Đặc điểm về tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 87)

Vốn thể hiện khả năng tài chính, đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thông qua tiềm lực vốn ta có đánh giá quy mô, trình độ công nghệ máy móc thiết bị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản của

80

nó. Là một Công ty sản xuất và kinh doanh, nên về cơ cấu, số vốn cố định của Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn lớn hơn vốn lưu động.

Vì mới hoạt động theo mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được hai năm nên trong thời gian đầu, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Hiện nay, Công ty chưa phát hành cổ phiếu để huy động vốn mà vốn được huy động chủ yếu từ các nguồn đi vay, vốn chủ sở hữu và các nguồn khác (khoảng 20%).

Bảng 2.17. Cơ cấu vốn của Công ty trong một số năm gần đây Đơn vị: tỷ đồng Cơ cấu vốn 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn 144,72 100 157,5 100 171,8 100 Vốn lưu động 54,1 37,4 57,7 36,6 65,2 37,9 Vốn cố định 90,62 62,6 99,8 63,3 106,6 62,1 2.Nguồn vốn 144,72 100 157,5 100 171,8 100 Vốn chủ sở hữu 48,42 33,5 55,25 35,1 61,54 35,8 Vốn vay 67,36 46,5 70,75 44,9 75,9 44,2 Nguồn khác 28,94 20 31,5 20 34,36 20

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường, 2009

Sự vươn lên từng bước của đồng vốn từ 35,5 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, đến năm 2009 đã đạt 171,8 tỷ đồng (tăng 4,8 lần) đã chứng tỏ Công ty đã có sự thay đổi vượt bậc về quy mô. Từ bảng số liệu về vốn của Công ty từ năm nhận

81

thấy tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định có sự dao động nhưng không đáng kể, với cơ cấu vốn lưu động dao động từ 36-38%, còn vốn cố định là 62-64%.

Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và khá khả quan. Mặc dù các năm 2007, 2008 và năm 2009 Công ty đã phát huy, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn tự có, giảm được tỷ trọng của vốn vay, nhưng vốn vay vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn (44-50%). Như vậy, Công ty nên đặt ra những chính sách để quản lý và kiểm soát nguồn vốn của mình hợp lý hơn, đồng thời Công ty cần phải có các biện pháp thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn để ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được vị thế vững chắc trên thị trường.

2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ SO VỚI CÁC CÔNG TY BÁNH KẸO KHÁC Ở VIỆT NAM

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty, ta cần xem xét khả năng đáp ứng và phục vụ khách hàng thông qua các yếu tố sau.

2.3.1. Về sản phẩm

Công ty chưa có một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm của Công ty chưa có nhiều loại cao cấp, thị trường sản phẩm của Công ty chưa được khai thác hết. Hình thức bao bì của sản phẩm còn đơn điệu, mẫu mã đơn giản chưa thể hiện rõ sự phân cấp của các loại sản phẩm khác nhau, điều này gây ra không ít khó khăn cho Công ty trong việc thâm nhập vào thị trường bánh kẹo cao cấp. Tuy nhiên, chính đặc điểm này cũng tạo cho Công ty lợi thế về giá so với các đối thủ khác.

 So sánh giá bán một số sản phẩm cùng loại của Công ty với các đối thủ cạnh tranh.

82

Giá bán là một trong những công cụ cạnh tranh rất hiệu quả của sản phẩm, đặc biệt với các thị trường mà mức thu nhập của người dân còn thấp. So sánh giá bán của một số sản phẩm cùng loại mà các Công ty bánh kẹo hiện nay đang sản xuất và tiêu thụ nhiều theo bảng sau.

Bảng 2.18. So sánh giá của một số loại bánh kẹo của các công ty khác nhau

Công ty Loại SP Hải Hà Hải Châu Hữu Nghị Tràng An Biên Hoà Kinh Đô Lam Sơn Bánh kem xốp Kẹo hoa quả Kẹo cà phê Kẹo sôcôla Bánh quy 33000 24500 29500 29000 29000 32000 23500 28000 30000 28500 30000 22000 27000 28000 26000 32500 22500 27500 28000 25500 33500 25000 28500 30000 30000 35000 25000 32000 31000 33000 32000 24000 30000 28500 30000

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường, 2009

Từ bảng trên, nhận thấy mức chênh lệch giá bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tuy là không đáng kể nhưng cũng có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh khá lớn. Mức giá bán bình quân của Công ty có thấp hơn Kinh Đô, Biên Hoà và các sản phẩm ngoại nhập, và cao hơn so với các đối thủ khác như Hữu Nghị, Hải Châu, Lam Sơn... Nhưng nhìn chung thì mức giá bán các sản phẩm của Công ty là khá thấp, chất lượng sản phẩm lại cao nên có lợi thế cạnh tranh rất lớn vì người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm Hải Hà.

