1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn công tác hậu cần bảo đảm vật tư ở công ty TNHH điện stanley việt nam

60 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 462 KB

Nội dung

Khái niệm vật tư sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ít nhiều đều cần đếncác tư liệu, thiết bị máy móc….Các vật tư này được tạo ra trong quá trìnhlao động là sản phẩm

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Chúng ta đang sống trong một thế giới không ngừng biến động cả vềkinh tê, và sự thay đổi lớn về môi trường do kết quả trực tiếp của sự thayđổi đó.Kinh tế phát triển là đièu kiện quan trọng đầu tiên cho mọi sự pháttriển Do đó chúng ta muốn đứngvững và phát triển không ngừng thì phảithích ứng với môi trường xung quanh đặc biệt là trong thời buổi nền kinh tếthị trường như hiện nay Trong cơ chế thị trường không phát triển đồngnghĩa với việc không tồn tại Cần phải đứng vững trên thương trường , vàphát triển trong tương lai là mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào.Muốn đạt được mục đích trên yeu cầu toàn bộ công ty phải nỗ lực hếtmình trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Đầu vào của sảnxuất đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định vào thành công củadoanh nghiệp Trước hết, đầu vào đầy đủ sẽ giúp sản xuất diến x ra lientục, thường xuyên Chất lượng và sự đồng bộ của vật tư sẽ giúp cải tiếnchất lượng sản phẩm của doanh nghiệp , tăng uy tín của đơn vị mình trênthương trường Vì thế, để phục vụ cho sản xuất được tốt và hiệu quả cao ,thì việc nghiên cứu đề tài”:” Công tác hậu cần bảo đảm vật tư cho doanhnghiệp sản xuất “ là cần thiết

2 Mục đích của việc nghiên cứ đề tài

Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích đầu tiên của người nghiên cứu làhoàn thành công tác học tập tại trường ĐHKTQD Việc nghiên cứu thựchiện một cách khoa học sẽ giúp người học nắm chắc được lí thuyết đã thulượm được trên giảng đường Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài tại cơ sở thựctập sẽ giúp được sinh viên nắm bắt được công việc thực tế và có nhữngkinh nghiẹm làm việc.Mục đích cuối cùng của người nghiên cứu đề tài này

là hi vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện quá trình sản xuất

Trang 2

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Đề tài này có dối tượng nghiên cứu là nghịe vụ hậu cận vật tư bảođảm cho sản xuất của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như hiện nay

Cụ thể là : Xác định nhu cầu, lập kế hoạch mua sắm, tổ chức mua sắm, dựtrữ , bảo quản, và thanh toán

Với khả năng hiểu biết có hạn, đề tài này chỉ nghiên cứu nghiệp vụhậu cần vật tư đảm bảo cho sản xuất gắn liền với thực tế tại công ty TNHHĐiện Stanley Việt Nam với những đặc trưng cụ thể tại công ty

Đề tài này được nghiên cứu theo phương pháp khoa học sử dụng trongmon học kinh tế Đó là các phương pháp : Phương pháp khái quát, phươngpháp thông kê báo cáo, phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương phápthực tế

4 Kết cấu của đề tài.

Chương 1.: Những vấn đề lí luân cơ bản trong công tác bảo đảm vật

tư cho sản xuất

Chương 2.: Giới thiệu khái quát về công ty

Chương 3.: Thực trạng của công tác bảo đảm vật tư ở công ty TNHHĐiện Stanley Việt Nam

Chương 4 Một số biện pháp để nâng cao công tqác bảo đảm vật tưcho sản xuất ở công ty TNHH Điên Stanley Việt Nam

Trang 3

Mặc dù vậy nhưng đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót.emxin ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn G S Trần Văn Bão và các anh chị ở công

ty TNHH Điện Stanley Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 4

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về đảm bảo vật tư cho sản xuất

1 Vật tư sử dụng cho sản xuất

1.1 Khái niệm vật tư sản xuất

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ít nhiều đều cần đếncác tư liệu, thiết bị máy móc….Các vật tư này được tạo ra trong quá trìnhlao động là sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất cho đến khi chúngđược lao động sống của các đơn vị sử dụng làm tư liệu lao động hoặc đốitượng lao động theo công dụng của chúng, khi đó chúng biểu hiện ra là vật

tư kĩ thuật Vật tư kĩ thuật là một dạng biểu hiện của tư liệu sản xuất

Vật tư kĩ thuật dùng để chỉ những vật có chức năng làm tư liệu sản xuấtđang trong quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng sản xuất, chưabước vào tiêu dùng sản xuất trực tiếp

Vật tư kĩ thuật là tư liệu sản xuất ở trạng thái khả năng, mọi vật tư kĩ thuậtđều là vật tư sản xuất nhưng không nhất thiết mọi tư liệu sản xuất cũng đều

là vật tư kĩ thuật

Như vậy vật tư kĩ thuật là sản phẩm lao động dùng để sản xuất Đó lànguyen, nhiên liệu, điện lực, bán thành phẩm, thiết bị máy móc,dụng cụ,phụ tùng

1.2 Phân loại vật tư sản xuất

Vật tư kĩ thuật bao gồm nhiêu thứ,nhiều loại từ những thứ có tínhnăng, kĩ thuật cao đến những loại thông thường,từ những thứ có khối lượng

và trọng lượng lớn đến những thứ nhỏ nhẹ,từ những thứ đắt tiền đến nhữngthứ rẻ tiền…Tất cả chúng đều là sản phẩm của lao động dùng để sản xuất Toàn bộ vật tư được phân loại theo 3 tiêu thức như sau:

1.2.1 Theo công dụng của quá trình sản xuất

Toàn bộ vật tư kĩ thuật chia làm hai nhóm đó là:

• Loại vật tư làm đối tượng lao động

Trang 5

Những loại này có đặc điểm là trong quá trình sử dụng chúng đượcdùng toàn bộ trong một lần và giá trị của chúng chuyển hết sang giá trị sảnphẩm.

