1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự báo nhu cầu điện năng việt nam từ năm 2008 đến 2015

89 534 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Để làm rõ sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta sử dụng cácchỉ số nói lên sự tiến bộ xã hội, mà xoay quanh là sự biến đổi của con người,bao gồm các chỉ số sau: - Tuổi thọ bì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH TRẦN HOÀI LINH

Hà Nội - Năm 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu, kết quả tính toán trong đề tài là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong các công trình khác

Nguyễn Văn Tình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, học viên xin trân trọng cảm ơnthầy giáo hướng dẫn: PGS.TSKH TRẦN HOÀI LINH đã tận tình giúp đỡ đểhọc viên hoàn thành các nội dung được trình bày trong luận văn

Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại họcBách khoa Hà Nội; sự hỗ trọ, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đãtạo điều kiện cho học viên học tập và thực hiện đề tài này

Mặc dù được các thầy cô tận tình hướng dẫn và bản thân học viên đã cốgắng trong học tập và nghiên cứu, song luận văn không trách khỏi những thiếusót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và người đọc

Trang 4

Chương 1 - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH

SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

1.1 Sự phát triển kinh tế

1.2 Đánh giá về sự gia tăng dân số

1.3 Đánh giá về tình hình sử dụng điện năng từ 2000 đến 2007

1.3.1 Sơ bộ cơ cấu tổ chức của ngành Điện lực Việt Nam

1.3.2 Tóm lược tình hình sử dụng điện từ năm 2000-2007

1.4 Phân tích sự thay đổi về giá điện trong thời gian qua và các yếu tố

ảnh hưởng tới việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn điện

1.4.1 Phân tích sự thay đổi về giá điện

1.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu

tư phát triển nguồn điện

Chương 2 - MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU

ĐIỆN NĂNG2.1 Khái niệm chung

2.2 Một số phương pháp dự báo nhu cầu điện năng

2.2.1 Dự báo nhu cầu điện năng theo các ngành của nền kinh tế

quốc dân

2.2.2 Phương pháp ngoại suy

2.2.3 Phương pháp tương quan

2.2.4 Phương pháp tính hệ số vượt trước

2.2.5 Phương pháp chuyên gia

2.2.6 Phương pháp phân tích kinh tế

2.2.7 Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật

2.2.8 Phương pháp dự báo bằng phân tích quá trình

2.2.9 Dự báo nhu cầu điện năng trên cơ sở phân tích sự thay đổi

Trang 5

2.2.14 Phương pháp đa hồi quy (Simple-E)

Chương 3 - ỨNG DỤNG MATLAB MÔ PHỎNG MỘT SỐ PHƯƠNGPHÁP DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC PHƯƠNG

PHÁP CHO SỐ LIỆU QUÁ KHỨ3.1 Nghiên cứu phần mềm MATLAB để thực hiện chương trình tính toán

3.1.1 Sơ lược về MATLAB

3.2.3 Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam từ năm 2000 đến 2007bằng phương pháp xác định toán tử dự báo tối ưu

3.2.4 Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam từ năm 2000 đến 2007bằng phương pháp ngoại suy với phương trình dạng đa biến dạng

yi = a1xi1+a2xi2+ +amxim+ei

3.2.5 So sánh chọn phương pháp dự báo tối ưu

Chương 4 - DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG VIỆT NAM

TỪ NĂM 2008 - 20154.1 Xác định khoảng thời gian quá khứ

4.2 Dự báo nhu cầu điện nămg Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 bằngphương pháp xác định toán tử dự báo tối ưu với biến độc lập là Điện-GDP

4.3 Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 bằngphương pháp ngoại suy với phương trình dạng đa biến dạng

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếchung Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vấntiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội pháttriển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, tháchthức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Cạnh tranh kinh tế -thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn,công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt Khoa học và công nghệ sẽ cóbước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, nhất là công nghệ thông tin và côngnghệ sinh học

Đối với Việt Nam, thời kỳ này là giai đoạn “Đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả vàtính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân Đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng

để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào

Trang 7

năm 2020” 1 Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Điện lựcgiữ vai trò quan trọng Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về điện năngcủa nước ta trong những năm qua tăng rất nhanh, cụ thể:

- Năm 2003 sản lượng điện 34.906 GHh, tăng 15,3% so với năm 2002

- Năm 2004 sản lượng điện 39.695 GHh, tăng 13,7% so với năm 2003

- Năm 2005 sản lượng điện 44.922 GHh, tăng 13,2% so với năm 2004

- Năm 2006 sản lượng điện 51.318 GHh, tăng 14,2% so với năm 2005

- Năm 2007 sản lượng điện 58.412 GHh, tăng 13,8% so với năm 2006Với tốc độ tăng trưởng như trên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu dự báo nhu cầu điện năng trong tương lai

là vấn đề cần thiết, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn vàlưới điện đạt hiệu quả cao, nhất là trước đòi hỏi rất lớn về nguồn vốn đầu tư xâydựng của ngành Điện hiện nay (mỗi năm riêng phần nguồn là trên 2,5 tỷ USD vàtoàn ngành là trên 4 tỷ USD) Nếu dự báo phụ tải quá thừa so với nhu cầu sửdụng thì dẫn đến hậu quả làm tăng vốn đầu tư để xây dựng các nhà máy điệncung cấp, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự chấp thuận của Trường Đại học Bách

Khoa Hà Nội, bản thân thực hiện đề tài “ Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam

từ năm 2008 đến 2015”.

Luận văn được trình bày trong 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Đánh giá sự phát triển kinh tế và tình hình sử dụng điện năng ởViệt Nam giai đoạn 2000-2007

Chương 2: Một số phương pháp dự báo nhu cầu điện năng

Chương 3: Ứng dụng Matlab mô phỏng một số phương pháp dự báo vàđánh giá chất lượng các phương pháp cho số liệu quá khứ

Chương 4: Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam từ năm 2008 - 2015 Chương 5: Kết luận

1 : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà Nội - 2006 - trang 185, 186

Trang 8

Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn, vì vậy không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy

cô giáo và người đọc

Chương 1 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG

ĐIỆN NĂNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2007 1.1 Sự phát triển kinh tế [3]

Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều đề ra những mục tiêu phấnđấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình Tuy có những khía cạnh khác nhau trongquan niệm, nhưng sự tiến bộ trong một giai đoạn nào đó của một quốc giathường được đánh giá dựa trên sự gia tăng về kinh tế và sự tiến hóa về xã hội

Phát triển kinh tế là một qúa trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tếtrong một giai đoạn nhất định, trong đó bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế và

sự tiến bộ về xã hội Để phản ánh mức độ phát triển kinh tế, người ta thườngdùng nhóm chỉ số:

- Thể hiện sản lượng hàng hóa và dịch vụ tăng;

- Thể hiện sự tiến bộ xã hội và cơ cấu kinh tế - xã hội

Cả hai chỉ số cơ bản phản ánh sản lượng hàng hóa và dịch vụ: tổng thunhập và GDP bình quân đầu người

Trang 9

- Tổng thu nhập: Phản ánh một cách khái quát quy mô sản lượng hàng hóa

và dịch vụ đã làm ra trong năm mà nhân dân một nước có thể thu được Hiệnnay người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốchội (GDP) hay thu nhập quốc dân (NI) để phản ánh tổng thu nhập của một nước

- GDP bình quân đầu người: Là tỉ số của tổng sản phẩm quốc nội với dân

số quốc gia đó tại cùng thời điểm

Để làm rõ sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta sử dụng cácchỉ số nói lên sự tiến bộ xã hội, mà xoay quanh là sự biến đổi của con người,bao gồm các chỉ số sau:

- Tuổi thọ bình quân trong dân số:

Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định,phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nước.Các nước có sự văn minh trong đời sống và mức sinh sống thấp do kinh tế kémphát triển tuổi thọ bình quân dưới 50 tuổi Ở các nước phát triển chỉ số đókhoảng 70 tuổi

- Mức tăng dân số hàng năm:

