệu, nhắc tới Hải Hà người tiêu dùng chỉ biết đó là Công ty sản xuất bánh kẹo bình thường, chất lượng vừa phải, mẫu mã trung bình. Trong khi thực tế Công ty có rất nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú. Hơn thế nữa nó hạn chế thông tin đến khách hàng khiến cho nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

 Nếu so với các đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô, Perfetti thì hoạt động xúc tiến tiêu thụ của Công ty thua kém hơn hẳn. Chẳng hạn, với sản phẩm kẹo béo Karamen, Công ty Perfetti đã làm nổi bật sản phẩm của mình bằng các hình thức quảng cáo đi vào lòng người –“Anpelibe Onagional ngọt ngào như vòng tay âu yếm” khiến cho người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm này, nhắc đến sản phẩm là nhớ tới Perfetti, trong khi đó ít người biết đến sự tồn tại sản phẩm này của Hải Hà. Tương tự như vậy với các sản phẩm kẹo tách bơ, giàu canxi, DHA của Hải Hà và Kinh Đô.

Tuy nhiên, công ty có một lợi thế mạnh là hệ thống phân phối rộng với gần 200 đại lý rải rác trên khắp cả nước. Đây là một trong những ưu thế cạnh tranh quan trọng, nhờ đó công ty luôn có ưu thế vượt trội hơn so với các công ty khác về mặt tiêu thụ. Một hạn chế nảy sinh ở đây là việc kiểm soát vẫn gặp nhiều khó khăn. Đó là các đại lý còn cạnh tranh nhau về giá, chưa nắm bắt được tình hình tiêu thụ một cách chính xác. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Tóm lại, hoạt động xúc tiến tiêu thụ của Công ty còn yếu. Nguyên nhân là do Công ty chưa có chuyên môn thực hiện, ngân sách đầu tư cho các hoạt động này

85

còn ít. Điều này khiến cho sự thâm nhập của các sản phẩm mới vào thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy công ty cần có sự quan tâm hơn tới các hoạt động quảng cáo và xúc tiến tiêu thụ trong thời gian tới để các sản phẩm của công ty có thể được khách hàng biết đến nhiều hơn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)