Vật tư thuộc nhóm thứ nhất bao gồm như:

- Nguyên liệu

- Nhiên liệu

- Điện lực

- Bán thành phẩm, chi tiết bộ phận máy

• Loại vật tư dùng làm tư liệu lao động

Loại này được sử dụng nhiều lần và giá trị chuyển dần sang giá trị sảnxuất

Nhóm này bao gồm:

- Thiết bị động lực

- Thiết bị sản xuất

- Thiết bị truyền dẫn năng lượng

- Thiết bị vận chuyển và chức năng đối tượng lao động

- Hệ thống thiết bị,máy móc điều khiển

- Công cụ,khí cụ và dụng cụ dùng vào sản xuất

- Các loại đồ dùng trong nhà xưởng

Sự phân chia vật tư theo tiêu thức trên có ý nghĩa rất to lớn về líluận và thực tiễn

Đối với loại vật tư thuộc nhóm thứ nhất vì tiêu dùng hoàn toàn trongmột lần nên muốn lặp lại quá trình với qui mô như trước, với những điềukiện khác không đổi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo được lượng vật

tư như trước Còn đối với những nhóm vật tư thứ hai thì không nhất thiếtphải như vậy, thậm chí ngay cả trong trường hợp tăng qui mô sản xuất

1.2.2 Theo tính chất sử dụng.

Căn cứ vào tính chất sử dụng toàn bộ vật tư kĩ thuật chia thành vật

Trang 6

-Vật tư thông dụng là những loại vật tư dùng phổ biến cho nhiềunghành như: gỗ, kim khí,than….

- Vật tư chuyên dùng: là những loại vật tư dùng cho một số ngành nào

đó thậm chí cho một xí nghiệp nào đó để chỉ rõ loại vật tư tiêu dùng chonghành nào đó

1.2.3 Phân loại theo công cụ dụng cụ kinh tế của vật tư

Theo công dụng kinh tế tức là xem xét các vật liệu theo vai trò tácdụng của chúng trong sản xuất kinh doanh Nó bao gồm các loại sau:

• Nguyên liệu và vật liệu chính: Là những nguyên liệu, vật liệu sauquá trình gia công chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu của sảnphẩm

- Nguyên liệu: là những sản phẩm chưa qua chế biến công nghiệpnhư: sản phẩm nông sản dùng để chế biến công nghiệp

- Vật liệu chính: Là những sản phẩm đã qua một hay một hay một sốbước chế biến công nghiệp

• Vật liệu phụ:Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quátrình sản xuất ,nó được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện vànâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảmbảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ chonhu cầu kĩ thuật, nhu cầu quản lí

• Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như: than đá,than bùn,xăng dầu…Thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng dođặc tính lí, hoá học hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ khác và do vaitrò quan trọng của của nhiên liệu đối với nền kinh tế quốc dân nên nhiênliệu được xếp thành một loại riêng

• Bao bì đóng gói:Là những loại vật phẩm dùng để bao gói,chứađựng sản phẩm, kèm theo sản phẩm để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh như:chai, hộp, thùng cattong…

Trang 7

• Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửachữa thiết bị máy móc, phương tiện vận tải Công cụ sản xuất thuộc loạinày gồm có: vòng bi, săm lốp,trục bánh xe,van cao su…Những loại này dodoanh nghiệp bỏ tiền ra mua sắm để dự trữ

• Phế liệu: Là những thứ loại ra trong quá trình sản xuất , có thể sửdụng lại được hoặc bán ra ngoài

• Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết

bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng

cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp ráp, không cần lắp, công cụ, khí cụ vàvật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản

Việc phân định ở trên chỉ mang tính chất tương đối, do quá trình sảnxuất cụ thể ở các doanh nghiệp khác nhau thì vật liệu và thiết bị cũng khácnhau.Có những loại vật liệu ở doanh nghiệp này là vật liệu chính nhưng ởdoanh nghiệp khác lại là vật liệu phụ

Sử dụng cách phân loại này doanh nghiệp có thể theo dõi một cách chínhxác và thuận tiện từng loại vật liệu Xác định được tầm quan trọng của từngloại vật liệu đối với doanh nghiệp.Nó chính là cơ sở cho việc tính giá thànhsản phẩm hàng hoá

2 Vai trò của mua sắm và công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất

2.1 Tính tất yếu bảo đảm vật tư cho sản xuất

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sứclao động, vật tư, tiền vốn Chính vì vậy để đảm bảo cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và đều dặn, phảithường xuyên đảm bảo các loại vật tưđủ vè số lượng, chất lượng, qui cách,chủng loại và kịp thời về mặt thời gian Đó là điều kiện bắtt buộc mà thiếu

nó thì không thể sản xuất được Có vật tư mới có thể tạo ra được sản phẩm,

vì vậy bảo đảm bảo vật tư là một yêu cầu khách quan, một điều kiện chungcủa mọi nền sản xuất

Trang 8

2.2 Vai trò của vật tư và bảo đảm vật tư.

Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tácđộng vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm với chất lượng ngày càngcao, thoả mãn đầy đử nhu cầu của con người.Quá trình sản xuất của doanhnghiệp luôn đòi hỏi các yếu tố của sản xuất ,trong đó có vật tư kĩ thuật.Thiếu vật tư thì không thể có hoatỵ động sản xuất vật chất

Khi vạt tư đóng vai trò là tư liệu lao động mà bộ phận chủ yếu là máymóc thiết bị, thể hiện trình độ của trang thiết bị kĩ thuật cho sản xuất thì nó

là nhân tố cực kì quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm, qui mô sản xuất , tạo điều kiện sử dụng hợp lí sức lao động vànguyên ,nhiên liệu, tiết kiệm các yếu tố vật chất trong sản xuất TRongđiều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mộtphần phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật của sản xuất , sự nhanh chóng đổi mớicông nghệ và do đó phụ thuộc vào vật tư kĩ thuật với tư cách là tư liệu laođộng

Khi vật tư đóng vai trò là đối tượng lao động chủ yếu là: nguyên vậtliệu,vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến viẹc sử dụng hợp lí và tiết kiệmnguyên, nhiên liệu và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ,đúng chất lượng là điều kiện quyết định mọi khả năng tái sản xuất mở rộngcủa doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất nguyên, vật liệu là bộ phậntrực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm 60% đến 70% trong cơ cấu giá thànhsản phẩm do đó nguyên vậ liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chiphí sản xuất trong kinh doanh và giá cả của sản phẩm

Như vậy qua đây ta thấy rằng hoạt động đảm bảo vật tư có vai trò rấtlớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Viẹc đảmbảo vật tư đầy đủ, đồng bộ ,kịp thời là điều kiện tiền đề cho sự liên tục vànhịp nhàng đều đặn của quúa trình sản xuất Bất cứ một sự không đầy đủ,kịp thời và đồng bộ nào của vật tư đều có thể gây ra sự ngừng trệ trong sản

Trang 9

xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế đã được thiết lập giữa cácdoanh nghiệp với nhau, gây ra sự tổn thất trong kinh doanh.

Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng,chất lượng,kịp về thời gian và đồng bộ Điều này ảnh hưởng đến năng suấtcủa doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đến sử dụng hợp lí và tiếtkiệm vật tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh , sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

3 Nội dung chủ yếu của công tác bảo đảm vật tư của doanh nghiệp.

3.1 Xác định nhu cầu vật tư

3.1.1 Khái niệm nhu cầu vật tư

Nhu cầu vật tư là những nhu cầu cần thiết về nguyên vật liệu, thiết bịmáy móc để thực hiẹn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định

3.1.2 Kết cấu nhu cầu của vật tư

Đối với doanh nghiệp nhu cầu biểu hiện vật tư được biểu hiẹn toành

bộ nhu cầu của doanh nghiệp trong kì kế hoạch để đảm bảo nhiệm vụ sảnxuất trong kinh doanh, sửa chữa và dự trữ Kết cấu vật tư được biểu hiện ở

sơ đồ sau:

Trang 10

3.1.3 phương pháp xác định nhu cầu vật tư

Để xác định nhu cầu vật tư có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tính theo mức sản phẩm : Nsx = ∑Q sản phẩm msp Nsx : nhu cầu vật tư dung để sản xuất trong kì

Qsp: số lượng sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch

Msp: Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm

- Phương pháp tính theo mức chi tiết sản phẩm :

Nct = Qct Mct

Nct : nhu cầu vật tư dung để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kìQct: số lượng chi tiết sản phẩm sẽ sản xuất trong kì kế hoạch

Mct: mức dung vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm

- Phương pháp tính theo hệ số biến động

Tổng nhu cầu vật tư

Nhu cầu vật tưcho sản xuất

Nhu cầu vật tư

Nhu cầu vật tư

cho phân xưởng phụ

Nhu cầu vật tư

Trang 11

Tính nhu cầu vật tư theo phương pháp này cànn dựa vào thực tế sảnxuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo, phương án sản xuất của kì kếhoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư

Công thức: Nsx = Nbc Tsx Htk

Nsx : số lượng sử dụng vật tư trong năm báo cáo

Tsx : nhịp độ phát triển sản xuất của kì kế hoạch

Htk : hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo

Trong các doanh nghiệp sản xuất , ngoài nhu cầu vật tư cho sản xuấtsản phẩm , cần tính nhu cầu vật tư cho các sản phẩm dở dang

Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác để tính nhu cầu vật tư cho sảnxuất của doanh nghiệp

3.2 Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch mua sắm vật tư

* Kế hoạch mua săm vật tư :L à một bộ phận quan trọng của kế hoạchsản xuất kĩ thuật,tài chính của doanh nghiệp Việc xây dựng kế hoạch muasắm, kịp thời và có chất lượng cao sẽ cho phép đảm bảo các yếu tố của sảnxuất một cách có hiệu quả nhât Lập kế hoạch mua sắm vật tư là một quátrình phức tạp, bao gồm nhiều bước sau:

- Nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất để xâm nhập thị trường

và chiếm lĩnh thị trường, xác định thị trường đáp ứng được nh cầu vật tưcho doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả

-Nghiên cứu nhiệm vụ sản xuất trong năm kế hoạch, khả năng tiêu thụsản phẩm, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vật tư trong nămbáo cáo

- Xác định lại bản danh mục vật tư tiêu dung trong năm kế hoạch, xâydựng và chỉnh lí lại các loại định mức bao gồm định mức tiêu hao nguyênvật liệu, địn mức sử dụng công suất thiét bị máy móc và định mức dự trữvật tư

-Tính toán nhu cầu trong toàn bộ doanh nghiệp và cho tất cả các loại

Trang 12

- Tính toán nguồn vật tư,lên biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và biểu cânđối vật tư

* Lập kế hoạch mua sắm vật tư gồm nhiều giai đoạn sau:

- Giai đoạn tính toán các loại nhu cầu

- Xác định số lượng vật tư tồn kho dầu kì và cuối kì

- Xác định số lượng vật tư hang hoá cần mua về cho doanh nghiệp

3.3 Tổ chức mua sắm vật tư

Trên cơ sở mua sắm vật tư và kết quả nghiên cứu thị trường, doanhnghiệp lên đơn đặt hàng vật tư và tổ chức việc thực hiện đảm bảo vật tưcho sản xuất Lên đơn hàng là quá trình cụ thể hoá nhu cầu , là việc xácđịnh tất cả các qui luật, chủng loại hang hoá dịch vụ cần thiết, số lượng đặtmua từng qui cách chủng loại và thời gian giao nhận hang Lập đơn hang làcông việc hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức mua sắm vật tư vì nóảnh hưởng trực tiếp đế quá trình mua sắm hàng hoá và hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Bất cứ một sai sót nào cũng có thể dẫn đến việc đặt mua những vật tư

mà nhu cầu sản xuất không cần đến hoặc không đủ so với nhu cầu Với ýnghĩa như vậy, phòng kinh doanh của doanh nghiệp phải có trách nhiệmcao trong công tác lập đơn hang Để lập đơn hàng được chính xác thì bộphận lập đơn hang càn phải tính đến các cơ sở để lập đơn hang như: nhiệm

vụ sản xuất ,hệ thống định mức tiêu dung vật tư định mức tiêu dung vật tư,lượng tồn kho vật tư, kế hoạch tác nghiệp về đảm bảo vật tư quý, tháng,nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập đơn hàng là chọn và đặt mua nhữngloại vật tư hang hoá có hiệu quả kinh tế cao.Tổ chức mua sắm vật tư ởdoanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở đơn hang và hợp đồng kí kết

Trong công tác hậu cần vật tư cho sản xuất kế hoạch nghiệ vụ muasắm vật tư có ý nghĩa rất lớn:

- Đảm bảo vật tư kịp thời , đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất

- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp

Trang 13

- Góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

- Nâng cao trình độ kĩ thuật của sản xuất …

3.4 Phương pháp xác định nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu vật tư của doanh nghiệp

* Nguồn hàng tồn kho đầu kì:

Trong cơ chế thị trường việc xác định đúng đắn lượng hàng tồn khođầu kì có ý nghĩa to lớn, vì đối với các doanh nghiệp sản xuất lượng vật tưhang hoá cần mua sắm còn phụ thuộc vào khối lượng tồn kho này Do thờiđiểm xây dựng phương án mua sắm các yếu tố vật chất cho sản xuất vàolúc mà năm báo cáo chưa kết thúc cho nên lượng tồn kho đầu kì được xácđịnh bằng cách ước tính như sau:

Ođk = Ott = Nh- X Trong đó:

Ođk : Tồn kho ước tính đầu kì kế hoạch

Ott : Tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch

Nh : Lượng hang ước nhập vào kể từ thời điểm lập kếhoạch đến hết năm báo cáo

X : Lượng hang ước xuất cũng trong thời gian đó

* Nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp

Yêu cầu động viên tiềm lực nội bộ đòi hỏi doanh nghiệp phải:

- Tự tổ chức sản xuất , chế biến và thu gom hang hoá để bổ xungnguồn hàng

- Thu hồi và sử dụng phế liệu, phế phẩm

- Tổ chức gia công ở các doanh nghiệp

Khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp là vô tận, không nên quan niệmrằng đến một lúc nào đó tiềm lực nội bộ sẽ hết đi bởi vì kĩ thuật cũng như

tổ chức quản lí muốn phát triển doanh nghiệp phải có kế hoạch động viêntiềm lực nội bộ của mình, phải hết sức chủ động giải quyết các nguồn hàng

Trang 14

• Nguồn tiết kiệm trong tiêu dung sản xuất : Thông quabiện pháp kĩ thuật sản xuất tổ chức quản lí yếu tố con người

• Nguồn hàng mua trên thị trường: Nguồn mua có thể từthị trường trong nước hoặc nước ngoài

- Đối với nguồn mua vật tư đặt mua từ thị trường nướcngoài

Trong quá trình cân đối giữa khả năng và yêu cầu sản xuất , nhữngmáy móc thiết bị và một số loại vật tư cần sử dụng có thể bị thiếu hụt.Mặtkhác những máy móc hoặc nguyên vật liệ đó sản xuất trong nước chưa đápứng được nhu cầu sử dụng về số lượng, chủng loại,quy cách, phẩm chất.Trong trường hợp đó,doanh nghiệp có thể đặt mua ở nước ngoài bằng ngoại

tệ đi vay hoặc doanh nghiệp tự có Khi xác định phần vật tư đặt mua ởnước ngoài phải dựa trên cơ sở cân đối tỉ mỉ chính xác để tránh ứ đọng vốnhoặc lãng phí ngoại tệ

- Đối với nguồn vật tư đặt mua trong nước:

Xác định trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất , trên cơ sở kế hoạch tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp Để đáp ứng được yêu cầu sản xuất cần phảicân đối đến từng qui cách chủng loại vật tư Những loại vật tư cần thiết sẽđặt mua ở các doanh nghiệp thương mại hoặc các doanh nghiệp sản xuấtkhác

3.5 Tổ chức đưa vật tư hàng hoá về doanh nghiệp

3.5.1 Tác dụng cuả việc tổ chức vật tư hàng hoá về doanh nghiệp

Trong công tác nghiệp vụ của phòng kinh doanh, việc tổ chức vậnchuyển vật tư hàng hoá về doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng Đây làmột giai đoạn kết thúc của công tác nghiệp vụ thực hiện kế hoạch mua sắmcác yếu tố vật chất cho sản xuất Quản lí và tổ chức việc vận chuyển vật tư ,tiếp nhận hàng hoá sẽ tạo điều kiện cung ứng vật tư kịp thời và đồng bộ chosản xuất của doanh nghiệp , giữ gìn tốt số lượng và chất lượng vật tư hàng

Trang 15

hoá, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và giảm chi phí kinhdoanh

3.5.2.Chuyển đưa vật tư hàng hoá về doanh nghiệp được thực hiện bằng hai phương pháp sau:

• Theo mức độ yêu cầu sản xuất : Việc vận chuyển hànghoá theo phương pháp này là do bản than doanh nghiệp đảm nhiệm Đây làphương pháp áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất nhỏ, kế hoạch kinhdoanh thường thay dổi, không thể xác định cụ thể từng loại vật tư vào thờigian nào của doanh nghiệp

Nhược điểm của phương pháp này là giao nhận hàng tại kho, trạm,cửa hàng với một khối lượng nhỏ do đó không thể sử dụng hiệu quả cácphương tiện xếp dỡ ở kho và không nâng cao được năng suất lao động củacông nhân ở khâu công tác này Mặt khác việc vận chuyển hàng với sốlượng nhỏ về doanh nghiệp không thể nào sử dụng hợp lí được sức laođộng và phương tiện vận tải và như thé làm giá thàng vật tư tăng lên

• Phương pháp vận chuyển tập trung : Phương pháp này

áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất ổn định có qui mô sản xuất lớn, khốlượng vật tư ít thay đổi ưu điểm của phương pháp này là giải phóng cácdoanh nghiệp sản xuất khỏi bận tâm trong công việc bảo đảm vật tư chosản xuất ,sử dụng hợp lí và tiết kiệm vật tư , phương tiện vận tải có khảnăng cơ giới hoá khâu xếp dỡ hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thươngmại đi sát và nắm vững được nhu cầu của thị trường, quản lí hoạt động muabán được tốt hơn

3.6 Tiếp nhận và bảo quản vật tư về số lượng và chất lượng

Khi hàng về đến doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tiếp nhận vàboả quản hàng hoá

Mục đích của công tác này là việc kiểm tra việc thực hiện các hợpđồng mua bán vật tư hang hoá về nguyên vẹn của số lượng và chất lượng

Trang 16

vật tư Ai là người chịu trách nhiệm về nhẽng mất mát và hao hụt hànghoá?