Mức tăng dân số liên quan đến thu nhập bình quân trên đầu người của nềnkinh tế quốc gia Sự tăng dân số cao, sự bùng nổ dân số của các nước kém pháttriển làm cho các nước này ngày càng nghèo đói thêm Mức tăng dân số hàngnăm còn liên quan đến mật độ dân số đó là: tổng dân số quốc gia/tổng diện tíchquốc gia; tổng dân số quốc gia/tổng diện tích đất canh tác Các nước đang pháttriển mức tăng dân số hàng năm trên 2% còn các nước phát triển hiện nay mứctăng dân số hàng năm dưới 1% Như vậy mức tăng dân số càng nhỏ thể hiệnmức phát triển của quốc gia càng cao

- Số calo bình quân đầu người (calo/người/ngày):

Chỉ số này phản ánh mức sống, mức nhu cầu về lương thực, thực phẩmcủa con người được qui đổi thành đơn vị năng lượng cần thiết cho con người làcalo Đối với các nước đang phát triển mức thu nhập bình quân trên người tănglên thì số calo bình quân trên đầu người cũng tăng lên Chỉ tiêu calo bình quân

Trang 10

trên đầu người chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, thể hiện một nềnkinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm ở mức nào?Còn đối với các nước đã phát triển vì mức sống cao nên chỉ tiêu này không có ýnghĩa nữa.

- Tỷ lệ người có học (biết chữ) trong dân số:

Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi

đi học, hay trình độ phổ cập văn hóa trong lao động và dân số Các chỉ số nàyphản ánh trình độ phát triển của xã hội, sự biến đổi về chất của xã hội Xã hộihiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư dài hạncho phát triển kinh tế - xã hội Tỷ lệ người biết chữ và trẻ em đi học cao, đồngnghĩa với sự văn minh của xã hội và nó thường đi đôi với nền kinh tế có mứctăng trưởng cao Do vậy đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của một nước

- Các chỉ số khác về phát triển kinh tế - xã hội:

Ngoài các chỉ số cơ bản nêu trên, người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sựphát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khẻo như: số giường bệnh, sốbệnh viện, viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ tính bình quân cho một triệu dân Vềgiáo dục và văn hóa thì có tổng số các bác học, giáo sư, tiến sĩ, trường đại học,viện nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư viện tính bình quân cho ngànhoặc triệu dân

Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi về cơ cấu củacác ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số:

- Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm trong nước:

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp vàdịch vụ trong GDP Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của côngnghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng, còn tỷ lệ của nông nghiệp trongGDP ngày càng giảm

- Chỉ số về sản phẩm xuất nhập khẩu:

Trang 11

Tỷ lệ của sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa của nềnkinh tế đối với thế giới Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩutrong GDP tăng lên.

- Chỉ số về mức tiết kiệm đầu tư:

Tỷ lệ tiết kiệm đầu tư trong sản phẩm quốc dân (GDP) hay trong tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) thể hiện khả năng về tăng trưởng và phát triển kinh tế củaquốc gia Đây là một nhân tố của sự tăng trưởng Những nước có tỷ lệ đầu tưcao (từ 20-30% GNP) thường là các nước có mức tăng trưởng cao

- Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị:

Quy luật nền kinh tế-xã hội của quốc gia càng phát triển thì dân số và laođộng ở thành thị ngày càng tăng lên và ở nông thông ngày càng giảm đi Côngnghiệp hóa phát triển nền kinh tế dẫn đến đô thị hóa, người ta thường biểu hiệnnội dung này bằng tỷ lệ lao động và dân số sống ở thành thị so với tổng lao động

và dân số của quốc gia Đồng thời tỉ số dân sống ở thành thị cũng tăng lên theomức thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên Sự tăng dân số và lao động ởthành thị nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân, sự phát triển kinh tế

xã hội của một nước

- Chỉ số về sự liên kết kinh tế:

Chỉ số này biểu hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữacác ngành và các khu vực trong nước Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánhgiá thông qua trao đổi các yếu tố đầu vào - đầu ra trong các ma trận liên ngành -liên vùng

Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩnđánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại Cùng với sự công bằng, vấn đề độc lậphay phụ thuộc về kinh tế, chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ của công dân,

sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội cũng được xem như một nội dungquan trọng của sự phát triển đất nước Tuy vậy cho đến nay vẫn còn những quanđiểm khác nhau về nội dung các tiêu chí trên nên chưa có chỉ số nào để đo lườngđược các nội dung đó

Trang 12

Từ năm 2000 đến nay nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh, tổngsản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7,51% Đạt được kết quả nhưvậy là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có mứctăng trưởng khá cao, cụ thể: giá trị sản xuất bình quân hàng năm đối với nôngnghiệp tăng 4,11%, lâm nghiêp tăng 1,37%, thuỷ sản tăng 12,12%, công nghiệptăng 16,02%, xuất khẩu tăng 17,5% và nhập khẩu tăng 18,58% Hệ thống kếtcấu hạ tầng: bưu chính - viễn thông, đường sá, cầu cảng, sân bay, điện, thuỷlợi được tăng cường Các ngành dịch vụ, xuất nhập khẩu đều phát triển Vănhóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; giáo dục

- đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất Trình độ dân trí và chất lượngnguồn nhân lực được nâng lên Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữvào phổ cập giáo dục tiểu học Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên

và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với yêu cầu thực tế của nền kinh

tế - xã hội Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, mặc, ở, chăm sóc sứckhoẻ, điện sinh hoạt, học tập, đi lại, giải trí được đáp ứng tốt hơn Mỗi nămhơn 1,5 triệu lao động có việc làm mới Công tác xoá đói, giảm nghèo trên phạm

vi cả nước đạt kết quả nổi bật, được dư luận thế giới đánh giá cao Công tác dân

số - kế hoạch hóa gia đình đạt nhiều thành tích Một vài chỉ số phản ánh sự pháttriển kinh tế của nước ta được thống kê ở phụ lục 1

Từ số liệu thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước thời gian qua liêntục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nôngnghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng Dùvậy nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua phát triển chưa vững chắc, hiệuquả và sức cạnh tranh thấp; nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm dần Nhịp độ tăngtrưởng tổng sản phẩm trong nước và GDP bình quân đầu người thấp; năng suấtlao động thấp, chất lượng nhiều sản phẩm chưa tốt, giá thành cao Một số sảnphẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cảtrong và ngoài nước do thiếu sức cạnh tranh Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm;

cơ cấu đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm Kinh tế nhà nước chưa được củng

Trang 13

cố tương xứng với vai trò chủ đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước Mức sống nhân dân, nhất lànông dân ở một số vùng quá thấp Chính sách tiền lương và phân phối trong xãhội còn nhiều bất hợp lý Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị

và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng Cơ chế, chính sáchkhông đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển Một số cơ chế, chínhsách còn thiếu nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi Có nhữngchính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu Tổ chức

bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lắp chức năng cùng với các thủ tục hànhchính phiền hà gây khó khăn và làm giảm động lực phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Đánh giá về sự gia tăng dân số

Dân số và phát triển kinh tế là hai vấn đề có tác động qua lại và quan hệmật thiết với nhau, điều này bắt nguồn từ vai trò hai mặt của con người trong đờisống kinh tế Một mặt con người là lực lượng sản xuất đầu tiên và quyết địnhmọi quá trình phát triển; mặt khác con người lại là lực lượng hưởng thụ nhữngkết quả của sự phát triển đó Khi xã hội càng phát triển thì mối quan hệ này lạicàng tăng lên vì dân số tăng tạo ra nguồn nhân lực quyết định sự phát triển kinhtế; dân số quá thấp sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm khả năngchuyên môn hóa và hợp tác hóa trong tổ chức sản xuất xã hội Nhưng nếu dân sốtăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để tái sản xuất trong phạm vi từng gia đìnhcũng như toàn xã hội Dân số tăng nhanh còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường,đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên Dân số tăng nhanh càng ảnh hưởng tớinhiẹp độ đô thị hóa, xã hội phải gánh vác nhiều khoản chi phí lớn về nhà ở,đường sá, cung cấp nước, lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục Vì vậy, chiếnlược dân số là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển

Ngày nay nhờ những tiến bộ về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục

và nhất là kết quả của công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện trongnhiều năm qua tại nước ta đạt thành tựu đáng kể, góp phần làm cho tỷ lệ dân số

Trang 14

Việt Nam những năm qua dù vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm dần, sốliệu cụ thể được thống kê ở phụ lục 2.