Mặc dù giá bán là thấp, nhưng để duy trì mức giá như vậy gặp rất nhiều khó khăn, vì giá nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng, giá trị đồng ngoại tệ thì hay thay đổi thất thường... do vậy việc giảm giá bán sản phẩm là không đơn giản, mà việc tăng giá lại càng khó khăn hơn vì Công ty do đó cũng có thể đánh mất

83

khách hàng. Vì thế, để có thể thúc đẩy hoạt động tiêu thụ được hiệu quả hơn, rộng hơn tới các tỉnh thành vùng sâu, vùng xa thì Công ty cần phải thường xuyên theo sát với sự biến động giá cả thị trường, bên cạnh đó phải không ngừng tìm các biện pháp khả thi nhằm hạ chi phí sản xuất kinh doanh từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

2.3.2. Về hoạt động Marketing

Hiện nay Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng biệt, phòng Kế hoạch thị trường phải đảm nhiệm quản lý, kiểm soát hầu hết các hoạt động kinh doanh từ nghiên cứu thị trường, phân phối hàng, kiểm soát chất lượng giao hàng, đưa ra các chính sách khuyến mãi... Với khối lượng công việc quá lớn mà chưa được chuyên môn hoá, nên các hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty còn nhiều yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh.

 Về nghiên cứu thị trường: Hình thức thu thập thông tin chủ yếu là thông qua các đại lý trung gian, các hội chợ, triển lãm và thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn mang tính thụ động và không được diễn ra liên tục. Trong khi đó Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô có bộ phận Marketing riêng biệt vừa đảm nhận bán hàng, tiếp thị vừa thu thập thông tin phản hồi và trả lời khách hàng rất hiệu quả, liên tục với chi phí lên tới 5% doanh thu.

 Về quảng cáo, tiếp thị: Chủ yếu dựa trên sự chào hàng của đội ngũ nhân viên Mareting (phòng Kế hoạch thị trường) và hệ thống đại lý của Công ty, việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn hạn chế do vậy không thể quảng bá sâu rộng các sản phẩm của Công ty (đặc biệt là sản phẩm mới) tới đại đa số bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó Công ty vẫn chưa xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, chưa xây dựng được kế hoạch tiêu thụ cụ

84

thể cho từng chủng loại sản phẩm, nhiều loại sản phẩm. Điều này khiến cho tới nay Công ty vẫn chưa xây dựng cho mình được một thương hiệu, nhắc tới Hải Hà người tiêu dùng chỉ biết đó là Công ty sản xuất bánh kẹo bình thường, chất lượng vừa phải, mẫu mã trung bình. Trong khi thực tế Công ty có rất nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú. Hơn thế nữa nó hạn chế thông tin đến khách hàng khiến cho nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

 Nếu so với các đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô, Perfetti thì hoạt động xúc tiến tiêu thụ của Công ty thua kém hơn hẳn. Chẳng hạn, với sản phẩm kẹo béo Karamen, Công ty Perfetti đã làm nổi bật sản phẩm của mình bằng các hình thức quảng cáo đi vào lòng người –“Anpelibe Onagional ngọt ngào như vòng tay âu yếm” khiến cho người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm này, nhắc đến sản phẩm là nhớ tới Perfetti, trong khi đó ít người biết đến sự tồn tại sản phẩm này của Hải Hà. Tương tự như vậy với các sản phẩm kẹo tách bơ, giàu canxi, DHA của Hải Hà và Kinh Đô.

Tuy nhiên, công ty có một lợi thế mạnh là hệ thống phân phối rộng với gần 200 đại lý rải rác trên khắp cả nước. Đây là một trong những ưu thế cạnh tranh quan trọng, nhờ đó công ty luôn có ưu thế vượt trội hơn so với các công ty khác về mặt tiêu thụ. Một hạn chế nảy sinh ở đây là việc kiểm soát vẫn gặp nhiều khó khăn. Đó là các đại lý còn cạnh tranh nhau về giá, chưa nắm bắt được tình hình tiêu thụ một cách chính xác. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Tóm lại, hoạt động xúc tiến tiêu thụ của Công ty còn yếu. Nguyên nhân là do Công ty chưa có chuyên môn thực hiện, ngân sách đầu tư cho các hoạt động này

85

còn ít. Điều này khiến cho sự thâm nhập của các sản phẩm mới vào thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy công ty cần có sự quan tâm hơn tới các hoạt động quảng cáo và xúc tiến tiêu thụ trong thời gian tới để các sản phẩm của công ty có thể được khách hàng biết đến nhiều hơn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

2.3.3. Về thời gian và không gian

Ngày nay trong môi trường cạnh tranh năng động, thời gian và không gian cũng được coi là một lợi thế cạnh tranh nếu như doanh nghiệp biết tận dụng kịp thời. Đặc biệt đối với ngành sản xuất bánh kẹo tình hình tiêu thụ sản phẩm dao động theo thời vụ thì thời điểm đưa sản phẩm mới ra thị trường và phân phối tới tay người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Vì thế, khi tung sản phẩm mới ra thị trường, để luôn đạt được kết quả cao thì Công ty thường chọn thời điểm tung hàng vào những dịp lễ tết khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao. Ví dụ: sản phẩm kẹo chew được đưa ra thị trường vào những tháng cuối năm và giáp tết âm lịch năm 2006 đã thu được những kết quả rất khả quan, sản phẩm được tiêu thụ hết ngay trong lần ra mắt đầu tiên.

Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo vào dịp lễ tết tăng lên quá cáo nên thường diễn ra tình trạng “cháy hàng” nhất là đối với những mặt hàng được ưa chuộng như kẹo xốp, kẹo cứng nhân hoa quả, kẹo jelly. Để khắc phục tình trạng này, từ tháng 7 trở đi các máy móc trong công ty thường phải hoạt động với 100% công suất để vẫn có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và dự trữ hàng phục vụ cho đợt cao điểm cuối năm. Đồng thời thiết lập kế hoạch thời gian giao hàng cho các đại lý như sau:

Bảng 2.19: Thời gian kế hoạch giao hàng cho các đại lý của công ty (Tính cả cấm đường)

86 STT Khu vực

Thời gian (ngày)

1 Hà Đông, Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội 1/2

2 Đông Anh, Từ Sơn, Thường Tín, Phủ Lý, Vĩnh Yên, Việt Trì, Bắc Ninh

1/2 – 1

3

Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ Nam Định, Hoà Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Thái Bình, Uông Bí, Đông Triều Hà Hoà, Hải Phòng, Kiến An, Hạ Long, Thuỷ Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn

1 – 2

4 Nghệ An, Cẩm Phả, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Sơn La, Đông Hà, Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái, Bắc Cạn, Đồng Hới

1/2 – 2

5 Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn

2 - 2,5

6 Lai Châu, Gia Lai Kom Tum, Đắc Lắc, Tuy Hoà, Nha Trang 2,5 – 3

7 Tp HCM, Phan Rang, Lâm Đồng 3 – 3,5

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường, 2009

Với đội xe và các cán bộ tiếp thị năng động, Công ty luôn giao hàng theo đúng tiến độ. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo uy tín của Công ty và sự tin tưởng của các đại lý, đảm bảo sự gắn bó lâu dài giữa Công ty và các đại lý, đảm bảo duy trì và phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua trình độ tổ chức kênh phân phối sản phẩm. Với đặc tính của sản phẩm bánh kẹo là sản xuất đến đâu phải tiêu thụ hết đến đó và để đáp ứng một cách thuận tiện nhanh chóng nhất nhu cầu của người tiêu dùng nên Công ty đã chọn hệ thống trung gian rộng khắp để tiêu thụ sản phẩm. Việc thiết lập hệ thống phân phối các đại lý của Công ty là tương đối phù hợp. Vì Công ty bố trí các đại lý theo nhu cầu của thị trường (do

87

hoạt động nghiên cứu thị trường tiến hành) của từng khu vực địa lý, do vậy mà các đại lý của Công ty cũng tránh được sự bố trí chồng chéo hoặc quá dày đặc trong cùng một khu vực thị trường.

2.3.4. Đánh giá chung

Từ những so sánh và nhận xét đã nêu ở các phần trên ta có thể đưa ra một số nhận xét khái quát về Công ty bánh kẹo Hải Hà như sau:

 Về sản phẩm:

+ Chủng loại phong phú đa dạng (chủ yếu là sản phẩm bình dân) + Mẫu mã, bao bì còn đơn điệu, trung bình

+ Chất lượng sản phẩm: đa dạng, phần lớn có chất lượng trung bình, chưa có sự phân cấp rõ ràng trong sản phẩm.

+ Khả năng cạnh tranh về sản phẩm tương đối cao

 Về giá:

+ Giá bán sản phẩm của Công ty tương đối thấp + Có khả năng cạnh tranh cao về giá

 Về hoạt động Marketing:

+ Chưa có phòng Marketing riêng nên các hoạt động này còn nhiều hạn chế. + Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu, không được tiến hành thường

xuyên.

+ Chưa hoạt động quảng cáo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại

88

chúng.

+ Có hệ thống kênh phân phối rộng, có khả năng cạnh tranh cao, nhưng cần

phát huy tới các miền sâu, xa hơn nữa. + Có uy tín lâu năm trên thị trường.

 Về các hoạt động khác :

+ Khả năng triển khai các sản phẩm mới ra thị trường và chớp thời cơ của

Công ty là khá tốt.

+ Hoạt động cung ứng hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, kịp

thời.

89

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và so sánh với một số công ty khác trong nước thông qua một số chỉ tiêu đánh giá cơ bản có thể thấy rằng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung và Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng đã có nhiều cải thiện rõ rệt qua các năm. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về công nghệ, trình độ của người lao động, quản lý hay thị phần mà công ty đạt được. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như so sánh với các doanh nghiệp của các nước thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước còn rất yếu. Hiện nay mới đang ở giai đoạn cạnh tranh vào lợi thế của một số yếu tố sản xuất như tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ, nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thuộc các quốc gia đã bước vào giai đoạn cạnh tranh cao hơn như cạnh tranh dựa vào sức sáng tạo hay tri thức thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo còn cần phải cải tiến rất nhiều. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất bánh kẹo nói chung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một quá trình đầy

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)