Trong thương mại việc tiếp nhận hàng hoá theo hai giai đoạn: tiếpnhận hàng hoá từ doanh nghiệp thương mại và tiếp nhận hang từ kho củadoanh nghiệp sản xuất

• Đối với tiếp nhận hàng hoá về số lượng: Có các hìnhthức kiểm tra hàng hoá về số lượng như sau:

- Giao nhận hang bằng trọng lượng, số lượng , thể tích thìcân đong , đo đếm

- Giao nhận theo nguyên hầm , nguyên toa thì khi giaohang cho đơn vị vận vhuyển, vhủ hang phải niêm phong , cặp chì toa trướcmặt người phụ trách phương tiện vận tải Khi trả hang, nếu dấu niêm phongvẫn nguyên vẹn thì doanh nghiệp không cần kiểm tra tỉ mỉ về số lượng củahàng hoá

- Nếu giao nhận theo nguyên bao , nguyên kiện thì bố tríđếm số bao, số kiện đó Doanh nghiệp cần phải xem kĩ bao bì và phát hiệngay tại chỗ những bao bì hư hỏng hay dấu vết nghi ngờ hàng bị mất

- Nếu giao nhận theo mớn nước thì căn cứ vào dấu vạchtrên thành phương tiện để xác định số lượng vật tư

• Đối với tiếp nhận hàng hoá về chất lượng: Kiểm tra chấtlượng vật tư được tiến hành với mức độ khác nhau tuỳ thuộ vào tính chất lí,hoá học của từng loại vật tư Đối với loại vật tư có yêu cầu kĩ thuật cao thìphải kiểm tra tỉ mỉ, yêu cầu chấtlượng vật tư dung trong sản xuất càng caobao nhiêu thì công việc kiểm tra cần phải được tiến hành tỉ mỉ bấynhiêu.Tuỳ thuộc vào những chứng từ gửi kèm theo hàng hoá , nếu cónhững chứng từ như: giấy chứng nhạn phẩm chat, mẫu thử về chất lượng,sản phẩm…của đơn vị kinh doanh gửi kèm theo thì tiến hành kiểm tra mộtcách chọ lọc

Trang 17

Việc kiểm tra chất lượng vật tư được tién hành từ thấp đến cao, từngoài vào trong Thứ nhất là cần phải xem xét kích thước, tình hình của bao

bì và những kí hiệu gi trên bao bì đó có phù hợp với điều kiện qui định gitrong hợp đồng giao hang và vận đơn gửi theo hàng hoá hay không Thứhai là đến kiểm tra kĩ hơn, phải kiểm tra chất lượng bằng thí nghiệm như:thử độ cứng , độ dẻo

Qui trình tiếp nhậ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế kĩ thuật,tiêu chuẩn

và các điều khoản trong hợp đồng mua bán cũng như các thông lệ hiệnhành Sau khi tiếp nhận hàng hoá phòng kinh doanh của doanh nghiệp phải

tổ chức quản lí và bảo quản hàng hoá ở kho tuỳ thuộc vào đặc điểm trongtiêu dùng sản xuất về các loại vật tư và phạm vi, qui mô sản xuất , mặtbằng doanh nghiệp mà kho của doanh nghiệp được xây dựng theo nhiềukiểu khác nhau, vật tư được bảo quảncũng tuỳ thuộc vào tính chất lí, hoáhọc mà bố trí theo từng loại kho.Trang bị kho và tổ chức bảo quản kho phảiđảm bảo giữ gìntốt số lượng, chất lượng hang , đồng thời phải tuân thủ theoyêu cầu dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, và mỹ thuật kho

Trang 18

Sơ đồ 1 Qui trình xử lí hàng nhập kho doanh nghiệp

Nhận hàng về kho doanh nghiệp

Bốc dỡ hàng

Tiếp nhận theo số lượng vị trí hàng

Tháo mở hàng hoá Phân loại hàng hoá

Tiếp nhận theo chất lượng Tiếp nhận theo số lượng Tiếp nhận theo số lượng vị trí hàng

Lựa chọn, ghép đồng bộ, chuẩn bị

cấp phát Xếp đặt và bảo quản hàng hoá

Giao hàng- giao tại noi làm việc và

tại kho

Lập

Các

chứng

từ

nhập,

xuất

hạch

toán

vật

Trang 19

3.7 Dự trữ vật tư ở doanh nghiệp

Tất cả vật tư hiện đang ở doanh nghiệp đang chờ đợi để bước vào tiêudung sản xuất thì gọi là dự trữ sản xuất Đại lượng dự trữ sản xuất phụthuộc vào nhiều yếu tố như: sản xuất , cung ứng, vận chuyển và tiêu dungvật tư Các nhân tố chính ảnh hưởng đến đại lượng dự trữ như: lượng vật tưtiêu dung bình quân mọtt ngày đêm, mức xuất hàng tốt thiểu một lần củadoanh nghiệp, trọng tải,tốc độ của phương tiện, tính chất thời vụ của sảnxuất , định kì sản xuất vật tư của doanh nghiệp sản xuất , thuộc tính tựnhiên của vật tư

* Đại lượng dự trữ gồm ba bộ phận đó là:

- Dự trữ thường xuyên : Để đảm bảo vật tư cho sản xuất được tiénhành liên tục giữa hai kì cung ứng nối tiép nhau của doanh nghiệp thươngmại Dự trữ có đặc điểm là đại lượng của nó biến động từ tốt đa đến tốithiểu Tối đa khi lô hang nhập vào kho của doanh nghiệp và tối thiểu khihàng bắt đầu nhập tới

Để xác định dự trữ thường xuyên thì có thể sử dụng công thứcsau:

Dtx = Xbq Tcb ( tấn)

Trong đó : Dtx : dự trữ thương xuyên tối đa tính cho một loại vật tư Xbq: khối lượng hàng hoá bán ra bình quân một ngày đêm Tck: chu kì nhập hang( ngày)

- Dự trữ bảo hiểm: Là lực lượng hàng hoá dự trữ để phòng trườnghợp khi nhập hàng không đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và đối tác viphạm về thời gian nhập hàng Dự trữ bảo hiểm cần thiết phải có một khốilượng nhất định, đủ để khắc phục những nguyên nhân xảy ra thiếu hụt đốivới dự trữ thường xuyên Nếu dự trữ bảo hiểm quá ít sẽ không giúp đỡkhắc phục hậu quả, nhưng néu dự trữ bảo hiểm quá nhiều thì sẽ gây ra ứđọng, không hiệu quả trong kinh doanh

Trang 20

Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong trường hợp sau: mức tiêu dùng bìnhquân một ngày đêm cao hơn so với kế hoạch, lượng vật tư thực nhập ít hơn

so với mức dự kiến, chu kì cung ứng thực tế dài hơn

Để xác định đại lượng dự trữ bảo hiểm thì cần dùng công thức sau: Dbh = Dtx h%

Dbh : dự trữ bảo hiểm( tấn)