1.3 Đánh giá về tình hình sử dụng điện năng từ năm 2000 đến 2007 1.3.1 Sơ bộ cơ cấu tổ chức của ngành điện lực Việt Nam

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 (nay là Tậpđoàn Điện lực Việt Nam, viết tắt là EVN), cơ cấu tổ chức gồm có Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và các Ban chuyên môn cùngvới 91 đơn vị thành viên sau:

- Các Công ty phát điện do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ: 11;

- Các Công ty phát điện do EVN nắm giữ 50% vốn điều lệ: 17;

- Các ban quản lý dự án: 16;

- Các Công ty phân phối điện: 11;

- Công ty mua bán điện, tổng Công ty tuyền tải điện quốc gia: 2;

- Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm thông tin Điện lực,Trung tâm công nghệ thông tin, Công ty thông tin viễn thông điện lực: 4;

- Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện: 4;

- Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện: 3;

- Công ty liên kết: 18;

- Đơn vị sự nghiệp: 15

Hiện tại EVN đang tiếp tục tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa 7 đơn vị trong

đó có các Công ty Điện lực miền theo Quyết định 384/QĐ-TTg ngày 3/4/2007của Thủ tướng Chính phủ; thành lập các Công ty cổ phần phát điện, Công ty tàichính cổ phần Điện lực, tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (đã chính thức đivào hoạt động từ ngày 1/7/2008) cũng như góp vốn thành lập các Công ty kinhdoanh đa ngành nghề khác

Tổng số CBCNV trong toàn EVN tính đến ngày 31/12/2007 là: 86.928người

Hiện nay EVN đang quản lý lượng tài sản khoảng 135.000 tỷ đồng, baogồm các nhà máy điện với tổng công suất 14.186MW, 22.660 km đường dây

Trang 15

điện áp 66kV  500kV, tổng dung lượng các trạm biến áp 52.746MVA,250.765km đường dây điện áp 0,4kV  35kV và 142.862MVA dung lượng máybiến áp phân phối.

Dù phải đối phó với những thách thức lớn về nhu cầu điện năng luôn cónhững biến động với xu thế tăng trưởng cao, trong khi đó việc đầu tư xây dựngnguồn và lưới điện không theo kịp do thiếu vốn nhưng ngành Điện vẫn đảm bảocung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt

1.3.2 Tóm lược tình hình sử dụng điện từ năm 2000-2007

Đây là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tụcphát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có quản lí củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sứccạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại Giai đoạn này nền kinh tếViệt Nam giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịchtích cực, đời sống nhân dân được cải thiện Chương trình đưa điện về nông thôncàng được ngành điện đẩy mạnh trên cả nước, góp phần vào việc phát triển kinh

tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân nông thôn Đến nay điện lưới quốc gia đã cung cấp điện cho 98.16% sốhuyện, 96,95% số xã và trên 88,5% số hộ dân nông thôn, vượt trên nhiều nướctrong khu vực về chỉ tiêu số hộ dân nông thôn có điện Điện năng tiêu thụ bìnhquân tính theo đầu người của nước ta hiện nay khoảng 650kWh/người/năm

Trong những năm qua, ngành điện đã đạt được những thành tựu hết sức tolớn là đáp ứng cơ bản nhu cầu về điện của nền kinh tế và đời sống nhân dân.Tốc độ tăng điện thương phẩm giai đoạn 2001-2006 đạt 51,1% (năm 2006 là51,3 tỷ kWh) Tổng lợi nhuận trong giai đoạn này đạt gần 13.900 tỷ đồng Năm

2007, điện thương phẩm đạt 58,4 tỷ kWh, tăng 13,82% so với cùng kỳ năm

2006 và vượt 1,6% so với kế hoạch Nhà nước giao, bán điện trực tiếp đến hơn10,5 triệu khách hàng Số khách hàng tăng 1,4 triệu so với năm 2006 và doanhthu đạt 50,262 tỷ đồng tăng 23,1% Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

và dịch vụ khác như kinh doanh viễn thông, cơ khí chế tạo, ngân hàng, chứng

Trang 16

khoán, bước đầu đã phát triển tạo tiền đề cho hoạt động đa ngành nghề củangành Điện.

Các biểu đồ ở hình 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 thống kê sản lượng, tốc độ, cơ cấu

và tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 2000 đến 2007

Hình 1.1 Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm

Trang 17

Hình 1.3 Cơ cấu tiêu thụ điện năng

Trang 18

10.5 11.66

12 12.1

12.23 13.41

14.1 14.5

Hình 1.4 Biểu đồ tổn thất điện năng

1.4 Phân tích sự thay đổi về giá điện trong thời gian qua và các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn điện

1.4.1 Phân tích sự thay đổi về giá điện

Từ năm 1999 đến nay biểu giá điện đã được điều chỉnh ba lần: tháng 7năm 1999, tháng 10 năm 1999 và tháng 3 năm 2002 Lần điều chỉnh thứ nhất ởphạm vi hẹp với khách hàng nước ngoài Lần điều chỉnh thứ hai hướng tới cáckhách hàng trong nước với mức giá tăng khoảng 11% Tương tự như lần haimức giá lần ba tăng khoảng 12% Thực tế thì còn có một lần điều chỉnh nữa vàotháng 1 năm 2005 nhưng lần này là giảm giá do xóa bỏ chế độ giá riêng chokhách hàng nước ngoài Mặc dù có sự điều chỉnh giá lớn như vậy nhưng dotrượt giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng USD và do cơ cấu tiêu dùng giữacác năm khác nhau, mức tăng giá trong thực tế không đáng kể Nếu giá năm

1999 là 4,48 cent/kWh thì giá năm 2004 cũng chỉ 5,00 cent/kWh và đến năm

2007 chỉ ở mức giá bình quân 860 đồng/kWh (khoảng 5,5 cent/kWh) Mức giánày thấp hơn rất nhiều so với mức 7 cent/kWh vào năm 2001 mà Chính phủ ViệtNam đã thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Ánhằm đạt được các khoản vay từ các tổ chức này Điều này sẽ là trở ngại lớn đốivới ngành Điện khi nhu cầu về tài chính đáp ứng nhu cầu phụ tải sẽ càng lớn

Trang 19

Biểu giá điện tử năm 1999 đến nay qua các lần điều chỉnh đã ngày càngđược hoàn thiện, hợp lý hơn đối với các hộ tiêu thụ, cụ thể: đối với khách hàngcông nghiệp, nông nghiệp, thương mại đã có mức giá phân theo cấp điệp ápđồng thời phân ra các múi giờ (giờ cao điểm, giờ bình thường, giờ thấp điểm),với mức giá thấp điểm bằng khoảng 30% giá cao điểm nhằm khuyến khích các

hộ này dùng vào giờ thấp điểm; đối với sinh hoạt đã có biểu giá luỹ tiến tạo chủđộng trong tiêu dùng đối với khách hàng; đối với khu vực nông thôn đã có giábán buôn cho thôn xã, khu tập thể với mức giá thấp hơn đáng kể so với khu vựcthành thị, thể hiện sự trợ giá rõ rệt; đã xóa bỏ được phân biệt về giá cho kháchhàng nước ngoài Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như: giá hiện nay đã phântheo thời gian trong ngày, nhưng thực chất giá này chưa được thực hiện đại trà

do chưa có công tơ đo đếm tương ứng và loại giá này không bắt buộc với một sốkhách hàng; giá chưa phân biệt theo mùa sử dụng; chưa phân biệt theo vùng sửdụng, chưa tính đến các điều kiện khác nhau về lãnh thổ và phân bố nguồn, lướimặc dù giá bán buôn cho các công ty cơ tính đến các yêu tố này, nên chưakhuyến khích tiết kiệm điện tại những nơi nguồn điện còn thiếu; giá điện chonông thôn chỉ qui định ở mức giá bán buôn, chưa có mức giá bán lẻ dẫn tới mứcgiá mà khách hàng dân dụng nông thôn phải trả cho các cai thầu thậm chí còncao hơn mức giá các khách hàng ở thành thị trả (vấn đề này đang được khắcphục); biểu giá điện hiện nay vẫn chỉ là biểu giá đơn, tức là điện được mua vớigiá phẳng theo kWh, không có thành phần giá công suất do vậy chưa có tácdụng thúc đẩy hộ tiêu dùng nâng cao số giờ sử dụng công suất cực đại của mình;giá chưa phản ánh được chi phí thực mà các hộ tiêu dùng gây ra đối với phụ tải,

do vậy không tạo cho khách hàng thói quen suy nghĩ thay đổi chế độ sử dụngcủa bản thân họ để vừa có giá rẻ vừa có lợi cho ngành điện (cụ thể mức giá hiệntại còn thấp so với mức cần thiết cho quá trình sản xuất, truyền tải, phân phốikhiến co ngành điện khó có khả năng tự đầu tư xây dựng nguồn và lưới đáp ứngđược sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện trong tương lai); về kết cấu giá thìbiểu giá hiện nay chưa hợp lý, các khách hàng thương mại, công nghiệp tiêu

Trang 20

dùng điện năng ở điện áp cao hơn, do vậy chi phí đáp ứng nhu cầu này ít hơn, lạiphải trả giá điện cao hơn khách hàng dân dụng tiêu dùng ở hạ áp với chi phí lớnhơn do phải xây dựng thêm lưới phân phối và do tổn thất phân phối Điều nàythể hiện rõ sự trợ giá cho khách hàng dân dụng Đồng ý rằng việc trợ giá này làcần thiết nhằm chiếu cố các hộ có thu nhập thấp nhưng biểu giá bậc thang cầnđược xây dựng sao cho tránh được các hộ có thu nhập cao lợi dụng được sự trợcấp này Ở khía cạnh khác, giá điện lại là thành tố rất quan trọng trong sản xuấtcông nghiệp Giá điện cao có thể dẫn đến giảm sức hấp dẫn của thị trường ViệtNam đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam từ đó ảnhhưởng đến phát triển kinh tế Trên quan điểm đó, về vĩ mô giá điện cho côngnghiệp cần được xây dựng ở mức càng thấp càng tốt để nâng cao lợi thế cạnhtranh về chi phí của thị trường Việt Nam.

Thách thức về giá điện thời gian đến còn nhiều vì nó mang tính xã hộicao, trong khi đời sống đa số nhân dân ta còn nghèo

1.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn điện

Một là, tính khả thi của dự án phát triển điện

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư,

là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư Vốn đầu tư cho phát triển nguồnđiện là tổng đầu tư của các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất điện năng Đầu tưxây dựng nguồn điện có nhu cầu rất lớn về vốn Hoạt động của doanh nghiệp đòihỏi phải có vốn Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trò và

ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khảo sát của các

cơ quan chức năng cho thấy, nhu cầu điện năng của Việt Nam đã tăng mạnhtrong những năm gần đây, trung bình khoảng 15%/năm Song, nguồn cung lạichưa đáp ứng đủ cầu Trước nhu cầu phát triển mới của đất nước, nhất là khiViệt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì những đột biến về tiêu dùng điệnnăng sẽ còn tiếp tục tăng cao Làm thế nào để đáp ứng được nguồn điện cho xãhội, nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh đang là bài toán khó đối vớingành điện hiện nay

Trang 21

Hai là, hệ thống pháp luật trong nước

Nhà nước ban hành luật đầu tư, luật Xây dựng, luật Đất đai, luật Thuế,

và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với cácvăn bản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hútvốn đầu tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

Luật Điện lực được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 11, làm tiền

đề xây dựng và phát triển ngành Điện Việt Nam trong giai đoạn tới Bên cạnh đó

là các Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một sốđiều của luật Điện lực, Nghị định 111/2006/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng,Quyết định 30/2006 của Bộ công nghiệp về quản lý dự án điện độc lập (IPP), với mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngànhđiện trong 2 khâu sản xuất và phân phối (trong khi Nhà nước tiếp tục giữ độcquyền trong khâu truyền tải điện) Trong tương lai, khuôn khổ pháp lý càngđược mở rộng bằng việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO, từng bước hìnhthành thị trường điện lực cạnh tranh có điều tiết của Nhà nước

Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực quốcgia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2005, làm cơ sở cho xây dựng kếhoạch 5 năm 2006-2010

Nhiều mô hình quản lý ngành điện, việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tưphát triển các công trình điện đã được nghiên cứu áp dụng trên thế giới, tạo tiền

đề và kinh nghiệm trong việc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả tronglĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng

Khoa học công nghệ thế giới có bước tiến đáng kể, trong đó công nghệthiết bị sản xuất, truyền tải và phân phối điện ngày càng được nâng cao, đặc biệt,công nghệ thông tin phát triển nhanh, làm cho việc điều hành hệ thống càng trởnên hiện đại hơn Điều này góp phần không nhỏ trong việc thu hút vốn vào đầu

tư ngành điện

Nền kinh tế nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh, sự phát triển của cácngành kinh tế tạo nhu cầu và thị trường lớn hơn cho ngành công nghiệp điện cảquy mô và phạm vi

Trang 22

Công cuộc đổi mới gắn liền với những cơ chế quản lý mới của nền kinh

tế, trong đó các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh

đã tạo được nguồn nội lực làm khả năng tự đầu tư được đảm bảo

Chủ trương đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thờigian vừa qua không những chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp, mà đã thực sự tạo khả năng huy động vốn tốt hơn chocác dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có ngành điện Đây là những nhân tốquan trọng tạo môi trường kích thích việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư xâydựng nguồn điện ở nước ta

Ba là, sự phát triển của thị trường tài chính

Với hai dòng tài chính trực tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi màngành điện lực có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục

vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu một thị trường tài chính phát triển,thì đó là điều kiện thuận lợi tạo cho ngành điện có nhiều cơ hội lựa chọn và khaithác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình

Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin đượccông khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệpcủa Nhà nước ở mức độ thích hợp Ở Việt Nam, thị trường tài chính đã và đangphát triển, góp phần cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành kinh doanh nóichung và ngành Điện nói riêng, cũng như trong việc thu hút các nhà đầu tư thamgia thị trường Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chínhquốc tế phát triển là nơi cung ứng vốn cho ngành tốt nhất để phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng kích thích kinh tế Việt Nam pháttriển, nền kinh tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, các hoạtđộng kinh doanh phải tuân thủ theo quy luật của thị trường Nền kinh tế Việt Nam

đã và đang hội nhập nền kinh tế thế giới, trong đó thị trường tiền tệ và thị trườngvốn cũng đang phát triển và đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá huyđộng vốn để phát triển ngành Điện Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO vàthực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thị trường vốn quốc tế có quy môlớn là một cơ hội cho đầu tư phát triển nói chung, phát triển nguồn điện nói riêng

Trang 23

Bốn là, cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư.