Dtx: dự trữ thường xuyên

h% : tỉ lệ % so vơi dự trữ thường xuyên

- Dự trữ chuẩn bị: Tất cả các loại vật tư khi đưa về đến doanh nghiệp,trước khi chúng được đưa đến nơi sử dụng trong doanh nghiệp phải trải quacác thủ tục nhập kho và xuất kho, kiểm tra số lượng chất lượng, xếp hangvào kho và đưa hang ra , lập các chứng từ xuất nhập Ngoài ra còn một sốcông việc chuẩn bị liên quan đến việc sử dụng tiết kiệm và hợp lí vật tư:phân loại và ghép đồng bộ vật tư , sang lọc , ngâm tẩm,sấy khô, và nhữngloại sơ chế vật tư khác trước khi đưa vào tiêu dung sản xuất Do đó cầnphải tính dự trữ chuẩn bị Đại lượng này tương đối cố định

Do vật tư, sản xuất đều có tính thời vụ vì vạy phải có dự trữ thời vụ ởtất cả các giai đoạn của tuần hoàn vật tư Dự trữ thời vụ là dự trữ nhữnghàng hoá do sản xuất có thời vụ nhưng tiêu dung quanh năm, do tieu dung

có thời vụ nhưng được sản xuất quanh năm hoặc do vận chuyển có tínhchất thời vụ

* Theo dõi và điều chỉnh dự trữ ở doanh nghiệp : Để theo dõi và điềuchỉnh dự trữ ở doanh nghiệp có hai phương pháp:

- Phương pháp theo dõi và điều chỉnh liên tục: Người ta tiến hành theodõi sự biến động của vật tư một cách liên tục Khi mức dự trữ thực tế =Mức dự trữ tối thiểu + nhu cầu vật tư trong thời gian đặt hàng thì người tatiến hành đặt hàng với số lượng đúng bằng mức dự trữ thường xuyên

- Phương pháp theo dõi và điều chỉnh định kì: Định kì người ta tiếnhành kiểm tra và đặt hang được xác định theo lịch trình

Trang 21

Số lượng đặt

Mức dự trữtối đa -

Mức tiêu thụ bìnhquân ngày đêm *

Thời gianđặt hàng Vấn đề quản lí dự trữ hàng hoá có một ý nghĩa kinhtế to lớn Việc giảiquyết đúng đán công tác dự trữ cho phép huy động được số lượng lớn vật

tư hàng hoá chu chuyển.Những vấn đề có tính cấp bách là phân bố hợp lílực lượng dự trữ , định mức dự trữ ở các doanh nghiệp , xác định đượcthông tin kinh tế cần thiết để quản lí các loại dự trữ với việc sử dụng kĩthuật công nghệ thông tin, lựa chọn hình thức hạch toán và kiểm tra dự trữ

3.8 Cấp phát vật tư trong doanh nghiệp

3.8.1 Nhiệm vụ cảu cấp phát vật tư

- Bảo đảm cấp phát các loại vật tư kĩ thuật cho các đơn vị được đồng

bộ, đủ về số lượng, qui cách, chủng loại, phẩm chất và kịp thời gian

- Chuẩn bị vật tư trước khi đưa vào sản xuất , bảo đảm giao vật tưdưới dạng thuận lợi cho việc tiêu dung của các đơn vị

- Giải phóng cho các đơn vị tới mức tối đa chức năng liên quan đếnviệc tổ chức hậu cần

- Kiểm tra việc giao vật tư và sử dụng vật tư ở các đơn vị nội bộ

3.8.2 Nội dung của quá trình cấp phát vật tư

* Lập hạn mức cấp phát cho các đơn vị tiêu dùng

- Hạn mức cấp phát vật tư là lượng vật tư tối đa qui định cấp cho phânxưởng trong một thời hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao.Hạn mức cấp phát được tính theo công thức sau:

H = Nt.ph + Nt.ch.ph+ D-O

H : là hạn mức cấp phát

Nt.ph : nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm

Nt.ch.ph : nhu cầu vật tư thay đổi tại sản phẩm dở dang

D : nhu cầu vật tư dự trữ ở phân xưởng

O : tồn kho đầu kì

Trang 22

Hạn mức cấp phát nhằm nâng cao trách nhiệm của phân xưởng trongviệc sử dụng số lượng vật tư lĩnh được một cách hợp lí, tiết kiêm, nâng caotrách nhiêm của phòng vật tư trong việc bảo đảm cấp phát cho phân xưởng

số lượng vật tư qui định trong hạn mức được đầy đủ, kịp thời, và đúng quicách chủng loại góp phần làm giảm số lượng chứng từ và đơn giản hoácông tác mua chép ban đầu về cấp phát vật tư

• Lập các chứng từ cấp phát vật tư :Việc lập chứng từ cấpphát vật tư sẽ làm cho việc việc hạch toán thống kê vật tư được chính xác vàviệc theo dõi sử dụng vật tư thuận lợi, dễ dàng, bảo đảm sử dụng vật tư hợp lí

Đơnvịtính

Số lượng

Đơngiá

ThànhtiềnYêu cầu Thực xuất

Bộ phận phụ trách sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho

(Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên)

Trang 23

• Chuẩn bị vật tư để cấp phát: Mỗi loại vật tư khác nhau

mà đòi hỏi có sự chuẩn bị khác nhau Nghiệp vụ chủ yếu của công tácchuẩn bị là: phân loại, ghép đồng bộ, làm sạch, phơi khô, ngâm tẩm…

• Tổ chức giao vật tư cho các đơn vị tiêu dùng vật tư nộibộ:

- Phương thức giao tại kho của doanh nghiệp : Phânxưởng căn cứ vào các chứng từ cấp phát, cử người cùng các phương tiệnvận tải đến các kho doanh nghiệp nhận vật tư và chuyển về Phương thứcnày được áp dụng trong trường hợp nhu cầu vật tư đơn lẻ hoặc trong cáctrường hợp đặc biệt khác

- Phương pháp giao vật tư tại nơi làm việc: Đây làphương pháp giao vật tư do phòng hậu cần vật tư trên cơ sở lịch cấp phátvật tư hoặc yêu cầu của các đơn vị sử dụng.Phương pháp này cho phép cácphân xưởng tập trung vào các hoạt động sản xuất ,sử dụng hợp lí cácphương tiện vận chuyển, bốc dỡ, điều hoà các nhu cầu một cách thuận tiện.Phương pháp này cho phép phòng vật tư đi sát với tình hình thực tế, nắmbắt chính xác nhu cầu của phân xưởng và tổ chức cấp phát hợp lí hơn

• Kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng vật tư

Như vậy ta thấy rằng cấp phát vật tư là khâu rất quan trọng của phòngvật tư doanh nghiệp Tổ chức tốt khâu này sẽ đảm bảo cho sản xuất đượctiến hành nhịp nhàng, góp phần tang năng suất lao động, tăng nhanh vòngquay của vốnlưu động của doanh nghiệp , nâng cao chất lượng và giảm giáthành sản phẩm, tiết kiệm được vật tư trong tieu dùng sản xuất