Cơ cấu đầu tư phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọngđến phát triển nguồn điện Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thứchuy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài Chẳng hạn, các công trình sảnxuất điện năng nhằm khai thác các nguồn tiềm năng thiếu đồng bộ, chỉ chú ýphát triển thuỷ điện mà thiếu coi trọng phát triển nhiệt điện và các nguồn điệnnăng khác mà ta có tiềm năng, thì việc cung ứng điện cho các nhu cầu sản xuất

và đời sống không thể thường xuyên liên tục, sẽ gây ra tình trạng thiếu điện vàomùa khô, gây thiệt hại cho các cơ sở mua điện, ảnh hưởng xấu đến an ninhnguồn điện quốc gia, do đó thiếu sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi đưa vốnvào phát triển nguồn điện Nếu chỉ chú ý việc đầu tư phát triển nguồn điện màkhông có đầu tư thích đáng vào phát triển lưới điện thì nhất định sẽ dẫn đến tìnhtrạng quá tải, hoặc hạn chế cung cấp điện ở nhiều khu vực, do vậy, vào giờ caođiểm vẫn buộc phải vận hành các cụm diesel tại chỗ với giá thành rất cao, trongkhi nguồn điện vẫn có khả năng đáp ứng, tức là đầu tư kém hiệu quả Đấy cũng

là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các chủ thể thị trường trong việcđầu tư phát triển nguồn điện

Ở nước ta, việc đền bù để di dân giải phóng mặt bằng phục vụ cho xâydựng thuỷ điện đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, đồng thời phải có chính sách xãhội của Nhà nước đảm bảo việc di dân và tạo việc làm ổn định cuộc sống lâu dàicho những người thuộc diện di dời Nếu có cơ chế đầu tư thích hợp, tạo điềukiện để người dân khu vực bị thu hồi đất tham gia vốn vào các công trình pháttriển nguồn điện và lưới điện thì tiến độ triển khai công trình sẽ nhanh hơn, sẽtạo sức hấp dẫn hơn cho việc thực hiện đa dạng hóa đầu tư phát triển nguồnđiện Trên thực tế, một số công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện triểnkhai chậm và kéo dài có nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong vấn đề đền

bù giải phóng mặt bằng

Năm là, phương thức tổ chức việc huy động vốn và tình hình sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất điện

Nếu doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu (như thực hiện cổphần hóa), chuyển đổi cơ chế quản lý (ví dụ như cơ chế giá, cơ chế bù công ích,

Trang 24

cơ chế hỗ trợ đầu tư đưa điện đến vùng sâu, vùng xa ), thì sẽ có nhiều cơ hộihơn trong việc huy động vốn của các chủ đầu tư trong xã hội Nếu doanh nghiệpđược phép phát hành cổ phiếu và cổ phiếu có tính đại chúng, được đưa ra niêmyết công khai trên thị trường chứng khoán thì khả năng thực hiện đa dạng hóahuy động vốn đầu tư cũng được thuận lợi hơn.

Do ngành điện là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, việc sản xuất diện củanước ta phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vào những biến động nhiên liệu trên thịtrường thế giới, có nhiều hoạt động mang tính công ích, nhưng cơ chế sản xuấtkinh doanh và tài chính chưa được điều chỉnh thích hợp, nên đây cũng là mộtnhân tố quan trọng làm hạn chế đến việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồnđiện Trên thực tế, phần lớn vật tư và một phần không nhỏ nhiên liệu phải nhậpbằng ngoại tệ mạnh và tỷ giá đồng tiền Việt Nam thay đổi nhanh hơn tốc độđiều chỉnh giá điện, giá thành nhiên liệu chiếm tới 40-60% trong giá thành sảnxuất điện và giá nhiên liệu luôn tăng Đây là một nhân tố tác động tiêu cựckhông nhỏ, gây khó khăn cho ngành Điện trong cân đối tài chính, tác động tiêucực tới việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện

Việc điều chỉnh giá điện nhằm mục đích tạo nguồn vốn đầu tư, nhưng donhiều nguyên nhân khách quan, tiến trình tăng giá điện chậm, tỷ giá biến độnglớn nên hiệu quả điều chỉnh giá cho mục đích đầu tư chưa cao Thêm vào đó, do

có nhiều hoạt động mang tính công ích như đầu tư đưa điện về nông thôn, miềnnúi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm hiệu quả đầu tư không cao,trong khi đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vàoyếu tố trên, làm hạn chế nguồn vốn đầu tư tự có của các doanh nghiệp sản xuấtđiện, tác động xấu đến thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp này,gây tâm lý người lao động không muốn đưa vốn đầu tư vào phát triển nguồn điện

Sáu là, hoạt động tư vấn đầu tư

Hoạt động tư vấn là một nhân tố rất quan trọng để tăng cường khả năng đadạng hóa vốn đầu tư xây dựng nguồn điện Nếu hoạt động tư vấn còn có nhữngbất cập về năng lực, thiếu đồng bộ, thiếu năng lực công nghệ và chuyên gia giỏichuyên sâu, hoặc chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyênngành để cung cấp thông tin nhanh, đúng, đủ, về trình độ phát triển công nghệ,

Trang 25

thiết bị, vật liệu mới phục vụ sản xuất, không có những đổi mới để hoàn thiệncác định mức chi phí, nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực thiết bịthi công, biện pháp thi công, thì tốc độ và quy mô của việc đa dạng hóa việc huyđộng nguồn vốn sẽ khó có thể tăng nhanh được.

Ngoài các nhân tố trên, việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng lànhân tố rất quan trọng để chúng ta thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào pháttriển nguồn điện Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng Đây là nhân tố tạokhả năng thúc đầy phát triển nguồn điện của nước ta Tuy nhiên, để khả năng đóbiến thành hiện thực, chúng ta cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triểnthị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước tahợp tác đầu tư

Nhìn chung, nhu cầu phụ tải điện nước ta trong những năm qua tăngtrưởng nhanh và liên tục, đạt mức cao nhất trong khu vực Mặc dù năm 2002EVN đã trình chính phủ điều chỉnh một số nội dung trong Tổng sơ đồ V nhưngvẫn không đáp ứng được nhu cầu điện thực tế tăng cao do chưa lường hết nhữngyếu tố tác động của nền kinh tế đang phát triển nhanh và ngày càng hội nhập.Đặc biệt, vào đầu năm 2005 do dự phòng nguồn thấp, cộng với thời tiết nắngnóng đột biến và mực nước sông ở niềm Bắc thấp hơn nhiều năm, các nhà máythuỷ điện như Hoà Bình, Thác Bà phải vận hành dưới mực nước chết nhưng vẫnthiếu điện để cung cấp, gây nên tình trạng cắt điện trên diện rộng ở 26 tỉnh miềnBắc; nhờ sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực vượtbậc, ngành điện đã cơ bản đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy cho nhu cầuphát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào nhịp tăng trưởng chung của kinh tế xãhội, mặt dù chi phí ngày càng cao nhưng giá điện thực tế lại không tăng đáng kể

Vì vậy, nếu chính phủ không tiếp tục lộ trình tăng giá điện sẽ dẫn đến giá điệnkhông đủ bù được các chi phí sản xuất và có vốn để tái đầu tư phát triển nguồnđiện và mở rộng hệ thống điện, đồng thời cũng không tạo được hấp dẫn cho việc

mở rộng thị trường phát điện cạnh tranh trong những năm tiếp theo

Chương 2

Trang 26

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG

2.1 Khái niệm chung

Nhu cầu điện năng là số liệu đầu vào rất quan trọng, quyết định rất lớnchất lượng của việc quy hoạch hệ thống điện

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành điện người ta xây dựng quy hoạchphát triển hệ thống điện cho từng giai đoạn 5 năm có xét đến triển vọng 10-15năm sau Các quy hoạch phát triển này đôi khi còn có tên gọi là “tổng sơ đồ pháttriển điện lực” cho một giai đoạn nối tiếp nhau, trong đó phần triển vọng chotương lai sẽ được cập nhật và hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế

Dữ liệu đầu vào quan trọng để lập quy hoạch hệ thống điện là dự báo nhucầu điện năng cho từng mốc thời gian trong tương lai Thông thường khi dự báongười ta xem xét ba kịch bản khác nhau: kịch bản cơ sở với mức tăng trưởngtrung bình đã thống kê có xét đến xu thế phát triển trong tương lai; kịch bản cao(lạc quan) với giả định là tương lai sẽ có tình huống tốt đẹp hơn dự kiến và kịchbản thấp (bi quan) đề phòng có những khả năng xấu hơn dự kiến

Vai trò của dự báo nhu cầu điện năng có tác dụng rất to lớn, nó liên quanđến quản lý kinh tế nói chung và quy hoạch hệ thống điện nói riêng Dự báo vàquy hoạch là hai giai đoạn liên kết chặt chẽ với nhau của một quá trình quản lý.Trong mối quan hệ ấy, phần dự báo sẽ góp phần giải quyết các vấn đề cơ bảnsau:

- Xác định xu thế phát triển của nhu cầu điện năng

- Đề xuất những yếu tố cụ thể quyết định những xu thế ấy

- Xác định quy luật và đặc điểm của sự phát triển của nhu cầu điện năng

và phụ tải điện

Nếu công tác dự báo nói chung mà dựa trên lập luận khoa học thì sẽ trởthành cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân Đặc biệtđối với ngành năng lượng, tác dụng của dự báo càng có ý nghĩa quan trọng, vìđiện năng liên quan chặt chẽ với tất cả các ngành kinh tế quốc dân, cũng nhưđến mọi sinh hoạt bình thường của người dân Do đó, nếu dự báo không chính

Trang 27

xác sai lệch quá nhiều về khả năng cung cấp, về nhu cầu điện năng thì sẽ dẫnđến hậu quả không tốt cho nền kinh tế Chẳng hạn, nếu chúng ta dự báo phụ tảiquá thừa so với nhu cầu sử dụng dẫn đến hậu quả là huy động nguồn quá lớn,làm tăng vốn đầu tư, có thể gây tổn thất năng lượng lên Ngược lại, nếu chúng ta

dự báo phụ tải quá thấp so với nhu cầu thì sẽ không đủ điện năng cung cấp chocác hộ tiêu thụ và tất nhiên sẽ dẫn đến việc cắt bỏ một số phụ tải một cáchkhông có kế hoạch gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân

Có ba loại dự báo theo thời gian: dự báo ngắn hạn (1-2 năm), dự báo trunghạn (3-10 năm) và dự báo dài hạn (15-20 năm) Riêng đối với dự báo dài hạn(còn gọi là dự báo triển vọng) thì mục đích chỉ là nêu ra các phương hướng pháttriển có tính chất chiến lược về mặt kinh tế, về mặt khoa học kỹ thuật nói chungkhông yêu cầu xác định chỉ tiêu cụ thể

Để thực hiện được việc quy hoạch hệ thống điện cho tương lai 15-20 nămcần phải có số liệu dự báo của các ngành kinh tế quốc dân khác Nhưng việc quyhoạch của các ngành kinh tế quốc dân khác lại thương làm sau nên xác định mộtcách chính xác độ tăng của phụ tải điện là rất khó khăn

2.2 Một số phương pháp dự báo nhu cầu điện năng

2.2.1 Dự báo nhu cầu điện năng theo các ngành của nền kinh tế quốc dân [5]

Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp Nội dung của nógồm các bước sau:

Bước 1: Chia các phụ tải điện thành các nhóm phụ tải có tính chất hoạt

động và nhu cầu tiêu thụ điện năng được xem là gần giống nhau (còn gọi là cácmôđun) như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt v.v Cácnhóm phụ tải này lại có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn mà ở đó các hộ tiêuthụ có đặc điểm tiêu thụ điện năng giống nhau hơn Ví dụ trong nông nghiệp cóthể chia thành các nhóm phụ tải trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu, sinh hoạt

Bước 2: Xác định nhu cầu điện năng cần thiết cho năm thứ t được tính

theo công thức:

Trang 28

At = ACNt + ANNt + AGTt + ASHt + ATD + At (2-1)Trong đó:

ACNt là điện năng cho công nghiệp

ANNt là điện năng cho nông nghiệp

AGTt là điện năng cho giao thông

ASHt là điện năng cho sinh hoạt

ATD là điện năng cho tự dùng

At là điện năng tổn thất

Điện năng cho công nghiệp được tính như sau:

i it it

A (2-2)Trong đó

it là suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm loại i năm t

Bit là khối lượng sản phẩm loại i năm tSuất tiêu hao điện năng xác định dựa vào số liệu thống kê và quá trìnhcông nghệ sản xuất ra loại sản phẩm đó Suất tiêu hao thay đổi theo thời gian vàphụ thuộc vào sự thay đổi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý Khối lượnglượng sản phẩm công nghiệp được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tếquốc dân

Điện năng cho công nghiệp bao gồm điện năng phục vụ cho trồng trọt,chăn nuôi, tưới tiêu và sinh hoạt Điện năng cho trồng trọt và chăn nuôi có thểxác định theo suất tiêu hao điện năng, điện năng cho tưới tiêu có thể tính theo kếhoạch xây dựng các trạm bơm, điện năng cho sinh hoạt ở nông thôn tính theomức sử dụng bình quân của các hộ nông dân

Điện năng cho giao tông bao gồm điện năng cho đường bộ, đường sắt,đường thuỷ và hàng không Trong mỗi loại hình vận tải lại có thể chia nhỏ nữa.Điện năng cho giao thông chủ yếu phụ thuộc vào mức độ điện khí hóa đườngsắt, chiếu sáng đường bộ và các cảng (hàng không, biển)

Điện năng cho sinh hoạt tính theo kế hoạch phân phối điện cho sinh hoạt,

có thể tính theo mức sử dụng bình quân cho đầu người hoặc cho hộ gia đình

Trang 29

Ngoài các phụ tải trên còn một số phụ tải khác như trường học, bệnh viện,thương mại thường được ghép vào điện năng sinh hoạt.

Điện năng tự dùng và tổn thất tính gần đúng theo tiêu chuẩn

Trong các nhóm phụ tải trên thì phụ tải công nghiệp là chủ yếu, nó chiếmkhoảng < 50% tổng nhu cầu điện năng

Bước 3: Sau khi đánh giá nhu cầu điện năng tổng của toàn bộ hệ thống,

việc nghiên cứu biến động của nhu cầu điện năng được thực hiện theo phươngpháp kịch bản Quá trình xây dựng kịch bản được chia làm 4 bước như sau:

 Phân tích nhu cầu điện năng, xác định tập các biến của kịch bản tức làcác thông số tham gia trực tiếp vào mô hình dự báo Giá trị của các biến đó đượcxác định trên cơ sở một số giả thiết về:

- Ảnh hưởng của môi trường quốc tế: giá cả năng lượng, khủng hoảngkinh tế, tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực

- Khả năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tốc độ tăng trưởngkinh tế, chính sách của Nhà nước về năng lượng và môi trường, khả năng điềukhiển nhu cầu năng lượng v.v

 Sắp xếp các kịch bản, xác định mối liên hệ giữa các kịch bản

 Đối với mỗi kịch bản cần xác định dải biến thiên của các thông số trongkhoảng thời gian dự báo Người ta thường chia các dải biến thiên này thành bamức: thấp (bi quan), trung bình (cơ sở) và cao (lạc quan)

 Xây dựng cơ sở đầu vào cho mô hình dự báo căn cứ trên các giả thiết về

sự biến thiên có thể của các biến kịch bản

Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm: thuật toán đơn giản, giải đơn giản, chắc chắn có nghiệm

Nhược điểm: Không dùng cho quy hoạch dài hạn vì số liệu đầu vào khi đó

sẽ không chính xác

2.2.2 Phương pháp ngoại suy [5]

Trang 30

Phương pháp ngoại suy được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa điệnnăng và thời gian trong quá khứ Nội dung của phương pháp này là tìm ra luậttăng trưởng của nhu cầu điện năng trong quá khứ dưới dạng hàm số A = f(t).Sau đó trên cơ sở giả thiết rằng quy luật đó cũng đúng trong tương lai sẽ tínhđược nhu cầu điện năng tại bất cứ thời điểm nào trong tương lai Như vậy ta cầnphải tiến hành theo hai bước như sau:

- Tìm dạng hàm mô tả đúng quy luật phát triển của phụ tải trong quá khứ

- Xác định các hệ số của hàm dự báo đó

Sau đây ta sẽ lần lượt nghiên cứu hai bước đó:

2.2.2.1 Xác định dạng hàm dự báo

Thường số liệu thống kê cho ta

mối quan hệ giữa điện năng và thời gian

là các điểm như hình 2-1

Cần áp đặt vào đó một hàm số

sao cho nó phản ánh đúng nhất quy luật

phát triển của phụ tải

Trước tiên ta giả thiết hàm dự báo

A = f(t) là hàm tuyến tính (đường nét

đứt trên hình 2-1) và dùng phương pháp

xác suất thống kê để kiểm định giả thiết

thống kê này như sau:

Trước hết ta tính hệ số tương quan r giữa A và t theo biểu thức:

2 i n

1 i

2 i

n 1

ttA

A

ttA

Ar

Trong đó:

Ai là điện năng đã cho ở năm ti

A là giá trị trung bình của điện năng

A

t

Hình 2-1

Trang 31

t là thời gian

t là giá trị trung bình của thời gian

n là số thông số đo được  

1t

;An

1A

Sau khi tính được hệ số tương quan r ta tính hệ số  như sau:

Nếu n < 25:  = 2

r a

2 n r

 (2-4)

Nếu n  25:  = 2

r 1

1 n r

 (2-5)Sau đó tra bảng Student (phụ lục 3) ứng với mức ý nghĩa  và số bậc tự

do  ta tìm được hệ số Student 

Trong đó:

- Mức ý nghĩa  lấy từ 0,001 đến 0,1 Hệ số  nói lên khả năng phạm sailầm của giả thiết thống kê Hệ số  càng nhỏ thì càng chính xác nhưng lại khóđạt Thường  được chọn bằng mức trung bình là 0,05

- Số bậc tự do  phụ thuộc vào số thông số đo được n được tính như sau:Khi n < 25 thì  = n - 2

Trang 32

được ứng dụng rộng rãi vì tính chất đơn giản, tính toán ít phức tạp, có cơ sở toánhọc vững chắc về sác xuất và có chương trình mẫu trên máy tính rất tiện lợi.

Trước hết hãy xét hàm dự báo tuyến tính:

2 thi

2 thi

i Abt

0Abt

0tAbt

Nếu phá dấu ngoặc ta có:

0Abt

1

i thi

n 1

i i

n 1 i

1

i thi i

n 1 i

2 i n

b t a

0 t t b na

n 1

i thi in

1 i 2 i n

1

i i

n 1

i thin

i thi in

1 i 2 i n

1

i i

n 1

i thin

1

i i

t t t

b t a

t t

b na

(2-13)

Trang 33

Giải hệ (2-13) ta xác định được các hệ số a, b của hàm dự báo.

Đối với các hàm không tuyến tính, ta có thể dùng phương pháp lấy logarit

để tuyến tính hóa rồi dùng các phương pháp trên đây để tính

Trong bài toán dự báo nhu cầu điện năng, hàm dự báo dùng phổ biếnnhất là:

 t t o 

o

100 1 A ) t ( A

 là độ tăng trung bình hàng năm

To là năm cơ sở ở đó quan sát được Ao

Trường hợp phương trình hàm dự báo có dạng đa biến [6]:

y i = a 1 x i1 + a 2 x i2 + + a m x im + e i (2-17)Gọi Y = (yi) với i = 1, 2, , n là vectơ của biến phụ thuộc

X = (xij) là ma trận của biến độc lập, quy mô của ma trận xác địnhtheo số quan sát n và số biến m Tổng bình phương độ lệch bây giờ có thể xácđịnh như sau:

Q =  2

i

e = e’e = (Y - Ya)’(Y - Ya) = Y’Y - a’X’Y - Y’Xa + a’X’XaTrong đó dấu (‘) ký hiệu chuyển vị của ma trận

Vì a’X’Y = Y’Xa nên Q = Y’Y - 2a’X’Y + a’X’Xa

Lấy đạo hàm của Q theo a ta được:

Trang 34

Q

 = -2X’Y + 2(X’X)a = 0

x x

x x

x

x x x

x x

x x x

x x

x y x y Y

' X

(2-20)

Thường người ta giả thiết răng phương trình hồi quy có thành phần tự do

và để tìm giá trị của nó chúng ta tăng thêm ma trận (2-19) bằng cách đưa vào matrận ấy biến Xi0 = 1 Lúc ấy ma trận X có thể viết một cách chi tiết như sau:

n 1

n

m 2

2 2

2 1

m 1

1 2 11

x x

x 1

x x

x 1

x x

x 1

1 i im

im 1

i 2

i 1

i

im 1

i

x x

x x

x x x

x

x x

n X

1 i i i

x y

x y y Y

' X

2.2.3 Phương pháp tương quan [5]

Phương pháp tương quan dựa trên quan hệ giữa phụ tải điện (chủ yếu làđiện năng) và các chỉ tiêu cơ bản của các ngành kinh tế quốc dân Ví dụ quan hệgiữa điện và than, điện và thu nhập kinh tế quốc dân, điện và dân số

Để dự báo theo phương pháp này phải tiến hành theo hai bước:

Trang 35

1- Xác định quan hệ tương quan giữa điện năng [A] và chỉ tiêu cần xét [x]2- Xác định quan hệ giữa các chỉ tiêu đó với thời gian t Sau đó trên cơ sở

dự báo phát triển của chỉ tiêu trên theo thời gian, tính ra nhu cầu điện theo quan

n 1 i

2 i

i n

1

i i

xxA

A

xxA

Ar

2 n r

Nếu n > 25 thì:  = 2

r 1

1 n r

Sau đó tra bảng Student (phụ lục 3) ứng với mức ý nghĩa  và số bậc tự

do f ta tra ra giá trị f để kiểm tra quan hệ đó có thể chấp nhận là quan hệ tuyếntính hay không Nếu quan hệ đó không phải là quan hệ tuyến tính thì ta lại phảigiả thiết nó là một quan hệ phi tuyến nào đó để rồi lại tuyến tính hoá bằng cách

Trang 36

lấy logarit Sau khi xác định được quan hệ giữa A và x, ta phải dựa vào quan hệ

x và t đã biết để tìm ra quan hệ giữa A và t

2.2.4 Phương pháp tính hệ số vượt trước [5]

Phương pháp này giúp ta thấy được khuynh hướng phát triển của nhu cầu

và sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển của nền kinh tế quốc dân nóichung Người ta đưa ra một hệ số gọi là hệ số vượt trước Nó chính là tỉ số giữanhịp độ phát triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tếquốc dân

Ví dụ trong 5 năm từ 1950 đến 1955 sản lượng công nghiệp của Liên Xô(cũ) tăng từ 100 đến 185% còn sản lượng điện năng cũng cùng thời gian đó tăng186,5%

Như vậy hệ số vượt trước sẽ là:

K = 186185,5100% = 101% = 1,01Cũng trong 5 năm đó, ở Mỹ hệ số vượt trước là 1,25 còn ở Nhật là 0,69.Đối với các nước đang phát triển hệ số này vào khoảng 1,1 Ở nước ta, từ 1995đến 1960 hệ số vượt trước là 0,81; từ 1960 đến 1965 hệ số vượt trước là 1,13

Nói chung, phương pháp này chỉ nói lên một xu thế phát triển với một độchính xác nào đó để tham khảo Xu thế đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhác làm cho nó thay đổi như sau:

- Do đổi mới công nghệ và đổi mới quản lý nên suất tiêu hao điện năngđối với nhiều sản phẩm công nghiệp ngày càng giảm xuống

- Do điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tếquốc dân và ở các địa phương nên nhu cầu lại có thể tăng nhanh

- Do cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi

2.2.5 Phương pháp chuyên gia [5]

Trong những năm gần đây nhiều nước đã áp dụng phương pháp chuyêngia có trọng số, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia về các lĩnhvực của các ngành để dự báo các chỉ tiêu kinh tế

Trang 37

Trong ngành năng lượng, người ta cũng dùng phương pháp này để dự báonhu cầu điện năng của nước mình.