3.9 Quyết toán và kiểm tra sử dụng vật tư

Để nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất đòi hỏidoanh nghiệp phải định kì quyết toán vật tư sử dụng Việc quýet toán vật tưnhằm tính toán lượng vật tư thực chi có đúng mục đích không? Việc sử

Trang 24

Lượng vật tư tiết kiệm được hay bội chi? Nguyên nhân gây lãng phí trong

sử dụng vật tư của doanh nghiệp

3.9.1.Ở doanh nghiệp có thể dung 3 phương pháp sau để quyết toán sử dụng vật tư

- Phương pháp kiểm kê: Theo phương pháp này , trên cơ sở số liệukiểm tra thực tế tồn kho vật tư ở phân xưởng đầu kì và cuối kì báo cáo và

số lượng vật tư xuất trong kì để xác định thực tế chi phí vật tư

C = Ođk = X – Ock C: Lượng vật tư thực tế đã chi

Ođk: số tồn kho đầu kì theo thực tế kiểm kê

X: Số lượng vật tư thực tế xuất từ kho doanh nghiệp cho phân xưởng.Tiết kiệm hoặc bội chi vật tư được tính theo công thức:

E = ( Q.m)-C Q: Số lượng sản phẩm sản xuất được

M: mức tiêu dung nguyên vật liệu

C : Số lượng vật tư thực chi

Nếu E>0 thì tiét kiệm

Nếu E<0 là bội chi vật tư

Thực tế cho thấy thực chi vật tư ở phân xưởng chủ yéu là do sử dụngnguyên vật tư không đúng định mức, không tuân thủ kĩ thuật công nghệdẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm hỏng không tận dụng được phế liệu

- Phương pháp đơn hàng: Ở phương pháp này số liệu về kết quả sửdụng vật tư được xác định bằng so sánh thực chi với mức qui định đượctính sau khi thực hiện hợp đồng

- Quyết toán theo từng lô hàng cấp ra Việc quyết toántheo từng lô hàng cho từng công nhân , tổ đội sản xuất để thực hiện nhiệm

vụ nhất định là phương pháp thường xuyên và thiết thực nhất.Cáp phát vật

tư được tiến hành theo mức qui định và được dung vào sản xuất sản phẩm

Trang 25

Do vậy,sau khi hoàn thành nhiệm vụ, công nhân cùng với việc giao thànhphẩm phải nhập về kho số vật tư không sử dụng hết.

Mức chi phí qui định tính bằng cách lấy thành phẩm sản xuất nhân vớimức tiêu dung vật tư So sánh thực chi vật tư với mức qui định ta sẽ biếtđược sự chênh lệch với mức:là tiết kiệm hay bội chi Vì công việc này tiếnhành ngay sau khi thực hiện nhiệm vụ nên dễ dàng tìm ra nguyên nhân vàngười vi phạm tiêu dung vật tư ở doanh nghiệp Theo cách này , hết mỗitháng đòi hỏi các phân xưởng phải làm báo cáo về tình hình sử dụng vật tưcủa mình

4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam

4.1 Trình độ áp dụng khoa học công nghệ

Trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớnđến công tác hậu cần vật tư bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất Cácdoanh nghiệp có thể áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các nghiệp

vụ của hậu cần vật tư Mặt khác khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đếnmức tiêu dung vật tư cho một đơn vị sản phẩm Điều này có ý nghĩa to lớntrong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Ở công ty TNHH Điện Stanley máy móc dùng cho sản xuất là nhữngmáy móc có công nghệ hiện đại được nhập từ Nhật Bản Do đó công nghệmới đáp ứng được rất tốt nhu cầu của sản xuất và của thị trường Điều nàylàm cho công tá hậu cần được tiến hành rất tốt, và đảm bảo được định mứctiêu dùng vật tư theo đúng tiêu chuẩn như vậy sản phẩm của công ty sảnxuất ra có tính cạnh tranh cao về công nghệ

4.2 Qui mô sản xuất

Qui mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ qui định mức độphức tạp của công tác hậu cần vật tư đảm bảo cho sản xuất của doanh

Trang 26

loại, số lượng Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác thu mua, dự trữ và bảoquản của doanh nghiệp.

4.3 Danh mục và cơ cấu vật tư

Danh mục vật tư càng nhiều thì vấn đề bảo đảm vật tư càng phức tạp

Cơ cấu vật tư và danh mục vật tư phụ thuộc vào yêu cầu của sản xuất sảnphẩm của doanh nghiệp Danh mục vật tư là đặc trưng với mỗi doanhnghiệp do đó đòi hỏi công tác thăm dò khảo sát thị trường rất phức tạp.Danh mục và cơ cấu vật tư cũng tác động lớn đến khả năng dự trữ , bảoquản, cấp phát vật tư cho sản xuất Đối với công ty TNHH Điện StanleyViệt Nam thì danh mục vật tư có nhiều những loại vật tư chuyên dùng vậycông tác bảo đảm sẽ phức tạp hơn rất nhiều, doanh nghiệp phải tìm kiếm vàđặt hang đối với doanh nghiệp sản xuất dung loại vật tư đặc thù đó Đặcbiệt là công ty phải nhập khẩu nhiều loại vật tư từ nước ngoài

4.4 Cung cầu và qui mô thị trường vật tư

Mối quan hệ cung cầu vật tư trên thị trường có tác động lớn đến cácyếu tố đầu vào và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Gần đây, giá cảcác nguyên vật liệu biến đổi không ngừng gây ảnh hưởng lớn đến công táchậu cần vật tư cho doanh nghiệp sản xuất Trường hợp cung cầu ổn địnhthì giá cả nguyên, vật liệu ổn định nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung ứngvật tư với số lượng mong muốn, lượng mua thích hợp không quá nhiều sovới nhu cầu sử dụng, không ứ đọng vốn, không phải chi phí bảo quản vàcác chi phí khác, hoặc không quá ít dẫn đến sản xuất bị đình trệ, việc muasăm sẽ mua làm nhiều lần, việc cung ứng sẽ kịp thời về mặt thời gian.Trường hợp nếu cung nhỏ hơn cầu làm cho giá cả hàng hoá sẽ tăng lênnhư vậy việc mua sắm vật tư sẽ trở nên phức tạp hơn.Trong trường hợp này

sẽ dẫn đến nhiều chi phí không cần thiết như: bảo quản, bốc xếp, ứ đọngvốn nhiều

Trường hợp cung> cầu thì giá cả sẽ giảm xuống, việc mua vào sẽnhiều lần sẽ có lợi hơn khi mua một lần như vậy sẽ dẫn đến việc đảm bảo

Trang 27

kịp thời vật tư sẽ khó khăn hơn đồng thời khó khăn cả trong việc quản lí vàđiều hành việc mua sắm.