Đây là bài toán cần phải lựa chọn lời giải trong điều kiện đa chỉ tiêu vàbất định nên thường được thực hiện bởi cá nhân quyết định có tham khảo ý kiếncủa hội đồng tư vấn Việc lấy ý kiến của từng chuyên gia và đánh giá tổng hợpcác ý kiến đó phải tiến hành theo những thủ tục như sau:

Các chuyên gia cho điểm theo từng tiêu chuẩn (mỗi tiêu chuẩn có hệ sốriêng) theo một thang điểm thống nhất Sau đó cán bộ nghiên cứu có tráchnhiệm xử lý tổng hợp các đánh giá của các chuyên gia theo một quy tắc nhấtđịnh Dưới đây nêu một vài quy tắc:

a) Nếu tất cả các chuyên gia đều có trình độ được coi như ngang nhau.Trong trường hợp này, đánh giá tổng hợp sẽ trung bình số học

b) Nếu mỗi chuyên gia đánh giá bằng cho điểm về trình độ thành thạo củacác chuyên gia theo hai cách:

- Chỉ đánh giá về mình

- Đánh giá về mọi người trừ mình

Trong trường hợp b ta sẽ lấy các đánh giá trung bình Điểm các tiêu chuẩncủa các chuyên gia sẽ được nhân lên với trọng số về sự thành thạo của cácchuyên gia và sau đó sẽ được đánh giá tổng hợp

Để loại bớt các sai số, khi cộng điểm đánh giá đối với các tiêu chuẩn,người ta loại bỏ các đánh giá cực đoan cao nhất và thấp nhất đối với mỗi tiêuchuẩn

Phương pháp cho điểm này thường được ứng dụng trong các trường hợp

so sánh các tiêu chuẩn đơn giản, không cần phải phân nhỏ thành các tiêu chuẩncấp thấp hơn Nếu các tiêu chuẩn mà phức tạp (ví dụ tiêu chuẩn độ tin cậy) thìtrước hết phải phân thành các tiêu chuẩn đơn giản hơn và sẽ đánh giá đối với cáctiêu chuẩn này Sau đó sẽ chuyển về đánh giá các tiêu chuẩn ban đầu

2.2.6 Phương pháp phân tích kinh tế [7]

Trang 38

Cơ sở để lập dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp kinh tế dựa trên

sự phân tích mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ trong quá khứ và một sốđặc điểm của nền kinh tế Các đặc điểm này có thể là tổng sản phẩm trong nước(GDP), thu nhập bình quân của người dân, giá cả, thị trường vốn, Người ta sửdụng chỉ số dự báo sự phát triển của các hoạt động kinh tế để ước tính điện năngtiêu thụ Như vậy, bài toán dự báo điện năng được giải quyết dựa trên cơ sở dữliệu dự báo kinh tế

Bước đầu tiên của phương pháp này là phân tích điện năng tiêu thụ trêntổng thu nhập trong nước hàng năm Có thể sử dụng hai mô hình sau:

2.2.6.1 Mô hình đơn hướng

Mô hình này nghiên cứu mối quan hệ giữa điện năng A và tổng sản phẩmtrong nước:

Anăm = C1 + C2  GDP nam

2

B

Trong đó: B1 là hằng số; B2 là hệ số có đơn vị GWh

2.2.6.2 Mô hình đa hướng

Mô hình này nghiên cứu mối quan hệ giữa điện năng và nhiều biến khác:

Anăm = C1 + C2  GDPnăm + C3  X + C4  Y + (2-24)Trong đó: C1, C2, C3, C4 là các hằng số;

X, Y là các biến khác nhau như dân số, giá điện, giá nhiênliệu,

Nếu có đủ các số liệu thống kê về điện năng và kinh tế, người ta có thểchia điện năng tiêu thụ theo các ngành chính và ngành phụ, số lượng ngành íthay nhiều tuỳ thuộc vào chất lượng số liệu thống kê và độ chính xác mong muốntrong dự báo Hiện nay ngành điện Việt Nam chia phụ tải điện thành 5 nhómsau: Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; thương nghiệp vàkhách sạn nhà hàng (dịch vụ); quản lý, tiêu dùng dân cư và các hoạt động khác

Mô hình kinh tế yêu cầu khối lượng dữ liệu lớn, thông số nghiên cứu cầnhàng loạt chuỗi số liệu thống kê lấy từ các cơ quan quản lý Nhà nước cấp quốc

Trang 39

gia hoặc khu vực Mô hình này cung cấp dự báo điện năng hàng năm đáng tincậy Tuy vậy, khi nền kinh tế và phụ tải phát triển nhanh hoặc dao động bấtthường thì mô hình dạng này sẽ gặp khó khăn.

2.2.7 Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật [7]

Phương pháp này còn gọi là phương pháp sử dụng phụ tải cuối cùng(End-use model) Đây là loại mô hình tính toán từ dưới lên, nó thống kê điệnnăng tiêu thụ của các thiết bị sử dụng điện và quá trình sử dụng điện của từngkhách hàng khác nhau để biết được nhu cầu điện năng Việc phân loại kháchhàng tuỳ thuộc vào đặc điểm khách hàng (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ),lượng điện năng sử dụng và trang thiết bị của khách hàng

Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các biểu mẫu điều tra, hợp đồng mua bánđiện, số liệu đo lường, người ta xác định được đồ thị phụ tải, công suất đỉnh vàđiện năng sử dụng kết hợp với các số liệu dự báo dân số, phát triển kinh tế, sựthay đổi công nghệ chế tạo thiết bị, số lượng khách hàng, để dự báo nhu cầuđiện năng trong tương lai

Để thực hiện việc dự báo nhu cầu điện năng theo phương pháp này đòihỏi cần có nhiều thời gian cho việc thu thập dữ liệu, điều tra, đo lường, tạitừng hộ tiêu thụ rồi tổng hợp, phân tích, phân loại khách hàng, Phương phápnày thường được áp dụng để dự báo nhu cầu điện năng khu vực (huyện, thị xã,tỉnh, thành phố)

2.2.8 Phương pháp dự báo bằng phân tích quá trình [4]

Trong phương pháp này nhu cầu điện năng được xác định trên cơ sở phântích quan hệ giữa điện năng tiêu thụ và các hoạt động kinh tế Quá trình này gồm

2 phần:

- Phân tích xu thế: Trên cơ sở phân tích và dự báo tỷ lệ tăng trưởng hàngnăm và mức tăng trưởng tuyệt đối của điện năng tiêu thụ hoặc cường độ điệnnăng chung hay của từng ngành cũng như độ đàn hồi của nhu cầu điện năngtheo GDP

- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến mức tiêu thụ điện năng

Trang 40

2.2.8.1 Phân tích xu thế

Dãy số liệu thống kê và điện năng tiêu thụ trong quá khứ cho phép đánhgiá xu thế biến đổi của nhu cầu điện năng chung hoặc của từng ngành kinh tế.Khi phân tích và gia công các số liệu cần lưu ý đến những đặc điểm của quákhứ: thời kỳ phát triển bình thường của nền kinh tế, những giai đoạn khủnghoảng, chiến tranh,

Số liệu về điện năng tiêu thụ theo thời gian được biểu diễn dưới dạng đồthị của giá trị tuyệt đối hoặc theo chỉ số mà năm cơ sở được lấy bằng 100%.Nhìn vào đồ thị có thể xác định được các thời kỳ đồng nhất, các xu thế dài hạn,các điểm uốn, các điểm đột biến v.v trong quá khứ của quá trình tiêu thụ điệnnăng Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về nhu cầu điện năng được tính theo công thức:

t

t 1 t t 1 t

E

E E

%

Trong đó: a%: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm;

E: chỉ số điện năng tiêu thụ;

t: chỉ số thời gianVới một giai đoạn [T0, T) tỷ lệ tăng trung bình hàng năn được tính:

1 E

E

%

0 0

T T 1 T T T

Cường độ điện năng như đã nói, là một chỉ số tổng quá để đánh giá nhucầu điện năng, có chỉ ra mối tương quan giữa nhu cầu điện năng và các hoạtđộng kinh tế, mức sống cũng như tiện nghi trong sử dụng điện năng Xu thế thayđổi của cường độ điện năng phản ánh xu thế thay đổi cơ cấu kinh tế, của trình độcông nghệ, giá cả và chính sách của nền kinh tế nói chung cũng như của ngànhkinh tế

Ngày đăng: 26/01/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w