4.5 Trình độ của cán bộ và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư

Con người là yếu tố quyết định và quan trọng nhất trong mọi nghiệp

vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ đảm bảo hậu cần nói riêng Cán bộlập và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư cho sản xuất có kinh nghiệm vàchuyên môn cao là vốn quý , nó bảo đảm công tác hậu cần của doanhnghiệp có hiệu quả

Trong công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam trình độ của cán bộ làmcông tác hậu cần có chuyên môn cao Công ty thường xuyên có lớp tậphuấn dào tạo về nghiệp vụ chuyên môn do đó công tác đảm bảo vật tư ởdoanh nghiệp được thực hiện rất tốt

4.6 Các nhân tố khác

- Khối lượng vật tư thiết bị đưa vào sử dụng: Tổng giá trị sản phẩmhàng hoá xây dựng sẽ quyết định nhu cầu vật tư thiết bị nó bắt buộc côngtác tổ chức quanr lí đảm bảo công tác hậu cần vật tư thiết bị như: xác địnhnhu cầu, kế hoạch mua sắm vật tư nguồn hang, tổ chức mua sắm, cấp phátvật tư sẽ phức tạp hơn

- Hệ thống kho tàng doanh nghiệp : Hệ thống kho tang của doanhnghiệp có tác động rất lớn đối với việc mua sắm vật tư thiết bị Nếu vật tưthiết bị mua sắm sử dụng nhiều nhưng hệ thống kho tàng doanh nghiệpkhông đảm bảo sẽ dẫn đến việc cấp phát ,sử dụng bảo quản không tốt dẫnđến giá thành sản xuất sản phẩm sẽ cao

5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp

5.1 Chỉ tiêu hàng hoá lưu chuyển qua kho

Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt lượng của hoạt động của kho

Q = Qn+ Qx + Qbq

Q : lượng hàng hoá lưu chuyển qua kho

Trang 28

Qx : lượng hàng hoá xuất kho trong kì

Qbq : Lượng hàng hoá bảo quản trong kì

5.2 Chỉ tiêu bảo quản hàng hoá

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác bảo quản về số lượng vàchất lượng hàng hoá dự trữ trong kho Đánh giá trình độ cơ sơ vật chất, kĩthuạt, năng lực bảo quản hàng hoá và trình độ quản lí dự trữ của kho hang

Nó được xác định bằng mức chênh lệch giữa lượng hao hụt hàng hoá theođịnh mức và thực tế

Lượng hao hụt thực theo định mức được xác định theo công thức sau:

H= ( X + QTD N h%) : T ( tấn) Trong đó: H : lượng hao hụt hàng hoá định mức trong kì

Qtd: lượng hàng hoá tồn kho cuối kì

H%: tỉ lệ hao hụt tự nhiên cho phép

T : thời hạn bảo quản do tỉ lệ hao hụt tự nhiên qui định

So sánh lượng hao hụt thực tế với lượng hao hụt định mức sẽ đượclượng hao hụt phân tích

5.3.Chỉ tiêu hệ số sử dụng vật tư

K = Qtinh : Qthực tế

K : Hệ số sử dụng vật tư

Qtinh: Trọng lượng tinh của sản phẩm

Qthực tế: Hao phí thực tế vật tư cho một đơn vị sản phẩm

Nếu K càng gần đến một biểu hiện vật tư sử dụng có ích càng nhiều,tức số lượng vật tư tham gia vào thực thể sản phẩm càng nhiều Qua hệ số

sử dụng vật tư ta biết được tình hình sử dụng vật tư của doanh nghiệp Đểbiết được tình hình sử dụng vật tư người ta còn so sánh hệ số sử dụng vật tưcủa nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc so sánh hệ số sử dụng qua nhièunăm

5.4 Chỉ tiêu tồn kho đầu kì kế hoạch

Là lượng hàng hoá còn lại ở doanh nghiệp đến đàu kì kế hoạch

Trang 29

Được tính theo công thức: Ođk = Ot.d + Nh –Xt ( tấn)

Ođk : Tồn kho vật tư đến đầu kì kế hoạch

Ot đ : Tồn kho vật tư ở thời điểm kiểm kê

Nh : Khối lượng vật tư sẽ nhập về từ thời điểm kiẻm kê đến hết năm

Xt : Khối lượng vật tư xuât từ thời điểm kiểm kê đến hết năm

Nếu Ođk nhiều thì chỉ cần mua lượng vật tư vừa phải để dự trữ đảmbảo cung ứng ổn định

Trang 30

Chương 2 Thực trạng bảo đảm vật tư cho sản xuất ở công ty

TNHH Điện Stanley Việt Nam

1 Khái quát chung về công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty là một doanhnghiệp được thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động sản xuất kinhdoanh và được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1669/ GP ngày16/09/1996 Với bên liên doanh Việt nam là Công ty Xuất nhập khẩu vàđầu tư xây dựng Hà Nội Tuy là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanhcòn rất trẻ đến năm nay mới tròn 12 năm xây dựng và trưởng thành, nhưngcông ty đã không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển và khẳng địnhmình

Công ty liên doanh có tên gọi là:

Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam

Tên giao dịch của Công ty liên doanh bằng tiếng Anh là:

Vietnam Stanley Electric Co., Ltd

Trụ sở và nhà xưởng đặt tại: Xã Dương Xá - Huyện Gia Lâm - Hà Nội.Điện thoại: (04) 8766214

Fax : (04) 8766188

Đây là khu đất có diện tích khoảng 30.000 m2 nằm cạnh đường quốc

lộ số 5 Hà Nội - Hải Phòng, có đường ôtô đi vào thuận tiện, hiện thuộcquyền quản lý của bên đối tác phía Việt Nam là Công ty Xuất nhập khẩu vàđầu tư xây dựng Hà Nội

Trên mảnh đất của công ty liên doanh có hạng mục công trình xâydựng sau:

+ Văn phòng : 1020 m2

+ Nhà máy : 37.860 m2

Ngày đăng: 29/07/2016, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w